BÀI GIẢNG NHIỄM TRÙNG Y3_BS HƯƠNG.pptx

Full Transcript

BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG Ở TRẺ EM ThS.BS. Nguyễn Hoàng Thiên Hương MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Nắm được một số định nghĩa cơ bản về bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em. 2. Mô tả được đặc điểm của các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em. 3. Tiếp cận được các bệnh lý nhiễm trùn...

BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG Ở TRẺ EM ThS.BS. Nguyễn Hoàng Thiên Hương MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Nắm được một số định nghĩa cơ bản về bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em. 2. Mô tả được đặc điểm của các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em. 3. Tiếp cận được các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em trong thực hành lâm sàng khi đánh giá, biện luận, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và dự phòng. 4. Nắm được các phương pháp chẩn đoán vi sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN Bệnh nhiễm trùng (Bệnh truyền nhiễm) ở trẻ em được định nghĩa là một bệnh lý đặc trưng bởi các yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, và cận lâm sàng do các tác nhân gây bệnh và độc tố của nó gây nên tác nhân gây bệnh là vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng,... tác nhân gây bệnh có thể lây truyền từ người bị nhiễm bệnh sang người, từ động vật bị nhiễm bệnh sang người, và ngược lại. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN Nhiễm trùng huyết: được định nghĩa là một hội chứng xảy ra trên một bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với tình trạng nhiễm trùng và gây ra bởi sự hiện diện của tác nhân gây bệnh trong máu, tác nhân này có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng,.... MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN Nhiễm trùng bệnh viện: nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infection), nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện (hospital acquired infection), nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (nosocomial healthcare associated infecton - NHAI) Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện ở đây được hiểu là cả nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm khi thỏa mãn các điều kiện về không gian và thời gian. Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế là nhiễm khuẩn bắt đầu xày ra sau khi người bệnh nhập viện sau 48h (02 ngày) mà trước đó người bệnh không có biểu hiện nhiễm khuẩn hay bất kỳ dấu hiệu nào đang trong thời kỳ ủ bệnh. BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết có thể do nấm, virus hoặc vi khuẩn (nhiễm khuẩn huyết) Nhiễm trùng huyết là gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh vấn đề vi trùng kháng thuốc và nhiễm trùng bệnh viện vẫn đang là những thách thức lớn chưa thể được giải quyết Có thể chẩn đoán dựa vào “Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống” (systemic inflammatory response syndrome – SIRS) với chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết khi SIRS là biểu hiện hoặc kết quả của tình trạng nhiễm trùng đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ Kết quả cấy máu dương tính phân lập được tác nhân gây bệnh trên một bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với nhiễm khuẩn huyết luôn được xem là tiêu chuẩn vàng để BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM Nhiễm trùng huyết Sơ sinh: group B Streptococci, E. coli, L. monocytogenes, S. aureus Nhũ nhi: Hemophilus influenzae, S. pneumoniae, S. aureus, Meningococcus. (Nesseria meningitidis) Trẻ lớn: S. pneumoniae, Meningococcus (Nesseria meningitidis), S. aureus, Enterobacteriacae Tác nhân từ bệnh viện: E. coli, Klebsiella, Pseudomonas, Acinetobacter, C. albicans BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM Viêm màng não Trẻ sơ sinh và dưới 3 tháng tuổi: chủ yếu là group B Streptococci, E. coli, Listeria monocytogenes Trẻ trên 3 tháng tuổi: nguyên nhân thường gặp là: Hemophilus influenzea type B (HiB), Streptococcus pneumoniae, Nesseria meningitidis. BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM Viêm não Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não dẫn đến những rối loạn chức năng thần kinh Lâm sàng gồm có thay đổi tri giác (suy giảm mức độ tỉnh táo, lừ đừ, thay đổi tính tình, hành vi bất thường), co giật, và/hoặc các dấu thần kinh khu trú, thường đi kèm với sốt, nhức đầu, buồn nôn, và nôn. Trong năm 2004, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy rằng tác nhân gây viêm não do vi rút chiếm 41% trên tổng số trẻ nhập viện 2 tuổi Bệnh rải rác quanh năm Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em Ở trẻ em thường phát hiện ở 2 tháng đến 3 tuổi, đường lây chủ yếu là từ mẹ sang con (>90%) Bệnh sởi Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi Bệnh ho gà Bệnh thường nặng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi hay chưa được chủng ngừa TIẾP CẬN SỐT TRONG VÒNG 7 NGÀY Quan trọng là phải phân biệt được những tình trạng nhiễm trùng nặng phải điều trị tích cực với các bệnh lý gây sốt khác nhẹ và có thể tự hồi phục. Bệnh sử cần khai thác thời gian sốt, cư trú hoặc đi du lịch đến vùng dịch tễ sốt rét, gần đây có tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm, tiền căn chủng ngừa, phát ban, cổ gượng hoặc đau cổ, đau đầu, co giật hoặc động kinh, tiểu đau, đau tai TIẾP CẬN SỐT TRONG VÒNG 7 NGÀY Khám lâm sàng các cơ quan thật kỹ để tìm ra ổ nhiễm như khám tổng quát (lơ mơ hoặc thay đồi tri giác, xanh xao hoặc tím tái, hoặc sưng hạch) đầu và cổ (thóp phồng, cổ gượng, tai chảy dịch hoặc soi tai thấy màng nhĩ đỏ và kém di động, sưng đau ở vùng xương chũm) ngực (hở nhanh trong viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hoặc sốt rét); bụng (lách to trong sốt rét hoặc gan to) tứ chi (khó khăn khi cử động xương hoặc khớp trong áp xe, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương tủy xương, sốt thấp khớp) phát ban (mụn mủ, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng: đỏ, nóng, sưng, đau trong nhiễm tụ cầu); ban xuất huyết (mảng xuất huyết, chấm xuất huyết trong nhiễm não mô cầu, sốt xuất huyết), hồng ban dát sẩn (sởi, nhiễm virus khác) TIẾP CẬN SỐT TRONG VÒNG 7 NGÀY Cận lâm sàng định hướng nguyên nhân thường gặp gồm o công thức máu, phết máu o tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu o cấy máu o chọc dò tủy sống nếu có dấu hiệu gợi ý viêm màng não o X-quang ngực thẳng o siêu âm tim. TIẾP CẬN SỐT KÉO DÀI TRÊN 7 NGÀY Vì có rất nhiều nguyên nhân gây sốt kéo dài, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân thường gặp nhất tại cơ sở y tế hoặc địa phương. Xác đinh nguyên nhân phù hợp nhất và quyết định điều trị ngay. Đôi khi cần “điều trị thử”, nếu cải thiện sẽ củng cố thêm chẩn đoán. Bệnh sử: Khai thác bệnh sử tương tự như sốt trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, cần xem xét khả năng nhiễm HIV, lao hoặc bệnh ác tính, là những nguyên nhân gây sốt kéo dài thường gặp. TIẾP CẬN SỐT KÉO DÀI TRÊN 7 NGÀY Khám lâm sàng tìm ổ nhiễm với các triệu chứng liên quan như: thở nhanh hoặc rút lõm ngực (viêm phổi) cổ gượng hoặc thóp phồng (viêm màng não) sưng đau khớp (viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc sốt thấp khớp) ban hay chấm xuất huyết (bệnh não mô cầu hoặc sốt xuất huyết dengue) ban dát sẩn (nhiễm virus hoặc phản ứng thuốc) TIẾP CẬN SỐT KÉO DÀI TRÊN 7 NGÀY Khám lâm sàng tìm ổ nhiễm với các triệu chứng liên quan như: họng viêm hay có màng nhầy (nhiễm trùng họng) tai đau, đỏ với màng nhĩ kém di động (viêm tai giữa) vàng da hay thiếu máu (sốt rét, viêm gan, nhiễm leptospira hoặc nhiễm khuẩn huyết) đau cột sống, đau khớp háng hoặc các khớp khác (viêm khớp nhiễm khuẩn) đau bụng (hông lưng hay vùng trên xương mu trong nhiễm trùng tiểu) Lưu ý một số nguyên nhân gây sốt kéo dài >7 ngày có TIẾP CẬN SỐT KÉO DÀI TRÊN 7 NGÀY Xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm: phết máu ngoại biên hoặc test nhanh tìm ký sinh trùng sốt rét (test dương tính tại vùng dịch tễ không loại trừ những nguyên nhân gây sốt khác đi kèm) công thức máu (gồm tiểu cầu đếm và phết máu ngoại biên) cấy máu (soi cấy, định danh tác nhân, làm kháng sinh đồ) tổng phân tích nước tiểu, soi cấy nước tiểu X-quang ngực thẳng Xét nghiệm lao và HIV (nếu sốt kéo dài và nghi ngờ) CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VI SINH Cấy máu Truyền thống sử dụng môi trường nuôi cấy giàu chất dinh dưỡng Khi ủ trong máy tự động, máy sẽ báo động khi phát hiện có sự tăng trưởng của vi khuẩn Nếu dương tính, 80% kết quả dương tính trong 24 giờ đầu sau cấy Do nhưng tác nhân ngoại nhiễm là rất phổ biến và tỷ lệ cấy máu dương tính là

Use Quizgecko on...
Browser
Browser