Ôn Tập Kiểm Tra Học Kỳ I Sinh Học 11 2024-2025 PDF

Summary

Đây là tài liệu ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Sinh học 11 năm học 2024-2025. Tài liệu bao gồm các câu hỏi ôn tập về dinh dưỡng và tiêu hóa động vật.

Full Transcript

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2024 – 2025 MÔN: SINH HỌC 11 A. Hình thức kiểm tra: - Phần I: (Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn = TNNLC) gồm 16 câu = 4,0 điểm HS trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi, HS chỉ chọn 1 phương án. - Phần II: (Dạng trắc nghiệm Đúng...

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2024 – 2025 MÔN: SINH HỌC 11 A. Hình thức kiểm tra: - Phần I: (Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn = TNNLC) gồm 16 câu = 4,0 điểm HS trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi, HS chỉ chọn 1 phương án. - Phần II: (Dạng trắc nghiệm Đúng/Sai = TNĐS) gồm 3 câu = 3,0 điểm. HS trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, HS chọn đúng hoặc sai. - Phần III: (Tự luận) gồm 3 câu = 3,0 điểm. B. Nội dung ôn tập: 1. Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật Câu 1: Vì sao nói động vật là sinh vật dị dưỡng? - Động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất hữu cơ có sẵn từ môi trường bên ngoài dưới dạng thức ăn. Câu 2: Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm những giai đoạn nào? Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm các giai đoạn: - Lấy thức ăn: động vật có thể lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu lọc, hút và ăn thức ăn rắn. - Tiêu hóa thức ăn: là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp thành các phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Hấp thu: là quá trình các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa di chuyển vào cơ thể. - Đồng hóa: sau khi được hấp thu, các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể và được đồng hóa thành các chất hữu cơ phức tạp, tạo nên cấu trúc mô, cơ quan của cơ thể, tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống. - Thải chất cặn bã: thức ăn không tiêu hóa được và không hấp thu bị thải ra khỏi cơ thể dưới dạng phân. Câu 3: Thế nào là tiêu hoá? Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào khác nhau như thế nào? Chiều hướng tiến hoá về hình thức tiêu hoá? - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào: + Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzyme nội bào + Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi, ống tiêu hóa: biến đổi cơ học và hóa học - Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng: Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào. Câu 4: Trình bày tóm tắt hình thức tiêu hóa ở bọt biển, thuỷ tức và bò. - Tiêu hóa ở bọt biển là tiêu hóa nội bào, gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa → thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất. - Tiêu hoá ở thuỷ tức là tiêu hóa ngoại bào kết hợp với tiêu hóa nội bào: Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi và đưa con mồi vào miệng → Tế bào tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những mảnh nhỏ → Những mảnh thức ăn được đưa vào tế bào → Mảnh thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa → Chất dinh dưỡng được giữ lại trong tế bào → Chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ miệng. 1 - Tiêu hoá ở bò dạ dày bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau: + Thức ăn sau khi được bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzyme cellulase giúp bò tiêu hóa cellulose và các chất khác. + Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. +Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước +Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật. Câu 5: Cho biết các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học ở động vật có ống tiêu hoá. - Các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hoá cơ học: miệng giúp nhai, cắn, xé thức ăn; sự co bóp của dạ dày; các nhu động ruột làm cho thức ăn được phân nhỏ, thấm đều với dịch tiêu hoá → tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá và vận chuyển thức ăn. - Các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hoá hoá học: miệng tiết nước bọt chứa emzyme amylase giúp phân giải carbohydrat trong thức ăn, dạ dày tiết HCl và emzyme pepsin để phân huỷ các phân tử protein thành các peptide; ruột non tiết ra các emzyme như amylase, lipase, protease và mật từ gan giúp phân huỷ các chất hữu cơ. Câu 6: Kể tên và mô tả hình thức tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa người Cơ quan Tiêu hoá cơ học Tiêu hoá hoá học Miệng X X Thực quản X Túi mật X Gan X Dạ dày X X Ruột non X X Ruột già X Trực tràng X Hậu môn X Câu 7: Vai trò của thực phẩm sạch đối với đời sống con người - Vai trò của thực phẩm sạch: + Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng. + Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. + Giảm thiểu bệnh tật. Câu 8: Hãy cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và cho con bú. Tại sao lại có sự khác nhau đó? - Nhu cầu về năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mạng thai và cho con bú là khác nhau: Người trẻ có nhu cầu cao hơn người cao tuổi, nam giới có nhu cầu cao hơn nữ giới, phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu cao hơn phụ nữ không mang thai. - Giải thích: + Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược 2 lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần. + Theo giới tính: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn. + Theo tình trạng mang thai: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Câu 9: Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng. Trong đó trình bày rõ nguyên nhân, hậu quả và những biện pháp phòng tránh bệnh. Một số bệnh tiêu hóa phổ biến: 1.Sâu răng - Nguyên nhân: Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,… - Hậu quả: Răng đổi màu đen, nâu,…; đau nhói, nhức hoặc đau răng âm ỉ; xuất hiện các lỗ trên răng; răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh;… - Cách phòng tránh: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, hạn chế ăn uống đồ ngọt, khám răng định kì, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ… 2.Tiêu chảy - Nguyên nhân: Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột, ô nhiễm nguồn nước; sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn;… - Hậu quả: Có thể làm cơ thể mất nước, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải. Tình trạng kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng các cơ quan,… - Cách phòng tránh: Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng các thức ăn chứa tác nhân gây dị ứng;… 3.Viêm loét dạ dày – tá tràng - Nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,… - Hậu quả: Có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày;… + Cách phòng tránh: Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh kế hợp với luyện tập thể dụcc thể thao vừa sức; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá; hạn chế stress;… Một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng: 1.Suy dinh dưỡng - Nguyên nhân: + Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng. + Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,… + Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,… + Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. - Hậu quả: Nếu không can thiệp kịp thời, trẻ em có thể không phát triển tầm vóc, chậm phát triển trí não, dễ mắc bệnh; giao tiếp và học tập trở nên khó khăn. - Cách phòng tránh: + Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm. + Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng. 3 + Tăng cường các hoạt động thể chất. + Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,… 2.Béo phì - Nguyên nhân: + Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… + Do lười vận động. + Do căng thửng thường xuyên. + Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. + Do gene di truyền. - Hậu quả: Thừa cân; tăng nguy cơ mắc các bệnh lí về tim mạch và các bệnh lí khác; ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ;… - Cách phòng tránh: + Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,… + Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí. + Giải tỏa stress. Câu 10: Hãy đề xuất chế độ ăn và biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân. - Cần xây dựng chế độ ăn dựa trên các nguyên tắc sau: + Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phù hợp với từng đối tượng. + Chế độ ăn phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. + Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, thích hợp (cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng như protein, carbohydrate, lipid; cân đối về vitamin, chất khoáng). + Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương. + Thức ăn phải đảm bảo sạch, không gây bệnh. + Xây dựng chế độ ăn theo bảng gợi ý về nhu cầu năng lượng và nhóm chất theo lứa tuổi, giới tính. 2. Bài 9: Hô hấp ở động vật Câu 1: Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp là gì? Có những hình thức TĐK chủ yếu nào? - Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O 2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, đồng thời giải phóng CO2 - Vai trò của hô hấp: lấy O 2 từ môi trường cung cấp cho tế bào tham gia quá trình oxy hoá thông qua các phản ứng hoá học tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài. - Các hình thức trao đổi khí: TĐK qua bề mặt cơ thể, TĐK qua hệ thống ống khí, TĐK qua mang, TĐK qua phổi. Câu 2: Tại sao ở động vật, quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường luôn diễn ra? - Ở động vật, quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường luôn diễn ra vì quá trình này đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường: + Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào, tham gia vào sự oxi hóa trong tế bào bằng các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống. + Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong tế bào ra ngoài môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể. Câu 3: Các giai đoạn trong quá trình hô hấp? - Các giai đoạn trong quá trình hô hấp: thông khí, trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí, vận chuyển O2 và CO2, trao đổi khí ở tế bào, hô hấp tế bào. 4 Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm bề mặt TĐK và quá trình trao đổi khí ở giun đất, côn trùng, ở cá, ở chim, ở người. - Hình thức trao đổi khí ở giun đất là trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: O2 khuếch tán trực tiếp qua da vào hệ thống mạch máu, máu giàu O2 được vận chuyển đi nuôi cơ thể. Ngược lại, CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu, máu giàu CO2 được vận chuyển tới da và khuếch tán ra môi trường ngoài. - Hình thức trao đổi khí ở côn trùng là trao đổi khí qua hệ thống ống khí: Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở. - Hình thức trao đổi khí ở cá là trao đổi qua mang: Khí O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, đồng thời CO2 từ máu khuếch tán vào nước chảy qua mang nhờ hoạt động nâng, hạ xương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng: Miệng cá mở → nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng, áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2 hòa tan để khuếch tán vào máu. Miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm, áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2 từ máu khuếch tán ra ngoài môi trường. - Hình thức trao đổi khí ở chim là trao đổi khí thông qua phổi và hệ thống túi khí: Hệ thống hô hấp ở chim gồm phổi và 9 túi khí thông với phổi. Trong phổi, khí quản chia thành phế quản, phế quản bên, mao mạch khí và không có phế nang. Không khí đi theo một chiều trong các mao mạch khí và trao đổi khí O2 và CO2 với máu trong mao mạch. Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu làm tăng hiệu quả của quá trình trao đổi khí. - Hình thức trao đổi khí ở chim là trao đổi khí thông qua phổi: Khi hít vào, cơ liên sườn co, xương sườn và xương ức nâng lên, co hoành co khiến thể tích lồng ngực tăng lên, phổi dãn rộng ra, áp suất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ ngoài vào mang theo O2 để thực hiện trao đổi khí với máu ở mao mạch phế nang. Khi thở ra, cơ liên sườn dãn, xương sườn và xương ức trở lại trạng thái ban đầu, co hoành dãn khiến thể tích lồng ngực giảm, phổi hẹp lại, áp suất không khí trong phổi tăng cao hơn áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ trong ra mang theo CO2 khuếch tán từ máu ở mao mạch phế nang ra ngoài môi trường. Câu 5: Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn giun đất thường chui hết lên khỏi mặt đất? - Sau cơn mưa lớn, giun đất thường chui lên khỏi mặt đất vì: Môi trường sống của giun đất là trong đất, giun đất thực hiện hô hấp qua da nhờ lượng không khí tồn tại trong các khe đất. Khi mưa lớn, nước mưa tràn vào các khe đất dẫn đến lượng không khí ở trong đất bị giảm đáng kể. Điều này khiến giun không thể thực hiện hô hấp. Do đó, giun đất phải chui lên trên mặt đất để có đủ không khí thực hiện hô hấp. Câu 6: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp? Nêu ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá. - Tác hại của thuốc lá: Trong khói thuốc lá có đến 7.000 hóa chất độc hại, trong đó có 69 chất gây ung thư… Khi hút thuốc,các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà cả những người xung quanh. Nên nếu hút thuốc lá nơi công cộng sẽ khiến không khí xung quanh không chỉ người hút mà cả người lân cận cũng sẽ bị ô nhiễm, gây mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. - Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng 5 mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,... Câu 7: Hãy tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp. Trong đó trình bày rõ nguyên nhân, hậu quả và những biện pháp phòng tránh bệnh. 1.Viêm đường hô hấp cấp do virus - Nguyên nhân: Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus - Triệu chứng: Một số triệu chứng phổ biến: tắc nghẽn ở các xoang mũi hoặc ở phổi, chảy nước mũi, ho, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, sốt cao trên 39 oC và ớn l ạnh, chóng m ặt, khó thở. - Hậu quả: Các biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus thường khiến b ệnh nhân nguy kịch và thậm chí có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: viêm phổi, viêm não, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, suy hô hấp tiến triển dẫn đến tử vong. - Cách phòng tránh: Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; r ửa tay th ường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;… 2.Viêm phổi - Nguyên nhân: Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. - Triệu chứng: Đau ngực khi thở hoặc ho; ho có đờm; mệt mỏi; sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh; buồn nôn, nôn mưa hoặc tiêu chảy;… - Hậu quả:Có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp; nhiễm trùng huyết; tràn d ịch màng phổi; áp xe phổi;… - Cách phòng tránh: Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dụcc thườnng xuyên, ăn uống lành mạnh;… 3.Lao phổi - Nguyên nhân:Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi. - Triệu chứng: Ho khan, ho khạc đờm thường có màu trắng, ho ra máu; khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương. - Hậu quả:Lao phổi có thể dẫn đến tràn dịch tràn khí màng phổi, xơ phổi, ho nhiều ra máu,… Một số biến chứng lao phổi nặng hơn bao gồm tổn thương chức năng phổi, đau xương khớp, viêm màng não, chức năng thận hoặc gan bị ảnh hưởng, chèn ép tim và rối loạn thị giác - Cách phòng tránh: Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;… Câu 8: Giải thích vì sao trong quá trình nuôi cá, tôm ở mật độ cao người ta th ường dùng qu ạt nước. - Trong quá trình nuôi cá, tôm ở mật độ cao người ta thường dùng quạt nước vì: Khi nuôi tôm, cá với mật độ cao sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu oxygen cung cấp cho hô hấp của tôm, cá do nồng độ oxygen tan trong nước thấp trong khi mật độ tôm, cá cao và diện tích ao hồ có hạn. Bởi vậy, nuôi tôm, cá thường sử dụng máy sục khí có tác dụng làm tăng nồng độ oxygen tan trong nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt, nhờ đó, sinh trưởng khỏe mạnh. 3. Bài 10: Tuần hoàn ở động vật Câu 1: Hệ tuần hoàn gồm các bộ phận nào? Dựa vào Hình. Hệ tuần hoàn hở và Hình. H ệ tu ần hoàn kín, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. - Hệ tuần hoàn gồm các bộ phận: + Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô. + Tim: là cơ quan đẩy và hút máu. 6 + Hệ thống mạch máu: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. * Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. - Hệ tuần hoàn hở: + Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. + Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm. + Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...). + Máu có chứa sắc tố hô hấp - Hệ tuần hoàn kín: + Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh. + Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh. + Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. + Máu có chứa sắc tố hô hấp Câu 2: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín. Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật? - Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín: + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình. + Tốc độ máu chảy nhanh. + Máu đi được xa đến các cơ quan nhanh. + Đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể. - Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật: + Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn. + Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín. + Từ tuần hoàn đơn (cá) → tuần hoàn kép. + Từ chỗ tim chưa phân hóa, chỉ là phần phình lên của mạch máu (giun đốt) → tim 2 ngăn (cá) → tim 3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) → tim 4 ngăn, chia 2 nửa riêng biệt. + Máu đi nuôi cơ thể: từ máu pha (lưỡng cư) → máu ít pha (bò sát) → máu không pha (chim và thú). Câu 3: Dựa vào Hình. Các dạng HTH kín hãy: + Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú. + Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn? Tại sao g ọi h ệ tu ần hoàn ở đ ộng v ật có vú là hệ tuần hoàn kép? Câu 4: Hệ dẫn truyền tim gồm những thành phần nào? H ãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. - Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lới Purkinje - Khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim : nút xoang nhĩ phát ra xung động -> tâm nhĩ -> cơ tâm nhĩ co -> nút nhĩ thất -> bó His -> mạng lưới Pukinje Câu 5: Hãy cho biết trong một chu kì hoạt động của tim diễn ra như thế nào? Thời gian trung bình một chu kì? Vai trò của các van tim là gì? Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn nào? Vì sao? - Hoạt động của tim trong một chu kì hoạt động của tim: Trong một chu kì tim, bắt đầu bằng tâm nhĩ (phải và trái) co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Sau đó, tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi. Tiếp đó, tâm thất (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. Sau đó, tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Chu kì tim mới lại bắt đầu bằng hai tâm nhĩ co. 7 - Vai trò của các van tim: Các van tim có vai trò đảm bảo máu đi theo một chiều. + Van nhĩ – thất: nằm giữaa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữaa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. + Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm thất sang động mạch. - Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn pha thất co. - Giải thích: Tâm thất (phải và trái) co sẽ đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ; áp lực trong tim và động mạch tăng lên để đẩy máu đi xa hơn. Do đó, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn pha thất co. Câu 6: Thành phần của hệ mạch? Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế nào? - Thế nào là huyết áp? Phân loại HA. Hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích t ại sao có sự biến động đó? - Thành phần của hệ mạch gồm: + Động mạch: là các mạch máu dẫn máu từ tâm thất phải -> phổi, từ tâm thất trái -> các cơ quan khác, bắt đầu từ động mạch chủ và động mạch phổi -> các tiểu động mạch. + Mao mạch: là các mạch nhỏ, là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và tế bào. + Tĩnh mạch: là các mạch máu dẫn máu từ mao mạch về tim, bắt đầu từ các tiểu tĩnh mạch -> tĩnh mạch chủ - Huyết áp: là áp lực của máu tác động lên thành mạch. - Phân loại: + Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): 110 - 120 mmHg + Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): 70 - 80 mmHg - Sự biếng động của huyết áp: Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ -> giảm dần từ tiểu động mạch -> mao mạch -> tiểu tĩnh mạch -> tĩnh mạch. - Nguyên nhân: + Do sự co bóp của tim. + Sức cản của dòng máu. + Độ quánh của máu. Câu 7: Quan sát Hình 10.9, hãy rút ra nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, v ận t ốc máu và tiết diện của các mạch máu. Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất có ý nghĩa như th ế nào đ ối với cơ thể? - Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch " mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch " tĩnh mạch chủ. - Nguyên nhân là vì thể tích máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Thể tích máu tỉ lệ thuận với sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. (Nếu thiết diện nhỏ thì chênh lệch huyết áp lớn “Vận tốc máu nhanh và ngược lại”) Ta có: + Trong hệ thống động mạch: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch - Thể tích máu giảm dần. + Mao mạch có tiết diện lớn nhất nên vận tốc chậm nhất. + Trong hệ thống tĩnh mạch: tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ " Vận tốc máu tăng dần. Câu 8: Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích. 8 - Khi hoạt động thì cơ quan vận động sẽ làm việc với cường độ lớn dẫn tới nó cần một nguồn năng lượng lớn → Hệ tuần hoàn thì hoạt động mạnh hơn, tim đập nhanh hơn nhằm vận chuyển oxgen vào cơ thể phục vụ quá trình ôxi hóa trong cơ thể giải phóng ra năng lượng. - Còn khi nghỉ ngơi thì hoàn toàn ngược lại, cơ thể lúc đó không cần nhiều năng lượng nên không cần oxygen hóa nhiều vật chất trong cơ thể và không cần lượng oxygen lớn, nên hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, tim đập chậm hơn, áp xuất trong các mạch máu thấp. Câu 9: Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5,6,7,8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mực cho phép, c ụ th ể là 50mg/100mL máu, 0,25mg/1L khí thở đối với xe máy và 80mg/100mL máu, 0,4mg/1L khí thở đối với ô tô. Theo em, quy định này có ý nghĩa như thế nào? - Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với những người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép có ý nghĩa: Rượu, bia có chứa ethanol. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể. Do đó, người đá uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ dễ gây tai nạn đe dọa đến tính mạng của người đó và những người tham gia giao thông khác. Bởi vậy, việc quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông, bảo vệ an toàn cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông. Câu 10: Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây nên một số bệnh về hệ tuần hoàn phổ biến và các bi ện pháp phòng chống. Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người Câu 1: Các nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người. - Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh. - Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ô nhiễm môi trường. - Tiếp xúc với người bệnh. - Làm việc ở môi trường có nhiều chất độc hại. - Thức khuya - Yếu tố di truyền. - Tuổi tác. Câu 2: Khái niệm miễn dịch. Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vậ t và người? - Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sinh vật - Miễn dịch giúp cơ thể động vật và người chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,…) nhằm bảo vệ cơ thể tránh những tổn thương có thể xảy ra; giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. Câu 3: Cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào? Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào? - Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm hàng rào bảo vệ bên ngoài và hàng rào bào vệ bên trong: + Hàng rào bảo vệ bên ngoài gồm: Da, niêm mạc và các chất tiết (nước mắt, nước bọt,…). + Hàng rào bảo vệ bên trong gồm: Các cơ quan (tủy xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết) và các tế bào bạch cầu. 9 - Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng cách: + Nước mắt, nước bọt, nước mũi, nước tiểu,… có chứa nhiều enzyme lysosome để tiêu diệt vi khuẩn. + Chất nhờn và mồ hôi (có pH từ 3 – 5) ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật. + Các cơ quan sẽ sản sinh ra các loại bạch cầu. Bạch cầu tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng nhiều cách như: thực bào, tiết enzyme, tiết kháng thể,… Câu 4: Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi những hàng rào bảo vệ nào? - Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi các hàng rào bảo vệ là hàng rào bảo bệ bên ngoài (da, niêm mạc, các chất tiết) và hàng rào bảo vệ bên trong (các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh…). Câu 5: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Tiêu chí Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu Tính đặc Không cần có sự tiếp xúc trước với Phản ứng đặc hiệu đối với một kháng hiệu kháng nguyên. nguyên nhất định. Gồm hai loại: Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ + Miễn dịch dịch thể: là miễn dịch có Cơ chế thể (da, niêm mạc, các dịch tiết của sự tham gia của các kháng thể. miễn cơ thể) và các đáp ứng miễn dịch + Miễn dịch qua trung gian tế bào: là dịch không đặc hiệu (viêm, sốt, tạo các miễn dịch có sự tham gia của tế bào peptide và protein kháng khuẩn). lymhpo T độc. Dưỡng bào, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu thực bào, Tế bào đại thực bào, tế bào giết tự nhiên và Các tế bào lympho B và lymho T. tham gia các tế bào trình diện kháng nguyên (tế bào B, tế bào có tua, đại thực bào,…). Khả Có khả năng ghi nhớ nhờ các tế bào năng ghi Không. lympho B và lympho T nhớ. nhớ Tính hiệu Thấp. Cao. quả Thời gian Miễn dịch nguyên phát: 7 – 10 ngày. 0 – 12 giờ. xảy ra Miễn dịch thứ phát: 2 – 3 ngày. Câu 6: Hãy giải thích tại sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất nhỏ? - Nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn là do: Cơ thể người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên như virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật,… thông qua vật nuôi, vật dụng, các bề mặt, môi trường ô nhiễm, … Ngoài ra, các yếu tố như rối loạn di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh 10 hoạt, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia bức xạ,.. cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh ở người. - Xác suất bị bệnh ở người lại rất nhỏ là do: Mặc dù có rất nhiều tác nhân bên ngoài gây bệnh cho con người, nhưng các tác nhân chỉ gây bệnh khi hội tụ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn. Đặc biệt, cơ thể người có các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu nên cơ thể có khả năng chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh. Câu 7: Hãy dự đoán một số nguyên nhân có thể làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương và suy giảm chức năng. - Rối loạn hoạt động chức năng của hệ miễn dịch: + Thiếu hụt tế bào B (kháng thể) + Thiếu tế bào T + Sự thiếu hụt tế bào B và T kết hợp + Khiếm khuyết Phagocytes + Bổ sung thiếu sót - Chế độ ăn uống không đảm bảo. - Sự tác động của các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, ô nhiễm môi trường,... Câu 8: Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh? Tại sao nói “Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loài sinh vật gây bệnh khác”? - Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh: + HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công và phá huỷ các tế bào lympho T hỗ trợ -> làm cho hoạt động miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS) + Sự tác động của các virus gây đột biến gene làm cho 1 số tế bào phân chia liên tục không kiểm soát, hình thành khối u ác tính gây bệnh ung thư. Một số tế bào ung thư có thể tách ra đi theo đường máu di căn đến các cơ quan khác và phát triển thành khối u mới gầy tổn thương cho cơ quan và suy giảm sự lưu thông máu - HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội này. Câu 9: Hãy cho biết vai trò của việc bảo vệ môi trường trong phòng chống các bệnh ở người. - Vai trò của việc bảo vệ môi trường trong phòng chống các bệnh ở người: Bảo vệ môi trường có vai trò rất quan trọng đối với phòng chống các bệnh ở người. Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ giúp hạn chế sự phát triển của các loài sinh vật gây bệnh cũng như những vật trung gian truyền bệnh, hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ thể với các tác nhân môi trường (chất độc hại, khói bụi,…). Nhờ đó, giúp phòng chống các bệnh ở người. Câu 10: Hiện tượng tự miễn và dị ứng? Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những phản ứng gì? Tại sao lại có những phản ứng đó? - Tự miễn - Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định. - Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những phản ứng: đau, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm, mẩn đỏ, khó thở, buồn nôn, đau bụng,… nặng hơn có thể gây ra co giật, suy hô hấp. 11 - Lý do có những phản ứng đó: Xuất hiện những phản ứng đó là do trong thành phần của thuốc kháng sinh (hay vaccine) có thể chứa dị nguyên, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và gây ra các phản ứng quá mức (phản ứng dị ứng). Câu 11: Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch? Miễn dịch cộng đồng? Vai trò của vaccine - Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. - Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể, tế bào. - Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. - Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh. - Phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. - Giảm thiểu gánh nặng kinh tế xã hội. Miễn dịch cộng đồng khi có khoảng 70 - 80% dân số được tiêm chủng thì bệnh sẽ không xảy ra trên quy mô rộng, nghĩa là không bùng phát dịch. Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi Câu 1: Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết? - Bài tiết là quá trình đào thải ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình trao đổi chất mà cơ thể không sử dụng, các chất thừa và độc hại (CO2, bilirubin, urea, creatinine,...). - Vai trờ của bài tiết: + Giúp tránh sự tích tụ của các chất thải trong cơ thể. + Đảm bảo duy trì nồng độ các chất trong cơ thể ở mức ổn định. Câu 2: Hãy kể tên các sản phẩm thải của cơ thể và tên cơ quan chủ yếu bài tiết chất đó. Cơ quan chính đảm nhận chức năng bài tiết của cơ thể? Sản phẩm thải Cơ quan bài tiết CO2 Phổi Mồ hôi Da Nước tiểu Thận Câu 3: Tìm hiểu cấu tạo của thận và quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu. - Mỗi quả thận được cấu tạo từ khoảng 1 triệu tế bào đơn vị chức năng gọi là nephron. Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu, các tế bào ở thành ống thận (ống lượn gần, ống lượn xa và quai Henle) có chức năng tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về mấu, tiết chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước khi thải ra ngoài. - Quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu: gồm 4 giai đoạn + Lọc máu ở cầu thận để thành nước tiểu đầu (dịch lọc). + Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể. + Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức. + Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài. Câu 4: Thận có vai trò như thế nào trong quá trình bài tiết nước tiểu? Nếu thận không hoạt động thì sẽ gây hậu quả gì đối với cơ thể? - Vai trò của thận: Nhờ chức năng bài tiết nước tiểu, thận đào thải đến 90% các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ CO2), do đó, thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định thể tích và thành phần của dịch ngoại bào (duy trì cân bằng nội môi). - Hậu quả khi thận không hoạt động: Thận đào thải đến 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu, dó đó nếu thận không hoạt động sẽ khiến thể tích và thành phần của dịch ngoại bào mất đi sự ổn định. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm: 12 Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp, tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng. Câu 5: Khái niệm nội môi, cân bằng nội môi. Cho biết vai trò của duy trì cân bằng nội môi đối với cơ thể? - Nội môi: là môi trường trong cơ thể hay còn được gọi là dịch ngoại bào. - Cân bằng nội môi: là sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể như duy trì thẩm thấu, độ pH, huyết áp. - Vai trò của cân bằng nội môi: Đảm bảo sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào. Câu 6: Quan sát Hình. Sơ đồ mô tả cơ chế điều hoà cân bằng nội môi để hoàn thành sơ đồ và cho biết vai trò của các bộ phận trong quá trình điều hoà cân bằng nội môi. - Vai trò của các bộ phận: + Bộ phận tiếp nhận kích thích: Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài); hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. + Bộ phận điều khiển: Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phận kích thích truyền tới; xử lí thông tin; gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện. + Bộ phận đáp ứng kích thích: Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển à tăng hoặc giảm hoạt động à biến đổi các điều kiện lí hóa của môi trường à đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định; tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược) Câu 7: Hãy mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước. Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như thế nào? - Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng. Câu 8: Hãy nêu vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi. - Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể. Câu 9: Hãy mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong cơ thể. Từ đó giải thích tại sao gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi. Hàm lượng glucose trong máu khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L. - Khi hàm lượng glucose trong máu tăng : tuyến tuỵ sẽ tiết insulin để chuyển hoá glucose thành glycogen dự trữ trong gan hoặc các tế bào sẽ tăng hấp thụ glucose. 13 - Khi gàm lượng glucose trong máu giảm : tuyến tuỵ sẽ tiết glucagon giúp phân giải glycogen dự trữ trong gan thành glucose đưa vào máu. - Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi vì gan điều hòa nồng độ nhiều chất hòa tan như protein, glucose,… trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng nội môi của cơ thể. Câu 10: Cho biết cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường, từ đó dự đoán đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe? Giải thích. Đề xuất một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó. (đề cho bảng nhìn vào tự trả lời. =)))) Câu 11: Hãy cho biết biện pháp phòng chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết. Tên bệnh Biện pháp - Viêm cầu thận - Bỏ thuốc lá: Cách hữu hiệu để ngăn - Ung thư thân ngừa suy thận - Sỏi thận - Bổ sung đủ nước - Suy thận - Giảm lượng muối hấp thụ - Viêm thận bể thận cấp - Kiểm soát tốt đường huyết. - Không lạm dụng thuốc không kê đơn Câu 12: Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ thận. Tại sao những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận? - Các biện pháp bảo vệ thận: + Giữ vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết. + Có chế độ ăn uống khoa học. + Cần uống đủ nước. + Kiểm soát hàm lượng đường, cholesterol,... trong máu. + Không sử dụng rượu bia. + Không lạm dụng các loại thuốc. Sỏi thận được hình thành do các chất thải trong nước kiểu kết lại với nhau và lắng đọng, lâu ngày tạo thành sỏi. Những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận vì: - Thói quen uống ít nước khiến cơ thể khó thải hết các chất độc hại qua thận, đồng thời, nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi thận. - Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn nhiều protein động vật tạo ra nhiều uric acid, tăng thải calcium qua nước tiểu dẫn đến nguy cơ cao tạo ra sỏi thận. 14

Use Quizgecko on...
Browser
Browser