Ôn Tập Lịch Sử 11 Cuối Kỳ II - Năm Học 2024-2025
Document Details

Uploaded by RighteousEcoArt7030
Trường THPT Tam Phú
2025
Tags
Summary
Tài liệu này là nội dung ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Lịch Sử lớp 11, năm học 2024-2025. Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử Việt Nam, giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi.
Full Transcript
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT TAM PHÚ TỔ CHUYÊN MÔN: SỬ - KTPL Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2025 NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT TAM PHÚ TỔ CHUYÊN MÔN: SỬ - KTPL Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2025 NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN HỌC: LỊCH SỬ 11 Năm học 2024 – 2025 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc diễn ra trong bối cảnh đất nước Việt Nam: mất độc lập, tự chủ. Câu 2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) nổ ra trong hoàn cảnh: Đất nước bị quân Minh đô hộ, thi hành chính sách cai trị hà khắc.. Câu 3. Khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1802) nổ ra trong hoàn cảnh: Đất nước đã rơi và khủng hoảng, bị chia cắt Câu 4. Phong trào Tây Sơn (1771 – 1802) đã đánh bại: quân Xiêm và Thanh. Câu 5. Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc - Thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định ý thức dân tộc, độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam - Vận động, tập hợp được lực lượng tham gia Câu 6. Đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc: - Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. - Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh. - Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ nền độc lập. Câu 7. Bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Xây dựng, duy trì khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Câu 8. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trong hoàn cảnh: Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra Câu 9. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về lĩnh vực kinh tế: - Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc. - Thống nhất đơn vị đo lường. - Ban hành tiền giấy. Câu 10. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về lĩnh vực văn hóa: - Đề cao nho giáo. - Đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm. - Mở rộng hệ thống giáo dục. - Hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Câu 11. Ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ - Bước đầu xác lập mô hình phát triển mới của quốc gia Đại Việt. - Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của giai cấp lãnh đạo. - Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước. Câu 12. Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Chính trị: Nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn, biến động, - Kinh tế - XH: chế độ ruộng đất còn nhiều hạn chế; cường hào lộng hành … Câu 13. Nội dung cải cách của Lê Thánh Tông diễn ra trong các lĩnh vực: Bộ máy hành chính, luật pháp, quân đội, kinh tế, văn hóa, giáo dục Câu 14. Quân đội dưới thời vua Lê Thánh Tông được chia ra thành: cấm binh và ngoại binh. Câu 15. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông đã: bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ. Câu 16. Điểm mới và tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật: - Có sự phân biệt hình phạt đối với với người phạm tội nếu tàn tật hoạc còn nhỏ - Bảo vệ quyền lợi và địa vị của phụ nữ. Câu 17. Chính sách ruộng đất được thực hiện trong cải cách của Lê Thánh Tông để ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tứ phẩm? Lộc điền. Câu 18. Thành công trong cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nói lên điều gì? Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao. Câu 19. Ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông: - Góp phần ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đại Việt. - Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính Đại Việt nhiều thế kỉ sau. - Đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao. Câu 20. Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng: - Bộ máy chính quyền thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung - Quyền lực nhà vua bị hạn chế - Tình hình an ninh – xã hội nhiều bất ổn. Câu 21. Trong cải cách của Minh Mạng, chế độ lưu quan được thực hiện ở vùng nào? Vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. Câu 22. Trong cải cách của Minh Mạng, về tổ chức chính quyền địa phương đã xóa bỏ: Bắc Thành và Gia Định Thành. Câu 23. Mục đích thực hiện chế độ hồi tị dưới thời Minh Mạng? Nhằm ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương. Câu 24. Dưới thời Minh Mạng, cơ quan có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và kinh tế, xã hội? Cơ mật viện Câu 25. Cơ quan có chức năng như một cơ quan hành chính trung ương dưới thời Minh Mạng: Nội các. Câu 26. Kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Minh Mạng: - Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính. - Hoạt động của bộ máy nhà nước hiệu quả hơn. - Đặt nền móng cho thể chế chính trị của triều Nguyễn và các thời kì sau - Để lại nhiều bài học cho nền hành chính quốc gia thời kì cận – hiện đại Câu 27. Điểm giống nhau trong cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng: - Nội dung cải cách phù hợp với yêu cầu của đất nước. - Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của vua và hiệu quả của bộ máy nhà nước - Coi trọng giáo dục