🎧 New: AI-Generated Podcasts Turn your study notes into engaging audio conversations. Learn more

Bản sao của PHÂN-TÍCH-KỸ-THUẬT.pdf

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Transcript

NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 CÂU 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PTKT? - PTKT: là 1 phân tích kỹ thuật dự đoán về sự biến động của giá và xu hướng của TT trong tương lai thông qua việc phân tích các đồ thị giá của TT trong quá khứ. - PTKT nhằm nghiên cứu các tác động từ chính bản thân giá, các giao động v...

NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 CÂU 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PTKT? - PTKT: là 1 phân tích kỹ thuật dự đoán về sự biến động của giá và xu hướng của TT trong tương lai thông qua việc phân tích các đồ thị giá của TT trong quá khứ. - PTKT nhằm nghiên cứu các tác động từ chính bản thân giá, các giao động về giá này không hoàn toàn độc lập và có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá.  ĐẶC ĐIỂM: - PTKT nghiên cứu những diễn biến hoặc những hành vi của TT.  Những nghiên cứu của TT chủ yếu thông qua các lý thuyết, chỉ số và các đồ thị để dự đoán biến động về giá trong tương lai.  Khác với PTCB, PTKT tập trung vào việc xem xét nhằm phân tích các diễn biến, mức độ hoạt động của TT thông qua các dữ liệu trong quá khứ về khối lg và về giá. Các nhà PTKT cho rằng việc nghiên cứu những mô hình gd trong quá khứ có thể có đc những chỉ báo khá tin cậy và dự đoán đc các hành vi diễn biến trong tg lai và nhằm xđ đc xu thế mà giá có thể vận động. - PTKT lựa chọn thời điểm tgia or rời bỏ khỏi TT.  Để xđ đc thời điểm tgia or thoát khỏi TT có ý nghĩa quan trọng trong hđ đtư. Việc áp dụng các nguyên lí của PTKT là k thể bỏ qua tại 1 thời điểm của quá tình ra quyết định. - Tính linh hoạt và tính ứng dụng của PTKT.  1 trong các thế mạnh của PTKT là tính ứng dụng trong bất kì phg thức gd nào và bất kì 1 khoảng tgian gd nào. ( trong mọi công đoạn đtư đều có thể ứng dụng PTKT)  Các nhà PTKT có thể theo dõi , phân tích nhiều loại TT khác nhau nên thường có đc những cảm nhận về biến động chung nhất của TT. - Ứng dụng PTKT vào các hình thức giao dịch khác nhau : Các nguyên lí của PTKT có thể áp dụng trên TTTC, TTCK, TT vàng… các hđ TC bao gồm cả hđ về lãi suất còn tỏng các gd tg lai, gd quyền chọn. - PTKT có thể áp dụng vào các khoảng tgian có độ dài khác nhau: Đây chính là sức mạnh của PTKT dù nđtư tgia vào những gđ ngắn trong 1 ngày, 1 tuần mà chỉ quan tâm đến biến động nhỏ hay đtư theo xu thế giá, tháng, quý,năm thì những nguyên lí của PTKT chưa bao giờ tỏ ra k giá trị. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 CÂU 2: SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA PTCB VÀ PTKT? - PTKT: là 1 phân tích kỹ thuật dự đoán về sự biến động của giá và xu hướng của TT trong tương lai thông qua việc phân tích các đồ thị giá của TT trong quá khứ. - PTCB: là phương pháp phân tích dựa vào nền tảng phân tích nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích DN ( có thể phân tích từ dưới lên or phân tích từ trên xuống) để nhằm xđ giá trị của DN, ước định giá của cổ phiếu nhằm đưa ra quyết định đtư.  GIỐNG NHAU: - Đều là công cụ và kỹ thuật trong hoạt dộng tư vấn đtư. - Cả 2 pp đều nhằm xđ xu thế mà giá có thể vận động. - Đều dựa vào các kiến thức khoa học,thuật toán để đưa ra nhận định. - Đối tượng của các công cụ đều là các loại TSTC trên TTTC.  KHÁC NHAU: Chỉ tiêu PTCB PTKT Pp luận Sử dụng dữ kiện kinh tế, Sử dụng dữ liệu từ chính ngành, DN, các dữ kiện này bản than TT, các mức giá thường tách rời với TT trong quá khử để dự báo tg lai. Thông tin Để nhằm xđ ra giá tị của DN, Trả lời cho việc xu hướng nhằm tìm ra những DN có của TT diễn biến ra làm khả năng tạo ra gtrị và gtri sao, giá TT của CK đi theo cao xu hướng nào Điểm tựa Sử dụng các kiến thức của Chủ yếu dựa vào kinh DN, kiến thức về nền kinh tế, nghiệm và dựa vào ý chí các ctiêu đánh giá chủ quan của nhà phân tích đvs TT. Ứng dụng Trả lời cho câu hỏi: chọn cổ Trả lời: khi nào tgia vào phiếu nào? TT, khi nào thoát khỏi TT. Cách xđ xu thế Nghiên cứu nguyên nhân của Nghiên cứu tác động của những biến động trên TT. các biến động TT. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 CÂU 3: PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG PTKT? Ưu điểm Nhược điểm Được sử dụng rộng, nhanh và dễ áp Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân dụng Áp dụng cho nhiều chu kỳ thời gian, k Tập trung vào những khả năng có thể phụ thuộc vào các BCTC xảy ra chứ k phải sự chắc chắn Nhiều loại công cụ dùng để phân tích, Một số kỹ thuật phân tích hiện đại dựa phối hợp yếu tố tâm lý và những nguyên trên các phép toán học và thống kê phức nhân kinh tế sau những biến động của tạp giá CÂU 4: PHÂN TÍCH NHỮNG GIẢ ĐỊNH CƠ SỞ CỦA PTKT? - Giả định 1: Biến động TT phản ánh tất cả.  Đây đc coi là nền tảng cơ bản của PTKT, trong các phân tích các lí thuyết của PTKT muốn đc chấp nhận thì phải chấp nhận giả định này.  Các yếu tố như chính trị, văn hóa, tâm lí của NĐT thì đều đc phản ánh trong giá của TT. Vì vậy, mà việc nghiên cứu biến động giá sẽ phản ánh tất cả.  Trên cơ sở nhận thức chung, các nhà PTKT chỉ ra rằng: khi giá tăng vì bất kì lí do gì thì cầu vượt quá cung và ngược lại. - Giả định 2: Giá vận động theo xu thế.  Xu thế là khái niệm quan trọng trong PTKT xác định mô tả những biến động giá trên TT có các xu thế như sau: xu thế giá đi lên, xu thế giá đi xuống, xu thế giá đi ngang. Và trên thực tế, xu thế giá sẽ mang tính chất lặp lại, ít khi đảo chiều. - Giả định 3: Lịch sử sẽ tự lặp lại.  Theo giả định này thì tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ. Chỉ ra rằng, việc áp dụng những mô hình giá đã phát huy hiệu quả trong quá khứ sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai. Vì những phân tích này dựa trên tâm lí của NĐT. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 CÂU 5: PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA PTKT?  Vai trò: 1. Là công cụ báo động: - PTKT cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn và xác lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh 1 mức giá cũ. - Đối với NĐT việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt => giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời. 2. Là công cụ xác nhận: - Mỗi phương pháp PTKT đc sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. - Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp NĐT có đc kết luận chính xác và tối ưu hơn. 3. Là công cụ dự báo: - NĐT sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên, bản chất của PTKT k phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng tháy TT trong quá khứ với 1 độ trễ.  Do đó, nếu sử dụng như 1 công cụ dự đoán NĐT cần phải tính đc 1 xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán k phù hợp. - Nhờ PTKT, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông đc hạn chế rất nhiều.  Ý nghĩa: 1. PTKT cùng với phương pháp PTCB tạo nên hệ thống công cụ phân tích hoàn chỉnh cho các nhà phân tích, các NĐT tài chính. - K có sự xung đột tự nhiên nào giữa 2 phương pháp phân tích. - Trong đó PTKT là quá trình đưa ra quyết định bằng việc phân tích TT thông qua giá, khối lượng; pp này chỉ xem xét việc cung cầu ảnh hưởng đến giá ntn. - Còn PTCB có xu hướng nhìn nhận giá của 1 công cụ TC lquan tới giá trị nội tại của TC. - Mặt khác, PTKT cho rằng những yếu tố ảnh hưởng tới cung cầu sẽ làm thay đổi mqh giữa giá TT và giá trị thực của TS ( giá trị thực quyết định đến giá trị của CCTC) Vì vậy, các nhà phân tích KT sẽ phân tích trực tiếp những thay đổi trong mức cung cầu của các loại TSTC. 2. PTKT là phương pháp khá hữu dụng trong chọn thời điểm giao dịch. - Quá trình quyết định của NĐT có thể đc chia thành 2 gđ:  Gđ phân tích  Gđ chọn thời điểm giao dịch. - Ý nghĩa này sẽ giúp các NĐT lựa chọn thời điểm tham gia hoặc rút khỏi TT. 3. Lý thuyết về PTKT tạo thêm kgian tranh luận rộng rãi với các lý thuyết phân tích khác trên TT. - 1 trong lí thuyết có xung đột mạnh mẽ nhất với PTKT là lí thuyết “ bước đi ngẫu nhiên” : giá biến động hoàn toàn độc lập và những biến động trong quá khứ, k phải là 2 chỉ số đáng tin cậy cho việc dự đoán xu NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 thế giá trong tương lai. Với lí thuyết này thì giá TT k thể dựa đoán đc. Đây cũng là 1 lí thuyết căn bản trong lí thuyết TT hiệu quả. - Tuy nhiên, trong bất kì TT nào cũng tồn tại 1 yếu tố là yếu tố ngẫu nhiên và đối với nhà PTKT làm giảm độ nhiễu của các thông tin. CÂU 6: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TẮC GIAO DỊCH KỸ THUẬT?  PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp tương quan: - Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá hay sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa bên mua và bên bán trong 1 thời kỳ xác định.  Sự tương quan đó ánh xạ thành 1 giá trị đại diện xác định.  Nếu sự tăng giá là lớn hơn sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này nhỏ.  Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bấy nhiêu. - Phương pháp phân tích tương quan với công cụ phổ biến của nó là máy hiển thị dao động. Máy hiển thị dao động là đồ thi các giá trị của 1 phân tích tương quan theo thời gian. Các yếu tố phân tích sử dụng trong máy hiển thị dao động để phát hiện và củng cố các quyết định mua và bán của NĐT, bao gồm:  Phân kỳ: đóng vai trò phát sinh các tín hiệu mua và bán hoặc giữ vai trò là 1 cảnh báo về sự thay đổi xu thế. Có 2 loại:  Phân kỳ dương: là giá trị của phân tích tăng tuy nhiên giá của CK lại có xu hướng giảm; dự báo TT có xu hướng tăng giá.  Phân kỳ âm: là pky mà giá trị của phân tích giảm nhưng giá của CK lại tăng; dự báo dấu hiệu xu thế có thể giảm. Tuy nhiên, điều này k có nghĩa rằng ngay trong thời gian sắp tới khi phân kỳ xảy ra sẽ diễn biến theo kịch bản của xu thế. Chính vì vậy, mà phải kết hợp bằng nhiều tín hiệu khác.  Siêu mua và siêu bán: đây là 2 ngưỡng giá trị của phân tích. Nếu mọi giá trị nằm trên ngưỡng siêu mua thì tức là phe mua đang tahwsng phe bán. Còn mọi giá trị nằm dưới ngưỡng siêu bán là tại đó phe bán đang áp đảo khiến giá CK giảm.  Đường trung bình: là ngưỡng trung bình của giá trị phân tích nếu xảy ra sự xuyên phá ngưỡng này sẽ thể hiện sự đảo chiều của giá thuộc về phe mua hoặc phe bán. 2. Phương pháp phân tích xu thế: - Phương pháp này chỉ ra xu thế chung của TT trong 1 thời kì xác định có thể là tăng, giảm hoặc dập dềnh. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 - Xu hướng tăng: đồ thị giá hình thành 1 dãy các đỉnh và đáy theo chiều lên. Đây là thời điểm nên mua vào và đường xu hướng sẽ đc vẽ bằng cách nối những đáy với nhau. - Xu hướng giảm: đồ thị giá hình thành từ 1 dãy các đỉnh và đáy theo chiều đi xuống, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Đây là thời điểm bán ra hoặc tạo trạng thái bán trước. Đường xu hướng đc vẽ bằng cách nối những đỉnh với nhau. - Xu hướng k thay đổi: biều thị bằng sự dao động lên xuống trong 1 thời gian dài giữa các giới hạn tăng, giảm trực quan, ta chưa nên tham gia vào TT. Tuy nhiên, vẫn có thể đầu tư theo dạng đầu tư lướt song 3. Phương pháp phối hợp giữa phân tích tương quan và phân tích xu thế: - Phân tích tương quan cung cấp tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của TT. - Phân tích xu thế tuy k đưa ra đc tín hiệu nhanh chóng nhưng lại là công cụ xác định tính đúng đắn của phân tích tương quan nhằm giảm thiểu các tín hiệu k chính xác, giảm thiểu rủi ro đầu tư.  Quy tắc: 1. Các kỹ thuật liên quan đến giá và khối lượng giao dịch. - Các quy tắc giao dịch kỹ thuật áp dụng cho TT nói chung hoặc cho từng cổ phiếu đều xem xét cả sự biến động giá và biến động khối lượng giao dịch tương ứng. - Vì các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giá cổ phiểu thay đổi theo các xu thế lặp lại, nên họ tìm cách dự đoán các xu thế trong tương lai dựa trên cơ sở phân tích toàn diện xu thế trong quá khứ cùng với thay đổi khối lượng giao dịch. - Có thể coi lí thuyết Dow là 1 lý thuyết khởi đầu trong các kỹ thuật liên quan đến giá và khối lượng giao dịch. 2. Các quy tắc theo quan điểm trái ngược - Nhiều nhà phân tích dựa vào những quy tắc rằng đại bộ phận người đầu tư thường sai lầm khi dự đoán TT đạt đến đỉnh cao hoặc điểm đáy. VÌ vậy, các nhà phân tích kỹ thuật tìm cách xác định thời điểm đại bộ phận người đầu tư kỳ vọng giá lên hoặc giá xuông và giao dịch ngược lại. - Họ thường sử dụng 1 số chỉ báo để xác định sự đánh giá trùng hợp về thái độ của người đtư:  Số dư trên TK giao dịch: Các nhà phân tích kỹ thuật coi số dư có trên TK gd là sức mua tiềm năng. Khi số dư này giảm xuống là dấu hiệu của xu thế giá xuống, bởi vì nó báo hiệu sức mua thấp hơn khi TT đạt đến đỉnh cao; và ngược lại.  Ý kiến tư vấn đtư: nhiều nhà phân tích kỹ thuật nhận thấy rằng nếu phần lớn các cty tư vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực , điều này báo hiệu thị trường đã tiến đến gần điểm đáy và chuẩn bị chuyển sang xu thế giá lên. 3. Bám theo các nhà đầu tư khôn ngoan - 1 số nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo mà họ cho rằng chúng phản ánh hành vi giao dịch của những nhà đtư khôn ngoan để bám theo họ.  Chỉ số niềm tin: phản ánh sự khác biệt về chênh lệch lợi suất giữa các trái phiếu hàng đầu so với các trái phiếu thường khác thuộc nhiều nhóm ngành nghề. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02  Số dư nợ trên TK giao dịch: phản ánh thái độ của 1 số nhà đtư có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong việc thực hiện các giao dịch ký quỹ. Khi số dư nợ gia tăng là dấu hiệu của xu thế giá lên. 4. Quan tâm đến các chỉ báo phản ánh trạng thái chung của TT - 1 số chỉ báo phản ánh trạng thái chung của TT:  Độ rộng của TT: là chỉ báo về số lượng các cổ phiếu lên giá hoặc xuống giá trong 1 ngày giao dịch.  Tổng khối lượng bán khống: là tổng khối lượng cổ phiếu hiện đc bán khống trên TT.  Giá cổ phiếu trên đường MA 200 ngày: để xác định xu thế chung, báo hiệu xu thế lên giá hoặc xuống giá sắp tới của thi trường. CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT CHỦ YẾU TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT. CÂU 7: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT DOW? - Charles Dow ( 1851-1902) đưa ra lý thuyết Dow như sau: TT luôn luôn tồn tại 3 xu thế giá của cổ phiếu bao gồm xu thế chính, xu thế thứ cấp và xu thế nhỏ. 1. Xu thế chính ( xu thế giá cấp 1) - Được coi là xu thế tăng hoặc giảm giá, xu thế này kéo dài trên 1 năm. - Mục tiêu của NĐT trong xu thế này là mua CK càng sớm càng tốt trong TT tăng giá và nắm giữ đến khi TT tăng giá kết thúc và bước đầu chuyển sang giai đoạn TT xuống giá. - Thông thường trong xu thế cấp 1 sẽ tăng hoặc giảm đến 20% giá của cố phiếu. Nếu TT liên tục tạo đỉnh và đáy cao hơn đỉnh và đáy cũ -> TT tăng giá. Còn ngược lại, đỉnh và đáy thấp hơn -> TT xuống giá. - Thông thường về lý thuyết xu thế cấp 1 là 1 trong 3 loại xu thế mà NĐT dài hạn quan tâm, NĐT dài hạn luôn bỏ qua 1 cách an toàn tất cả các biến động thứ cấp và các giao động nhỏ mà chỉ đi theo xu thế chính của TT. - Tuy nhiên, đối với NĐT ngắn hạn thì biến động của xu thế thứ cấp và xu thế nhỏ có 1 vai trò quan trọng vì LN kiếm đc chủ yếu là dựa trên biến động ngắn hạn của TT. 2. Xu thế thứ cấp ( xu thế biến động giá cấp 2) - Đây là các điều chỉnh làm gián đoạn quá trình biến động giá theo xu thế chính. - Chúng là những đợt suy giảm tạm thời trong TT tăng giá hoặc là những đợt tăng giá trong TT giảm giá. Thông thường xu thế này kéo dài từ 1-3 tháng và kéo ngược khoảng từ 1/3 - > 2/3 mức tăng hoặc giảm giá. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 - Chúng ta cần lưu ý khi xh xu thế điều chỉnh thứ cấp thì NĐT có thể đợi khi TT điều chỉnh cho đến khi TT lặp lại xu thế chính. - Lưu ý: quy tắc 1/3 2/3 không phải là 1 luật lệ k thể phá vỡ mà chỉ là khả năng của hầu hết các biến động thứ cấp. 3. Xu thế nhỏ ( xu thế biến động giá cấp 3) - Đây là các biến động ngắn hạn chỉ kéo dài từ 1 ngày tới 3 tuần thường thì trong xu thế thứ cấp hoặc giữa 2 xu thế biến động thứ cấp. Theo lý thuyết Dow, giá CP ngắn hạn có thể bị thao túng hoặc làm giá. Vì vậy, mà biến động nhỏ trong xu thế này có thể cho các tín hiệu sai. Điều này khó có thể xảy ra với xu thế chính và xu thế thứ cấp. CÂU 8: PHÂN TÍCH TT TĂNG GIÁ? - Charles Dow ( 1851-1902) đưa ra lý thuyết Dow như sau: TT luôn luôn tồn tại 3 xu thế giá của cổ phiếu bao gồm xu thế chính, xu thế thứ cấp và xu thế nhỏ. - Xu thế biến động cấp 1 tăng giá cơ bản thường có 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn tích tụ: - Gđ này thì những NĐT có chiến lược đtư dài hạn, có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét về DN. - Các NĐT nhìn nhận thấy khả năng của DN có thể chuyển biến và tăng trưởng trong tương lai. Vì vậy, họ sẵn sàng mua CP bởi các NĐT muốn thoát khỏi TT và họ sẽ đặt giá mua từ từ khi khối lượng CP chào bán giảm và các BCTC vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của TT và hoạt động TT của gđ này giao dịch ở mức TB thấp. Tuy nhiên, cuối gđ có thể cõ những đợt tăng giá nhỏ. 2. Giai đoạn tăng giá mạnh và khá vững chắc: - Hoạt động của TT tăng lên 1 cách nhanh chóng và đây chính là gđ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các nhà KD CK sử dụng PTKT. 3. Giai đoạn cháy bỏng: - Thường đc biết đến với hiện tượng NĐT liên tục đtư giao dịch tăng, khối lượng tăng và TT có những đợt tăng giá mạnh, công chúng háo hức với từng biến động của TT và tất cả các thông tin TC của DN đưa ra đều tốt. Đến thời sau 2 năm tính từ lúc TT bắt đầu đi lên nhiều NĐT đã cảm thấy LN theo kỳ vọng và họ muốn tgia và TT. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ nên bán cổ phiếu, vào cuối giai đoạn sẽ xuất hiện nạn đầu cơ tràn lan. - Trong gđ này, khối lượng giao dịch vẫn tăng nhưng xuất hiện 1 số CP đột ngột giảm giá và giảm giá mạnh trong TT tăng giá và số lượng CP này xuất hiện ngày càng nhiều, số lượng CP có giá thấp nhưng k có giá trị đtư cũng gia tăng. CÂU 9: PHÂN TÍCH TT GIẢM GIÁ? NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 - Charles Dow ( 1851-1902) đưa ra lý thuyết Dow như sau: TT luôn luôn tồn tại 3 xu thế giá của cổ phiếu bao gồm xu thế chính, xu thế thứ cấp và xu thế nhỏ. 1. Giai đoạn phân bổ: - Gđ này thực sự bắt đầu từ cuối của TT tăng giá trước đó. Trong gđ này các NĐT có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng kết quả KD của các cty họ đang nắm giữ đều đạt mức cao k bình thường. Vì vậy, họ muốn nhanh chóng thoát khỏi vị thế sở hữu các cty này và các NĐT có dấu hiệu lo lắng và k có nhiều kỳ vọng kiếm LN. 2. Giai đoạn hỗn loạn: ( xu thế giảm chính )Số lượng người mua bắt đầu giảm dần thay vào đó là số lượng người bán ngày càng tăng, xu thế giảm bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống, khối lượng giao dịch bán đạt đến mức đỉnh điểm, nó thậm chí còn vượt thực trạng hoạt động của cty. Sau gđ hỗn loạn có thể có gđ phục hồi hoặc 1 gđ ngang của TT trong 1 tgian tương đối dài. Gd này xuất hiện tâm lú chán nản của đa phần NĐT đây là những người cố gắng nắm giữ qua gđ hỗn loạn trước đó. Qua gđ này tới gđ 3 3. Giai đoạn tuyệt vọng: - Xu thế đi xuống của TT yếu dần các CP đều giảm đến mức thấp nhất thậm chí gần như mất hoàn toàn giá trị và những CP có chất lượng cao thì hầu như k có giao dịch vì những NĐT này đều muốn nắm giữ đến cùng./Ở cuối của gđ TT giảm giá như là 1 kết quả của toàn bộ giai đoạn trước đó cả TT thì chỉ tập trung giao dịch về 1 số loại CP./ Lưu ý: TT giảm giá lần sau và lần trước sẽ k hoàn toàn giống nhau mà có thể k đi qua hết các giai đoạn hoặc có những giai đoạn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. CÂU 10: HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT DOW? - Lý thuyết Dow quá trễ so với biến động của TT:  Nếu mỗi biến động lớn của TT đc chia thành 3 phần thì lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và phần cuối của biến động này, có khi mất đi toàn cơ hội tìm kiếm LN từ biến động của TT. - Lý thuyết Dow k phải là luôn đúng:  Việc áp dụng lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình hình TT và chịu sự RR đối với tính chính xác của những giải thích này. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lt Dow thì LN sẽ rất cao. - Thường làm cho NĐT phải băn khoăn:  Bất cứ lúc nào lt Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình thực tế của TT. Câu trả lời có thể sai nhưng chỉ là trong 1 thời gian ngắn tương đối ở giai đoạn đầu cua xu thế cấp 1 mới hình thành => điều này dễ làm cho các NĐT phân vân, k biết mua gì vào lúc này.  Sẽ có thể trong nhiều tuần hay nhiều tháng ( điển hình là với TT đang xuất hiện mô hình đường ngang) lt Dow k thể đưa ra 1 nhận định cụ thể nào => NĐT nên kiên nhẫn để tránh những sai lầm nghiêm trọng NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 - Không giúp gì được cho những NĐT theo các biến động trung gian:  Lt Dow hầu như k đưa ra ( nếu có thì chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có đc những dấu hiệu này thì rõ ràng LN sẽ rất cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo biến động của xu thế cấp 1.  Lt Dow k thể chỉ ra, k thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại CP nào. CÂU 11: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA LÝ THUYẾT FIBONACCI? - Lý thuyết Fibonacci do nhà toán học người Ý Leonardo Fibonacci ( 1170-1250) tìm ra. Trong đãy Fibonacci mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó, điều đặc biệt nhất là trong dãy số này là bất kỳ 1 số nào cũng xấp xỉ 1,618 lần số đứng trước và 0,618 lần số đứng sau nó. Tỷ lệ này đc biết đến như “ tỷ lệ vàng”  Nội dung: 1. Fibonacci Retracements: - Đc tạo ra bằng cách vẽ đường xu hướng nối 2 điểm cực trị, 1 điểm đỉnh và 1 điểm đáy. Một tập hợp gồm 6 đường nằm ngang đc cắt đường xu hướng tại các ngưỡng 0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100% đc gọi là các đường Fibonacci Retracements. - Ý nghĩa của các ngưỡng này là: sau 1 đợt biến động giá lên hay xuống, những mức hỗ trợ và kháng cự mới thường rơi vào ngay hoặc gần các đường Fibonacci Retracements. Trong đó:  Sự điều chỉnh giá dừng ở mức 38.2% thường đc xem là dấu hiệu của 1 xu hướng cũ còn tiếp tục.  Mức điều chỉnh 50% đc xem là mức trung lập chưa chắc chắn xu hướng. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02  Mức điều chỉnh 61.8% cho thấy giá k còn là sự điều chỉnh mà là bắt đầu 1 xu hướng mới. 2. Fibonacci Arcs: - Dùng để xác định các ngưỡng hỗ trợ khánh cự khi giá tiệm cận các cung. - Fibonacci Arcs đc tạo ra bawfng cách vẽ đường xu hướng giữa 2 điểm cực trị. Lấy điểm cự trị thứ hai làm tâm, vẽ 3 cung cắt đường xu hướng tại các ngưỡng Fibonacci 38.2%, 50%, 61.8%. 3. Fibonacci Fan Lines: - Đc xác định bằng cách: vẽ đường xu hướng giữa 2 điểm cực trị. 1 đường thẳng đứng “ vô hình” sẽ đc vẽ qua điểm cực trị thứ hai. Ba đường xu hướng đc vẽ từ điểm cực trị thứ nhất để cho các đường xu hướng này nằm qua 1 bên của đường thẳng vô hình và đc hcia theo tỷ lệ Fibonacci ở các mức 38.2%, 50%, 61.8%. 4. Fibonacci Time Zones: - Là 1 tập hợp các đường cách nhau theo dãy số Fibonacci 1,2,3,5,8,13,21,34… Giúp dự báo những thay đổi quan trọng của giá diễn ra gần các đường dọc. CÂU 12: PHÂN TÍCH VỀ CẤU TRÚC SÓNG ELLIOTT? - Ralph Nelson Elliott đưa ra lt song Elliott như sau: theo ông, TT đc giao dịch trong những chu kỳ lặp đi lặp lại do những cảm xúc của NĐT bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài hay tâm lý chung của phần lớn NĐT tại thời điểm đó. - TT có xu hướng di chuyển trong mô hình song 5-3 - Trong mô hình song 5-3 thì 5 sóng đầu đc gọi là sóng đẩy ( impulse wave) và 3 sóng sau đc gọi là sóng hiệu chỉnh ( corrective wave) - Trong mô hình 5 sóng đẩy, sóng 1,3,4 là các sóng đẩy ( impulse wave)- cùng hướng với xu hướng chính, trong đó sóng 2,4 có tính hiệu chỉnh ( corrective wave) NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02  Sóng 1: Hiếm khi rõ ràng khi hình thành. Khi sóng đầu tiên của đợt TT tăng bắt đầu, tin cơ bản gần như vẫn tiêu cực. Xu hướng trc đó đc xem là vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên giá bắt đầu tăng nhẹ do các NĐT nhận định giá đang ở mức thấp và đây là thời điểm thích hợp để mua vào. Khối lượng gd dường như 1 chút khi giá tăng, nhưng k đủ để cảnh báo các nhà PTKT.  Sóng 2: tại thời điểm này,1 phần các NĐT mua vào tin rằng CP đã tăng vượt mức giá trị của nó và quyết định chốt lời, điều này khiến các CP giảm điểm. Thường thì thông tin vĩ mô, vi mô vẫn xấu. Cảm xúc giá giảm nhanh chosnh hình thành và đám đông vẫn tin là TT vẫn đi xuống. Tuy nhiên, 1 số dấu hiệu tích cực xh, klg gd thấp khi giá đi xuống, giá k giảm thấp hơn 61,8% độ dài sóng 1.  Sóng 3: thông thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong 1 xu hướng ( sóng 3 k bao giờ là sóng ngắn nhất). Trên TT bắt dầu xh những thông tin tích cực do các nhà PTCB dự báo về LN của DN cũng như triển vọng TT. Các NĐT tgia mạnh vào TT,giá nhanh chóng tăng vượt qua đỉnh của sóng 1 cùng với sự gia tăng của klg giao dịch.  Sóng 4: thường rõ ràng là sóng điều chỉnh giảm khi các NĐT đã nhận đc 1 tỷ suất sinh lợi như kỳ vọng đồng thời bắt đầu xh cảm giác lo ngại khi TT đã tăng điểm mạnh ở sóng 3 dẫn tới hành vi chốt lời hàng loạt. Sóng 4 thường phức tạp và khó dự đoán nhất.  Sóng 5: là sóng cuối cùng trong xu hướng chính. TT vẫn tiếp tục đón nhận những thông tin tích cực về triển vọng vĩ mô, vi mô. Các NĐT tgia vào TT đẩy giá tăng trở lại vượt qua đỉnh của sóng 3. Tuy nhiên, sóng 5 thường k tăng mạnh bằng sóng 3 và klg gd thường thấp hơn sóng 3. Vào cuối sóng 5,bắt đầu xh dấu hiệu phân kỳ của các chỉ báo dao động như Stochastic, MACD…  Sóng điều chỉnh abc: Khi sóng đẩy hoàn thành, TT sẽ điều chỉnh sau đó và đổi chiều bởi 3 sóng ngược xu hướng chính. Theo Elliott, có 21 mô hình sóng điều chỉnh abc từ đơn giản đến phức tạp, mỗi MH đc hình thành bởi 3 mẫu rất đơn giản như: mẫu zig-zag, mẫu phẳng, mẫu tam giác. CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CHỈ BÁO CHỦ YẾU TRONG PTKT CÂU 13: PHÂN TÍCH ƯU , NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG? - Đường TB động là 1 trong những CC phổ biến và dễ sử dụng nhất của PTKT. Giúp “làm phẳng” đường biến động giá và nhờ đó dễ nhận biết đc xu hướng, điều này đặc biệt hữu dụng đối với TT biến động. Đường TB cũng làm nền tảng cho việc xây dựng nhiều CC khác. NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02  Ưu điểm: đường này cho biết xu hướng chắc chắn của TT và cũng đưa ra tín hiệu về sự đảo chiều của TT; đưa ra dấu hiệu mua và bán. - Thông thường, NĐT nhìn vào độ dốc của đường TB để xác định xu hướng giá. Ví dụ, nếu đường TB có độ dốc xuống và giá hiện tại đang ở dưới đường TB thì xu hướng đc xác định là xu hướng giảm. Ngược lại là xu hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên, dưới và đường TB khá bằng phẳng thì TT đang đc xem là k có xu hướng rõ ràng - Có nhiều cách để xđ các tín hiệu mua/ bán bằng đường Tb. Có thể nhìn vào mqh giữa giá đóng cửa và đường SMA ( nếu TT đóng cửa ở mức giá nằm trên đường SMA -> thường cho tín hiệu mua và ngược lại). Một cách khác là sử dụng 2 ( hoặc 3) đường TB, 1 đường TB ngắn hạn và 1 đường TB khác có tgian dài hơn ( nếu đường TB ngắn hạn cắt đường TB dài hạn từ dưới lên trên -> thường dự báo 1 tín hiệu mua và ngược lại )  Nhược điểm: Chúng ta sẽ luôn phải mua hoặc bán chậm vì xu hướng chuyển động của đường TB xuất hiện thường chậm hơn với đồ thị giá thực tế. - CÁc đường Tb hđ như 1 bộ trễ. Bởi vì ta đang lấy giá trị TB của giá trong quá khứ làm cơ sở cho dự báo giá tương lai và không có gì đảm bảo dự báo đó chắc chắn xảy ra. - Nếu giá đang đi xuống thì SMA nằm trên giá, nếu giá đang đi lên thì SMA hầu hết sẽ nằm bên dưới giá. CÂU 14: SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ĐƯỜNG EMA VÀ SMA? - Đường trung bình đơn giản SMA: là mẫu đường TB đc sử dụng phổ biến nhất trong các dạng đường TB. Là 1 đường chỉ báo đi chậm và có độ trễ so với đồ thị giá. SMA đc tính bằng cách cộng tất cả các giá đóng cửa của 1 loại CK trong “n” khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia cho “n” NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 - Đường trung bình lũy thừa EMA được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất, do đó, EMA khá nhạy với các biến động ngắn hạn, giúp nhận biết các tín hiệu đảo chiều nhanh hơn - Đường EMA thường được cho là tối ưu hơn SMA vì có khả năng loại bỏ những yếu tố bất ngờ, giảm nhiễu và được cho là sát với giá hơn. - Giống nhau: đều là các chỉ báo xu thế kỹ thuật thông dụng - Khác: EMA sát giá thực hơn so với SMA, tuy nhỏ nhưng có 1 số nahf giao dịch thích dùng đường này hơn dường kia do chiến lược giao dịch, muốn phản ứng nhanh với giá để mong kiếm lời nhờ giao dịch sớm hơn người khác hay thích đợi đến khi nhìn rõ xu hướng để đảm bảo sự an toàn. EMA đc dùng khi muốn 1 đường TB phản ánh chuyển động giá nhanh hơn. Đường SMA đc dùng khi ta muốn 1 đg TB “ trơn tru” hơn và phản ánh chậm hơn hđ giá cả, càng muốn phản ánh chậm thì chọn SMA tính trên số khoảng thời gian càng dài. Ưu điểm Nhược điểm SMA Hiển thị 1 đồ thị loại trừ Biến đổi chậm. điều này các dấu hiệu giá có thể mang đến các tín hiệu mua hoặc bán trễ EMA Biến động nhanh, tốt để Dễ đưa ra các dấu hiệu hiện thị các đảo giá vừa giả hơn và đưa ra các báo xảy ra hiệu sai lầm CÂU 15: SO SÁNH CHỈ BÁO DAO ĐỘNG STOCHASTICS VÀ RSI? - Stochastic indicator (STO) là 1 chỉ thị dao động hình sin, hỗ trợ việc xác định điểm mà tại đó xu hướng hiện tại có thể kết thúc. Stochastic là 1 cc tạo dao động để đo các trạng thái mua quá mức và bán quá mức trong TT với ý nghĩa: Khi giá tăng, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên trên của 1 khung giá. Khi giá giảm, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên dưới của 1 khung giá. - Chỉ số sức mạnh tương đối ( RSI) nó cũng nhận biết trạng thái mua quá mức và bán quá mức trên TT. Là chỉ số tỷ lệ giữa Tb mức tăng giá của giá đóng cửa so với TB mức giảm của giá đóng cửa của 1 giai đoạn nhất định. Đối với đồ thị này, dưới 30 -> TT bán quá mức, trên 70 -> TT mua quá mức. CÂU 16: TRONG HOẠT ĐỘNG PTKT, NHÀ PHÂN TÍCH CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM NÀO? 1. Biến động giá và nhiệm vụ của phân tích: - Các câu hỏi thường đc đặt ra với NĐT NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02  Nếu giá TS đang ở giai đoạn biến động dập dềnh thì giai đoạn tiếp theo là biến động tăng hay giảm?  Nếu giá TS đang ở gđ biến động có xu thế thì thời điểm hiện tại đã là lúc kết thúc chưa hay biến động có xu thế này vẫn còn tiếp tục và kéo dài trong bao lâu?  Nếu giá TS đang ở giai đoạn biến động có xu thế thì sau khi kết thúc biến động này thì giai đoạn tiếp theo liệu có phải là giai đoạn biến động theo xu thế ngc lại k hay sẽ biến động dập dềnh?  Khi đã giải đáp đc các câu hỏi trên NĐT sẽ nhanh chóng có đc quyết định mua vào hoặc bán ra đúng đắn, đặc biệt đvs các chuyên gia lướt sóng kiếm LN bằng chênh lệnh khi bán và mua :  Nếu giá TS đang ở gđ biến động dập dềnh mà gđ tiếp theo là biến động tăng thì nên mua vào. Khi giá lên cao hơn có thể bán ra kiếm lời. Ngc lại, nếu gđ tiếp theo là biến động giảm thì nên bán ra để tránh lỗ.  Nếu xu thế hiện tạ là tăng và đang ở gđ đầu của xu thế này thì nên mua vào thuận theo xu thế để bán ra khi giá đã lên cao hơn. Và ngc lại. - Việc áp dụng 1 phép PTKT cần phải giải đáp đc 1 vài trong cái câu hỏi, cũng có khi phải phối hợp các phép PTKT và phi kỹ thuật khác để trả lời đc nhiều hơn 1 câu hỏi và tăng độ chính xác cho mỗi câu trả lời. 2. Có sự kết hợp phù hợp giữa phân tích tương quan và phân tích xu thế - Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của TT. => giúp các NĐT nhanh chóng đưa ra các quyết định mua và bán phù hợp. - Phân tích xu thế k đưa ra các tín hiệu nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng là 1 cc xác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thế cảnh báo chính xác nhất nếu đc kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu k chính xác, giảm rủi ro cho NĐT. 3. Một số lưu ý khác trong PTKT: - PTKT là dựa vào dự liệu quá khứ của giá để dự đoán xu hướng tương lai của giá. Như vậy, cái chúng ta nghiên cứu ở đây là giá. - Các mẫu hình PTKT ddc ứng dụng để nhận định, dự báo xu hướng TT luôn cần đc thực hiện dựa trên những cơ sở k thể bỏ qua như về điều kiện thông tin TT, sự phát triển ổn định của TT, sự khẳng định của mẫu hình bằng các điểm đột phá giá… - PTKT sẽ là căn cứ để chúng ta đưa ra các quyết định của xem nên đtư các loại trái phiếu nào.Dự báo bị sai ( trong TH đã sử dụng đúng PTKT) cũng là 1 điểm rất quan trọng, chứa đựng những thông tin quý giá. Để dự báo xu hướng của giá, ngta sử dụng các kỹ thuật phân tích ( đồ thị giá, các dạng biểu đồ…) và cc phân tích ( công thức, các đường,các hình) CÂU 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PTKT? NGÔ KHÁNH LINH_CQ54.19.02 CÂU 2: SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA PTCB VÀ PTKT CÂU 3: PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG PTKT? CÂU 4: PHÂN TÍCH NHỮNG GIẢ ĐỊNH CƠ SỞ CỦA PTKT? CÂU 5: PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA PTKT? CÂU 6: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TẮC GIAO DỊCH KỸ THUẬT? CÂU 7: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT DOW? CÂU 8: PHÂN TÍCH TT TĂNG GIÁ? CÂU 9: PHÂN TÍCH TT GIẢM GIÁ? CÂU 10: HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT DOW? CÂU 11: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA LÝ THUYẾT FIBONACCI? CÂU 12: PHÂN TÍCH VỀ CẤU TRÚC SÓNG ELLIOTT? CÂU 13: PHÂN TÍCH ƯU , NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG? CÂU 14: SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ĐƯỜNG EMA VÀ SMA? CÂU 15: SO SÁNH CHỈ BÁO DAO ĐỘNG STOCHASTICS VÀ RSI? CÂU 16: TRONG HOẠT ĐỘNG PTKT, NHÀ PHÂN TÍCH CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM NÀO?

Tags

technical analysis financial markets investment strategies
Use Quizgecko on...
Browser
Browser