Sách Giáo Khoa GDKTPL 12 - Cánh Diều (PDF)
Document Details
Uploaded by AccomplishedPeach
Tags
Related
- Chương 1 PDF - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lenin
- Bài 1 - Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế PDF
- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản PDF
- Đề kiểm tra kinh tế vĩ mô PDF
- Thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mấy phương hướng PDF
- Phân tích Cách mạng Công nghiệp và tác động đến xã hội Âu - Mỹ (PDF)
Summary
This document is a textbook on economic growth and development for Vietnamese high school students (lớp 12). It covers topics such as the definition of economic growth and development, key indicators like GDP, and the structure of the Vietnamese economy.
Full Transcript
## CHỦ ĐỀ 1 TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ### Bài 1 TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ **Yêu cầu cần đạt** - Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. - Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế....
## CHỦ ĐỀ 1 TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ### Bài 1 TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ **Yêu cầu cần đạt** - Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. - Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững. - Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. - Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. **Mở đầu** Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ kinh tế, xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia. Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo em, vì sao các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội? **MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2023** | Chỉ tiêu | Giá trị | |-------------------------------------------|----------| | Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) | ~6,5% | | Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP | ~25,4-25,8% | | Tỉ lệ lao động qua đào tạo | 68% | | GDP | C | | Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều | Giảm | | | ~1-1,5% | >(Theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, năm 2023) **Khám phá** ### 1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong thu nhập hoặc gia tăng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà một nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện thông qua quy mô tăng trưởng (mức tăng tuyệt đối của năm hiện hành so với năm gốc) và tốc độ tăng trưởng (mức tăng tương đối tính bằng tỉ lệ % của năm hiện hành so với năm gốc). Đây là thước đo năng lực kinh tế của một quốc gia. **Thông tin**. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022. [Diagram depicting GDP growth in the years 2011-2022, showing a significant increase from 2.58% in 2021 to 8.02% in 2022] [Diagram comparing GNI per Capita in the years 1990-2021, showing it to increase from 130 to 3590] **Em cần biết** 1. Cách tính GDP theo hai cách tiếp cận: - Theo cách tiếp cận giá trị gia tăng, GDP là tổng giá trị gia tăng của một nền kinh tế; GDP bằng tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. $VA = \sum_{i=1}^n (VA)_i$ $VA = GO - IC$ Trong đó: $VA$: Giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế $VA_i$: Giá trị gia tăng ngành $i$ $GO$: Tổng giá trị sản xuất $IC$: Chi phí trung gian của ngành $i$ - Theo cách tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng và được tính bằng công thức: $GDP = C+G+I+ (X-M)$ Trong đó: $C$: Chi tiêu của các hộ gia đình $G$: Chi tiêu của Chính phủ $I$: Đầu tư tích luỹ tài sản (chính là chi tiêu của các doanh nghiệp) $X-M$: Chi tiêu qua thương mại quốc tế (tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu) 2. Cách tính GNI: - Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là tổng thu nhập từ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. - Công thức tính GNI theo giá hiện hành: $GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập với nhân tố nước ngoài$ Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = Thu lợi tức nhân tố từ nước ngoài – Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài. ? a) Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? b) Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2? c) Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào? Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); - Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); - Tổng thu nhập quốc dân (GNI); - Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). ### 2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Phát triển kinh tế là sự lớn lên của nền kinh tế đi cùng với quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế phản ánh sự chuyển biến của nền kinh tế cả về lượng và chất. Sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được đo bằng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi về chất của nền kinh tế được đo bằng một số chỉ tiêu tổng hợp dưới đây: * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ là quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng. **Thông tin 1**. Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ. Hình 3 và bảng số liệu dưới đây cho thấy sự chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động năm 2020 so với năm 2015. | Năm 2015 | Năm 2020 | | |--------------------------|--------------------------|--------| | 18,17 | 15,34 | Nông, lâm, ngư nghiệp | | 43,25 | 41,15 | Công nghiệp, xây dựng | | 44,15 | 41,15 | Dịch vụ | (Đơn vị: % GDP) [Diagram depicts economic structure of Vietnam in the years 2015 and 2020. ] > Hình 3. Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam năm 2015 và năm 2020 | Năm | Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | |------|--------------|--------------|---------| | 2015 | 44,3 | 22,9 | 32,8 | | 2020 | 34 | 30,3 | 35,7 | > Bảng 1. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế >(Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII) ? Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. ### 2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Phát triển kinh tế là sự lớn lên của nền kinh tế đi cùng với quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế phản ánh sự chuyển biến của nền kinh tế cả về lượng và chất. Sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được đo bằng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi về chất của nền kinh tế được đo bằng một số chỉ tiêu tổng hợp dưới đây: * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ là quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng. **Thông tin 1**. Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ. Hình 3 và bảng số liệu dưới đây cho thấy sự chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động năm 2020 so với năm 2015. | Năm 2015 | Năm 2020 | | |--------------------------|--------------------------|--------| | 18,17 | 15,34 | Nông, lâm, ngư nghiệp | | 43,25 | 41,15 | Công nghiệp, xây dựng | | 44,15 | 41,15 | Dịch vụ | (Đơn vị: % GDP) [Diagram depicts economic structure of Vietnam in the years 2015 and 2020. ] > Hình 3. Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam năm 2015 và năm 2020 | Năm | Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | |------|--------------|--------------|---------| | 2015 | 44,3 | 22,9 | 32,8 | | 2020 | 34 | 30,3 | 35,7 | > Bảng 1. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế >(Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII) ? Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. ### 2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Phát triển kinh tế là sự lớn lên của nền kinh tế đi cùng với quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế phản ánh sự chuyển biến của nền kinh tế cả về lượng và chất. Sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được đo bằng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi về chất của nền kinh tế được đo bằng một số chỉ tiêu tổng hợp dưới đây: * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ là quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng. **Thông tin 1**. Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ. Hình 3 và bảng số liệu dưới đây cho thấy sự chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động năm 2020 so với năm 2015. | Năm 2015 | Năm 2020 | | |--------------------------|--------------------------|--------| | 18,17 | 15,34 | Nông, lâm, ngư nghiệp | | 43,25 | 41,15 | Công nghiệp, xây dựng | | 44,15 | 41,15 | Dịch vụ | (Đơn vị: % GDP) [Diagram depicts economic structure of Vietnam in the years 2015 and 2020. ] > Hình 3. Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam năm 2015 và năm 2020 | Năm | Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | |------|--------------|--------------|---------| | 2015 | 44,3 | 22,9 | 32,8 | | 2020 | 34 | 30,3 | 35,7 | > Bảng 1. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế >(Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII) ? Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. ### 2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Phát triển kinh tế là sự lớn lên của nền kinh tế đi cùng với quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế phản ánh sự chuyển biến của nền kinh tế cả về lượng và chất. Sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được đo bằng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi về chất của nền kinh tế được đo bằng một số chỉ tiêu tổng hợp dưới đây: * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ là quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.