Lịch Sử Các Học thuyết Chính trị PDF
Document Details
Uploaded by EnhancedHeliotrope2759
Tags
Summary
Bài giảng này tổng quan về các học thuyết chính trị qua các thời kỳ, bao gồm các triết gia nổi tiếng như Khổng Tử, Platon, Aristotle, và các học thuyết chính trị thời Trung Đại và Cận Đại. Bài giảng tập trung vào các ý tưởng, quan điểm của các học giả và cách thức họ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tư tưởng chính trị.
Full Transcript
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ 2.1. Phương Đông cổ đại 2.2. Triết gia Hy Lạp cổ đại 2.3. Thời trung đại 2.4. Thời cận đại 2.1. PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 1. Khổng Tử (551– 479 TCN) - Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. - Học thuyế...
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ 2.1. Phương Đông cổ đại 2.2. Triết gia Hy Lạp cổ đại 2.3. Thời trung đại 2.4. Thời cận đại 2.1. PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 1. Khổng Tử (551– 479 TCN) - Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. - Học thuyết nhân trị: + Chính sách cai trị: giáo dân, dưỡng dân, tiết dụng, phân phối tài sản, sử dụng sức dân… + Quan chức: tuyển dụng, tiêu chuẩn, nghệ thuật lãnh đạo… - Học thuyết chính danh: Mỗi người thực hiện đúng bổn phận của mình. 2. MẶC TỬ (KHOẢNG 470 – 391 TCN): THIẾU HIỀN TÀI THÌ KHÔNG AI CÙNG VUA TRỊ QUỐC - Học thuyết kiêm ái: + Yêu thương mọi người, coi ai cũng như mình, làm lợi cho mọi người. + Chống chiến tranh. + Nhà cầm quyền phải yêu dân để làm lợi cho dân. + Chính sách của nhà nước phải được nhân dân đồng tình. + Quan lại phải coi dân như cha mẹ. 3. LÃO TỬ (KHOẢNG 700 – 500 TCN): TRỊ ĐẠI QUỐC NHƯỢC PHANH TIỂU TIÊN, VÔ VI NHI TRỊ - Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên: cai trị đất nước như nấu một nồi cá nhỏ - Vô vi nhi trị: Không dùng tâm mà xen vào việc của người khác, không dùng lòng tham cá nhân mà can thiệp vào mọi việc. Hành sự hợp lẽ, thuận theo quy luật tự nhiên. 4. HÀN PHI TỬ (KHOẢNG 280 – 233 TCN): PHÁP TRỊ - Phái Pháp gia đại biểu cho tầng lớp địa chủ kiêm thương nhân. Được sáng lập và phát triển bởi: Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng và Hàn Phi Tử - Hàn Phi tử xây dựng một học thuyết hoàn chỉnh về cách cai trị bằng pháp trị: đề cao pháp, thuật, thế. Trong đó: pháp là pháp luật, quy định của nhà nước. Thuật: cách thức, biện pháp. Thế: quyền lực, uy quyền. 2.2. TRIẾT GIA HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Socrates (470 – 399 TCN): Nhà nước Athens là một thực thể đầy thiếu sót cần phải nhận ra. - Socrates đã chỉ ra những thiếu sót của nhà nước Athens và phê phán những kẻ thống trị về những tư tưởng sai lầm của họ, nhưng vẫn hoàn toàn trung thành với nhà nước của mình. Phương pháp của ông là kiên quyết đấu tranh cho công lý mà không cần phải nổi loạn. 2. PLATO (428 – 347 TCN): ĐẤT NƯỚC CHỈ HẠNH PHÚC KHI NÀO NGƯỜI CẦM QUYỀN THÀNH TRIẾT GIA VÀ TRIẾT GIA THÀNH NHÀ CẦM QUYỀN - Nhà nước lý tưởng nhất là nhà nước được cai trị bởi những triết gia là những người thông minh và tâm hồn trong sáng nhất. Họ có thể hiểu biết được lẽ phải và thực hiện lẽ phải mà không cần nghi ngờ. - Những thành viên còn lại được phân chia thành những giai cấp phù hợp với tài năng của họ: tầng lớp binh sĩ, tầng lớp thương gia, nô lệ. 3. ARISTOTLE (384 – 322 TCN): CON NGƯỜI VỀ BẢN CHẤT LÀ ĐỘNG VẬT CHÍNH TRỊ - Mục tiêu của nhà nước là sản sinh ra những thần dân tốt. Do đó nhà nước cần được tổ chức và điều hành để cho từng thành viên trở nên hoàn toàn tốt. - Trong bất cứ tổ chức nào cũng có những cá nhân không bình đẳng trên nhiều phương diện: khả năng cá nhân, tài sản, dòng dõi và quyền tự do… Do đó một tổ chức tốt phải nhìn nhận sự bất bình đẳng tự nhiên đó và ban quyền hợp pháp theo sự bất bình đẳng đó. 4. TRƯỜNG PHÁI KHOÁI LẠC - Tất cả đời sống xã hội đều dựa trên tính tư lợi của từng cá nhân. - Những người khôn ngoan nên tránh xa chức vụ và nghĩa vụ cộng đồng càng nhiều càng tốt. 5. TRƯỜNG PHÁI KHẮC KỶ Con người không chỉ đơn thuần là một cá nhân quan tâm đến lợi ích riêng của bản thân mình. Con người còn là một cá nhân có động lực xã hội bẩm sinh để từ đó tạo ra cuộc sống cộng đồng cần thiết. 5. CICERO (106 – 43 TCN) - CHÍNH QUYỀN BỊ CHUYỂN QUANH NHƯ MỘT TRÁI BÓNG. Khái niệm về chính quyền của Cicero được gói gọn trong 3 công thức sau: - Chính quyền có cơ sở là khoa học dựa trên sự thực hành; - Chính quyền có mục đích là sự hoàn hảo đạo đức và hạnh phúc; - Chính quyền có phương tiện là sự vô tư và nhân đạo. Ông ủng hộ chế độ cộng hoà, có thiện cảm với chế độ quân chủ, phê phán chế độ quý tộc và coi chế độ dân chủ là xấu xa nhất. 2.3. THỜI TRUNG ĐẠI 1. Augustine (354 – 430) – nhà nước không có công lý thì chỉ ngang hàng với băng cướp. Nhà nước là một cộng đồng hợp với luân thường đạo lý và mục đích cuối cùng của nó là hạnh phúc của nhân loại. Trong đó, công lý có thể ngự trị. 2. THOMAS AQUINAS (1225 – 1274) Mọi quyền lực đều xuất phát từ ý Chúa, luật con người đặt ra hay thế tục phải được rút ra từ những luật tự nhiên 3. CHÍNH TRỊ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NHỮNG NGƯỜI TIỀN BỐI THỜI KỲ PHỤC HƯNG Có xu hướng làm yếu đi quyền lực của giáo hội và đặt con người cá thể, cả về mặt cá nhân cũng như là thành viên trong một nhóm chính trị vào vị trí trung tâm của vũ đài chính trị. 4. TOMASO CAMPANELLA (1568 – 1639): NHÀ NƯỚC HÀI HOÀ VỚI GIÁO HỘI Nhà nước lý tưởng: kiến thức là sức mạnh của quyền lực. Đứng đầu chính quyền là 1 linh mục – thủ lĩnh tối cao, được gọi là Mặt Trời, có kiến thức uyên thâm nhất. Dưới vị thủ lĩnh đó là 3 nhân vật: Pol – Sức Mạnh, Sin – Thống nhất, More – Tình yêu. Mọi người trong nhà nước đều bình đẳng. Sự phân biệt về con người là theo kiến thức của họ. 5. MACHIAVELLI (1469 – 1527): NHÀ CAI TRỊ PHẢI CÓ HAI ĐỨC TÍNH: DŨNG MÃNH NHƯ SƯ TỬ VÀ RANH MA NHƯ CON CÁO - Nhà cai trị cần sự xảo quyệt và linh hoạt như một con cáo, sự can đảm và dũng mãnh như một con sư tử, đạo lý của chính trị không thể là thứ đạo lý mà tôn giáo quy định. 6. HUGO GROTIUS (1583 – 1645): TỰ DO LÀ QUYỀN CON NGƯỜI LÀM CHỦ ĐƯỢC CHÍNH MÌNH - Con người có những quyền tất yếu bám rễ trong chính bản thân mình như là quyền sống, quyền được sở hữu tài sản. Nhà nước không có quyền lấy đi những quyền này của người dân. 7. THOMAS HOBBES ( 1588 – 1679) - CUỘC SỐNG MÀ KHÔNG CÓ NHÀ NƯỚC HIỆU LỰC THÌ NGHÈO NÀN, ĐỒI BẠI, TÀN BẠO VÀ NGẮN NGỦI. - Cần có hình thức quyền lực cưỡng chế có khả năng trừng phạt những kẻ phá vỡ “khế ước xã hội” vì lợi ích của riêng mình. 2.4. THỜI CẬN ĐẠI 1. John Locke (1632 – 1704): Mục đích của nhà nước và pháp luật là giữ gìn và bảo vệ tư hữu. - Con người có quyền tự do nhưng không được xâm phạm tới quyền của người khác. - Nhà nước không can thiệp vào công việc của các thành viên, con người có quyền tất yếu để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. 2. S. MONTESQUIEU (1689 – 1755) - KHI LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP ĐỀU NẰM TRONG TAY MỘT NGƯỜI, MỘT THẾ LỰC THÌ TỰ DO KHÔNG CÒN Học thuyết quan trọng nhất cỉa ông là học thuyết phân chia quyền lực: + Quyền lực nhà nước được phân chia thành: lập hành, hành pháp, tư pháp. + QLNN được tổ chức phải đảm bảo sự tự do của công dân. 3. ADAM SMITH (1723 – 1790): NHÀ NƯỚC KHÔNG THAM GIA VÀO KINH TẾ Xã hội là tập hợp những cá nhân riêng tư, được thúc đẩy bởi lợi ích vị kỷ của việc sản xuất, mua bán, việc làm này thật là kỳ diệu lại có kết quả làm cho xã hội ngày càng thịnh vượng hơn. Vì thế thật là thiếu khôn ngoan nếu nhà nước can thiệp vào tiến trình ấy, chỉ trừ trường hợp thật đặc biệt vì an ninh quốc gia. 4. J.J.ROUSSEAU (1712 – 1778) - CON NGƯỜI SINH RA TỰ DO NHƯNG RỒI ĐÂU ĐÂU CON NGƯỜI CŨNG SỐNG TRONG XIỀNG XÍCH, TỪ BỎ TỰ DO LÀ TỪ BỎ TÍNH NGƯỜI - Con người sinh ra tự do nhưng những quy tắc của xã hội, những định chế kinh tế và chính trị đưa con người vào xiềng xích, làm cho con người xa rời tự do ban sơ của mình. Nhưng con người không thể từ bỏ tự do được nhưng cũng không thể trở về tự nhiên. Con người phải sử dụng luật pháp để đẩy mạnh tự do. 5. WOLLSTONECRAFT (1759 – 1797) - NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐÁNG TRỌNG NHẤT LÀ NHỮNG NGƯỜI THIỆT THÒI NHẤT - Bà đòi hỏi phụ nữ được đối xử bình đẳng như nam giới về các quyền luật pháp, xã hội và chính trị. - Tư tưởng tiến bộ của bà đã gieo mầm cho phong trào nữ quyền và đòi quyền bầu cử cho phụ nữ trong thế kỷ XIX và XX. 6. GEORGE HEGEL (1770 – 1831) Nhà nước chính trị là thống nhất hợp lý ba loại quyền: phổ biến của lập pháp, đặc thù của hành pháp và cái đơn nhất của nguyên thủ quốc gia 7. A.DE TOCQUEVILL (1805 – 1859 ) Chuyên chế của đa số - một sự chuyên chế xã hội còn đáng sợ hơn so với nhiều hình thức áp bức chính trị khác. 8. JOHN STUART MILL (1803 – 1873) Trong nền dân chủ công dân phải có năng lực quyết định và thay đổi chính sách của chính quyền, cũng ngang với việc để cho chính quyền cai trị. 9. KARL MARX (1818 – 1883) Chủ nghĩa cộng sản, nơi không còn tư hữu, không còn nhà nước là lời giải của lịch sử. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, ông đã được ra 10 biện pháp cải cách xã hội.