Bài 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm PDF
Document Details
Uploaded by SaneCharacterization
2021
Tags
Summary
This document is a pharmacology past paper from the year 2021. It covers topics such as the interactions between drugs, especially strychnine and phenobarbital. The paper includes detailed explanations and questions about the mechanisms of action and physiological effects of these drugs.
Full Transcript
Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem BÀI 2: KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG ĐỐI KHÁNG GIỮA 2 DƯỢC PHẨM I. MỤC TIÊU: * Mục tiêu kiến thức - Trình bày được cơ chế tác dụng của Strychnin. - Trình bày được cơ chế chống co giậ...
Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem BÀI 2: KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG ĐỐI KHÁNG GIỮA 2 DƯỢC PHẨM I. MỤC TIÊU: * Mục tiêu kiến thức - Trình bày được cơ chế tác dụng của Strychnin. - Trình bày được cơ chế chống co giật của Phenobarbital - Định nghĩa và phân loại được tính chất đối kháng giữa 2 dược phẩm * Mục tiêu kỹ năng - Khảo sát được tác động đối kháng giữa hai dược phẩm Phenobarbital và Strychnin - Xác định được các giai đoạn ức chế TKTW của Phenobarbital - Xác định được liều điều trị của Phenobarbital có khả năng chống co giật do ngộ độc Strychnin - Xác định giai đoạn kích thích thần kinh trung ương của Strychnin II. NGUYÊN TẮC Hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của 1 trong 2 dược phẩm đó làm giảm hoặc làm mất tác động của dược phẩm kia. Để khảo sát tác động đối kháng giữa Phenobarbital và Strypchnin, dựa vào: - Khảo sát tác động ức chết TKTW của Phenobarbital có khả năng chông co giật - Khảo sát riêng rẽ tác động của Strypchnin và tác động của Strypchnin sau khi tiêm Phenobarbital ở liều thấp vầ liều cao trên chuột thực nghiệm III. Trả lời câu hỏi. 1/ Định nghĩa và phân loại đối kháng dược phẩm - Hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của 1 trong 2 dược phẩm đó làm giảm hoặc làm mất tác động của dược phẩm kia - Phân loại: + Đối kháng dược lý: chất đối kháng gắn cùng receptor với chất chủ vận. + Đối kháng sinh lý: chất đối kháng gắn lên receptor khác chất chủ vận. + Đối kháng hóa học: chất chủ vận gắn trực tiếp lên chất bị đối kháng. - Ý nghĩa trong điều trị: + Tránh phối hợp hai dược phẩm đối kháng dẫn đến làm giảm hiệu lực thuốc. + Giải độc trong trường hợp ngộ độc. 2/ Trình bày cơ chế co giật của Strypchnin Strypchnin đối kháng cạnh tranh với Glycin tại receptor của glycin làm các neuron vận động thoát khỏi ức chế của Glycin làm hạ thấp ngưỡng kích thích, dưới tác động của các yếu tố kích thích sẽ gây cơn co giật Đối kháng dược lý 3/ Trình bày cơ chế chống co giật của Phenobarbital Phenobarbital gắn lên receptor GABA làm tăng thời gian mở kênh Cl-, làm xuất hiện điện thế hậu synap ức chế dẫn đến tăng ngưỡng kích thích của tế bào. Ngoài ra, còn làm giảm hoạt tình của Glutamat. 6 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem 4/ Trình bày cơ chế đối kháng của Phenobarbital và Strypchnin Phenobarbital và Strypchnin là đối kháng sinh lý do: -Phenobarbital gắn lên Rc GABAa -Strychnin gắn lên Rc Glycin 5/Trình bày các nhóm thuốc kích thích TKTW (theo vị trí tác động) -Vỏ não: cafein, theophylin, theotramin… + Tăng hoạt động tự nhiên cơ thể + Giúp giảm mệt mỏi và buồn ngủ -Hành não: kích thích trung tâm hô hấp, vận mạch (camphor, niketanik,) + Tăng sức co bóp cơ tim + Tăng nhịp tim -Tủy sống: strychnin + Tăng dinh dưỡng và hoạt động cơ + Tác động lên hệ thống nổn vận động ở tủy sống làm tăng dẫn truyền thần kinh cơ + Tăng phản xạ các cơ quan cảm giác, vị giác, xúc giác, khứu giác (liều thấp) + Ở liều cao và liều độc strychnin tác động lên cả hành não và vỏ não + Ở liều độc Strychnin gây cơn co giật kiểu uốn ván, BN bị tím tái do thiếu oxy 6/ Nêu phương pháp thí nghiệm Khảo sát 3 con chuột: - Chuẩn bị: Đánh dấu chuột, cân chuột => đếm nhịp thở => tính liều => đặt chuột vào một bocal riêng theo dõi - Tiến hành: o Chuột A: Tiêm dưới da strychnin liều 3mg/kg -> Sau 2 phút kích thích nhẹ bằng gõ nhẹ vào bocal => Quan sát tác động strychnin (ghi nhận thời điểm xảy ra co giật nhẹ, mạnh và mô tả co giật kiểu phong đòn gánh) o Chuột B: Tiêm qua phúc mô phenobarbital liều 40mg/kg => Quan sát tác động của phenobarbital, ghi nhận thời điểm xảy ra thất điều, ngủ, mê (Xác định tốc độ tác động, thời gian tác động và cường độ tác động tối đa 25 phút) => Sau 25 phút, tiêm Strychnin => Quan sát tác động strychnin (ghi nhận thời điểm xảy ra co giật nhẹ, mạnh và mô tả co giật kiểu phong đòn gánh) o Chuột C: Tiêm qua phúc mô phenobarbital liều 70mg/kg rồi thực hiện tiếp như chuột Nguyên nhân 25 phút: Đây là thời gian để nồng độ phenobarbital tối đa trong máu IV. Giải thích, biện luận các kết quả TH1: Kết quả thí nghiệm lý tưởng: Chuột A (-), chuột B (-), chuột C (+) - Khi dùng Strypchnin liều cao sẽ tác động lên hành não: tăng tần số hô hấp, tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim - Khi dùng Strypchnin liều độc (3mg/kg tiêm dưới da): tăng phản xạ tủy sống quá độ, gây cơ co giật kiểu uốn ván, cuối cùng liêt cơ hô hấp gây chết chuột A - Khi dùng Phenobarbital ở liều 50 mg/kg tiêm phúc mô – liều thấp: đây là liều gây ngủ, không đủ mạnh để giải độc Strypchnin (3mg/kg) nên chuột B co giật và chết - Khi dùng Phenobarbital ở liều 80 mg/kg tiêm phúc mô – liều cao: đây là liều giải độc, đủ mạnh để giải độc Strypchnin (3mg/kg) nên chuột C không co giật và sống 7 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem TH2: Nếu chuột A sống: - Điều kiện thí nghiệm: không kiểm soát tốt + Ánh sáng + Tiếng động - Kỹ thuật: + Cân chuột + Tính liều + Lấy thuốc ➔ sai số, lấy thiếu strychnin + Tiêm thuốc: tiêm dưới da (SC) và tiêm phúc mô (IP) ➔ Sai kỹ thuật, tiêm ra ngoài + Động tác kích thích + Quan sát-nhận định ➔ không thực hiện đúng - Thống kê sinh học: số lượng động vật quá ít, số lượng động vật càng lớn,kết quả càng chính xác - Cơ địa: dung nhận Strychnin TH3: Nếu chuột B sống: - Điều kiện thí nghiệm: không kiểm soát tốt + Ánh sáng + Tiếng động - Kỹ thuật: + Cân chuột + Tính liều + Lấy thuốc ➔ sai số, lấy thiếu strychnin hoặc lấy dư phenobarbital hoặc cả 2 TH + Tiêm thuốc: tiêm dưới da (SC) và tiêm phúc mô (IP) ➔ Sai kỹ thuật, tiêm thuốc ra ngoài hoặc không đúng đường tiêm + Động tác kích thích + Quan sát ➔ không thực hiện đúng - Thống kê sinh học: số lượng động vật quá ít, số lượng động vật càng lớn,kết quả càng chính xác - Cơ địa chuột: + Dụng nhận Strychnin + Không dụng nhận Phenobarbital + Hoặc cả 2 trường hợp trên TH4: Nếu chuột C chết: - Điều kiện thí nghiệm: không kiểm soát tốt + Ánh sáng + Tiếng động - Kỹ thuật: + Cân chuột + Tính liều + Lấy thuốc ➔ sai số, lấy dư strychnin hoặc dư phenobarbital hoặc cả 2 TH 8 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem + Tiêm thuốc: tiêm dưới da (SC) và tiêm phúc mô (IP) ➔ Sai kỹ thuật, tiêm thuốc vào bắp cơ (IM) hoặc không đúng đường tiêm ➔ Tiêm phenobarbital thời gian chờ lọc máu khi có chỉ định - Sử dụng Phenobarbital liều 70mg/kg (tiêm phúc mô) có tác dụng giải độc 9