Hướng Dẫn Ôn Tập Cuối Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 PDF 2024 - 2025
Document Details
Uploaded by SensitiveRaleigh9321
Vinschool
2024
Tags
Summary
This document is a study guide for the first semester final exam in Vietnamese history for grade 12 students. The guide lists important topics such as the history of the United Nations, world order, ASEAN, and important wars.
Full Transcript
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ – LỚP 12 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chủ đề Nội dung chính BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC (UN) 1. Một số vấn đề cơ bản về Liê...
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ – LỚP 12 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chủ đề Nội dung chính BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC (UN) 1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc. 2. Vai trò của Liên hợp quốc BÀI 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI 1. Sự hình thành và tồn tại trật tự thế giới hai cực Ianta TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 2. Nguyên nhân, tác động của sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU I. Xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh” CHIẾN TRANH LẠNH II. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế 1. Khái niệm đa cực 2. Xu thế đa cực. BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT 1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC 2. Hành trình phát triển của ASEAN QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN: 1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN 2. Ba trụ cột của cộng đồng ASEAN THỰC 3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG 1. Bối cảnh lịch sử TÁM NĂM 1945 2. Diễn biến Tổng khởi nghĩa 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám năm 1945 BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN 1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) (1945 – 1954) 2. Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp (1945 - 1954) BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN 1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 a. Miền Bắc – 1975) b. Miền Nam 2. Các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) * 5 giai đoạn: 1954 – 1960, 1961 – 1965, 1965 – 1968, 1969 – 1973, 1973 – 1975. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) 1 BÀI 9: ĐẤU TRANH BẢO VỆ 1. Bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 tháng 4 -1975 NĂM 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ 2. Diễn biến chính của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC tháng 4 - 1975 CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ a. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 – 1979) TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN b. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989) NAY c. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của VN ở Biển Đông 3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay 4. Một số bài học của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG 1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 - 1995) CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập ĐẾN NAY kinh tế quốc tế (1996 - 2006) 3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 - nay) BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN 1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG 2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY II. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Thời gian: 45 phút (thi vào Tiết 1, thứ Sáu, ngày 29/11/2024) 2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận - Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: 28 câu/ý hỏi – 7,0 điểm (0.25 điểm/ý hỏi) - Trắc nghiệm chọn Đúng/Sai: 2 câu = 6 ý hỏi – 3.0 điểm (0.5 điểm/ý hỏi) III. BÀI TẬP MINH HỌA (HS làm đầy đủ vào vở ghi) - Lưu ý: Các bài tập chỉ mang tính chất tham khảo, không phải câu hỏi trong đề kiểm tra. Phần 1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (6 điểm) (Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án ABCD) Câu 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng. B. Tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập. C. Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc đang hòa hợp, hòa giải. D. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây trở thành chủ đạo trên thế giới. Câu 2. Một trong những xu thế xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới hai (1945) là A. Chống khủng bố. B. Liên kết khu vực. C. Thực dân hóa. D. Toàn cầu hóa. Câu 3. Một trong những khó khăn mà các nước ASEAN phải đương đầu sau khi thành lập là A. khủng hoảng tài chính. B. xuất phát điểm rất thấp. C. nhiều dịch bệnh diễn ra. D. xu thế hợp tác khu vực. Câu 4. Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ A. ASEAN mới thành lập (1967). B. khi Chiến tranh lạnh kết thúc. C. khủng hoảng năng lượng (1973). D. khủng hoảng tài chính (1997). Câu 5. Cộng đồng ASEAN chính thức được xây dựng từ 2 A. hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức (1997). B. hội nghị thường niên Ngoại trưởng ASEAN (2000). C. đại hội đại biểu toàn bộ các nước thành viên (1998). D. cuộc họp bất thường xem xét vấn đề Mianma (1999). Câu 6. Hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng từ khi A. Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập. B. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004) C. Tuyên bố chung Cu-a-la Lăm-pơ (tại Malaysia). D. Hội nghị cấp cao của ba nước Đông Dương. Câu 7. Tính chất của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là A. phi quân sự. B. phi hạt nhân. C. phòng thủ chung. D. liên minh quân sự. Câu 8. Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Thanh Hóa. B. Quảng Nam. C. Hưng Yên. D. Cao Bằng. Câu 9. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Cần Thơ. B. Hà Tiên. C. Móng Cái. D. Lai Châu. Câu 10. Hành động thể hiện sự nhạy bén, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những chuyển biến của tình hình thế giới vào đầu tháng 8/1945 là A. thành lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam. B. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng Tân Trào. C. đã gấp rút thành lập 19 ban xung phong Nam tiến. D. lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1. Câu 11. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16 – 17/8/1945) đã thể hiện A. ý chí thống nhất đoàn kết và nguyện vọng của toàn dân. B. cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thắng lợi nhanh chóng. C. chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng. D. quyết tâm phối hợp với phe Đồng minh để chống phát xít. Câu 12. Một trong những nội dung của tình hình thế giới khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam nổ ra là A. hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. B. cách mạng Cuba đã giành được thắng lợi. C. xu thế hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện. D. chiến lược toàn cầu của Mỹ đang thất bại. Câu 13. Một trong những khó khăn thử thách mà cách mạng Việt Nam phải đương đầu sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là A. các nước đế quốc bao vây, cấm vận kinh tế. B. những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại C. quân đội các nước Đồng minh lũ lượt kéo vào. D. quân Tưởng hỗ trợ cho Pháp đánh Nam Bộ. Câu 14. Thắng lợi nào của quân và dân Việt Nam đã đánh bại chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài? A. Tầm Vu (1948). B. Biên Giới (1950). C. Việt Bắc (1947). D. Hòa Bình (1951) Câu 15. Quân dân Việt Nam đã giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ sau thắng lợi của chiến dịch nào sau đây? A. Tầm Vu (1948). B. Biên Giới (1950). C. Việt Bắc (1947). D. Hòa Bình (1951) Câu 16. Từ 1954 đến 1956, miền Bắc thực hiện cải cách ruộng đất với mục tiêu nào sau đây? 3 A. Người cày có ruộng. B. Đánh đuổi đế quốc. C. Công bằng và dân chủ. D. Thống nhất đất nước. Câu 17. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định A. tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng các căn cứ địa. B. phát lệnh tổng khởi nghĩa tiến công trên toàn miền Nam. C. để nhân dân nhân miền Nam sử dụng bạo lực khởi nghĩa. D. phái lực lượng ra miền Bắc chở vũ khí vào Nam đánh Mỹ. Câu 18. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã đánh bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” của Mỹ và tay sai? A. Bình Giã. B. Đông Khê. C. Cao Bằng. D. Phước Long. Câu 19. Thắng lợi nào sau đây chứng tỏ khả năng đánh bại chiến tranh cục bộ (1965-1968) của quân và dân miền Nam? A. Đồng Xoài. B. Vạn Tường. C. Trung Lào. D. Bình Giã. Câu 20. Thực chất của các “ấp chiến lược” mà Mĩ và tay sai lập ra ở miền Nam là A. chiến thuật mới của Mĩ. B. trại tập trung trá hình. C. vùng căn cứ biệt kích. D. hậu phương kháng chiến. Câu 21: Một trong những nội dung thể hiện sự tương đồng về mục tiêu của của ASEAN và Liên hợp quốc là A. thúc đẩy hợp tác, hữu nghị giữa các nước thành viên. B. xây dựng thế giới hòa bình không có vũ khí hủy diệt. C. thúc đẩy quá trình liên kết nhất thể hóa trong khu vực. D. xây dựng các cộng đồng kinh tế, an ninh quốc phòng. Câu 22: Một trong những nội dung là điểm tương đồng về kết quả của chiến dịch Việt Bắc (1947), Biên Giới (195 0) và Điện Biên Phủ (1954) là A. giành quyền chủ động trên chiến trường. B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch. C. mở rộng căn cứ địa địa ở Liên khu Năm. D. tạo điều kiện cho đấu tranh ngoại giao. Câu 23: Âm mưu mới của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 (1972 - 1973) là A. phá hủy tiềm lực kinh tế quốc phòng của miền Bắc. B. đe dọa tinh thần chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. C. cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. D. ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho Cam-pu-chia. Câu 24. Một trong những điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là gì? A. Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước. B. Đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. C. Đã mở ra thời kỳ hiện đại trong lịch sử. D. Làm xoay chuyển lớn cục diện thế giới. Phần 2. Trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng - sai (4 điểm) (Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý a,b,c,d) Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh”. (Sách giáo khoa lịch sử 12, bộ KNTT, trang 21) 4 a. ASEAN ra đời khi thế giới đang chứng kiến xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. b. ASEAN ra đời nhằm hợp tác khu vực và hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài. c. Các nước Đông Nam Á hợp tác khu vực để cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc. d. Cùng với Liên hợp quốc, ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực ra đời sớm và thành công. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Tại Hà Nội, ngày 19/8/1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai. Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện.... Đến tối. cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Tại Huế, ngày 23, 8 hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25 – 8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi”. (SGK Lịch sử 11, Kết nối tri thức và cuộc sống, trang 33). a. Đến ngày 25/8/1945, cách mạng tháng Tám thắng lợi trên phạm vi toàn quốc. b. Tư liệu trên khẳng định nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi cách mạng. c. Trong cách mạng tháng Tám, lực lượng vũ trang giữ vai trò hỗ trợ quần chúng. d. Thắng lợi ở Huế (23/8/1945) đã chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ Việt Nam. Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây. Tư liệu 1: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Tư liệu 2: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. (Sách giáo khoa lịch sử 12, bộ CTST, trang 38, 45) a. Tư liệu 1 đề cập đến giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. b. Tư liệu 2 đề cập đến nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. c. Tư liệu 1 khẳng định cuộc kháng chiến của Việt Nam diễn ra là tình thế bắt buộc. d. Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam là thắng lợi chung của các thuộc địa. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện cải cách ruộng đất, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực, giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn. Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được toàn dân hưởng ứng tích cực và triển khai trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc có sự thay đổi, tạo tiền để để miền Bắc phát triển trong giai đoạn tiếp theo cũng như thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam”. (SGK Lịch sử 12, Kết nối tri thức và cuộc sống, trang 46). a. Tư liệu trên đề cập đến vai trò của hậu phương miền Bắc đối với miền Nam. b. Sau năm 1954, miền Bắc đã tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. c. Cuộc cải cách ruộng đất sau 1954 đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc. d. Từ năm 1960, miền Bắc tiến lên xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. CHÚC CON ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI TỐT! 5