Đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Sinh học lớp 11 (2024-2025) PDF

Summary

Đây là đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 11 cuối kỳ 1 năm học 2024-2025 bao gồm các câu hỏi tự luận về dinh dưỡng, tiêu hóa, và hô hấp ở động vật. Đề cương bao gồm các câu hỏi về việc phân loại động vật dựa trên hệ tiêu hóa, các biện pháp dinh dưỡng phù hợp, và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Full Transcript

**11 LÝ** **ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 LỚP 11 (2024-2025)** **BÀI 6. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT** **[CÂU HỎI TỰ LUẬN]** **Câu 1: Sắp xếp các loài: sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển, vào các nhóm: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hoá và có ống tiêu hoá.** Nhóm c...

**11 LÝ** **ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 LỚP 11 (2024-2025)** **BÀI 6. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT** **[CÂU HỎI TỰ LUẬN]** **Câu 1: Sắp xếp các loài: sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển, vào các nhóm: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hoá và có ống tiêu hoá.** Nhóm chưa có cơ quan tiêu hoá: bọt biển Nhóm có túi tiêu hoá: sán lá Nhóm có ống tiêu hoá: giun đất, gà, cá, chó **Câu 2: Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình.** \- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc. \- Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. \- Cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến, sử dụng và bảo quản thực phẩm. \- Bảo vệ môi trường sống (bảo vệ nguồn đất, nguồn nước,...). \- Không lạm dụng các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi và cây trồng,... **Câu 3: Kể tên một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng chống.** +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Tên | Nguyên nhân | Cách phòng chống | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | sâu răng | bảo vệ răng miệng | vệ sinh răng miệng | | | không sạch sẽ | mỗi ngày 2 lần | | | | | | | ăn nhiều thực phẩm | giảm lượng đồ ngọt | | | chứa nhiều đường | tiêu thụ | | | | | | | | duy trì đi khám răng | | | | sau mỗi 4-6 tháng | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | tiêu chảy | ô nhiễm thực | ăn chín uống sôi, | | | phẩm/nguồn nước | chọn thực phẩm | | | | sạch/an toàn | | | sử dụng kháng sinh | | | | không đúng chỉ dẫn | sử dụng thuốc theo | | | | hướng dẫn của bác sĩ | | | tác nhân gây dị ứng | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | viêm dạ dày | thói quen ăn uống | ăn nhiều bữa nhỏ | | | không lành mạnh | | | | | hạn chế sử dụng chất | | | sử dụng chất kích | kích thích | | | thích | | | | | giữ tinh thần thoải | | | tinh thần căng thẳng | mái | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | táo bón | ít vận động | cố gắng tập thể dục | | | | thường xuyên | | | ăn ít chất xơ, uống | | | | ít nước | ăn nhiều rau và uống | | | | đủ lượng nước cần | | | nhịn đại tiện | thiết | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **BÀI 7. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT** **[CÂU HỎI TỰ LUẬN]** **Câu 1: Ở người, nồng độ CO, trong máu thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi) trong các trường hợp sau? Giải thích.** \(1) Khi tập thể dục mạnh. Tập thể dục mạnh → Tăng cường độ hô hấp → Sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu → Nồng độ CO2 trong máu tăng \(2) Khi bị sốt cao. Khi bị sốt cao → Cần giải phóng nhiệt lượng cơ thể → Tăng cường độ hô hấp → Sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu → Nồng độ CO2 trong máu tăng \(3) Khi lặn (không sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp). Khi lặn không sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp trong môi trường nước thiếu O2 → Không thực hiện được quá trình hô hấp → Không thở ra được → lượng khí CO2 sinh ra không được thải ra → tăng lượng CO2 khuếch tán vào máu →nồng độ CO2 trong máu tăng **Câu 2: Tại sao độ ẩm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp?** Độ ẩm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp vì độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm mốc,\...) trong không khí phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. **Câu 3: Ở người hút thuốc lá bị mắc bệnh khí phế thũng (những vách ngăn giữa các phế nang bị phá huỷ). Nồng độ O~2~ trong máu ở những người này thay đổi (tăng, giảm, không đổi) như thế nào? Giải thích.** Do những vách ngăn giữa các phế nang bị phá huỷ nên diện tích bề mặt trao đổi khí ở những người này giảm, vì vậy, lượng O~2~ từ phổi đến máu giảm. Đồng thời, khi thở ra, các phế nang bị tổn thương không hoạt động bình thường nên không khí cũ bị ứ đọng lại, giảm lượng khí giàu O~2~ đi vào, dẫn đến nồng độ O~2~ trong máu giảm. **BÀI 8. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT** **[CÂU HỎI TỰ LUẬN]** **Câu 1. Huyết áp là gì? Ở người trưởng thành thì giá trị huyết áp như thế nào? Tại sao giá trị huyết áp trong tĩnh mạch lại nhỏ hơn động mạch?** Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, được tạo ra do lực co bóp của tim nên những mạch máu càng xa tim (theo chiều vận chuyển máu) huyết áp càng giảm. Do đó, giá trị huyết áp trong tĩnh mạch nhỏ hơn động mạch. Càng xa tim thì áp lực càng giảm dẫn đến huyết áp giảm ở tĩnh mạch Ở người trưởng thành, giá trị huyết áp tối đa bình thường trong khoảng 90-140 mmHg, huyết áp tối thiểu bình thường trong khoảng 60-90 mmHg Ở người bình thường, giá trị huyết áp lúc tim co (huyết áp tâm thu: 110-120mmHg) huyết áp lúc tim giãn (huyết áp tâm trương: 70-80mmHg). **Câu 2. Trong một chu kì tim ở người có những pha nào. Thời gian trong mỗi pha là bao nhiêu?** Nhịp tim trung bình của người bình thường là 75 nhịp/1 phút. Chu kì tim kéo dài 0,8s Trong một chu kỳ tim ở người có 3 pha: - Pha tâm nhĩ co (0,1s): Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. - Pha tâm thất co (0,3s): Máu từ tâm thất lên động mạch. - Pha dãn chung (0,4s): Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ khi tâm nhĩ giãn. **Câu 3. Tại sao khi tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp tăng; tim đập chậm, yếu thì huyết áp giảm?** Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu. Tim đập nhanh và mạnh -\> có nhiều máu được lưu thông hơn trong mạch trong 1 khoảng thời gian -\> có nhiều máu tác động lên thành mạch hơn -\> huyết áp tăng cao Tim đập chậm và yếu -\> có ít máu được lưu thông hơn trong mạch trong 1 khoảng thời gian -\> có ít máu tác động lên thành mạch hơn -\> huyết áp giảm xuống **Câu 4. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và tuần hoàn hở** --------------------------------- ----------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------ **Đặc điểm** **Hệ tuần hoàn hở** **Hệ tuần hoàn kín** **Thành phần cấu tạo** Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), máu Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), máu **Đường di chuyển của máu** tim -\> động mạch -\> khoang cơ thể -\> tĩnh mạch -\> tim tim -\> động mạch -\> mao mạch -\> tĩnh mạch -\> tim **Áp lực máu trong mạch** Thấp Trung bình, cao **Vận tốc máu chảy trong mạch** Chậm Nhanh --------------------------------- ----------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------ **BÀI 9. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT** **[CÂU HỎI TỰ LUẬN]** **Câu 1. Phân biệt bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm theo bảng sau:** +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Điểm phân biệt** | **Bệnh truyền nhiễm** | **Bệnh không truyền | | | | nhiễm** | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Định nghĩa** | Có khả năng lây | Không có khả năng lây | | | truyền từ cá | truyền | | | | | | | thể này sang cá thể | từ các thể này sang | | | khác | cá thể | | | | | | | | khác | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Nguyên nhân** | Do các nguyên nhân | **Nguyên nhân bên | | | bên | trong** như rối loạn | | | | di truyền, chế độ | | | ngoài -- các tác nhân | dinh dưỡng, do thói | | | gây | quen sinh hoạt và | | | | điều kiện môi trường | | | bệnh như virus, vi | sống | | | khuẩn, | | | | | Nguyên nhân bên | | | nấm... | ngoài: yếu | | | | | | | | tố vật lí, hóa học... | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Khả năng phát triển | Có | Không | | thành dịch** | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Ví dụ(2 bệnh)** | Cúm, sốt xuất huyết, | Gout, hở van tim, béo | | | tả,\... | phì,\... | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **Câu 2. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu theo bảng sau:** +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Điểm phân biệt** | **Miễn dịch không đặc | **Miễn dịch đặc | | | hiệu** | hiệu** | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Điều kiện hình | Ngay từ khi sinh ra | Hình thành trong đời | | thành** | đã có, không cần tiếp | sống của từng cá thể | | | xúc với kháng nguyên | khi có sự xâm nhập | | | trước đó | của kháng nguyên | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Phân loại** | Gồm hàng rào bề mặt | Miễn dịch dịch thể | | | và hàng rào bên trong | | | | | Miễn dịch qua trung | | | | gian tế bào | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Tốc độ đáp ứng và | Đáp ứng tức thời | Đáp ứng chậm nhưng | | tính đặc hiệu** | nhưng không đặc hiệu | mang tính đặc hiệu | | | | đối với từng tác nhân | | | | gây bệnh | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Khả năng hình thành | Không có | Có | | trí nhớ miễn dịch** | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **Câu 3. Tại sao khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội?** Vì bệnh HIV là bệnh tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch, cụ thể là miễn dịch đặc hiệu, làm cho suy giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể, dẫn đến dễ mắc các bệnh cơ hội. \- HIV xâm nhập và phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch như tế bào lympho T, các tế bào thực bào \- Khi lượng tế bào lympho T và các tế bào thực bào giảm thì khả năng nhận diện và tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cũng giảm. \- Vì vậy, người bị nhiễm HIV dễ mắc thêm các bệnh do các tác nhân khác gây ra -- các bệnh đó chính là bệnh cơ hội. **Câu 4. Mô tả cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào bên trong cơ thể của miễn dịch không đặc hiệu.** -Thực bào: Các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh \- Giết chết tế bào bệnh: Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh [-]Tổng hợp peptide và protein chống lại tác nhân gây bệnh: Các tế bào tổng hợp peptide và protein (như interferon) có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh **BÀI 13. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT** **[CÂU HỎI TỰ LUẬN]** **Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và hệ thần kinh dạng ống.** Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: - \- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở ngành Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Chân khớp, Côn trùng,\... gồm các hạch (là tập hợp các neuron) nối với nhau tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể. Ở phần đầu, các hạch có kích thước lớn tạo thành não. - \- Mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng xác định của cơ thể. Khi bị kích thích, cơ thể trả lời cục bộ mà không phản ứng toàn thân như động vật có hệ thần kinh dạng mạng lưới. Hệ thần kinh dạng ống: - Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống. Cấu tạo gồm hai phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. - \- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phức tạp, đa dạng, chính xác hơn ở nhóm có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch **Câu 2. Neuron là gì? Em hãy điền vào cấu tạo của neuron ở hình bên dưới.\ **Neuron là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Ảnh có chứa biểu đồ, hình vẽ Mô tả được tạo tự động - **[Gợi ý:]** - \- Tế bào thần kinh còn gọi là neuron, là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Hầu hết neuron đều cấu tạo từ ba phần: thân, sợi nhánh, sợi trục. - \- Neuron có chức năng tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác hoặc tế bào khác. 1\. Thân neuron 2\. Nhân 3\. Sợi nhánh 4\. Sợi trục ----------------- ---------------- ---------------------- -------------- 5\. Eo Ranvier 6\. Bao myelin 7\. Tận cùng synapse - - - - ![A diagram of a nerve cell Description automatically generated](media/image2.png) **Câu 3. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.** +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Đặc điểm** | **Phản xạ không điều | **Phản xạ có điều | | | kiện** | kiện** | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Di truyền | Di truyền, bẩm sinh. | Không di truyền. | | | | | | | | Hình thành trong đời | | | | sống cá thể. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Độ bền vững | Rất bền vững. | Dễ mất nếu không được | | | | củng cố. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Đặc điểm kích thích | Đòi hỏi tác nhân kích | Được hình thành với | | | thích tương ứng. | tác nhân bất kì. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Tính cá thể | Đặc trưng cho loài | Có tính chất cá thể | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **Câu 4. Vì sao nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện?\ ** Nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện vì đây là phản xạ không có sự tham gia xử lý của vỏ não, có tính di truyền, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và rất bền vững theo thời gian. **Câu 5. Một cung phản xạ điển hình gồm mấy bộ phận? Nêu đặc điểm từng bộ phận.** Một cung phản xạ điển hình gồm năm bộ phận: \- Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể cảm giác. \- Đường dẫn truyền hướng tâm: là dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành. \- Bộ phận trung ương là tuỷ sống và não bộ do các neuron trung gian (còn gọi là neuron liên lạc) tạo thành \- Đường dẫn truyền ly tâm: là dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành. \- Bộ phận đáp ứng là cơ hay tuyến.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser