4 Định Nghĩa Quy Hoạch Vật Chất VÀ Môi Trường Đô Thị PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Key Concepts in Environmental Planning PDF
- Lectura Lima_Santiago Restructuración Y Cambio Metropolitano PDF
- Aula 3: A Civilização - Turismo e Meio Ambiente - PDF
- Chapter 13 Review Questions
- RGIS617: Urban and Environmental Applications of GIS/Remote Sensing PDF
- Resumo Cidades e Ordenamento do Território 2021/2020 PDF
Summary
This document provides definitions of urban planning and details the components and characteristics of the urban environment, including its limitations and impact on human activities. It explores concepts like physical planning, strategic planning, and the carrying capacity of the urban environment.
Full Transcript
**4 ĐỊNH NGHĨA** **[Bảng 1.1. Khái lược định nghĩa quy hoạch của các học giả trên thế giới]** ---------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------...
**4 ĐỊNH NGHĨA** **[Bảng 1.1. Khái lược định nghĩa quy hoạch của các học giả trên thế giới]** ---------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------- ------------------------------------------ ***[Học giả]*** ***[Định nghĩa quy hoạch]*** ***[Chú trọng]*** ***[Mở rộng]*** [Y. Dror] [Là quá trình vạch ra các chính sách hướng dẫn cho tương lai, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và tạo ra các quyết định và mục tiêu mới dựa trên cơ sở đã xác định] [Quyết sách] [Sự liên tục của quyết sách] [A. Waterson] [Là nỗ lực có tổ chức và liên tục, nhằm đạt được mục tiêu bằng việc lựa chọn phương pháp tốt nhất] [Tính tổ chức] [Phương pháp tối ưu] [Michael McLaughlin] [Là việc thiết lập các mục tiêu rộng lớn và cụ thể, đi kèm với quản lý và kiểm soát hành vi để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài và tạo ra tác động tích cực trong môi trường vật chất.] [Mục tiêu] [Quản trị] [Peter Hall] [Là việc thiết kế thiết kế một chuỗi các hành động để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đặt ra.] [Kế hoạch] [Chỗi các hành động] ---------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------- ------------------------------------------ [**Quy hoạch vật chất (Physical Planning)**. đề cập đến công việc quy hoạch dành cho một thành phần không gian (spatial) hoặc địa lý (geographical), trong đó mục tiêu chung là cung cấp một cấu trúc không gian cho các hoạt động hoặc việc sử dụng đất theo một cách nào đó tốt hơn so với mô hình không có quy hoạch hiện có.] [**Quy hoạch chiến lược** lập luận về công việc quy hoạch như sau: (1)việc quy hoạch cần tập trung nhiều hơn vào các nguyên tắc chung hơn là chi tiết;(2)nó nên nhấn mạnh đến quá trình hoặc trình tự thời gian để đạt được các mục tiêu, thay vì trình bày chi tiết trạng thái mong muốn cuối cùng (viễn cảnh cuối cùng); (3)nó phải bắt đầu từ một bức tranh có tính khái quát cao và có sơ đồ về sự phân bố không gian chung/tổng thể cho cả chu kỳ. (4) Việc chi tiết hóa/thể hiện chi tiết chỉ nên được điền vào khi chúng cần được điền vào, từng chút một.] **Môi trường đô thị** --------------------- ### ***2.2.1 Khái niệm và thành phần môi trường đô thị*** **(1) Khái niệm.** Môi trường đô thị là các điều kiện ngoại cảnh tự nhiên hoặc nhân tạo khác nhau có ảnh hưởng đến các hoạt động của con người trong đô thị. Theo nghĩa hẹp, môi trường đô thị chủ yếu đề cập đến môi trường vật lý, bao gồm môi trường tự nhiên như địa hình, địa chất, đất đai, thủy văn, khí hậu, thảm thực vật, động vật, vi sinh vật và môi trường nhân tạo như nhà ở, đường sá, các đường ống, cơ sở vật chất, các hình thức sử dụng đất, khí thải, nước thải, cặn thải, tiếng ồn. Theo nghĩa rộng, ngoài môi trường tự nhiên, môi trường đô thị còn bao gồm môi trường xã hội như phân bố & trạng thái dân cư, cơ sở dịch vụ, giải trí, các hoạt động xã hội; môi trường kinh tế như tài nguyên, điều kiện thị trường, mức thu nhập, cơ sở kinh tế, điều kiện kỹ thuật và môi trường thẩm mỹ như phong cảnh, phong cách, đặc sắc kiến trúc, di tích văn hóa lịch sử. **(2) Thành phần.** Môi trường đô thị do môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội, môi trường kinh tế và môi trường thẩm mỹ tạo thành. Môi trường tự nhiên đô thị là nền tảng của môi trường đô thị, cung cấp không gian nhất định cho thực thể vật chất của đô thị, là điều kiện địa lý cho sự tồn tại của đô thị. Môi trường nhân tạo đô thị là cơ sở hạ tầng vật chất cần thiết để thực hiện các chức năng khác nhau của đô thị. Nếu không có môi trường nhân tạo đô thị, sự khác biệt giữa đô thị với các khu định cư hoặc hình thức định cư khác của con người sẽ không được phản ánh và bản thân việc vận hành của đô thị cũng sẽ bị hạn chế. Môi trường xã hội đô thị là hiện thân của các điều kiện được cung cấp bởi đô thị, đáp ứng cho mọi phương diện trong đời sống sinh hoạt của con người, giúp phân biệt với các thôn làng và các hình thức định cư khác của con người. Môi trường kinh tế đô thị là biểu hiện tập trung các chức năng sản xuất của đô thị, phản ánh điều kiện và tiềm năng phát triển kinh tế đô thị. Môi trường cảnh quan đô thị (môi trường thẩm mỹ) là sự thể hiện và phản ánh bên ngoài của hình ảnh đô thị, khí chất và sức hấp dẫn của đô thị. ### ***2.2.2 Đặc trưng và ảnh hưởng của môi trường đô thị*** **(1) Đặc trưng môi trường đô thị** **Ranh giới tương đối rõ ràng**. Các đô thị có ranh giới hành chính và ranh giới theo luật định rõ ràng. Ranh giới của môi trường đô thị cũng tương đối rõ rệt, khác với ranh giới phân bố của môi trường tự nhiên như sông, rừng, đồng cỏ và núi. **Thành phần cấu thành đặc biệt, cấu trúc phức tạp, chức năng đa dạng.** Thành phần của môi trường đô thị không chỉ bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên mà còn bao gồm các yếu tố môi trường nhân tạo, cũng như các yếu tố môi trường xã hội & kinh tế. Các đặc trưng về không gian, kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của môi trường đô thị làm cho cấu trúc của nó trở nên đa dạng và phức tạp. Thành phần đa yếu tố & cấu trúc phức hợp đa nhân tố của môi trường đô thị đảm bảo cho nó thực hiện được nhiều chức năng. **Tính mở và phụ thuộc vào thế giới bên ngoài.** Đô thị phải đưa nguyên liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ bên ngoài vào, sau đó chuyển sản phẩm sản xuất và chất thải sinh hoạt ra bên ngoài. Khi sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin bên ngoài của hệ thống đô thị bị mất cân bằng thì môi trường sinh thái và các điều kiện bên trong hệ thống sẽ bị gián đoạn hoặc tắc nghẽn. **Nhiều nhân tố ảnh hưởng và hạn chế.** Môi trường đô thị không chỉ chịu tác động của môi trường tự nhiên (địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, thủy văn, khí hậu, thực vật...) mà còn chịu sự kiểm soát của nhiều nhân tố nội tại như môi trường xã hội (dân cư, dịch vụ, đời sống xã hội...) & môi trường kinh tế (tài nguyên, nguồn năng lượng, đất đai\...). Ngoài ra, tình hình chính trị quốc tế, trong nước và định hướng, điều chỉnh chiến lược phát triển vĩ mô của quốc gia cũng có nhiều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau đến môi trường đô thị, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đô thị. **Dễ bị tổn thương.** Một khi xảy ra sự cố ở một mắt xích, toàn bộ hệ thống môi trường đô thị sẽ mất cân bằng, gây mất cân đối liên quan ở các mắt xích khác, làm vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, khi nguồn điện của thành phố bị mất, nhà máy sẽ ngừng sản xuất và việc cấp thoát nước sẽ dừng lại. Hệ thống cấp nước ngưng trệ và thoát nước kém sẽ dẫn đến hiện tượng tràn nước thải, thậm chí là chéo dòng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giao thông đô thị và kéo theo hàng loạt vấn đề trong đời sống xã hội. ### ***2.2.3 Tác động của môi trường đô thị lên các hoạt động của con người và các lực lượng tự nhiên*** Môi trường phản ứng lại các hoạt động của con người và các lực lượng tự nhiên. Những tác động có lợi sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực trong hệ thống môi trường, và ngược lại. Tác động của môi trường đô thị để chỉ tác động tổng hợp cả mặt tích cực và tiêu cực của các hoạt động của con người trong đô thị đối với môi trường tự nhiên ở một mức độ nhất định, bao gồm tác động ô nhiêm, tác động sinh học, tác động địa chất, tác động tài nguyên, tác động thẩm mỹ, v.v. **(1) Tác động ô nhiễm môi trường đô thị.** Tác động ô nhiễm môi trường đô thị để chỉ tác động ô nhiễm và ảnh hưởng của các hoạt động của con người đô thị đối với môi trường tự nhiên đô thị. Các tác động ô nhiễm môi trường đô thị chủ yếu bao gồm ô nhiễm không khí, suy giảm chất lượng nước, mùi hôi thối, tiếng ồn, chất thải rắn, bức xạ và ô nhiễm các chất độc hại. **(2) Tác động sinh học của môi trường đô thị.** Tác động sinh học của môi trường đô thị để chỉ tác động các hoạt động của con người trong đô thị đối với các hoạt động sống của các sinh vật không phải là con người trong thành phố. Các sinh vật khác ngoài con người trong đô thị đang nhanh chóng suy giảm, bị thu hẹp hoặc thậm chí biến mất khỏi môi trường đô thị với số lượng lớn. Đây là biểu hiện chính của các tác động sinh học của môi trường đô thị hiện nay. Cần lưu ý rằng các tác động sinh học của môi trường đô thị không phải lúc nào cũng bất lợi về mặt sinh học. Sau khi thực hiện các biện pháp hiệu quả, tất cả các loại sinh vật có thể cùng tồn tại với con người ở đô thị. **(3) Tác động địa chất của môi trường đô thị.** Tác động địa chất của môi trường đô thị để chỉ tác động của các hoạt động của con người đô thị đến môi trường tự nhiên (đặc biệt là các khía cạnh liên quan đến môi trường bề mặt), bao gồm những thay đổi về thổ nhưỡng, địa chất, khí hậu, thủy văn và thiên tai. Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, sụt lún đất đô thị, ô nhiễm nước ngầm đô thị, v..v.. đều thuộc về tác động địa chất môi trường đô thị. **(4) Tác động tài nguyên của môi trường đô thị.** Tác động tài nguyên của môi trường đô thị để chỉ tác động của các hoạt động của con người đô thị đến tài nguyên trong môi trường tự nhiên, bao gồm việc tiêu thụ các nguồn năng lượng, tài nguyên nước, khoáng sản, rừng rậm. Tác động này được biểu hiện ở khả năng và cường độ tiêu thụ lớn các tài nguyên thiên nhiên của đô thị, phản ánh cách thức con người sử dụng tài nguyên từ trước đến nay và mới nhất, không chỉ tác động đến kinh tế đô thị và đời sống xã hội mà còn tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến các nhóm dân cư khác bên ngoài đô thị. **(5) Tác động thẩm mỹ của môi trường đô thị.** Tác động cảnh quan của môi trường đô thị là kết quả tổng hợp tất cả các yếu tố bao gồm môi trường vật chất & nhân tạo của đô thị. Những cảnh quan này có những đặc điểm khác nhau về thẩm mỹ, thị giác, nghệ thuật và giá trị giải trí, đồng thời có những tác động và ảnh hưởng tiềm tàng đến tâm lý và hành vi của con người. Cùng với đó, cách con người ở đô thị sử dụng môi trường vật chất của thành phố, quan niệm tổng thể và tư tưởng thẩm mỹ nào được sử dụng để xây dựng hệ thống cảnh quan đô thị, cũng sẽ có tác động đến hiệu quả thẩm mỹ của môi trường đô thị. Điều này cho thấy con người ở đô thị có vai trò quan trọng đối với tác động thẩm mỹ của môi trường đô thị. ### ***[2.2.4 Sức tải và chất lượng môi trường đô thị]*** a. **[(1) Khái niệm và nội dung.]** [Sức tải môi trường đô thị là giới hạn từ môi trường đưa ra đối với quy mô đô thị và các hoạt động của con người. Tức là môi trường của khu vực nơi đô thị tọa lạc, trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định, dưới một trình độ kinh tế và điều kiện an toàn vệ sinh nhất định, với tiền đề là các hoạt động khác nhau như sản xuất và đời sống đô thị có thể được tiến hành bình thường, đồng thời thông qua tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội để đưa ra giới hạn cho phép đối với quy mô xây dựng, phát triển đô thị và hiện trạng các hoạt động khác nhau của người dân trong thành phố. Sức tải môi trường đô thị bao gồm sức tải dân số, sức tải môi trường tự nhiên, sức tải đất đô thị, sức tải công nghiệp, sức tải giao thông và sức tải kiến trúc.] [- Sức tải dân số để chỉ số dân đô thị cần để có chất lượng môi trường sinh thái, chất lượng môi trường xã hội và cường độ hoạt động nhất định, có thể sinh sống tương đối liên tục trong một khu vực không gian và thời gian cụ thể của đô thị.] [**-** Sức tải của môi trường khí quyển đô thị là khả năng tối đa mà môi trường khí quyển của một khu vực nhất định có thể chịu được các chất gây ô nhiễm, hoặc tổng lượng chất ô nhiễm được phép thải ra ngoài, với điều kiện đáp ứng giá trị mục tiêu của môi trường khí quyển trái đất (tức là, duy trì cân bằng sinh thái và không vượt ngưỡng cho phép đối với sức khỏe con người)] [- Sức tải môi trường nước đô thị để chỉ tải lượng tối đa các chất ô nhiễm mà môi trường tài nguyên nước khu vực đô thị có thể gánh chịu với tiền đề đáp ứng nhu cầu sử dụng nước đô thị và sử dụng tài nguyên nước đô thị an toàn, hợp vệ sinh của người dân. Sức tải của môi trường nước có quan hệ mật thiết với khả năng tự làm sạch của thủy vực và tiêu chuẩn chất lượng nước.] **(2) Phân tích sức tải môi trường đô thị** Trong quy hoạch đô thị, việc phân tích sức tải môi trường đô thị chủ yếu bắt đầu từ các yếu tố chính ảnh hưởng và hạn chế sức tải môi trường, nhìn chung bao gồm các khía cạnh sau: **- Điều kiện tự nhiên đô thị:** Điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức tải môi trường đô thị, bao gồm các điều kiện và đặc điểm về địa chất, địa hình, thủy văn và địa chất thủy văn, khí hậu, khoáng sản, động thực vật. Do sự phát triển cao của khoa học và công nghệ hiện đại, khả năng cải tạo tự nhiên của con người ngày càng mạnh mẽ, điều này có xu hướng làm cho con người đánh giá thấp vị thế và vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sức tải của môi trường đô thị, nhưng vai trò cơ bản của nó vẫn không thể bỏ qua. **- Điều kiện hiện tại của đô thị.** Hiện trạng các thành phần cấu thành các yếu tố vật chất khác nhau của đô thị có giới hạn cho phép nhất định đối với xây dựng, phát triển đô thị và sinh hoạt của người dân. Các điều kiện về khía cạnh này tạo thành hiện trạng sức tải đất đai sử dụng tại đô thị, được tổng hợp từ các ngành công nghiệp, kho bãi, nhà ở ở sinh hoạt, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng đô thị, nguồn cung khu vực ngoại thành. Trong điều kiện hiện trạng của đô thị, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hay chính là việc xây dựng các phương diện về năng lượng, giao thông vận chuyển, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, là nền tảng của sản xuất vật chất xã hội và các hoạt động xã hội khác. Sức tải của cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong việc giới hạn sức tải của toàn bộ môi trường đô thị. **- Điều kiện kinh tế - kỹ thuật.** Sức mạnh kinh tế kỹ thuật của một đô thị cũng đặt ra các giới hạn về quy mô phát triển đô thị. Điều kiện kinh tế và kỹ thuật của thành phố càng mạnh thì khả năng biến đổi môi trường đô thị càng lớn. **- Điều kiện văn hóa lịch sử.** Điều kiện văn hóa lịch sử của đô thị sẽ có tác động đến sức tải môi trường đô thị. Sự xâm nhập của hiện đại hóa vào văn hóa lịch sử đã thúc đẩy mọi người ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của di sản lịch sử và văn hóa, đồng thời tác động của các điều kiện lịch sử và văn hóa đến sức tải của môi trường đô thị cũng tăng lên. ### ***2.2.5 Chất lượng môi trường đô thị*** **(1) Các khái niệm cơ bản** Chất lượng môi trường đô thị để chỉ sự phù hợp của tổng thể hoặc một số yếu tố của môi trường đô thị đối với sự tồn tại và duy trì nòi giống của dân cư cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, là một khái niệm đánh giá môi trường được hình thành nhằm phản ánh những yêu cầu cụ thể của con người. Nó bao gồm chất lượng tổng hợp của môi trường đô thị và chất lượng của các yếu tố môi trường khác, như chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường sinh học, chất lượng môi trường sản xuất, chất lượng môi trường văn hóa, v.v. Chất lượng môi trường sẽ biểu thị mức độ ô nhiễm môi trường. Chất lượng môi trường của một vùng là cơ sở chính để con người hoạch định các kế hoạch và biện pháp cụ thể để phát triển tài nguyên, phát triển kinh tế, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường. **(2) Đánh giá chất lượng môi trường đô thị** Đánh giá chất lượng môi trường đô thị là việc đánh giá định tính và định lượng tất cả các hành vi xã hội của con người có thể gây ra những biến đổi môi trường trong đô thị, bao gồm mọi hoạt động kể cả chính sách và pháp luật, dưới góc độ bảo vệ môi trường. Theo nghĩa rộng, đó là việc phân tích hiện trạng cấu trúc, trạng thái, chất lượng và chức năng của môi trường đô thị, dự đoán những biến đổi có thể xảy ra, đánh giá sự phối hợp của nó với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội một cách định tính hoặc định lượng. Sự phát triển và biến đổi chất lượng môi trường đô thị có quan hệ mật thiết với sản xuất, đời sống, thậm chí là an toàn tính mạng của ngày càng nhiều cư dân đô thị. Nhìn nhận và hiểu một cách khách quan những diễn biến về chất lượng môi trường sinh thái đô thị có ý nghĩa to lớn đối với việc điều tiết và xây dựng môi trường sinh thái đô thị. Từ góc độ sinh thái đô thị, việc đánh giá chất lượng môi trường đô thị có tác dụng thúc đẩy vòng tuần hoàn có lợi của hệ thống sinh thái đô thị, đảm bảo cho cư dân đô thị có một môi trường sống và làm việc đẹp, sạch sẽ, thoải mái và an toàn. Từ quan điểm kinh tế - xã hội, đó là đạt được môi trường kinh tế - xã hội tốt nhất có thể với chi phí thấp nhất và thu được lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường lớn nhất. **(3) Nội dung đánh giá chất lượng môi trường đô thị** Đánh giá chất lượng môi trường bao gồm ba hạng mục: đánh giá lịch sử, đánh giá hiện trạng và đánh giá tác động. Đánh giá lịch sử dựa trên phân tích dữ liệu môi trường lịch sử của khu vực môi trường để đánh giá sự phát triển và diễn biến của chất lượng môi trường của khu vực. Đánh giá lịch sử là một bộ phận cấu thành của đánh giá chất lượng môi trường, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng môi trường và tác động môi trường. Trong quá trình đánh giá lịch sử, một mặt, dữ liệu môi trường được tích lũy trong quá khứ sẽ được thu thập, đồng thời tiến hành mô phỏng môi trường, hoặc phân tích các mẫu thu thập được, tính toán hiện trạng môi trường trong quá khứ. Nó bao gồm việc đánh giá quy luật biến đổi của nồng độ ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường, đánh giá hiệu quả quản trị môi trường, v.v. Đánh giá lịch sử cũng có thể được sử dụng như đánh giá sau sự kiện để kiểm tra kết quả dự đoán chất lượng môi trường. Đánh giá hiện trạng môi trường dựa trên các tiêu chuẩn và phương pháp nhất định, tập trung vào hiện trạng để đánh giá sự thay đổi chất lượng môi trường do các hoạt động của con người gây ra trong khu vực, cung cấp cơ sở khoa học cho việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực một cách toàn diện. Việc này bao gồm đánh giá ô nhiễm môi trường, đánh giá môi trường tự nhiên, đánh giá thẩm mỹ, v..v.. Đánh giá tác động môi trường, hay còn gọi là phân tích tác động môi trường, để chỉ việc dự đoán và ước tính các tác động có thể xảy ra đối với môi trường sau khi thực hiện các dự án xây dựng, quy hoạch phát triển vùng và chính sách quốc gia. Vì các hoạt động xây dựng và phát triển khác nhau nên việc đánh giá tác giá tác động môi trường có thể phân thành 3 loại: đánh giá tác động môi trường của một dự án xây dựng và phát triển đơn lẻ, đánh giá tác động môi trường của phát triển và xây dựng khu vực, và đánh giá tác động môi trường của chính sách quy hoạch và phát triển (còn được gọi là như đánh giá tác động chiến lược). Chúng tạo thành một hệ thống đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh. Tùy theo các yếu tố đánh giá khác nhau, chúng có thể được chia thành đánh giá tác động môi trường khí quyển, đánh giá tác động môi trường nước, đánh giá tác động môi trường đất, đánh giá tác động môi trường sinh thái, v..v... ### ***2.2.6 Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch đô thị*** Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch đô thị có tác dụng tích cực trong việc khắc phục những hạn chế của công tác đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng, thực hiện trên chủ trương cơ bản là \"bảo vệ môi trường cần chú trọng phòng ngừa\", tối ưu hóa đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, nâng cao tính khoa học của các quyết định quy hoạch và tăng cường chức năng bảo vệ môi trường của quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị khác với các dự án xây dựng nên nguyên tắc đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá đều khác nhau. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường của quy hoạch đô thị cũng tập trung vào tác động của quy trình và phương pháp thực hiện quy hoạch đô thị. **- Chú ý đến đặc điểm quy hoạch đánh giá tác động môi trường do đặc thù đô thị gây ra.** Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch đô thị không chỉ bao gồm khu vực thực hiện quy hoạch mà còn bao gồm các khu vực bị ảnh hưởng bên ngoài khu vực thực hiện. Việc đánh giá tác động môi trường của quy hoạch đô thị không chỉ bao gồm tác động môi trường trong giai đoạn thực hiện quy hoạch mà còn bao gồm tác động môi trường lâu dài sau khi quy hoạch được thực hiện. **- Xác định kỹ các phương pháp kỹ thuật quy hoạch tác động môi trường.** Các phương pháp kỹ thuật quy hoạch tác động môi trường nên được xác định căn cứ vào tính chất của quy hoạch, đặc điểm khu vực đặt đối tượng quy hoạch, mức độ nhạy cảm của môi trường sinh thái. Cần áp dụng phương pháp đánh giá tác động môi trường quy hoạch phù hợp về nội dung quy hoạch, phương pháp thực hiện quy hoạch, mức độ phức tạp của quy hoạch tác động môi trường, mức độ tác động và phương thức tác động. **- Đánh giá tác động môi trường của các chính sách (phát triển) đô thị.** Chính sách đô thị là cương lĩnh phát triển đô thị. Tính tùy tiện của chính sách đô thị là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vấn đề môi trường sinh thái đô thị, nếu không kiểm tra từ gốc thì vấn đề môi trường sinh thái đô thị sẽ khó kiểm soát, các tác động xấu đến môi trường của các đô thị ra xung quanh cũng khó bị giảm thiểu hoặc ngăn chặn. Các chính sách đô thị có thể được chia thành vĩ mô, trung bình và vi mô, cần được phân biệt khi đánh giá tác động môi trường của chúng. ### ***[5.2.3 Phương pháp lập đồ án quy hoạch dựa trên văn hóa đô thị]*** [Văn hóa đô thị không phải là một khái niệm biệt lập, đơn ngành, nó được thực hiện dựa trên nền tảng của nhiều hạng mục ảnh quan và kiến trúc và thông qua những thay đổi về không gian đô thị. Các kiến trúc, cầu cống và đường xá đều phải là vật hiện thân của văn hóa đô thị. Vì vậy khi quy hoạch, chỉ bằng cách sử dụng \"tinh thần\" của văn hóa đô thị để định hình \"hình ảnh\" của thành phố, thì \"hình ảnh\" này mới có thể phản ánh, hiện hữu được tinh thần và nội hàm của văn hóa đô thị ở khắp mọi nơi. Ở nhiều giai đoạn quy hoạch đô thị, tác động đến không gian đô thị sẽ có sự khác nhau và có tính phân lớp, các phương pháp thiết kế đồ án quy hoạch cụ thể có thể xuất phát từ các góc độ sau:] [**(1) Diễn giải hình ảnh văn hóa đô thị** thông qua việc định vị đô thị trong giai đoạn quy hoạch chung. Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch chung đô thị là xác định tính chất đô thị, tức là định vị đô thị. Định vị đô thị có quan hệ mật thiết với văn hóa đô thị, nắm bắt đúng bản chất đô thị có lợi cho việc xác định phương hướng phát triển và cấu trúc bố cục của thành phố. Đối với sự phát triển của văn hóa đô thị, việc xác định tính chất thực chất cũng là xác định hình tượng cơ bản của văn hóa đô thị. Ví dụ, Luân Đôn của Anh đề xuất coi thành phố Luân Đôn là \"trung tâm văn hóa và sáng tạo nổi bật của thế giới\", trên cơ sở đó tiếp tục đưa ra các biện pháp để Luân Đôn có khả năng trở thành thành phố văn hóa đẳng cấp thế giới. Ở một ví dụ khác là thành phố Huế, được định vị là một \" thành phố lịch sử\" nên không thể xây dựng hình ảnh theo khuôn mẫu của một \"đô thị quốc tế\" như TP Hồ Chí Minh.] [**(2) Sắp xếp bố cục không gian đô thị** dựa theo đặc trưng văn hóa đô thị. Cho dù là văn hóa lịch sử hay văn minh hiện đại thì đều là một bộ phận hữu cơ của văn hóa đô thị và chúng phải có một không gian nhất định để thể hiện những đặc điểm riêng của mình, hay có thể hiểu là không gian đô thị bao hàm mọi thông tin văn hóa đô thị. Chẳng hạn, đường phố đô thị vừa là tổ hợp trục cảnh quan đô thị, vừa là tổ hợp cuộc sống của cư dân đô thị. Vì vậy, phải thiết kế các hạng mục không gian đường phố trong đô thị như thế nào; làm thế nào để phân loại hệ thống đường phố khi xét về tổng thể; làm thế nào để phân luồng xe cộ; làm thế nào để cung cấp giao thông thuận tiện, an toàn và thoải mái cho cư dân đô thị - tất cả những điều này đều sẽ phản ánh các yêu cầu của văn hóa đô thị. Một ví dụ khác là về cải tạo đô thị cũ vừa phải tôn trọng và kế thừa lịch sử, văn hóa trong việc xử lý mối quan hệ giữa đô thị cũ và đô thị mới. Về xây dựng thành phố mới, phải phối hợp như thế nào với phân khu chức năng của thành phố cũ. Văn hóa đô thị là yếu tố cần được xem xét trong quá trình giải quyết những vấn đề nêu trên.] [**(3) Lựa chọn ngành công nghiệp để tập trung phát triển dựa theo văn hóa đô thị.** Kết hợp các điều kiện khu vực và xu hướng phát triển công nghiệp hiện đại, việc lựa chọn một cách khoa học các ngành công nghiệp trọng yếu của đô thị không chỉ là yêu cầu phát triển văn hóa đô thị mà còn là quy luật phát triển đô thị vốn có. Ví dụ, ở các thành phố ủng hộ văn hóa sinh thái, các ngành của họ phải thể hiện các đặc điểm sinh thái từ lựa chọn vật liệu, sử dụng năng lượng và sản xuất sản phẩm, công trình cuối cùng phải gồm có nông nghiệp sinh thái, công nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, thương mại sinh thái và hệ thống kinh tế sinh thái. Các thành phố đi đầu trong văn hóa đổi mới cần khuyến khích phát triển các ngành công nghệ cao như vật liệu mới, kỹ thuật mới và công nghệ mới, để các ngành công nghiệp đô thị có thể phản ánh bầu không khí hiện đại một cách mạnh mẽ.] [**(4) Diễn giải về lịch sử văn hóa đô thị thông qua kết cấu đô thị** trong giai đoạn thiết kế xây dựng. Mỗi thành phố đều có lịch sử của riêng mình, những khía cạnh lịch sử này sẽ được thể hiện qua kết cấu không gian đô thị. Do đó có thể hiểu rằng, bản thân kết cấu đô thị là sự phản ánh của văn hóa đô thị trong không gian đô thị. Ví dụ, kết cấu đô thị của Tô Châu \"đường thủy chia nhiều nhánh \" chính là sự phản ánh văn hóa của một thành phố sông nước. Mô hình mạng lưới \"sông ngòi, đường xá vuông góc và song song\" ở khu vực trung tâm thành phố Thiên Tân là kết quả cộng hưởng của nền văn minh sông Hải Hà và văn hóa thuộc địa. Thiết kế đô thị là khâu gắn bó mật thiết nhất với không gian đô thị trong toàn bộ quá trình quy hoạch, đồ án quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kết cấu đô thị. Nếu đồ án quy hoạch chọn phương án "thành phố cắt dán (Collage City)" thì kết cấu đô thị sẽ tiếp diễn như một gen di truyền, nếu đồ án quy hoạch lựa chọn sự bứt phá thoát khỏi kết cấu đô thị gốc sẽ dẫn đến sự "đột biến" trong kết cấu đô thị.] [**(5) Định hướng thiết kế cảnh quan đô thị dựa theo văn hóa đô thị.** Mặc dù quy hoạch đô thị không liên quan đến việc thiết kế phong cách cảnh quan, nhưng vẫn cần phải có các yêu cầu cơ bản trong việc thiết kế cảnh quan đô thị. Hình thức bên ngoài, chẳng hạn như diện mạo và cảnh quan thành phố, là phương tiện để bộc lộ đặc trưng riêng của thành phố, khái niệm văn hóa, định hướng giá trị và ý nghĩa biểu tượng chứa đựng trong cảnh quan là những yếu tố quan trọng cấu thành nên văn hóa đô thị. Cho dù đó là bố cục hay phong cách kiến trúc, hay là màu sắc, tất cả đều truyền tải nét văn hóa đô thị. Được định hướng bởi văn hóa đô thị, việc thiết kế và xây dựng cảnh quan đô thị không chỉ phản ánh đặc điểm, sự đa dạng của các kiến trúc mà còn thể hiện ý nghĩa và tinh thần của văn hóa đô thị.] [**(6) Diễn giải quan điểm cơ bản văn hóa đô thị thông qua các yếu tố môi trường đô thị.** Các yếu tố môi trường đô thị bao gồm các yếu tố cảnh quan mềm và cứng. Các yếu tố cảnh quan mềm chủ yếu đề cập đến thảm thực vật đô thị. Giữa các thành phố sẽ có thảm thực vật khác nhau do ảnh hưởng của điều kiện địa lý khác nhau, cây cối, hoa cỏ trong thảm thực vật đều có ý nghĩa văn hóa cụ thể. Do đó, việc lựa chọn thảm thực vật ở các khu vực đô thị có tác động quan trọng đến môi trường văn hóa của nó. Các yếu tố cảnh quan cứng đề cập đến vỉa hè, hàng rào, lan can, biển báo và bốt điện thoại, v.v. Những bộ phận này đều nằm trong phạm vi cuộc sống hàng ngày của mọi người. Đây cũng là một lĩnh vực có thể nhận diện trực quan, có thể phản ánh trực tiếp nhất sắc thái của văn hóa đô thị.] **[6.1 Tổng quan về đất đô thị ]** ============================================== **[6. 1.1. Khái niệm về đất đô thị]** ------------------------------------------------- [Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người, là nơi điều khiển các hoạt động xã hội của con người. Quản Trọng - một học giả thời Xuân thu chiến quốc cổ đại đã từng nói rằng: "Đất đai là nguồn gốc của vạn vật và là gốc rễ của mọi sự sống". Trong xã hội hiện đại, đất đai là yếu tố sản xuất cơ bản cho các hoạt động như nông nghiệp, khai thác mỏ hay phát triển không gian. William Petty cho rằng lao động là "cha của của cải" và đất đai là "mẹ của của cải".] [Đất đô thị là tên gọi chung của loại đất đai được giao các mục đích sử dụng, chức năng nhất định trong ranh giới hành chính của đô thị (bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn), là không gian cần thiết để quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị và đáp ứng các chức năng của nó. Các hoạt động xây dựng công trình đô thị như nhà máy, nhà ở và công viên đều được thực hiện trên những khu đất này tùy vào mục đích & chức năng. Sau khi quy hoạch và phân bổ đất cho các mục đích & chức năng khác nhau, các tài nguyên đất đai này có thể được vận hành một cách tổng thể và có tổ chức.] [Nói một cách khái quát, đất đô thị là đất đã hoặc sẽ được xây dựng, sử dụng, bao gồm cả đất đã nằm trong khu vực được chỉ định xây dựng đô thị và đất chưa được phát triển, xây dựng trong ranh giới hành chính của đô thị. Đất đô thị bao gồm cả đất xây dựng và đất phi xây dựng trong khu vực quy hoạch đô thị được xác định theo Luật Quy hoạch đô thị, như: đất ở tại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, đất sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, đất xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; đất nông nghiệp, đất làm vườn, đất lâm viên; đất di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh; đất ngoại thành, ngoại thị, đất chưa sử dụng được quy hoạch để phát triển đô thị\.... Để thích ứng với yêu cầu đa dạng chức năng đô thị, đất đô thị có thể được chỉ định phát triển nhân tạo hoặc có thể duy trì trạng thái tự nhiên nhất định.] [Quy hoạch sử dụng đất đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch đô thị, đồng thời cũng là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch không gian lãnh thổ. Thông qua quá trình quy hoạch, quy mô và phạm vi đất đô thị sẽ được xác định cụ thể, đồng thời phân chia theo các mục đích sử dụng đất, tổ hợp chức năng và cường độ sử dụng đất để đạt được mục tiêu sử dụng đất hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất.] [Là nguồn tài nguyên cơ bản, đất đai có giá trị và ý nghĩa đặc biệt của quốc gia. Tuy không rộng lớn nhưng quỹ đất sẵn có của Việt Nam lại không nhiều. Khi dân số tăng lên, một lượng lớn đất được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp và diện tích đất canh tác trên toàn quốc đã đi vào xu thế giảm dần qua từng năm.] **[6.3.2 phân loại tính chất cho sử dụng đất đô thị tại Việt Nam]** ------------------------------------------------------------------------------- **[Quy chuẩn]** [Ở Việt Nam hiện nay, Bộ Xây dựng phân loại đất đô thị theo tỷ lệ bản đồ ở 3 loại cấp độ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị: quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch chi tiết đô thị.] [- Tại đồ án quy hoạch chung đô thị, phân loại thành 3 nhóm chức năng chính: 1. Khu đất dân dụng, 2. Khu đất ngoài dân dụng, 3. Khu đất nông nghiệp và chức năng khác. Trong mỗi nhóm chức năng, phân chia thành các loại chức năng sử dụng đất. Số lượng các chức năng sử dụng đất tăng lên ở 2 nhóm chức năng: khu đất dân dụng và khu đất ngoài dân dụng theo cấp độ bản đồ, từ tỷ lệ 1/10.000 đến 1/5.000.][^1^](#fn1){#fnref1.footnote-ref} [- Trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị - tỷ lệ 1/5.000 và 1/2.000 phân chia thành chức năng sử dụng của ô phố/ ô đất với 30 loại.] [- Đồ án quy hoạch chi tiết đô thị - tỷ lệ 1/500 phân chia thành 13 nhóm chức năng sử dụng đất: 1. Đất nhà ở, 2. Đất công trình hạ tầng xã hội, 3. Đất công trình sản xuất công nghiệp, TTCN, kho tàng, 4. Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo (trường cao đẳng, đại học, học viện, cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác), 5. Đất cơ quan trụ sở, 6. Đất công trình dịch vụ, 7. Đất công trình dịch vụ du lịch, 8. Đất công trình di tích, tôn giáo, 9. Đất cây xanh chuyên dùng, 10. Đất cây xanh sử dụng hạn chế, 11. Đất đường giao thông, 12. Bãi đỗ xe và 13. Đất nghĩa trang. Trong đó, 2 nhóm (nhóm đất nhà ở và nhóm đất công trình xã hội) phân chia lần lượt thành 8 loại chức năng sử dụng của lô đất. Nhóm đất nhà ở được chia thành: Đất nhà ở liền kề, Đất nhà ở biệt thự, Đất nhà ở chung cư, Đất nhà ở chung cư hỗn hợp, Đất nhà ở làng xóm đô thị hóa. Nhóm đất công trình hạ tầng xã hội được chia thành: Đất văn hóa (gồm cả khu sinh hoạt cộng đồng), Đất y tế, Đất giáo dục, Đất thể dục thể thao, Đất cây xanh sử dụng công cộng.] [Có thể thấy, cách phân loại đất đô thị ở Việt Nam cơ bản theo chức năng sử dụng đất với thuộc tính của công tác quy hoạch. Số lượng chức năng sử dụng đất đô thị tăng dần, nói cách khác là được cụ thể hóa dần theo mức độ chi tiết của bản đồ quy hoạch. Bản đồ càng lớn về tỷ lệ càng phân ra nhiều chức năng sử dụng đất hơn, hướng đến sự cụ thể cho công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị.] [Cách phân loại đất đô thị nói riêng và đất xây dựng đô thị & nông thôn nói chung ở Việt Nam được quy định tại hệ thống văn bản dưới luật gồm: (1) Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng -- đó là "Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng" (gọi tắt của cụm từ "quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn). (2) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng. Trong đó, ở khía cạnh đất xây dựng, thông tư hướng dẫn chủ yếu phân loại tính chất sử dụng đất, còn Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hướng dẫn và quy định các yếu tố kỹ thuật trong việc sử dụng đất khi xây dựng: tỷ lệ đất/người, mật độ xây dựng, tầng cao công trình\...] **7.1 Chức năng, đặc điểm của quy hoạch chung** =============================================== 7.1.**1. Quy hoạch** chu**ng và quy hoạch** **chiến lược** ---------------------------------------------------------- **Đặc điểm** Quy hoạch chung đô thị là "một kế hoạch tổng thể, dài hạn và là cương lĩnh để phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị\". Cốt lõi của nó là giải quyết các mục tiêu phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định và các cách để đạt được mục tiêu này. Lấy ví dụ, Vào tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch chung, Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh gồm: (1)Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường Vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên; (2) Khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội. Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của khu phố cổ, khu phố cũ, Hồ Gươm, Hồ Tây, Thành cổ... Khu Nội đô mở rộng giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ, là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại;(3) Khu mở rộng phía Nam sông Hồng từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4 gồm chuỗi các khu đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Là khu vực phát triển dân cư mới đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của vùng, quốc gia; (4)Khu mở rộng phía Bắc sông Hồng, Nam sông Cà Lồ, gồm 3 khu vực chính: Khu đô thị Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5 và quốc lộ 1; Khu đô thị Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì, hình thành khu thể thao mới thành phố Hà Nội và Quốc Gia (phục vụ ASIAD), trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội (EXPO) và vui chơi giải trí của Thành phố; Khu đô thị Mê Linh - Đông Anh phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh; (5)Khu vực hai bên Sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô. Khai thác, kế thừa Quy hoạch Cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (đã được Thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu) tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua Thành phố, ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa - đô thị Hồ Tây - Cổ Loa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây - Cổ Loa; (6)5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 vạn đến 75 vạn người/1 đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ... Trong đó Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và vùng. Sơn Tây là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế -- xã hội cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội, là đô thị văn hóa lịch sử du lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Xuân Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội. Phú Xuyên là đô thị vệ tinh phía Nam của Thủ đô, phát triển công nghiệp, kho tàng, các dịch vụ trung chuyển, đầu mối phân phối, tiếp vận hàng hóa và Logistics phân phối nông sản vùng. Sóc Sơn là đô thị cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, là đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc. (đây là vd về các mục tiêu phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định) SV lấy thêm vd về các cách để đạt được mục tiêu này, bao gồm các định hướng chiến lược, trọng điểm chiến lược, biện pháp Theo các thể chế quy hoạch đô thị Anh quốc, Tây Âu và Bắc Mĩ, quy hoạch chung đô thị (Master planning) là sự sắp xếp chiến lược phát triển và kế hoạch phát triển mang tính chiến lược của đô thị, là quá trình xây dựng chiến lược phát triển đô thị với cốt lõi là triển khai không gian. **Sự hình thành quy hoạch mang tính chiến lược** Không có định nghĩa thống nhất về quy hoạch chiến lược (Strategy Plan). Tên gọi, mục đích, nội dung và chức năng của quy hoạch chiến lược ở nhiều quốc gia cũng khác nhau, chẳng hạn như Chiến lược phát triển không gian của Anh (The Spatial Development Strategy For Greater London), Quy hoạch chung của Mỹ (Master Planning) và Quy hoạch chung sử dụng đất đô thị của Đức (Landesentwicklungsplan), Quy hoạch vùng của Nhật Bản, Quy hoạch đề cương của Singapore (concept plan) và Chiến lược phát triển đô thị cảng/vùng ngoại ô đô thị của Hồng Kông đều là các quy hoạch phát triển mang tính chiến lược. Các quy hoạch này tập trung vào phát triển dài hạn và triển khai chiến lược vĩ mô đối với các đô thị và vùng, thể hiện định hướng phát triển chung trong giai đoạn dài hạn, đồng thời cung cấp khung chính sách không gian tổng thể có thể định hướng cho các công tác hiện tại. A map of singapore with different colored areas Description automatically generated Quy hoạch đề cương của Singapore (concept plan) ![A map of a city Description automatically generated](media/image2.jpg) Quy hoạch chung sử dụng đất đô thị của Đức: Ví dụ Landesentwicklungsplan Berlin-Brandenburg ((LEP B-B)) Trong thế kỷ 20, khu vực địa lý dành cho dân cư đô thị và các hoạt động kinh tế được mở rộng nhanh chóng, lĩnh vực quy hoạch dần nhận ra sự cần thiết trong việc phải kiểm soát và định hướng phát triển đô thị từ phạm vi rộng hơn và tầm nhìn dài hạn hơn. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, người ta chú trọng hơn đến việc tích hợp quy hoạch chiến lược/ phát triển không gian với quy hoạch vùng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung của nó được mở rộng đến phạm vi lớn hơn ở các cấp độ không gian khác nhau. Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện quy hoạch đô thị và vùng, đồng thời cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện nghiên cứu và thực hành quy hoạch chiến lược. Sau Thế chiến thứ hai, quy hoạch đô thị của Anh chủ yếu dựa vào Đạo luật Quy hoạch đô thị và nông thôn ban hành năm 1947, với trọng tâm chính là xây dựng Quy hoạch sử dụng đất (Land Use Plan). Tuy nhiên đây là kế hoạch được đánh giá là thiếu tính linh hoạt nên vẫn còn nhận về nhiều nghi ngờ. Quy hoạch cấu trúc (Structure Plan) được soạn thảo vào năm 1965 và trở thành luật vào năm 1968 - "Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 1968" (Town and Country Planning Act of 1968), cuối cùng được khẳng định vào năm 1971 khi Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi. Theo Đạo luật năm 1971 này, quy hoạch đô thị ở Anh được chia thành hai cấp độ, một là quy hoạch cấu trúc (Structure Plan) và hai là quy hoạch địa phương (Local Plan). Năm 2004, Vương quốc Anh đã thông qua "Đạo luật Quy hoạch và Mua cưỡng chế đất đai" (Planning and Compulsory Purchase Act of 2004), trong đó có những điều chỉnh lớn đối với hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn. Quy hoạch cấu trúc (Structure Plan) ban đầu được thay thế bằng chiến lược phát triển không gian (The Spatial Development Strategy), quy hoạch địa phương sau đó được thay đổi thành khuôn khổ/khung phát triển địa phương theo luật Đạo luật "Đường lối địa phương năm 2011" (Localism Act of 2011). Tất cả đều chú trọng hơn vào các khía cạnh chiến lược và thực tiễn của việc quy hoạch trong quá trình xây dựng các yêu cầu. Thời đại mới đòi hỏi các hình thức quy hoạch đô thị và vùng mới, do đó quy hoạch cũng phải thay đổi. Tuy vậy, dù đã đổi tên nhưng hệ thống quy hoạch hai cấp vẫn được Anh quốc giữ nguyên trong hơn 50 năm gần đây. Đã có những sự phát triển tương tự ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc. Ủy ban Quy hoạch Thủ đô Úc đã hoàn thành quá trình nghiên cứu quy hoạch phát triển mang tính chiến lược, được gọi với cái tên "Tomorrow's Canberra" từ năm 1965 đến năm 1970. Quá trình xây dựng quy hoạch chiến lược đã trải qua nhiều thăng trầm. Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, quy hoạch chiến lược (phát triển) không gian bước đến bờ vực sụp đổ do phổ biến của chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tân tự do trong thời đại Reagan và Thatcher. Tuy nhiên, khi quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập vùng ngày càng sâu sắc, cạnh tranh đô thị trên toàn thế giới trở nên khốc liệt, các đô thị phải đối mặt với những thách thức thay đổi nhanh chóng. Để tìm kiếm một môi trường sống và cơ hội phát triển thuận lợi hơn, quy hoạch chiến lược không gian cho các đô thị, khu vực, quốc gia và thậm chí xuyên biên giới đã nhận được sự quan tâm sâu rộng chưa từng có. Các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến việc đề xuất một kế hoạch đầy đủ cho lý tưởng của sự phát triển trong tương lai mà còn phải chú trọng đến các lộ trình thực hiện khả thi. Năm 1983, Hiến chương Châu Âu về Quy hoạch vùng và Không gian (European Regional/Spatial Planning Charter 1983) được xuất bản chính thức[^2^](#fn2){#fnref2.footnote-ref}. Đây là một tài liệu quan trọng cho sự phục hưng của quy hoạch không gian. Kể từ những năm 1990, quy hoạch chiến lược đã trải qua quá trình phục hưng, tạo ra làn sóng làm tiền đề cho quá trình xây dựng quy hoạch chiến lược chung/phát triển không gian chung. *Tầm nhìn Phát triển không gian Châu Âu* được thông qua năm 1999 (European Spatial Development Perspective, viết tắt là ESDP)trên cơ sở của *Đại cương về hệ thống và chính sách quy hoạch không gian châu âu* (The EU Compendium of Spatial Planning Systems and Policies) đã trở thành một kế hoạch mang tính bước ngoặt và có tác động sâu sắc đến phát triển đô thị châu Âu. Gần như đồng thời với sự hồi sinh của quy hoạch chiến lược ở các nước phương Tây, Trung Quốc cũng bắt đầu nghiên cứu, thực hành và thảo luận về quy hoạch chiến lược/phát triển không gian chung. Kể từ khi Quảng Châu triển khai nghiên cứu quy hoạch chiến lược vào năm 2001, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Dương, nhiều tỉnh lỵ, thậm chí nhiều thành phố vừa và nhỏ đã tiến hành nghiên cứu quy hoạch chiến lược. Quy hoạch chiến lược hoàn toàn chưa được thể chế hóa trong hệ thống quy hoạch đô thị tại Việt Nam. Công tác quy hoạch chiến lược hiện nay được thực hiện trong nước là nhằm mục đích nghiên cứu định hướng chiến lược về nhu cầu phát triển chung của đô thị, và đó vẫn chưa phải là một quy hoạch theo luật định. Nhiều đô thị sử dụng kết quả nghiên cứu chiến lược để định hướng quy hoạch tổng thể. **7.1.2 Sự Phát triển của quy hoạch chung ở Việt Nam** ------------------------------------------------------ **Quy hoạch chung Hà Nội 30 năm trở lại đây** SV tự tổng hợp có thi **Yêu cầu về quy hoạch chung trong thời kỳ mới** Lewis Mumford đã chỉ ra rằng "điều thực sự ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị là những thay đổi sâu sắc về chính trị và kinh tế". Nhìn lại sự phát triển của các thành phố hiện đại, khái niệm phát triển đô thị sẽ chứa đựng và phản ánh định hướng giá trị của sự phát triển xã hội trong một thời kỳ nhất định, đồng thời có tác động lớn đến tư duy quy hoạch chung đô thị, đến các ý tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề, cũng như trọng tâm và nội dung quy hoạch. Hiện nay, quy hoạch chung ở Việt Nam đang đứng trước môi trường phát triển vĩ mô mới, cần thiết lập các ý tưởng, khái niệm định hướng cho sự phát triển khoa học và hợp lý của các thành phố. Đây không chỉ là cốt lõi của việc xây dựng đúng chiến lược phát triển đô thị mà còn là tiền đề định hướng phát triển công tác quy hoạch chung. **Khái niệm phát triển bền vững.** Thúc đẩy phát triển bền vững là chiến lược cơ bản để phát triển đô thị và cũng là ý tưởng chiến lược cơ bản mà quy hoạch đô thị phải tuân theo. Đô thị là khu vực tập trung con người, kinh tế, xã hội và các hoạt động nhiều nhất. Sự phát triển bền vững của đô thị có tầm quan trọng to lớn đối với việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của toàn nhân loại. Từ góc độ phát triển bền vững các khu định cư của con người, cần phải lên kế hoạch phối hợp trong tương lai trên nhiều lĩnh vực như nhà ở, môi trường và tài nguyên đất đai, cơ cấu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng, mô hình tiêu dùng, bảo tồn năng lượng xây dựng, nền tảng văn hóa và phát triển xã hội, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục. **Đồng bộ hóa thành thị và nông thôn.** Sự đồng bộ giữa thành thị và nông thôn là yếu tố quan trọng để xây dựng nên một xã hội bền vững. Quy hoạch đô thị và nông thôn/quy hoạch đô thị và vùng là phương tiện quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chiếm giữ vị trí vô cùng quan trọng trên nhiều khía cạnh. Hiện nay, quá trình phát triển thành thị và nông thôn của Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề, thể hiện ở sự phân hóa dân cư, chiếm dụng đất canh tác, khoảng cách thành thị - nông thôn, vấn đề môi trường, cạn kiệt tài nguyên\.... Quy hoạch cần chú ý hơn đến quy hoạch /tổng thể hệ thống đô thị nông thôn và phối hợp phát triển vùng; tăng cường lập phương án khoa học và tìm tòi nghiên cứu bố cục phát triển đô thị hợp lý, chuyên sâu; tăng cường bảo vệ các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái như đất xanh đô thị, địa hình tự nhiên, thảm thực vật, hệ thống nước và vùng đất ngập nước; tăng cường bảo tồn đối với di sản lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; tăng cường tính cởi mở trong việc xây dựng quy hoạch trực quan và giám sát dư luận xã hội trong quá trình thực hiện quy hoạch, v.v. **Phát triển khoa học và Yêu cầu đối với công tác quy hoạch chung trong thời kỳ mới**. Quan điểm phát triển khoa học được đưa ra trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình phát triển lâu dài của Việt Nam. Quan điểm phát triển khoa học ủng hộ sự nắm bắt hợp lý, hiểu biết đúng đắn toàn diện về ý nghĩa của "phát triển" để đạt được mục tiêu phát triển cân bằng về dân số, xã hội, kinh tế, tài nguyên và môi trường. Quy hoạch chung thể hiện khái niệm phát triển khoa học từ góc độ xây dựng sự phối hợp giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, sinh thái, không gian, thể chế, phối hợp thời gian và không gian, thực hiện các mục tiêu khoa học về phát triển và sắp xếp tổng thể bộ phận không gian làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội đô thị. Trên phương diện phương pháp xây dựng, cần tăng cường nghiên cứu nghiên cứu các vấn đề đô thị và vùng, nghiên cứu chính sách đô thị để nâng cao tính khoa học của phương pháp xây dựng. Trong quá trình chuyển đổi hệ thống kinh tế của Việt Nam thì quy hoạch chung, ngoài việc phát huy hiệu quả vai trò cơ bản của thị trường trong phân bổ nguồn lực, còn cần nhận thức được những hạn chế của tác động từ thị trường, phát huy tối đa tác dụng tổng thể, toàn diện và chiến lược của quy hoạch đô thị. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh tác dụng tổng thể, toàn diện và mang tính chiến lược của quy hoạch chung trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện, đồng bộ và bền vững của nền kinh tế và xã hội. Trên phương diện xây dựng nội dung, cần phản ánh các yêu cầu sau: 1. Bảo tồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, mức tiêu thụ/tiêu dùng hiệu quả, hài hòa xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của xã hội, kinh tế và môi trường, xây dựng theo định hướng tiết kiệm hiệu quả. Sự phát triển của các đô thị phải được kết hợp với điều kiện quốc gia về tình trạng thiếu hụt tài nguyên và năng lượng, đồng thời phải coi việc bảo tồn đất, nước và sử dụng toàn diện/tuần hoàn các nguồn năng lượng là điều kiện tiên quyết cho phát triển đô thị.Phát triển đô thị phải tích cực ứng phó với mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Việt Nam với môi trường sinh thái mong manh, đồng thời thiết lập khái niệm văn minh sinh thái và phát triển bền vững, lấy yếu tố thân thiện với môi trường làm yêu cầu cơ bản trong phát triển đô thị, hiểu rõ đặc điểm các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Con đường phát triển đô thị phải thích ứng với yêu cầu công nghiệp hóa mới, tích cực phát triển nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả cao, tiêu thụ thấp. 3. Thúc đẩy sự hòa hợp xã hội là nguyên tắc cơ bản của phát triển đô thị, xem xét toàn diện trên các khía cạnh về giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở, việc làm, v.v. Chú trọng đến công bằng xã hội và bảo vệ lợi ích công cộng, đồng thời tập trung điều phối mối quan hệ giữa các bên liên quan. Bố trí hợp lý các dịch vụ công cộng, công trình phúc lợi, xây dựng nhà ở và phát triển giao thông gắn liền với đời sống nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc hướng tới con người, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của nhân dân, cải thiện toàn diện môi trường sống đô thị, giữ vững ổn định xã hội và an toàn công cộng. **7.1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch chung và các quy hoạch liên quan** ---------------------------------------------------------------------- **Quy hoạch chung và quy hoạch vùng** Quy hoạch chung và quy hoạch vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cả hai đều là sự bố trí chung/tổng thể để phát triển một khu vực địa lý cụ thể dựa trên các định hướng và mục tiêu phát triển dài hạn rõ ràng, tuy nhiên chúng khác nhau về phạm vi, trọng tâm cũng như chiều sâu của nội dung quy hoạch. Quy hoạch vùng là cơ sở quan trọng cho quy hoạch chung. Một đô thị/khu đô thị luôn gắn liền với một vùng nhất định tương ứng với nó. Ngược lại, trong phạm vị một vùng nhất định cũng phải có các đô thị/hệ thống đô thị tương ứng với vai trò làm trung tâm/cực tăng trưởng. Phát triển kinh tế vùng quyết định sự phát triển của các đô thị. Và phát triển đô thị cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của vùng. Vì vậy, quy hoạch chung đô thị phải tập trung vào/căn cứ vào quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển kinh tế vùng, nếu không sẽ khó nắm bắt được phương hướng phát triển cơ bản, tính chất, quy mô của đô thị cũng như cách bố trí, cấu trúc của đô thị. Trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị các cấp ở Việt Nam không chỉ vượt qua những tính biệt lập về mặt không gian của chính phạm vi đô thị đó (điểm đô thị) mà còn có sự mở rộng trên một vùng địa lý/không gian (Spatial) nhất định. Cách bố trí các yếu tố chức năng của chúng phát triển lan tỏa hoặc nhảy cóc tới các khu vực ngoại vi xung quanh, điều này thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa quy hoạch chung và quy hoạch vùng. Khi xây dựng quy hoạch đô thị ở những địa phương chưa triển khai quy hoạch vùng, trước tiên phải tiến hành phân tích phát triển đô thị theo vùng để cung cấp cơ sở khoa học xác định tính chất, quy mô và cơ cấu bố cục của đô thị. Phân tích phát triển đô thị theo vùng là dự đoán xu hướng tăng trưởng dân số của các đô thị trong vùng, đồng thời lên kế hoạch phân bổ các điểm dân cư đô thị hợp lý, căn cứ vào điều kiện khác nhau của từng đô thị trong vùng để xác định sơ bộ tính chất, quy mô, định hướng phát triển và phân công lao động giữa các thị trấn, thành phố. Các kết nối sẽ được sẽ được lên kế hoạch đề cương với phạm vi vùng và cụ thể hóa hơn nữa vơi phạm vi bao gồm đô thị và ngoại ô đô thị đó (urban+Suburban). Theo đó, Quy hoạch chung phải gắn liền với quy hoạch vùng, từ góc độ hiểu vùng, xác định khuôn khổ tổng thể về bố trí các ngành sản xuất, cơ sở hạ tầng và điểm dân cư. Bố cục giao thông, điện, cấp thoát nước và các hạ tầng khác trong quy hoạch chung cần được kết nối và đồng bộ với cách bố trí quy hoạch vùng. Trong quá trình thực thi và quản lý các nội dung quy hoạch chung, có thể cần phải thực hiện một số sửa đổi, bổ sung cần thiết so với quy hoạch vùng ban đầu. **Quy hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia** Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam bao gồm kế hoạch ngắn hạn hàng năm, kế hoạch trung hạn 5 đến 10 năm và kế hoạch dài hạn trên 10 năm, được tổ chức và biên soạn chủ yếu bởi Bộ kế hoạch và đầu tư. Đây là một kế hoạch toàn diện để chính quyền trung ương và địa phương định hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội từ cấp độ vĩ mô. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đã từng chuyển đổi từ quy hoạch phát triển công nghiệp cụ thể, vi mô và mang tính chỉ tiêu sang quy hoạch vĩ mô, tổng thể và toàn diện. Hiện nay, nội dung của nó bao gồm mọi thứ từ sản xuất, lưu thông, tiêu dùng đến tích lũy, từ các chỉ tiêu phát triển đến đầu tư xây dựng cơ bản, từ phát triển cục bộ đến phát triển vùng, từ phát triển và sử dụng tài nguyên đến phân bổ lực lượng sản xuất, v.v. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để xây dựng quy hoạch chung đô thị và là văn kiện hướng dẫn các công tác xây dựng, điều chỉnh quy hoạch chung. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào nghiên cứu và xây dựng các mục tiêu, chính sách vĩ mô ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của đô thị, trong khi quy hoạch chung nhấn mạnh đến việc triển khai không gian trong các giai đoạn quy hoạch. Cả hai bổ trợ cho nhau và cùng định hướng cho phát triển đô thị. Quy hoạch chung xây dựng (ngắn/trung hạn 5-10 năm) về nguyên tắc phải phù hợp với thời hạn hoạch định của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị. Trong quá trình xác định quy mô, tốc độ phát triển và các dự án phát triển trọng điểm phát triển đô thị một cách hợp lý, nó cần được triển khai trong các sắp xếp bố cục mang tính phác thảo trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia như phác thảo phân bổ nguồn lực đất đai và bố trí không gian đô thị/công nghiệp và nông thôn. **Quy hoạch chung và quy hoạch sử dụng đất** Về nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung, đều bao quát trong một phạm vi địa lý nhất định, căn cứ vào yêu cầu phát triển bền vững của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Cả 2 quy hoạch đều đưa ra các sắp xếp, bố trí tổng thể việc phát triển, sử dụng, quản lý và bảo vệ đất đai về mặt không gian và thời gian là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác kiểm soát việc sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất thuộc về quy hoạch sử dụng đất vĩ mô, là công tác triển khai tổng thể toàn diện việc sử dụng diện tích đất thuộc thẩm quyền của chính quyền nhân dân các cấp cũng như việc phát triển, cải tạo, bảo vệ đất theo quy định của pháp luật. Sau khi Luật Quản lý đất đai của Việt Nam được ban hành, công tác quy hoạch từ trên xuống do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và đang dần dần hướng tới tiêu chuẩn hóa. Căn cứ vào đơn vị hành chính của Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất đại thể được chia thành 4 cấp: (1) Quốc gia, (2) Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, (3) Thành phố trực thuộc tỉnh, (4) Thị trấn thị xã trực thuộc tỉnh. Quy hoạch các cấp từ trên xuống dưới phải được kết nối chặt chẽ: quy hoạch cấp trên là **Cơ sở chỉ đạo** cho quy hoạch cấp dưới; quy hoạch cấp dưới là **Cơ sở thực hiện** quy hoạch cấp trên. \"Luật quản lý đất đai của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam\" quy định nguyên tắc xây dựng quy hoạch sử dụng đất là: bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, kiểm soát việc chiếm dụng đất nông nghiệp bằng các công trình phi nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua việc sắp xếp chung cho các loại đất trong vùng, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm sử dụng đất bền vững, cân bằng giữa việc chiếm dụng và bảo vệ đất canh tác. Quy hoạch chung và quy hoạch sử dụng đất có cùng một đối tượng quy hoạch, là sử dụng đất trong một khoảng thời gian nhất định và trong một địa bàn hành chính nhất định. Tuy nhiên, 2 quy hoạch này khác nhau về nội dung và chức năng. Quy hoạch sử dụng đất là việc quy hoạch và triển khai sử dụng đất từ góc độ phát triển, sử dụng và bảo tồn đất đai, trong đó việc bảo vệ đất canh tác lương thực là nhiệm vụ quan trọng. Quy hoạch chung là sự sắp xếp việc sử dụng đất từ góc độ chức năng đô thị và cải thiện cơ cấu. Vì vậy, có sự khác nhau về mục tiêu quy hoạch, nội dung quy hoạch, phương pháp quy hoạch và phân chia các loại hình sử dụng đất. Quy hoạch chung và quy hoạch sử dụng đất phải đồng bộ trong thể chế và cơ chế quản lý. Quy hoạch chung cung cấp cơ sở vĩ mô cho quy hoạch sử dụng đất để xác định cơ cấu sử dụng đất của khu vực địa lý đô thị, còn quy hoạch sử dụng đất sẽ đảm bảo không gian phát triển của đô thị thông qua việc kiểm soát việc sử dụng đất. Quy mô đất xây dựng đô thị trong quy hoạch chung không được vượt quá quy mô đất xây dựng được xác định trong quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt với các điều kiện tại Việt Nam, Quy hoạch chung có nhiệm vụ bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là bảo vệ đất canh tác lương thực cơ bản - đất ruộng/đất trồng lúa. **7.2 Nhận diện và nghiên cứu quy hoạch chung** =============================================== Đô thị là một hệ thống mở khổng lồ và đầy phức tạp. Sự phát triển của nó là kết quả tổng hợp của các yếu tố bên trong như xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ và các điều kiện bên ngoài khác. Như lời tuyên bố mở đầu của Hiến chương Athens đã nêu rõ:\"Đô thị và nông thôn hòa vào nhau thành một thể, mỗi loại lại là nhân tố tạo nên cái gọi là **đơn vị của vùng**\". \"Đô thị là một phần của đơn vị vùng. Địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của một lãnh thổ/ quốc gia, dựa vào những đơn vị vùng này để phát triển. Vì vậy, chúng ta không thể nghiên cứu các đô thị tách biệt với các vùng trực thuộc\". Khi xây dựng quy hoạch chung phải nghiên cứu **bối cảnh phát triển vùng, sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xác lập các mục tiêu phát triển đô thị dựa trên sự phát triển toàn diện về xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học toàn vùng. Phân tích chính xác chức năng và tính chất của đô thị, dự đoán quy mô có thể phát triển của đô thị và cơ cấu phát triển không gian đô thị trong một giai đoạn phát triển nhất định**, từ đó đề xuất các chiến lược, biện pháp điều chỉnh và kiểm soát hợp lý để quy hoạch chung có thể được thiết lập một cách khoa học trên cơ sở đáng tin cậy. **7.2.1 Nội dung của phát triển đô thị** ---------------------------------------- Cốt lõi của phát triển đô thị là giải quyết các mục tiêu phát triển đô thị trong một thời kỳ nhất định và cách thức để đạt được mục tiêu này. Nội dung của phát triển đô thị nhìn chung bao gồm việc xác định mục tiêu chiến lược, trọng tâm chiến lược và các biện pháp chiến lược. **7.2.1.1 Mục tiêu chiến lược** Mục tiêu chiến lược là cốt lõi của phát triển, đồng thời cũng là định hướng cần được lựa chọn để phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và là các chỉ tiêu dự kiến đạt được trong một khoảng thời gian nhất định trong chiến lược phát triển và quy hoạch chung đô thị. Mục tiêu chiến lược có thể được chia thành nhiều cấp độ, thường bao gồm (1) mục tiêu chung và (2) các định hướng phát triển đô thị rõ ràng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, xây dựng và thường được mô tả bằng các mô tả định tính. Để định hướng tốt hơn việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, ta cũng cần đưa ra những quy định định lượng về các chỉ tiêu phát triển cụ thể cho định hướng phát triển. Các chỉ tiêu cụ thể tương ứng với định hướng phát triển nói chung bao gồm: **Chỉ tiêu phát triển kinh tế**, như các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ tăng trưởng, \...), chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (GDP bình quân đầu người, chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị giá trị sản lượng, \...), chỉ tiêu kết cấu kinh tế (tỉ lệ giữa các ngành),.... **Chỉ tiêu phát triển xã hội**, như chỉ tiêu tổng dân số (tổng quy mô kiểm soát dân số, quy mô dân số thành thị, \...), chỉ tiêu cơ cấu dân số (tỷ lệ dân số thành thị - nông thôn, cơ cấu việc làm\...), chỉ tiêu mức sống vật chất của người dân (diện tích nơi ở bình quần đầu người), chỉ tiêu về đời sống văn hóa, tinh thần. **Chỉ tiêu xây dựng đô** thị bao gồm chỉ tiêu quy mô xây dựng, chỉ tiêu cấu trúc không gian, chỉ tiêu trình độ cung cấp cơ sở hạ tầng, chỉ tiêu chất lượng môi trường. Việc xác định mục tiêu chiến lược phát triển đô thị không chỉ nhắm vào các vấn đề phát triển thực tế mà còn phải hướng tới mục tiêu. Việc nắm bắt được vấn đề cốt lõi và đánh giá các xu hướng vĩ mô là cực kỳ quan trọng, nên việc nghiên cứu chiến lược là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Vấn đề phát triển không gian phải được hiểu từ mối quan hệ giữa sự vận hành tổng thể của nền kinh tế xã hội chứ không chỉ giới hạn trong một lĩnh vực nhất định, không thể đơn giản nói về vấn đề mà chỉ dựa trên vấn đề; cần phân tích các hệ thống như dân số, kinh tế, môi trường, sử dụng đất, giao thông và cơ sở hạ tầng, đưa ra những phát hiện quan trọng để xem xét tương lai của sự phát triển đô thị từ góc độ vùng rộng lớn và dài hạn. **7.2.1.2 Trọng tâm chiến lược** Trọng tâm chiến lược để chỉ những vấn đề có ý nghĩa chung hoặc quan trọng đối với sự phát triển của đô thị. Để đạt được các mục tiêu chiến lược, các trọng tâm chiến lược phải rõ ràng. Trọng tâm chiến lược trong phát triển đô thị liên quan đến các vấn đề của các bộ ngành và khu vực quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và tình hình chung của đô thị. Trọng tâm chiến lược thường thể hiện ở các lĩnh vực sau: **Các lĩnh vực có lợi thế trong cạnh tranh đô thị.** Tuân theo quy luật khách quan của cạnh tranh thị trường, mỗi đô thị cần coi lợi thế của mình là trọng tâm chiến lược, không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình trên cơ sở lợi thế so sánh và nỗ lực chủ động theo đuổi sự đổi mới và phát triển liên tục. Ví dụ, mặc dù một số đô thị có vị trí giao thông vượt trội nhưng chưa chuyển hóa thành lợi thế về vị trí kinh tế. Về vấn đề này, chúng ta nên tập trung vào việc tích hợp các nguồn lực giao thông và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa phát triển giao thông vận tải và bố trí chức năng đô thị. **Xây dựng cơ sở hạ tầng** trong phát triển đô thị. Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất cơ bản, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội; tài nguyên, năng lượng là cơ sở cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là cơ sở để nâng cao chất lượng lực lượng lao động và tạo ra nhân tài; giao thông vận tải là cơ sở cho các hoạt động kinh tế và lưu thông. Vì vậy, công nghệ, năng lượng, giáo dục và giao thông thường được liệt vào danh sách trọng tâm phát triển đô thị. **Kiện toàn các mắt xích yếu** (điểm hạn chế) trong phát triển đô thị. Đô thị là một tổng thể được liên kết hữu cơ và hạn chế lẫn nhau bao gồm nhiều hệ thống khác nhau. Nếu hệ thống hoặc một mắt xích nào đó gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện toàn bộ chiến lược nên sự đảm bảo tính đồng bộ hệ thống hoặc giải quyết khúc mắc ở mắt xích đó cũng sẽ trở thành trọng tâm chiến lược. Ví dụ, với các thành phố bị hạn chế về tài nguyên, thì nên tiến hành phân tích chuyên sâu về khả năng chịu đựng (ngưỡng/sức chứa) của tài nguyên và môi trường trong khu vực. **Định hướng kết cấu không gian và phương hướng mở rộng đô thị**. Quá trình tăng trưởng không gian đô thị phản ánh nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, hướng mở rộng của đô thị, cơ cấu phân bổ không gian và các mối quan hệ về thời gian đều sẽ thay đổi do nhu cầu phát triển đô thị ở các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, Tọng tâm chiến lược được chia theo từng giai đoạn. Khi các điều kiện phát triển bên trong và bên ngoài thay đổi, những mâu thuẫn và các khía cạnh chính của phát triển đô thị cũng sẽ thay đổi, các bộ phận và khu vực phát triển trọng điểm cũng có những sự biến đổi, nên do đó, trọng tâm của chiến lược phát triển đô thị cũng biến đổi theo. Sự chuyển dịch trọng điểm chiến lược thường trở thành cơ sở để phân chia các giai đoạn phát triển đô thị. **7.2.1.3 Biện pháp chiến lược** Các biện pháp chiến lược là các bước và cách thức để đạt được các mục tiêu chiến lược, là quá trình cụ thể hóa các mục tiêu/các trọng điểm chiến lược đang còn tương đối trừu tượng để đưa vào thực tiễn. Các biện pháp chiến lược thường bao gồm các chính sách công nghiệp/kinh tế sản xuất cơ bản, điều chỉnh cơ cấu ngành, thay đổi bố cục không gian và trình tự phát triển không gian, sắp xếp các dự án kỹ thuật lớn,.... Nghiên cứu chính sách đóng vai trò quan trọng trong các biện pháp chiến lược. Các đô thị có môi trường phát triển khác nhau nên việc xây dựng các biện pháp chiến lược phát triển đô thị phải có tính vượt trội để hướng tới tương lai, có tính phù hợp với các vấn đề thực tiễn và có tính linh động chuyển đổi với các khả năng biến động có thể phát sinh trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển. Nó phải được nhìn nhận ở cả góc độ vĩ mô, kết nối với các hoạt động vi mô, đồng thời cũng phải cân nhắc đến yếu tố \"mềm\" trong sự phát triển, bám sát tư tưởng phát triển "mềm"/ linh hoạt trong lộ trình nhưng kiên định cứng rắn với các giá trị quan/mục tiêu. \"Quy hoạch đề cương năm 2001\" của Singapore (Concept Plan 2001) với chủ đề \"Hướng tới một thành phố thịnh vượng đẳng cấp thế giới trong thế kỷ 21", đã đưa ra các mục tiêu phát triển đô thị là: (1) trở thành một đô thị năng động, khác biệt và thú vị, cùng với 7 chiến lược phát triển: \(2) nhà ở mới ở những nơi quen thuộc; \(3) cuộc sống đô thị cao tầng; \(4) thêm nhiều lựa chọn giải trí (không gian xanh, khu bảo tồn thiên nhiên, thể thao, nghệ thuật); \(5) mang lại sự linh hoạt cho các ngành thương mại; \(6) tạo ra một trung tâm thương mại toàn cầu; thiết lập mạng lưới vận chuyển đường sắt dày đặc; \(7) chú trọng đến cá tính đô thị (bao gồm các di sản kiến trúc, các yếu tố tự nhiên và địa danh, vị trí trung tâm). Quy hoạch đề cương này là quy hoạch chiến lược vĩ mô, dài hạn và toàn diện của Singapore trong 40 đến 50 năm tới, phản ánh tham vọng và kế hoạch của Singapore trong tương lai. Trường hợp này cho phép người ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa "cái nhỏ" và "cái lớn", giữa kiểm soát \"vĩ mô\" và định hướng \"cụ thể\", đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ giữa môi trường xây dựng đô thị và khả năng cạnh tranh của đô thị, cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc nhân văn đối với sự phát triển đô thị. **7.2.2. Chức năng đô thị** --------------------------- Các đô thị là các trung tâm của một vùng nhất định. Do vị trí, nhiệm vụ của mỗi đô thị khác nhau nên chức năng giữa chúng cũng sẽ có sự khác biệt. Sự nhận thức hợp lý về chức năng đô thị và xác định tính chất đô thị là tiền đề quan trọng để phát huy vai trò của đô thị trong vùng quyết định những đặc điểm cơ bản nhất và phương hướng phát triển chung của đô thị. Các loại đô thị khác nhau cũng cần có cơ chế nội bộ làm cơ sở cho vật chất, nếu không đô thị sẽ không phát huy được vai trò của mình. **Khái niệm chức năng đô thị** Chức năng đô thị đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của một đô thị trong sự phát triển kinh tế - xã hội vùng. Sự tương tác của các yếu tố chức năng khác nhau trong đô thị là cơ sở của chức năng hướng nội của đô thị. Sự kết nối và vai trò giữa đô thị với bên ngoài (với các đô thị khác trong cùng một vùng và với các đô thị trong một vùng khác) là sự thể hiện của tính tập trung của các chức năng hướng ngoại của đô thị. Chức năng chung Đô thị là một tổng thể tích hợp các chức năng hướng ngoại và các chức năng hướng nội. \"Hiến chương Athens\" đề xuất rằng đô thị có bốn \"hoạt động chức năng\" lớn là cư trú, việc làm, giải trí và giao thông. Cách hiểu này dựa trên nhu cầu cơ bản để hỗ trợ hoạt động của đô thị - được hiểu là các chức năng hướng nội, chứ không phải xem xét vị thế của đô thị trong vùng --không phải là các chức năng hướng ngoại. Chức năng hướng ngoại đô thị được phản ánh qua các sản phẩm, các dịch vụ mà đô thị cung cấp cho thế giới bên ngoài, bao gồm 3 yếu tố cấu thành: \(1) Bộ phận chuyên môn hóa (Khái niệm của kinh tế đô thị sv xem lại chương 3) - bộ phận dịch vụ đối ngoại; \(2) Cường độ chức năng/mức độ chuyên môn hóa của bộ phận dịch vụ đối ngoại, phản ánh mức độ vai trò của chức năng này trong nền kinh tế của thành phố; \(3) Quy mô chức năng - quy mô dịch vụ đối ngoại của một vài chức năng nhất định, phản ánh sự đóng góp của nó đối với nền kinh tế vùng hoặc quốc gia. Việc phân tích chức năng của một đô thị nói chung có thể được xem xét dựa trên thành phần cấu thành chức năng đô thị được liệt kê sau đây: **Chức năng đặc thù và chức năng chung**. Chức năng đặc thù đề cập đến các chức năng đại diện cho đặc điểm đô thị và không phải đô thị nào cũng có, chẳng hạn như trung tâm tài chính, du lịch danh lam thắng cảnh, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, v.v. Các chức năng đặc thù nhìn chung phản ánh tốt hơn bản chất của thành thị. Chức năng chung là những chức năng mà thành phố nào cũng phải có, như các ngành thương mại phục vụ cư dân thành phố, công nghiệp ăn uống, công nghiệp dịch vụ và công nghiệp xây dựng,.... **Chức năng cơ bản và chức năng phi cơ bản**. Chức năng cơ bản đề cập đến các chức năng hướng ngoại, phục vụ khu vực bên ngoài đô thị, trong khi chức năng phi cơ bản đề cập đến các chức năng mà đô thị phục vụ nội bộ cư dân của mình. Chức năng cơ bản là yếu tố chủ yếu để thúc đẩy phát triển tích cực và để định hướng phát triển đô thị. **Chức năng chính và chức năng phụ trợ**. Chức năng chính là chức năng nổi bật nhất của đô thị và có vai trò quyết định trong phát triển đô thị. Chức năng phụ trợ là chức năng phục vụ, bổ trợ cho chức năng chính. Các chức năng đặc thù và chức năng chung của thành phố, chức năng cơ bản và chức năng phi cơ bản, chức năng chính và chức năng phụ trợ, thông thường đan xen với nhau, hình thành nên chức năng chung/tổng thể của đô thị. Mỗi hạng mục ở vế đầu tiên sẽ phản ánh tầm quan trọng trong việc đối ngoại của đô thị, tầm quan trọng đó nằm ở sự đóng góp trực tiếp cho việc xây dựng quốc gia cũng như phát triển kinh tế và xã hội. Các hạng mục ở vế sau, có thể quy nạp về những việc đối nội đô thị, mặc dù không thể phản ánh trực tiếp vai trò, cũng chưa thể biết chúng có thể là động lực/tiềm lực cho việc phát huy các việc đối ngoại đối ngoại của chúng, nhưng chúng sẽ trực tiếp hạn chế hoạt động phối hợp và phát triển có trật tự của toàn đô thị, đồng thời có những tác động không nhỏ đến các hạng mục ở vế trước. **Phân loại chức năng đô thị** Phân loại chức năng đô thị được tiến hành để xác định tính chất của đô thị. Thông thường, Quy hoạch chung xác định các chức năng chủ đạo bằng cách phân tích giá trị sản lượng hiện tại và tương lai, bằng việc đánh giá tỷ lệ cơ cấu việc làm của từng thành phần kinh tế, cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng chức năng. Đây cũng là cơ sở chính cho phân tích tính chất của đô thị. Việc phân loại chức năng đô thị hơn thường bao gồm các phương pháp mang tính đại diện sau. **Phân loại theo chức năng làm trung tâm hành chính các cấp** Các đô thị được phân chia theo cấp hành chính: Thủ đô - thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh - thành phố trung tâm vùng, thị trấn, thị xã - trung tâm huyện,.... Loại đô thị này thường có chức năng làm trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giao thông và một số chức năng khác. Trong số đó, thành phố trung tâm vùng (trực thuộc tỉnh), thị trấn có số lượng nhiều nhất trong số các đô thị ở Việt Nam, là trung tâm phân phối vật tư công - nông nghiệp và là mắt xích kết nối các vùng tài nguyên rộng lớn với các trung tâm công nghiệp, sản xuất và dịch vụ trọng điểm quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thành thị và nông thôn, , các thị xã, thị tứ và làng cũng như mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chúng cũng đều cần được đặt vào nội dung phục vụ cho công tác quy hoạch đô thị. **Phân loại theo chức năng kinh tế** \(1) Đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp. Một đô thị với vai trò làm trung tâm kinh tế tổng hợp không chỉ có chức năng về kinh tế, thông tin, giao thông, v.v. mà còn có chức năng chính của các thể chế phi kinh tế như chính trị, văn hóa, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Chức năng của đô thị loại này liên quan đến phạm vi ảnh hưởng của nó, từ đó lại có thể phân loại ra thành: Các đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp quốc tế hoặc quốc gia như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...; Các đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp vùng hoặc tỉnh như Hạ Long, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai...; Các đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp cho một phạm vi địa lý nhỏ hơn như Bãi Cháy, Vân Đồn, Hội An... Các Đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp như trên nhìn chung có quy mô lớn hơn các đô thị xung quanh, có các ngành dịch vụ phát triển đồng thời vơi công nghiệp, và phức tạp hơn về bố trí không gian và cơ cấu sử dụng đất. \(2) Đô thị với một chức năng kinh tế chính nào đó. Phân chia theo chức năng kinh tế nhất định, ví dụ như các thành phố công nghiệp, các thành phố thương mại, hay các thành phố đầu mối giao thông vận tải.... Đô thị công nghiệp chủ yếu tập trung vào chức năng sản xuất công nghiệp, trong đó đất công nghiệp tổng hợp v?