KHTN8 Bài 37. Sinh sản ở người - Past Paper PDF
Document Details
![CourteousJasper8988](https://quizgecko.com/images/avatars/avatar-9.webp)
Uploaded by CourteousJasper8988
Tags
Summary
Tài liệu này là một bài kiểm tra về kiến thức sinh sản ở người, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về cấu tạo cơ quan sinh dục, quá trình thụ tinh, và đưa ra các biện pháp tránh thai. Đề cương này phù hợp cho học sinh lớp 8 trong môn Khoa học tự nhiên.
Full Transcript
KHTN8 Tên học sinh: BÀI 37. SINH SẢN Ở NGƯỜI I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai? A. Ống dẫn trứng. B. Buồng trứng. C. Tử cu...
KHTN8 Tên học sinh: BÀI 37. SINH SẢN Ở NGƯỜI I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai? A. Ống dẫn trứng. B. Buồng trứng. C. Tử cung. D. Âm đạo. Câu 2. Cơ quan nào trong hệ sinh dục nam có chức năng tiết testosterone? A. Tinh hoàn. B. Tuyến tiền liệt. C. Ống dẫn tinh. D. Túi tinh. Câu 3. Âm đạo có chức năng nào dưới đây? A. Là nơi diễn ra sự thụ tinh. B. Sản xuất hormone sinh dục nữ. C. Tiết chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. D. Đón trứng chín khi trứng rụng. Câu 4. Ống dẫn tinh có chức năng nào dưới đây? A. Tiết hormone sinh dục nam. B. Vận chuyển tinh trùng từ mào tinh hoàn đến túi tinh. C. Vận chuyển tinh trùng từ túi tinh đến niệu đạo. D. Sản sinh tinh trùng. Câu 5. Với người có chu kì kinh nguyệt 28 ngày, trứng thường rụng vào ngày nào của chu kì kinh nguyệt? A. Khoảng ngày thứ nhất. B. Khoảng ngày thứ 9. C. Khoảng ngày thứ 14. D. Khoảng ngày thứ 28. Câu 6. Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ A. bị bong ra. B. hình thành một tế bào trứng mới. C. tiếp tục dày lên. D. không bị ảnh hưởng. Câu 7. Nhận định dưới đây là đúng. A. Niêm mạc tử cung dày lên để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. B. Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra ngay sau khi trứng rụng. C. Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra sau khi trứng được thụ tinh. D. Niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu và dịch nhày gọi là sự thụ tinh. Câu 8. Nhận định dưới đây về thụ tinh và thụ thai là sai. A. Tinh trùng di chuyển vào tử cung, gặp trứng ở đây và diễn ra sự thụ tinh. B. Hợp tử sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng xuống và làm tổ ở trong tử cung. C. Sau khi thụ tinh, thành tử cung dày lên để đón hợp tử xuống làm tổ. D. Rất nhiều tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh nhưng thường chỉ có một tinh trùng kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử. Câu 9. Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng? A. Dương vật. B. Túi tinh. C. Tinh hoàn. D. Mào tinh. Câu 10. Ở người, số lượng trứng rụng trong một chu kì thường là... A. 1 trứng. B. 2 trứng. C. 3 trứng. D.nhiều trứng Câu 11. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì? A. Trứng đã được thụ tinh. B. Trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ tại tử cung. C. Trứng đã thụ tinh và làm tổ tại tử cung. D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh. Câu 12. Phương pháp tránh thai nào dưới đây không nên áp dụng với những người có chu kì kinh nguyệt không đều? A. Uống thuốc tránh thai. B. Đặt vòng tránh thai. C. Tính ngày trứng rụng. D. Sử dụng bao cao su. Câu 13. Những bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục? 1 – Giang mai; 2 – Lậu; 3 –Viêm gan B; 4 –Đái tháo đường; 5 – Bướu cổ;6 –AIDS. A. 1,2,3,6. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 3,4, 5. D. 3,4, 5, 6. Câu 14. Bộ phận nào dưới đây thuộc cơ quan sinh dục nữ? A. Âm hộ B. Ống dẫn tinh C. Tuyến tiền liệt D. Túi tinh Câu 15. Đặc điểm không phải của trứng? KHTN8 Tên học sinh: A. Không di chuyển được B. Chứa nhiều chất dinh dưỡng C. Có kích thước lớn D. Di chuyển được Câu 16. Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng? A. Mới sinh ra B. Tuổi dậy thì C. Tuổi trưởng thành D. Bất kể khi nào Câu 17. Nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo, nằm phía trên mỗi tinh hoàn là? A. Mào tinh. B. Dương vật. C. Tuyến tiền liệt. D. Túi tinh. Câu 18. Tại sao bìu nằm bên ngoài cơ thể mà không phải bên trong như gan, thận,…? A. Vì trong cơ thể nhiệt độ cao không thích hợp cho sản xuất tinh trùng. B. Vì trong cơ thể không còn chỗ chứa. C. Vì bên ngoài cơ thể thuận tiện cho việc xuất tinh. D. Vì từ khi sinh ra đã thế, không lý giải được. Câu 19. Ở túi tinh, tinh trùng tiếp tục được nuôi dưỡng là nhờ đâu? A. Tuyến tiền liệt tiết dịch. B. Tuyến hành tiết dịch nuôi dưỡng tinh trùng. C. Chất dịch do thành túi tiết ra. D. Chất dịch giàu glucozo do tinh hoàn tiết ra. Câu 20. Tuyến hành trong cơ quan sinh dục nam có chức năng gì? A. Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua. B. Tiết dịch để trung hòa axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục. C. Tiết dịch hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch. D. Giúp tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo và chức năng khi được chuyển vào túi tinh. Câu 21. Tuyến tiền liệt có vai trò gì? A. Tiết dịch để hoà loãng tinh trùng tạo tinh dịch. B. Chứa tinh và nuôi dưỡng tinh trùng C. Đường dẫn chung tinh trùng và nước tiểu. D. Tiết dịch nhờn vào âm đạo. Câu 22. Chị B đã có 2 người con, chị và chồng chị không muốn sinh thêm con nữa. Em hãy đưa ra biện pháp tránh thai phù hợp nhất đối với vợ chồng chị B? A. Bao cao su B. Triệt sản C. Đặt vòng D. Tính chu kì kinh nguyệt Câu 23. Biện pháp tránh thai nào có hiệu quả tránh thai thấp nhất? A. Đặt vòng B. Bao cao su C. Tính vòng kinh D. Uống thuốc tránh thai Câu 24. Biện pháp tránh thai nào dưới đây thường được áp dụng cho nam giới? A. Sử dụng bao cao su B. Đặt vòng tránh thai C. Uống thuốc tránh thai D. Tính ngày trứng rụng Câu 25. Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục? A. Uống thuốc tránh thai B. Thắt ống dẫn tinh C. Đặt vòng tránh thai D. Sử dụng bao cao su Câu 26. Nên mang thai ở độ tuổi nào là thích hợp nhất? A. Ngay tuổi dậy thì vì lúc đó khả năng sinh sản cao nhất B. Từ khoảng 20 – 30 C. Thời kì mãn kinh vì lúc đó cơ thể trưởng thành nhất D. Từ khoảng 18 – 25 BÀI 38. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là A. nơi ở của sinh vật. B. nơi làm tổ và kiếm ăn của sinh vật. C. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật. D. nơi kiếm ăn của sinh vật. Câu 2. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật. B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn. D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. Câu 3. Nhân tố sinh thái là A. nhân tố hóa học trong môi trường xung quanh sinh vật. KHTN8 Tên học sinh: B. nhân tố vật lí trong môi trường xung quanh sinh vật. C. nhân tố sống có trong môi trường xung quanh sinh vật. D. nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. Câu 4. Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là: A. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, lá cây rụng, chất thải động vật. B. đất, nước, không khí và các vi sinh vật sống trong đó. C. độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, đất, nước và các vi sinh vật sống trong đó. D. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, thực vật, động vật. Câu 6. Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu t ạo c ủa th ực v ật trong tr ường h ợp này? A. Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Gió. D. Ánh sáng. Câu 7. Gấu bắc cực có lông dày và dài hơn so với gấu sống trong rừng nhiệt đới. Đây là ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào tới sinh vật? A. Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Gió. D. Ánh sáng. Câu 8. Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Nhân tố sinh thái nào đã ảnh hưởng tới cây trong trường hợp này? A. Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Gió. D. Ánh sáng. Câu 9. Trường hợp nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh tới hình thái của sinh vật. A. Các cây cải được gieo trồng với mật độ dày thường cao, còi cọc. B. Cây mọc dưới tán thường có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm, nằm ngang. C. Cây được bón đủ phân bón sinh trưởng phát triển tốt hơn các cây cùng loài không được bón phân. D. Động vật vùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nóng. Câu 10. Giới hạn sinh thái là A. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. B. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái nhất định. C. giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất. D. giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà thấp hơn hoặc cao hơn giá trị đó sinh vật sẽ chết. Câu 11. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng th ường có vùng phân bố A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. Câu 12. Cho biết giới hạn về nhiệt độ của một số loài cá thường được nuôi ở n ước ta nh ư sau: cá rô phi: 5,6 – 42 oC ; cá chép: 2 – 44 oC; cá ba sa: 18 – 40 oC; cá tra: 15 – 39 oC. Nếu em là một nông dân sống ở vùng miền núi phía bắc đang lựa chọn giống cá về nuôi thì em sẽ chọn giống cá nào ở trên? A. Cá rô phi. B. Cá chép. C. Cá ba sa. D. Cá tra Câu 13. Môi trường sống bao gồm các yếu tố A. tác động riêng rẽ đến sinh vật (có lợi hoặc có hại cho sinh vật). B. bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau; có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật. C. cần thiết, không thể thiếu cho sự tồn tại của sinh vật. D. không sống bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật. Câu 14. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Quan hệ cộng sinh. B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Nhiệt độ môi trường. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây sống ở vùng có sáng mạnh? A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất