Chương 4 - Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường (PDF)

Summary

This document discusses the topic of competition and monopolies in a market economy. It explores the formation of monopolies and monopolies by the state, analyzing factors such as production capacity and market conditions, and the effects on the economy. It also looks at major viewpoints on the subject, and discusses in detail the specifics of monopolies.

Full Transcript

1 4.1. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4.1.1. Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền 4.1.1.1 Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn...

1 4.1. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4.1.1. Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền 4.1.1.1 Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Nguyên nhân hình thành độc quyền Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất Hai là, do cạnh tranh. Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng * Độc quyền nhà nước - nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước - Độc quyền nhà nước Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tố chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị - xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử. - Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Một là, tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có sự điều tiết về sản xuất và phân phối từ một trung tâm Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận Ba là, sự thống trị của độc quyền tư nhân đã làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới - Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hình thành nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền tư nhân và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản. 4.1.1.2. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường Tác động tích cực: Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền. Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại. Tác động tiêu cực: Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Hai là, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triền kinh tế, xã hội. Ba là, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu - nghèo. 4.1.2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền Một là cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền. Hai là cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. 4.2. LÝ LUẬN CỦA V.I. LÊNIN VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NUỚC TRONG NÈN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 4.2.1. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền 4.2.1.1. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn Cartel Syndicate Trust Consortium Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán,... Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp tư bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận). Mục đích của Syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate. Trong Trust thì cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý. Các xí nghiệp tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia Consortium không chỉ có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù. 4..2.1.2. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối Phá sản Tổ chức ĐQ Ngân hàng nhỏ Tổ chức ĐQ ngân hàng công nghiệp Sát nhập Cạnh tranh gay gắt Tư bản tài chính Lênin: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp” Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến một nhóm độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính. Đầu sỏ tài Chế độ tham dự Thống trị Thống trị chính kinh tế chính trị 4.2.1.3 Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến XK hàng hoá ra nước CNTB tự do ngoài nhằm mục đích thực XUẤT KHẨU cạnh tranh HÀNG HOÁ hiện giá trị XK giá trị ra nước ngoài CNTB độc XUẤT KHẨU TƯ nhằm mục đích chiếm đoạt quyền BẢN GTTD ở các nước NK tư bản Khái quát quá trình xuất khẩu tư bản Tích luỹ khối Tích luỹ tư Tư bản thừa lượng tư bản Trực tiếp bản “tương đối” lớn XK tư bản Các nước nhỏ, kém Thiếu tư bản Gián tiếp Giá ruộng đất Tiền lương thấp Nguyên liệu rẻ thấp Trực tiếp (FDI) Kinh tế Xuất khẩu tư Mục tiêu bản Gián tiếp Chính trị (ODA) Hướng vào các ngành Tạo điều kiện Kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng cho tư bản tư nhân XK tư bản nhà Thực hiện chủ nghĩa thực dân nước Chính trị mới Xuất khẩu tư Quân sự Đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ bản XK tư bản tư Ngành chu chuyển vốn nhanh và lợi nhuận nhân độc quyền cao 4.2.1.4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế. 4.2.1.5. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh, thậm chí chiến tranh thế giới. 4.2.2. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản 4.2.2.1. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chù ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng". 4.2.2.2. Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển cùa chủ nghĩa tư bản. Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. Thứ ba, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định. 4.2.2.3. Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế Các công cụ chủ yếu của nhà nước để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý. 4.3. BIỂU HIỆN MỚI CỦA ĐỘC QUYỀN, ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG ĐIÈÚ KIỆN NGÀY NAY; VAI TRO LỊCH SƯ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 4.3.1. Biểu hiện mới của độc quyền 4.3.1.1. Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản Quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang, ở cả trong và ngoài nước. Từ đó những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời: Concern và Conglomerate Concern: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bổ ở nhiều nước. Conglomerate: Là sự kết hợp của hàng chục hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan trực tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất. Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng vận động của chúng là trở thành các công ty xuyên quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. 4.3.1.2. Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyến Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. 4.3.1.3. Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển. Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNCs) trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI). Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển. Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khấu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao. Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tăng lên đã thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế. 4.3.1.5. Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập đoàn độc quyền Sự phân chia lãnh thổ thế giới lại được thay thể bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng bên trong hoặc núp đằng sau, trực tiếp hoặc gián tiếp các cuộc đụng độ đó chính là các cường quốc tư bản. 4.3.2. Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản 4.3.2.1. Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự Tại các nước tư bản phát triển nhất xuất hiện cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại, cùng phân chia quyền lực giữa các thế lực tư bản độc quyền không cho phép bât kỳ một thê lực tư bản nào độc tôn, chuyên quyền ở các nước tư bản phát triển. 4.3.2.2. Những biếu hiện mới về sở hữu nhà nước Chi tiêu ngân sách nhà nước là công việc thuộc quyền của giới lập pháp. Nhà nước đã dùng ngân sách của mình để tạo nên những cơ sở vật chất, gánh chịu các rủi ro lớn, còn các công ty tư nhân tập trung vào các lĩnh vực có lợi nhuận hấp dẫn. Nhà nước tư sản hiện đại là nhân tố quyết định trong ổn định kinh tế vĩ mô thông qua thu - chi ngân sách, kiểm soát lãi suất, trợ cấp và trợ giá, kiểm soát tỉ giá hối đoái, mua sắm công,... 4.3.2.3. Những biếu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước Về chính trị, các chính phủ, nghị viện tư sản hiện đại cũng được tổ chức như một công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng 38 4.3.3. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản 4.3.3.1. Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại Thực hiện xã hội hóa sản xuất 4.3.3.2. Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản * Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản * Chủ nghĩa tư bản đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên thế giới * Sự phân hóa giàu - nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc

Use Quizgecko on...
Browser
Browser