LMS 1: Hiến pháp và quyền tự do kinh doanh PDF

Summary

This document appears to be lecture notes or class material about Vietnamese legal topics. It may contain summaries of material, as well as specific definitions of important terms.

Full Transcript

LMS 1: Hiến pháp và quyền tự do kinh doanh MÔN: LUẬT KINH DOANH - 24C1LAW51100112 GIẢNG VIÊN: MAI NGUYỄN DŨNG NHÓM: DARE TO DREAM 1. Nguyễn Băng Băng………………….………………….………………31241026669 2. Phan Thị Thanh Huyền………………….………………….………… 31241027400 3. Trần Tuấn Khang………………….………………….……………… 3124102438...

LMS 1: Hiến pháp và quyền tự do kinh doanh MÔN: LUẬT KINH DOANH - 24C1LAW51100112 GIẢNG VIÊN: MAI NGUYỄN DŨNG NHÓM: DARE TO DREAM 1. Nguyễn Băng Băng………………….………………….………………31241026669 2. Phan Thị Thanh Huyền………………….………………….………… 31241027400 3. Trần Tuấn Khang………………….………………….……………… 31241024383 4. Trần Thị Lành………………….………………….…………………. 31241024866 5. Phạm Hoàng Nhật Linh………………….………………….………… 31241022216 6. Thái Bửu Linh………………….………………….…………………. 31241020046 7. Lý Nguyễn Ngọc Minh………………….………………….……………31241021258 8. Nguyễn Trần Khánh Ngọc………………….………………….……… 31241024405 9. Trần Minh Phú Quý………………….………………….………………31241022335 10. Hà Lê Thanh Thảo………………….………………….………………31241020656 11. Trần Nguyễn Anh Thư………………….………………….……………31241027259 12. Hồ Thị Minh Trang………………….………………….……………… 31241028215 13. Nguyễn Ngọc Quyên………………….………………….…………… 31241028001 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream Tóm tắt các bài đọc 1, 2, 3, 4 Bài đọc 1: https://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=23 Bài đọc 2: https://lms.ueh.edu.vn/mod/resource/view.php?id=584372 Bài đọc 3: https://lms.ueh.edu.vn/mod/resource/view.php?id=584371 Bài đọc 4: http://dhannd.edu.vn/mot-vai-diem-moi-ve-quyen-tu-do-kinh-doanh-trong-hien-phap-n am-2013-a-344 Bài đọc 1: Bàn về lập hiến 1. Bối cảnh và lý do xuất hiện của Hiến pháp: - Bối cảnh xuất hiện của Hiến pháp: Gắn liền với những sự kiện trong quá trình hình thành lịch sử của từng quốc gia, nhằm thiết lập một cơ cấu tổ chức, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của người dân nói riêng và để xác định các nguyên tắc quản lý Nhà nước. - Lý do xuất hiện của Hiến pháp: Để phản ánh những nhu cầu và yêu cầu của một quốc gia trong việc, tổ chức quyền lực và xác định các cơ chế điều hành cho việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước. Đồng thời giải quyết những xung đột, khủng hoảng chính trị để thay thế các chế độ cũ không còn phù hợp. Những quy định trong Hiến pháp có thể giúp thiết lập lại trật tự xã hội và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước. 2. Bản chất pháp lý của Hiến pháp: - Tính cơ bản của Hiến Pháp: + Hiến pháp được coi là luật cơ bản của Nhà nước, có vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất. Không phải tất cả các quan hệ xã hội đều được Hiến pháp điều chỉnh, mà chỉ những quan hệ chủ đạo, có tính nền tảng. Bảo vệ các lợi ích sống còn của các lực lượng xã hội và tạo nền tảng pháp lý cho đường lối chính trị, nhằm phát triển đất nước và xã hội. Mỗi quốc gia sẽ xác định những quan hệ nền tảng riêng, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù xã hội của mình. + Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là căn cứ chủ đạo để ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác và cơ sở định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, và công dân. 1 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream ⇒ Do tính chất pháp lý đặc biệt đó mà Hiến pháp có tính ổn định cao nhất so với tất cả các văn bản pháp lý khác. Việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp luôn luôn đòi hỏi những thủ tục chặt chẽ nhất, bảo đảm sự thận trọng nhất. 3. Bản chất xã hội: Quan điểm Mác - Lênin và Ăng-ghen: + Hiến pháp phản ánh bản chất giai cấp, là công cụ của giai cấp thống trị để duy trì sự thống trị. + Hiến pháp là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và được tạo ra để phục vụ lợi ích của giai cấp nắm quyền. Ph.Lassal: + Hiến pháp phải phản ánh tương quan lực lượng xã hội thực tế để có ý nghĩa và bền vững. V.I.Lênin: (Cùng quan điểm với Ph.Lassal nhưng trực diện hơn) + Hiến pháp thể hiện mối tương quan của các lực lượng xã hội trong cuộc đấu tranh giai cấp, thông qua các đạo luật cơ bản của Nhà nước nói chung và các đạo luật về quyền bầu cử các cơ quan đại diện, về chức năng của các cơ quan đó. ⇒ Quan điểm giai cấp của C.Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I.Lênin và của các nhà cách mạng xã hội châu Âu đã phản ánh đúng thực chất sự ra đời của các Hiến pháp đương thời. - Giá trị của các Hiến pháp lịch sử: Giá trị to lớn của những bản Hiến pháp dân chủ lúc bấy giờ cũng được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh chống chế độ chuyên chế, đề cao phẩm giá con người, các quyền về tự do cá nhân: + Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ và năm 1789 của Pháp phản ánh sự thắng thế của giai cấp tư sản. + Hiến pháp năm 1918 của Nga Xô viết khẳng định chế độ chuyên chính vô sản. + Hiến pháp Việt Nam năm 1946 phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập và gạt bỏ chế độ thực dân, phong kiến. - Hiến pháp không chỉ là công cụ giai cấp: Việc xác nhận bản chất của Hiến pháp chỉ từ góc độ lợi ích giai cấp là rất đúng đắn, nhưng chưa đủ: + Hiến pháp không chỉ đơn thuần là công cụ phục vụ lợi ích giai cấp thống trị mà còn ghi nhận và thể hiện những lợi ích tương hợp của các tầng lớp xã hội, lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc. 2 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream + Các bản Hiến pháp hiện đại hướng đến đồng thuận xã hội. Các quốc gia trên thế giới cố gắng tìm kiếm những phương thức thể hiện sự cân bằng lợi ích, đặc biệt trong bối cảnh xung đột sắc tộc, tôn giáo và chính trị gia tăng. - Hiến pháp như một khế ước xã hội: + Hiến pháp là khế ước pháp lý giữa các lực lượng xã hội, nhằm đạt được sự cân bằng lợi ích. + Sự thỏa hiệp xã hội là kết quả của quá trình đấu tranh và hợp tác giữa các lực lượng. - Phản ánh giá trị xã hội: Hiến pháp thể hiện các giá trị được xã hội chấp nhận như tự do, công bằng, dân chủ, nhân quyền. Ví dụ: Trong các thập kỷ 60-90, cộng đồng quốc tế đặc biệt nhấn mạnh đến quyền con người như giá trị cao nhất, được phản ánh trong nhiều bản Hiến pháp. - Hiến pháp Việt Nam: Hiến pháp Việt Nam phản ánh giá trị cao quý của dân tộc như đoàn kết, nhân nghĩa, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ⇒ Hiến pháp đã được trao trở lại sứ mệnh của một bản khế ước về mặt pháp lý của các lực lượng xã hội mà đối tượng điều chỉnh trọng tâm là sự thỏa hiệp lợi ích giữa các giai tầng xã hội, các lực lượng xã hội. Sự tương hợp lợi ích này có thể khác nhau tùy theo bối cảnh, nhưng Hiến pháp luôn phải đảm bảo sự cân bằng, không chỉ phục vụ một lực lượng hay giai cấp cụ thể. ⇒ Bản chất xã hội của Hiến pháp thể hiện ở chỗ nó chính là sự ghi nhận và thể hiện những giá trị xã hội được toàn xã hội và nhân dân chấp nhận và chia sẻ. Đó là các giá trị như Tự do, Công bằng, Bình đẳng, Dân chủ, Nhân quyền, Chủ nghĩa cá nhân, Chủ nghĩa tập thể, Chủ nghĩa dân tộc v.v.. Sự phát triển của văn minh nhân loại đã góp phần chuẩn hóa và kết tinh các giá trị xã hội giúp các quốc gia lựa chọn các giá trị ưu tiên trên con đường phát triển của mình. Chẳng hạn, trong những năm 60 - 70, kế đó là thời kỳ năm 80 - 90 của thế kỷ XX, cộng đồng quốc tế, thông qua các văn kiện của Liên hợp quốc, đã đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị ưu tiên hàng đầu là quyền con người, nâng nó lên thành quan điểm: “Con người, các quyền tự do của con người là giá trị cao quý nhất” 4. Đặc trưng và chức năng: - Đặc trưng pháp lý: Hiến pháp được coi là Luật cơ bản của Nhà nước, có giá trị và vị trí pháp lý cao nhất, việc ban hành và sửa đổi phải tuân theo một trình tự đặc biệt. Nhưng vẫn còn một số quốc gia trên thế giới vẫn chưa ổn định theo tố chất ổn định cao của nó. 3 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream - Đặc trưng về chính trị: phản ánh tính chất của những quan hệ được Hiến pháp điều chỉnh. Đầu tiên là phụ thuộc vào đặc điểm của đường lối chính trị, đặc điểm của hệ thống chính trị và tổ chức của quyền lực nhà nước. - Đặc trưng tư tưởng: hầu hết đều mang một tư tưởng nhất định, được thể hiện thông qua các nguyên tắc được Hiếp pháp ghi nhận, trong những quy phạm mang tính định hướng mục tiêu và cương lĩnh. Nhưng phần lớn chỉ có thể thấy được trên cơ sở phân tích những ý niệm được cài đặt vào các nguyên tắc, quy phạm của Hiến pháp. - Chức năng thứ nhất: hợp pháp hóa ở mức cao nhất, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất cho chế độ xã hội và chế độ nhà nước, xác định địa vị pháp lý chung nhất của cá nhân, của tập thể. - Chức năng thứ hai: quy định cơ sở xuất phát điểm và định hướng cho quá trình phát triển và hoàn chỉnh các chế định pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp lý. - Chức năng thứ ba: ổn định hóa các quan hệ xã hội, các thể chế chính trị và Nhà nước cũng như các định chế xã hội và sự an toàn pháp lý cho cá nhân, cho xã hội là rất lớn. 5. Kết luận: Hiến pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự đồng thuận xã hội và phát triển đất nước. Vì là: Cơ sở pháp lý cho sự đồng thuận Bảo vệ quyền con người Tổ chức quyền lực Nhà nước Khuyến khích sự tham gia của công dân Định hướng và phát triển bền vững Giải quyết xung đột một cách hòa bình Phản ánh nguyện vọng và bản sắc dân tộc. Bài đọc 2: Tính tối cao của hiến pháp 1. Vai trò của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền: Thượng tôn Pháp Luật là một yếu tố cốt lõi nhất của bất cứ mô hình Nhà nước pháp quyền nào cho dù là mô hình lý luận hay mô hình thực tiễn. Một Đất Nước không thể có Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa nếu như đất nước đó không có sự thượng tôn pháp luật mà trước tiên là tính tối cao của pháp luật. Vì vậy, tính tối cao của Hiến Pháp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nhà Nước pháp quyền Việt Nam cả về mặt lý luận và trong đời sống thực tiễn bởi: Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó “là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật”. Do vậy, Hiến pháp nước ta là văn bản pháp lý đặc biệt thể hiện một cách tập 4 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream trung nhất ý chí và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực: - Đời sống nhà nước: + Xác lập thể chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước dân chủ. + Định hướng các chính sách cơ bản của quốc gia đó. + Khuôn mẫu để xây dựng nhà nước pháp quyền. - Đời sống xã hội: + Ghi nhận và bảo đảm các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Ngoài ra, Hiến pháp còn bao quát trên các lĩnh vực như: chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục,... Tuy nhiên: Trên thực tế việc kiểm soát của nhân dân đối với quyền lực của các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn bởi Hiến pháp cũng chỉ là một văn bản luật. Hiến pháp trong nhiều trường hợp không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể mà chỉ có thể quy định những vấn đề chung, cơ bản, mang tính nguyên tắc của nhà nước và của xã hội như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nên đòi hỏi phải có sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác. ⇒ Vì lẽ đó, thông qua Hiến pháp, nhân dân còn uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động có thể ban hành luật và các văn bản dưới luật khác để chi tiết hoá Hiến pháp, nhằm để thực hiện Hiến pháp. Chính vì thế, Điều 146 của Hiến pháp nước ta đã khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp”. Bên cạnh đó: Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân đều phải tuân thủ Hiến pháp. Các văn bản pháp luật hoặc văn bản dưới luật nếu trái với Hiến pháp sẽ bị coi là vi hiến và xử lý theo quy định. Kiểm soát tính hợp hiến là yêu cầu tất yếu trong một nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Bởi lẽ, Kiểm soát tính hợp hiến nhằm ngăn chặn việc ban hành các văn bản trái với Hiến pháp, bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan nhà nước phải tuân theo nguyên tắc tối cao của Hiến pháp. Đây là cơ chế bảo vệ quyền con người và tránh sự lạm quyền của các cơ quan lập pháp. 5 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream 2. Sự cần thiết của tính tối cao của Hiến pháp: Hiến pháp đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp đôi khi khó đưa vào đời sống vì tính chất đặc thù của nó vì thế đòi hỏi phải có những luật hoặc những văn bản dưới luật để cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp. Việc đó phải thực hiện trên cơ sở của Hiến pháp và phải bảo đảm điều kiện là tất cả các văn bản pháp luật đó luôn phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Những cơ quan nhà nước nếu không được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp thì có nghĩa là họ đã vượt quá những nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho, nếu họ ban hành các văn bản pháp luật không phù hợp với Hiến pháp, trái Hiến pháp tức là trái với ý chí của nhân dân, không tuân theo ý chí của nhân dân. ⇒ Có thể nói nếu không bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp thì sẽ dẫn đến tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Như vậy, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp không những là sự tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà còn tạo nên tính thống nhất của hệ thống pháp luật, làm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật chính xác, thống nhất hơn 3. Các yêu cầu để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp: Cơ quan nhà nước ban hành văn bản phải phù hợp với Hiến pháp; kiểm soát tính hợp hiến của các luật và văn bản dưới luật. Để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp cần đòi hỏi: Các văn bản dưới luật phải được ban hành trên cơ sở các văn bản luật, phù hợp với các văn bản luật, nội dung không được trái với các văn bản luật; có sự thống nhất, phù hợp giữa văn bản trên và dưới nhưng vẫn đảm sự phân định rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan ở mỗi cấp; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối với những điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế. Các văn kiện của các tổ chức chính trị- xã hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật. Có mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật và Hiến pháp thì chọn Hiến pháp. Để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp cần chú ý: Cần phải được trưng cầu ý dân, mọi quy định nêu trong Hiến pháp phải được thông qua nhân dân. Nói một cách cụ thể hơn, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, của những người đại diện nhân dân do hiến pháp quy định phải được sự đồng ý của nhân dân. Các cơ quan nhà nước, những người đại diện 6 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream nhân dân chỉ được làm những gì mà nhân dân thông qua hiến pháp và pháp luật cho phép, do vậy, họ phải quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí chủ quan của mình. Về mặt kỹ thuật, Hiến pháp cần được xây dựng như một văn bản mẫu, tránh việc dùng các thuật ngữ không thống nhất trong Hiến pháp. Sau khi Hiến pháp được ban hành phải nhanh chóng chi tiết, cụ thể hóa những quy định văn bản luật khác. Đồng thời, tiến hành giải thích chính thức đối với những quy định của Hiến pháp, đặc biệt là những quy định dễ gây ra sự nhận thức không thống nhất. Cần thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với công tác tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, kể cả của các cơ quan nhà nước cao nhất. Đồng thời, cũng phải kiểm tra, giám sát đối với hoạt động và văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong đất nước. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Hiến pháp với các văn bản khác thì phải nhanh chóng khắc phục và xử lý kiên quyết những văn bản được ban hành trái Hiến pháp. 4. Kết luận Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt, nhằm bảo đảm quyền lực tối cao của nhân dân, tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân; mặt khác, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bài đọc 3: Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân Kế thừa tư tưởng của các hiến pháp trước đó về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”. Sự đấu tranh bảo vệ, giải phóng loài người thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến xây dựng xã hội dân sự, thực sự dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các dân tộc. Hiến pháp 2013 đã kế thừa tinh thần của Hiến pháp 1946, đồng thời bổ sung và phát triển thêm các quyền con người và quyền công dân nhằm phù hợp với thực tiễn xã hội hiện đại. 1. Khái niệm về quyền con người và quyền công dân: 7 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream Quyền con người: xuất phát từ các quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể nào ban phát. Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền (không bị giới hạn bất kể vị thế, quốc gia, quốc tịch, …). Quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Điển hình như quyền sống, quyền sở hữu tư nhân và quyền bảo vệ môi trường không chỉ là những nguyên tắc pháp lý, mà còn phản ánh nhu cầu bảo đảm một xã hội công bằng, dân chủ và bền vững trong bối cảnh hiện nay. Quyền công dân: Khái niệm công dân trước hết biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước với một số cá nhân con người nhất định, khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân (con người), bởi vì trong một quốc gia không những chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công dân nước khác và những người không quốc tịch. Như vậy, công dân xét về mặt pháp luật thuộc về một nhà nước nhất định, nhờ đó mà con người được hưởng những quyền của nhà nước quy định và đồng thời phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước đó. 2. Những điểm mới trong Hiến pháp 2013: Các quyền và nghĩa vụ của công dân được tách bạch rõ hơn, bao gồm các quyền mới như quyền sống, quyền sở hữu tư nhân, và quyền được bảo vệ môi trường. Hiến pháp 2013 cho thấy quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, quyền và nghĩa vụ trong tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự kế thừa từ Hiến pháp 1946 và phát triển. Điểm đổi mới trong Hiến pháp 2013: Là một Hiến pháp lấy quyền con người và quyền công dân làm mục tiêu phát triển. Hiến pháp làm rõ cho chúng ta về khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân” (Điều 14), phần biệt rõ ý nghĩa và không đồng nhất hai khái niệm. Quyền và nghĩa vụ của công dân thông qua 4 nguyên tắc ở Điều 15. Thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người phù hợp công ước quốc tế về quyền con người (Điều 19). Thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội. Ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (Điều 20). Tiếp tục khẳng định quyền được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được trưng cầu (Điều 29). 8 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 và có tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp, cải cách hành chính và các vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo.. Các điều bổ sung sửa đổi: Khẳng định sức mạnh, sự sáng tạo của một quốc gia độc lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới (Điều 18). Mở rộng các quyền khác: Hiến pháp 2013 tiếp thu các giá trị quốc tế về quyền con người, mở rộng đối tượng được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16), quyền sở hữu tư nhân (Điều 32), và các quyền liên quan đến văn hóa, môi trường (Điều 41, 42, 43). Công dân có quyền được lựa chọn ngôn ngữ, dân tộc, được quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Từ đó đề cao nên tầm quan trọng của con người. Bên cạnh đó: Hiến pháp 2013 đánh dấu một bước tiến lớn với sự bổ sung các quyền mới quan trọng như quyền sống (Điều 19), quyền bảo vệ môi trường (Điều 43), và quyền sở hữu tư nhân (Điều 32). Đây là những quyền cơ bản, phản ánh sự thay đổi trong bối cảnh xã hội hiện đại, nơi mà các giá trị nhân quyền và môi trường ngày càng trở nên cấp thiết. 3. Sự phát triển của nhận thức về quyền con người: Hiến pháp 2013 khẳng định vị trí của quyền con người và quyền công dân trong hệ thống pháp luật quốc gia, tiếp thu tinh hoa văn hóa và pháp lý quốc tế. Thông qua việc ghi nhận nội dung quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân Việt Nam về sự quan tâm có tiếp thu, kế thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của truyền thống dân tộc, của thế giới, cùng những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của các nước tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. Tiếp tục tiếp thu tinh hoa văn hóa và pháp lý quốc tế xây dựng một xã hội dân chủ công bằng và văn minh. 4. Kết luận: Hiến pháp 2013 là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, đảm bảo dân chủ, công bằng và văn minh trong xã hội. Hiến pháp Việt Nam qua từng thời kỳ đã nêu bật lên tầm quan trọng và sự quan tâm của Nhà Nước đối với công dân và việc phát triển của con người Việt Nam. Có thể nói, Hiến pháp 2013 là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh xã hội từ những nghiên cứu góp phần làm rõ quy định Hiến pháp, hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, thực hiện mọi hoạt động cần phải tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 9 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream Bài đọc 4: Một vài điểm mới về Quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp năm 2013 1. Khái quát về quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam Quyền tự do kinh doanh, vốn là quyền cơ bản của công dân ở nhiều nước, đã không được công nhận đầy đủ ở Việt Nam trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không chấp nhận kinh tế thị trường, thậm chí còn bị ngăn cấm triệt để. Tuy nhiên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), Đảng ta mạnh dạn thừa nhận đã phạm nhiều sai lầm tìm ra con đường phát triển mới. Chủ trương này được thể hiện trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 2013 (khoản 1 Điều 51) Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần là cơ sở để thừa nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh tại Việt Nam, điều kiện quan trọng ra đời quyền tự do kinh doanh trong nước. Tự do kinh doanh là biểu hiện của quyền tự do và dân chủ, thúc đẩy phát triển xã hội. Quốc hội Việt Nam đã ban hành các đạo luật bảo đảm quyền này từ khi thực hiện Đổi mới. Điển hình như Luật Đầu tư nước ngoài 1987 và Luật Công ty, Doanh nghiệp tư nhân 1990. Hiến pháp 1992, bản hiến pháp đầu tiên của thời kỳ Đổi mới và mở cửa, đã tuyên bố rõ ràng về quyền tự do kinh doanh của công dân tại Điều 57: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là một quyền công dân chưa từng được ghi nhận trong các bản hiến pháp trước. Lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh trở thành một quyền hiến định ở Việt Nam, và quyền này tiếp tục được ghi nhận trong Hiến pháp mới (năm 2013) ở vị trí trang trọng hơn, với phạm vi rộng mở hơn. 2. Một vài điểm mới của quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 Hướng thay đổi thứ nhất là chủ thể quyền tự do kinh doanh đã được mở rộng. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền tự do kinh doanh được quy định ở Điều 57, nằm trong Chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân còn nhiều hạn chế về quyền con người khi về mặt hình thức, chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền tự do kinh doanh, những chủ thể không phải là công dân Việt Nam thì không có quyền này. 10 Luật Kinh Doanh 24C1LAW51100112 - Nhóm Dare to dream Để khắc phục, theo Hiến pháp 2013, quyền con người và quyền công dân được phân biệt bởi từ “mọi người” và từ “công dân”. Quyền tự do kinh doanh được coi là quyền của mọi người, chứ không phải của riêng công dân Việt Nam. Hướng thay đổi thứ hai là quyền tự do kinh doanh được mở rộng về phạm vi. Trước đây, trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền con người và quyền công dân được quy định không phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người. Vì vậy, Hiến pháp 2013 đã sửa đổi cách hiểu về quyền con người, coi quyền này là những giá trị tự nhiên mà Nhà nước có trách nhiệm công nhận và bảo vệ, thay vì là quyền do Nhà nước ban phát. Các luật mới như Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã thể hiện rõ tinh thần này bằng cách chuyển từ phương pháp “chọn – cho” sang “chọn – bỏ”, tức là chỉ quy định những lĩnh vực cấm đầu tư, giảm từ 51 lĩnh vực xuống còn 6 lĩnh vực cấm. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã bỏ yêu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn và chuyển từ ‘tiền kiểm’ sang ‘hậu kiểm’ trong đăng ký kinh doanh. ⇒ Tóm lại, so với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã có nhiều sự thay đổi lột xác về quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được tự do kinh doanh làm giàu chính đáng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. 3. Kết luận: Hiến pháp 2013 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và mở rộng quyền tự do kinh doanh tại Việt Nam. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh nhận thức tiến bộ về quyền con người, mà còn phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Việc mở rộng đối tượng được hưởng quyền tự do kinh doanh và nới lỏng các quy định pháp lý đã tạo môi trường kinh doanh linh hoạt, khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường tính cạnh tranh. Đây là một nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. 11

Use Quizgecko on...
Browser
Browser