SƠ CẤP CỨU KHI BỊ RẮN CẮN.docx

Full Transcript

SƠ CẤP CỨU KHI BỊ RẮN CẮN Khái quát mức độ nguy hiểm khi bị rắn cắn Chất độc gây sưng nề ở vùng cơ bị cắn. Làm ngưng trệ hoạt động của hệ thần kinh. Nạn nhân suy hô hấp, tim ngừng đập, tử vong. Đông máu nội mạch lan tỏa gây xuất huyết nội. … Dấu hiệu nghi ngờ bị rắn cắn Tùy loại rắn cắn mà nạn nhân...

SƠ CẤP CỨU KHI BỊ RẮN CẮN Khái quát mức độ nguy hiểm khi bị rắn cắn Chất độc gây sưng nề ở vùng cơ bị cắn. Làm ngưng trệ hoạt động của hệ thần kinh. Nạn nhân suy hô hấp, tim ngừng đập, tử vong. Đông máu nội mạch lan tỏa gây xuất huyết nội. … Dấu hiệu nghi ngờ bị rắn cắn Tùy loại rắn cắn mà nạn nhân có những biểu hiện đặc trưng. Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm độc tố có thể là cục bộ, hệ thống, hoặc sự kết hợp, tùy thuộc vào mức độ độc tố xâm nhập vào và loài rắn. Có thể xảy ra sốc phản vệ, đặc biệt là với người đã từng bị cắn trước đó. Các vết rắn cắn không độc chỉ gây thương tích ở tại chỗ, thường là đau và xuất hiện 2 đến 4 hàng trầy xước từ hàm trên của rắn ở vị trí bị cắn. Tuy nhiên không có độc không có nghĩa là vô hại. Bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn từ đường miệng của rắn qua vết thương, gây ra những bệnh mà không phải do nọc độc. Các dấu hiệu nghi ngờ rắn cắn: Biểu hiện tại chỗ Nhiều vết xước nhỏ, xếp thành hình bán nguyệt Vết cắn đau dữ dội, phù nề, tấy đỏ sau khi bị cắn 30 - 60 phút Rỉ máu vết thương Phần da quanh vết cắn căng và đổi màu, xuất hiện những đám xuất huyết Phù tại chỗ bị rắn cắn Biểu hiện toàn thân Tăng nhiệt độ toàn thân, sốt Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh Viêm hạch/ Hạch sưng to Buồn nôn, nôn ói Tiêu chảy Toát mồ hôi Lo lắng, hoang mang Đau ngực Khó thở, suy hô hấp Sưng môi, lưỡi và nướu Yếu cơ, sụp mi Sốc phản vệ Ngất Sơ cứu ban đầu Bước 1: Đưa nạn nhân đến khu vực an toàn, cho nạn nhân nằm ở tư thế đầu và vai cao hơn. (có thể chụp lại hình ảnh rắn cắn, ghi nhớ đặc điểm của rắn). Bước 2: Giữ nạn nhân nằm yên (chi bị cắn giữ yên, không chuyển động), trấn an và quan sát, theo dõi nạn nhân. Bước 3: Gọi cấp cứu 115. Bước 4: CPR (nếu cần). => Đánh giá việc nạn nhân không còn tiếp xúc bằng cách lay gọi: đặt tay lên vai lắc và kích thích đau (bấm cơ thang hoặc dây vào xương ức); sự thở không bình thường hoặc ngưng thở; không có mạch. Bước 5: Băng ép cố định: Cởi bỏ đồ trang sức, giày dép, không cố gắng cởi bỏ quần áo tại vị trí bị cắn, có thể băng đè lên quần áo. Đặt gạc vô khuẩn/vải sạch ngay trên vị trí vết thương. Băng ép tại vị trí vết thương. Tiếp tục băng từ chỗ gần các ngón tay/ngón chân chuyển dần về phía tim. Băng quấn vừa phải để nạn nhân thấy dễ chịu, băng quấn mức độ vừa phải là vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay qua giữa các nếp băng một cách khó khăn. Trường hợp không có băng thun chuyên dụng có thể dùng vải sạch, vải quần áo Cố định chi và khớp tại vị trí tổn thương bằng: nẹp/miểng gỗ/miếng bìa cứng/cột 2 chi lành và đau lại với nhau/… tùy theo điều kiện thực tế: Chi trên: 2 nẹp. Chi dưới: 3 nẹp. Kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn/sinh hiệu của nạn nhân sau băng (mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ) Bước 6: Giữ cho chi tổn thương thấp hơn vị trí tim nhằm làm chậm tốc độ chất độc đến tim, cụ thể: Chi trên: giữ cho tay thấp hơn tim. Chi dưới: cho nạn nhân nằm ở tư thế cao đầu, cao vai. Bước 7: Theo dõi nạn nhân đến khi được đưa đến cơ sở y tế. Những điều không nên làm Không rửa, chườm đá vùng bị tổn thương. Không cắt lọc vết thương. Không cố hút chất độc ra. Không garo vết thương. Không nâng cao chi bị tổn thương. Không cho nạn nhân uống rượu hay bất cứ loại thuốc gì. Không thực hiện sốc điện hoặc các phương pháp dân gian như đắp lá lên vị trí vết thương. Không cố gắng bắt rắn hoặc giết rắn. Phòng ngừa rắn cắn: Không đi ở nơi có nhiều cây cỏ, luôn quan sát bước đi nếu đi ở vùng nhiều cây cỏ.Kiểm tra giày trước khi mang vào. Mặc quần dài, đi ủng khi đi ở bụi rậm, vùng nhiều cây cỏ, trong rừng hoặc khu vực trồng trọt. Chặn các lối thông vào nhà. Nếu nhìn thấy rắn, hãy tránh xa và đứng yên. Không cố gắng bắt rắn hay giết rắn.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser