Ôn Sinh 11 Bài 4: Quang Hợp - Đáp Án - PDF
Document Details
Uploaded by MultiPurposeModernism
Tags
Summary
Đây là tài liệu ôn tập môn sinh học lớp 11, về bài 4: Quang hợp. Tài liệu bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm về quang hợp ở thực vật. Có các phần khác nhau như câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án, đúng/sai.
Full Transcript
Bài 4: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (18 câu, học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18, mỗi câu chỉ chọn 1 phương án đúng). NT1-Câu 1. Quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm A. Pyruvic acid B. Muối khoáng C...
Bài 4: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (18 câu, học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18, mỗi câu chỉ chọn 1 phương án đúng). NT1-Câu 1. Quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm A. Pyruvic acid B. Muối khoáng C. Carbohidrat D.Protein. NT1-Câu 2. Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại A. chất nền. B. màng trong. C. màng ngoài. D. thylakoid. NT1-Câu 3. Thực vật C3 cố định CO2 theo chu trình A. PEP B. Calvin C. C4 D. Chuỗi truyền electron NT1-Câu 4: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. lúa, khoai, sắn, đậu. B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu. NT1-Câu 5: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường C4 là A. PGA (3-phosphoglycerate). B. G3P (Glyceraldehyde 3-phosphate). C. MA(Malic acid). D. AOA (Oxaloacetic acid). NT1-Câu 6: Ở thực vật CAM, khí khổng A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. B. chỉ mở ra khi hoàng hôn. C. chỉ đóng vào giữa trưa. D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày. NT1-Câu 7: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp… A. lớn hơn cường độ hô hấp. B. cân bằng với cường độ hô hấp. C. nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. NT1-Câu 8: Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất. C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. NT1-Câu 9. Quang hợp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành: 1 A. năng lượng cơ học. B. năng lượng hoá học C. không sử dụng năng lượng ánh sáng. D. năng lượng hạt nhân. NT1-Câu 10. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm: A. Khí carbonic, nước, năng lượng ánh sáng. B. khí carbonic, năng lượng ánh sáng C. khí oxygen, nước, năng lượng ánh sáng D. khí oxygen, năng lượng ánh sáng NT3- Câu 11: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là A. Xanh lục và vàng B. Vàng và xanh tím C. Xanh lá và đỏ D. Đỏ và xanh tím NT4-Câu 12. Chúng ta nhìn thấy lá có màu xanh lục là vì: A. diệp lục hấp thụ chủ yếu ánh sáng màu xanh. B. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu đỏ C. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục D. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu tím. NT6-Câu 13. Thực vật C4 được phân bố A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. D. ở vùng sa mạc. NT8-Câu 14. Diễn biến nào dưới đây có trong tối của quá trình quang hợp? A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2. B. quá trình khử CO2. C. quá trình quang phân li nước. D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích động). TH1-Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng? 2 A. Đường được tạo ra trong pha sáng B. Khí oxyen được giải phóng trong pha tối C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào D. O2 sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước TH2-Câu 16: Chọn phát biểu sai khi nói về vai trò của quang hợp ở thực vật A. Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng B. Quang hợp giúp điều hoà không khí, kiến tạo và duy trì tầng ozone, tăng hiệu ứng nhà kính C. Quang hợp tạo ra nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho các sinh vật khác D. Quang hợp giải phóng O2 cung cấp dưỡng khí cho nhiều sinh vật trên Trái Đất VD1-Câu 17: Đâu là nguồn dự trữ carbon và năng lượng chính của tế bào và cơ thể thực vật? A. Protein B. Tinh bột C. Nước và muối khoáng D. Lipid VD2-Câu 18: Để nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, giảm khí nhà kính, cần nâng cao quá trình nào sau đây ở thực vật? A. Hô hấp B. Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng C. Điều hoà không khí D. Quang hợp PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM 4 LỰA CHỌN ĐÚNG / SAI (4 câu) Dựa vào hình bên dưới, học sinh trả lời từ câu 1 và câu 2. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. 3 NT1-8-Câu 1. Cho các phát biểu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d học sinh chọn đúng hoặc sai. a/ Quá trình phân ly nước không diễn ra trong pha sáng. b/ Năng lượng ánh sáng được sắc tố quang hợp hấp thụ. c/ Ở pha sáng, năng lượng hoá học được tích luỹ ở NADPH và ATP. d/ Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra trên màng thylakoid TH1-5-Câu 2. Cho các phát biểu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d học sinh chọn đúng hoặc sai. a/ Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. b/ Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. c/ Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2. d/ Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật. VD1-Câu 3: Dựa vào hình bên dưới, mỗi ý a, b, c, d học sinh chọn đúng hoặc sai. 4 a/ Thực vật CAM có cơ chế quang hợp giúp tiết kiệm nước. b/ Thực vật CAM dùng AOA làm chất nhận để nhận CO2 tự do từ môi trường. c/ Chu trình cố định CO2 tạm thời và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin ở thực vật CAM diễn ra ở hai loại tế bào khác nhau. d/ Ở thực vật CAM, chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày lúc khí khổng đóng. VD2-Câu 4: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích mục đích đó. Mỗi ý a, b, c, d học sinh chọn đúng hoặc sai. (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên cường độ quang hợp của nó không bị giảm. PHẦN 3. TRẮC NGHIỆM ĐIỀN SỐ (6 câu, học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6). NT1-8-Câu 1. Cho những đặc điểm sau đây: (1) Diễn ra ở các thylakoid (2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp 5 (3) Nước được phân li và giải phóng điện tử (4) Nhất thiết phải có ánh sáng. (5) Cacbohidrat được tạo ra (6) Khí khổng hấp thụ năng lượng ánh sáng (7) Hình thành ATP Có mấy đặc điểm thuộc về pha sáng? TL: 4 NT1-8-Câu 2. Cho những đặc điểm sau đây: (1) Giải phóng oxygen (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat (3) Giải phóng electron từ quang phân li nước (4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP (5) Sinh ra nước mới. (6) Sử dụng sản phẩm của pha sáng như O2 để đồng hóa CO2 Có mấy hoạt động xảy ra trong pha cố định CO2? TL: 2 NT1-8-Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu đúng về quang hợp trong các phát biểu sau? (1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần. (2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím. (3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng. (4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần. (5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35oC rồi sau đó giảm mạnh. TL: 4 TH3-5 Câu 4: Vận dụng những hiểu biết về quá trình quang hợp, hãy tính khối lượng CO2 (kg) mà cây xanh hấp thụ khi tổng hợp được 900kg C6H12O6? TL: 1320 TH1-5-Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? (1) Trong quá trình quang hợp thể tích CO2 hấp thụ > O2 thải ra. 6 (2) Trong quá trình quang hợp thể tích CO2 hấp thụ = O2 tạo ra. (3) Trong quá trình quang hợp thể tích CO2 hấp thụ < O2 tạo ra. (4) Trong quá trình quang hợp khối lượng CO2 hấp thụ = O2 tạo ra. (5) Trong quá trình quang hợp khối lượng CO2 hấp thụ > C6H12O6 tạo ra. (6) Trong quá trình quang hợp khối lượng CO2 hấp thụ > O2 tạo ra. TL: 3 VD1-2 Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? Các biện pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm tăng năng suất cây trồng dựa trên quang hợp thường áp dụng dựa trên cơ sở: (1) Tăng diện tích canh tác (2) Tăng diện tích lá (3) Sử dụng hiệu quả nguồn sáng (4) Tăng cường hô hấp cho cây (5) Bón phân hợp lý (6) Cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng (7) Giảm thời gian chiếu sáng cho cây trồng (8) Gieo trồng đúng thời vụ. TL: 5 7