Bài Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Nhật Bản - Lớp 11 PDF
Document Details

Uploaded by BalancedCamellia9252
Tags
Summary
This document contains multiple-choice practice questions about the geography of Japan, likely intended for 11th-grade students in Vietnam. The questions cover various aspects of Japan's geography, including its location, landforms, climate, population, and economy.
Full Transcript
NHẬT BẢN 1. Nhận biết Câu 1: Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây? A. Đông Bắc Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Nam Á. Câu 2: Nhật Bản có đường bờ biển dài khoảng bao nhiêu km? A. 19 000. B. 39 000. C. 29 000. D. 49 000. Câu 3...
NHẬT BẢN 1. Nhận biết Câu 1: Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây? A. Đông Bắc Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Nam Á. Câu 2: Nhật Bản có đường bờ biển dài khoảng bao nhiêu km? A. 19 000. B. 39 000. C. 29 000. D. 49 000. Câu 3: Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 4: Đảo lớn nằm ở phía bắc của Nhật Bản là A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 5: Các đảo Nhật Bản lần lượt từ nam lên bắc là A. Hôn- su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô. B. Xi-cô-cư, hôn-su, kiu-xiu, Hô-cai-đô. C. Kiu-Xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô. D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-Xiu. Câu 6: Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản? A. Đồi núi. B. Bình nguyên. C. Cao nguyên. D. Đồng bằng. Câu 7: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp? A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Kiu-xiu. D. Xi-cô-cư. Câu 8: Cây trồng chính của Nhật Bản là A. lúa mì. B. cà phê. C. lúa gạo. D. cao su. Câu 9: Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản? A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp chế tạo. C. Công nghiệp luyện kim. D. Công nghiệp hóa chất. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Là quần đảo, hình vòng cung. B. Có 4 đảo lớn và nhiều đảo nhỏ. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi. D. Tài nguyên khoáng sản giàu có. Câu 11: Vị trí địa lí không tạo nhiều thuận lợi để Nhật Bản A. giao lưu thương mại. B. xây dựng các hải cảng. C. phát triển kinh tế biển. D. phòng chống thiên tai. Câu 12: Nhật Bản có A. vùng biển rộng, đường bờ biển dài. B. đường bờ biển dài, có ít vũng vịnh. C. ít vũng vịnh, nhiều dòng biển nóng. D. nhiều dòng biển nóng, nhiều đảo. Câu 13: Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên A. ngư trường nhiều cá. B. sóng thần dữ dội. C. động đất thường xuyên. D. bão lớn hàng năm. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên của Nhật Bản? A. Địa hình chủ yếu là đồi núi. B. Có khí hậu nhiệt đới lục địa. C. Sông ngòi ngắn, độ dốc lớn. D. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng bằng của Nhật Bản? A. Diện tích nhỏ hẹp. B. Nằm ở chân núi. C. Có đất từ tro núi lửa. D. Chủ yếu là châu thổ. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Đất nước là một quần đảo trải dài. B. Vùng biển có nhiều ngư trường lớn. C. Nghèo khoáng sản, nhiều thiên tai. D. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ. Câu 17: Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là A. dân số không đông. B. tập trung ở miền núi. C. tốc độ gia tăng cao. D. cơ cấu dân số già. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản? A. Nhật Bản là một nước đông dân. B. Phần lớn dân ở các đô thị ven biển. C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao. D. Tỉ lệ người già ngày càng gia tăng. Câu 19: Dân cư Nhật Bản phân bố tập trung ở A. đồng bằng ven biển. B. các vùng núi ở giữa. C. dọc các dòng sông. D. ở các sườn núi thấp. Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng về đô thị hóa ở Nhật Bản? A. Tỉ lệ dân thành thị cao. B. Không có siêu đô thị. C. Số lượng đô thị rất ít. D. Dân đô thị đang giảm. Câu 21: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây? A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 22: Phát biểu không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là A. nơi có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa. C. địa hình chủ yếu là đồi núi với nhiều núi lửa. D. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần. Câu 23: Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản? A. Tập trung nhiều vào các đô thị. B. Chăm chỉ, trách nhiệm và kỉ luật. C. Người già ngày càng nhiều. D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao. Câu 24: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp? A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 25: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở phía nào của lãnh thổ? A. Bắc. B. Nam. C. Tây Bắc. D. Đông Nam. Câu 26: Công nghiệp gỗ, giấy tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nguồn nguyên liệu phong phú. B. Vị trí địa lí nhiều thuận lợi. C. Nguồn lao động rất dồi dào. D. Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Câu 27: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây? A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. B. Tỉ lệ người già ngày càng cao. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp. D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh. Câu 28: Ngành công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là A. công nghiệp chế tạo. B. dệt may - da giày. C. chế biến thực phẩm. D. sản xuất điện tử. Câu 29: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là A. bão. B. vòi rồng. C. sóng thần. D. động đất, núi lửa. Câu 30: Một trong những tác động tích cực do cơ cấu dân số già đem lại cho Nhật Bản là A. tăng sức ép cho nền kinh tế. B. tăng nguồn phúc lợi cho xã hội. C. giảm bớt chi phí đầu tư cho giáo dục. D. thiếu đội ngũ kế cận cho nguồn lao động. Câu 31: Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong những năm sau Chiến tranh th ế gi ới th ứ hai không phải nhờ vào việc A. hiện đại hóa công nghiệp. B. tăng các nguồn vốn đầu tư. C. áp dụng các kĩ thuật mới. D. nhập rất nhiều nhiên liệu. Câu 32: Công nghiệp Nhật Bản không phải là ngành A. chỉ tập trung sản xuất cho thị trường trong nước. B. phát triển mạnh ngành hiện đại và truyền thống. C. có sản phẩm đơn điệu và hầu như ít thay đổi. D. sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản, lao động. 2. Thông hiểu [email protected] Câu 1: Khó khăn chủ yếu nhất về thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là A. có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. có nhiều núi lửa, động đất ở khắp nơi. C. trữ lượng khoáng sản không đáng kể. D. nhiều đảo lớn, đảo nhỏ cách xa nhau. Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Có nhiều núi lửa đang hoạt động. B. Hàng năm có nhiều trận động đất. C. Biển có nhiều sóng thần xảy ra. D. Có nhiều bão nhiệt đới hoạt động. Câu 3: Khí hậu phía nam Nhật Bản phân biệt với phía bắc bởi A. mùa đông kéo dài, lạnh. B. mùa hạ nóng, mưa to và bão. C. có nhiều tuyết về mùa đông. D. nhiệt độ thấp và ít mưa. Câu 4: Nhật Bản ít có các nhà máy thủy điện công suất lớn là do A. các núi cao khá ít. B. không có sông lớn. C. núi nằm sát biển. D. sông ngòi ít nước. Câu 5: Người dân Nhật Bản có trình độ dân trí cao chủ yếu là do A. phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. B. chính sách thu hút nhân tài. C. chất lượng cuộc sống rất tốt. D. chú trọng đầu tư cho giáo dục. Câu 6: Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nước biển ấm, nhiều đảo. B. Diện tích biển lớn, thiên tai. C. Nền nhiệt độ cao, biển ấm. D. Có các ngư trường rộng lớn. Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản? A. Lượng mưa tương đối cao. B. Thay đổi từ bắc xuống nam. C. Có sự khác nhau theo mùa. D. Phía nam có khí hậu ôn đới. Câu 8: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước. B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện. C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ. D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện. Câu 9: Nhân tố nào sau đây làm cho khí hậu Nhật Bản phân hóa thành khí hậu ôn đới và khí h ậu c ận nhiệt? A. Nhật Bản là một quần đảo. B. Các dòng biển nóng và lạnh. C. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa. D. Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc - Nam. Câu 10: Khí hậu mùa đông lạnh kéo dài khắc nghiệt, mùa hạ ấm áp thể hiện rõ nhất ở đảo nào sau đây của Nhật Bản? A. Kiu-xiu. B. Hô-cai-đô. C. Hôn-su. D. Xi-cô-cư. Câu 11: Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây? A. Gió mùa. B. Gió Tây. C. Đông cực. D. Gió phơn. Câu 12: Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục của người lao động A. tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân tất cả các nước khác. B. là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác quốc tế về lao động với các nước khác. C. là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. D. có ảnh hưởng không nhiều đối sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật Bản. Câu 13: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động cao B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao. C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. có nguồn vốn lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Câu 14: Nguyên nhân cơ bản khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp? A. Thiếu lương thực. B. Công nghiệp phát triển. C. Diện tích đất nông nghiệp ít. D. Muốn tăng năng suất. Câu 15: Nhật Bản có lượng mưa trung bình năm cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Quốc gia là một quần đảo. B. Chủ yếu là địa hình núi. C. Có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa. D. Có vùng biển rộng, gió mùa, các dòng biển nóng. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Nhật Bản? A. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương. B. Phần lớn nằm ở ngoài ngoại chí tuyến. C. Nằm hoàn toàn ở phía Đông của châu Á. D. Nằm ở vành đai động đất trên thế giới. Câu 17: Cơ cấu dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng A. giảm nhanh tỉ trọng số người dưới 15 tuổi. B. số dân hầu như không có sự biến động. C. tỉ trọng số người từ 15 - 64 không thay đổi. D. tỉ trọng số người 65 tuổi trở lên giảm chậm. Câu 18: Biểu hiện nào sau đây cho thấy người Nhật ham học? A. Dành thời gian cho công việc. B. Làm việc cần cù và rất tích cực. C. Có tinh thần trách nhiệm cao. D. Chú trọng đầu tư cho giáo dục. Câu 19: Nơi nào sau đây có mật độ thấp các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản? A. Đảo Hô-cai-đô và phía bắc đảo Hôn-su. B. Phía nam đảo Hôn-su và đảo Xi-cô-cư. C. Đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu. D. Đảo Kiu-xiu và phía nam đảo Hôn-su. Câu 20: Eo biển nào sau đây không thuộc Nhật Bản? A. Can-môn. B. Ô-xu-mi. C. Ma-lac-ca. D. Chu-ga-ru. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng biển Nhật Bản? A. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng. B. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đảo. C. Có ngư trường lớn với nhiều loài cá. D. Có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Mạng lưới sông khá dày, ngắn, dốc, nhiều suối khoáng nóng. B. Tỉ lệ che phủ rừng lớn, nhiều loại rừng, nhiều vườn quốc gia. C. Vùng biển rất giàu đa dạng sinh học, có nhiều ngư trường lớn. D. Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới, sự phân hóa tương đối đa dạng. Câu 24: Nhật Bản phát triển thủy điện dựa trên điều kiện thuận lợi chủ yếu là A. địa hình phần lớn là núi đồi. B. sông dốc, nhiều thác ghềnh. C. có lượng mưa lớn trong năm. D. độ che phủ rừng khá lớn. Câu 25: Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn đã gây khó khăn chủ yếu nào sau đây đ ối v ới Nh ật Bản? A. Thiếu nguồn lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn. B. Thu hẹp thị trường tiêu thụ, mở rộng dịch vụ an sinh. C. Thiếu nguồn lao động, phân bố dân cư không hợp lí. D. Thu hẹp thị truờug tiêu thụ, gia tăng súc ép việc làm. Câu 26: Sản phẩm nào sau đây của Nhật Bản không phải do công nghiệp chế tạo sản xuất ra? A. Tàu biển. B. Rôbôt. C. Ô tô. D. Xe máy. Câu 27: Ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay của Nhật Bản là A. chế tạo. B. điện tử. C. xây dựng. D. dệt. Câu 28: Loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng nhất với ngành ngoại thương của Nhật Bản là A. đường biển. B. đường ô tô. C. đường hàng không. D. đường sắt. Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP. B. Phát triển theo hướng thâm canh. C. Chú trọng năng suất, chất lượng. D. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến. Câu 32: Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều A. tri thức khoa học, kĩ thuật. B. lao động trình độ phổ thông. C. nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. D. đầu tư vốn của các nước khác. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng giá trị cao trong tổng GDP cả nước. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng tốp đầu thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Câu 35: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. phương tiện giao thông, máy móc, điện tử, hóa chất. B. nhiên liệu hóa thạch, thực phẩm và nguyên liệu thô. C. phương tiện vận tải, hóa chất, nhiên liệu hóa thạch. D. sắt thép, hóa chất, dệt may và nhiên liệu hóa thạch. Câu 36: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. máy móc, thiết bị điện tử, quang học kĩ thuật và thiết bị y tế. B. năng lượng, nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp. C. phương tiện vận tải, máy móc, hóa chất, nhiên liệu hóa thạch. D. sắt thép các loại, hóa chất, nhựa, nhiên liệu hóa thạch, điện tử. Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu GDP. B. Thương mại và tài chính có vai trò to lớn. C. Thương mại luôn đứng vào hàng tốp đầu thế giới. D. Đường biển chiếm ưu thế trong vận tải hành khách. Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng với xu hướng phát triển nông nghiệp Nhật Bản? A. Đầu tư cao vào sản xuất thâm canh. B. Ứng dụng nhanh khoa học hiện đại. C. Chú trọng năng suất và chất lượng. D. Sản xuất hộ gia đình với quy mô lớn. Câu 39: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sản lượng đánh b ắt h ải s ản c ủa Nh ật B ản có xu hướng giảm? A. Nguồn lợi hải sản ngày càng bị giảm sút. B. Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm. C. Lực lượng đánh bắt ngày càng ít hơn. D. Phương tiện đánh bắt không đổi mới. Câu 40: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao do người lao động A. không độc lập suy nghĩ. B. làm việc chưa tích cực. C. không làm việc tăng ca. D. làm việc tích cực, trách nhiệm. Câu 41: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải đường biển của Nhật B ản phát triển ngày càng mạnh mẽ? A. Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu. B. Vùng biển rộng ở xung quanh đất nước. C. Nhu cầu đi ra nước ngoài của người dân. D. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu. Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản? A. Nông nghiệp có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế. B. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP. C. Diện tích đất nông nghiệp ít, điều kiện khó khăn.D. Đẩy mạnh thâm canh, phát triển công nghệ cao. Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su? A. Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất. B. Rừng bao phủ phần lớn diện tích của vùng. C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. Tập trung các trung tâm công nghiệp rất lớn. Câu 45: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hô-cai-đô là A. diện tích rộng nhất, dân số đông nhất. B. rừng bao phủ phần lớn diện tích của vùng. C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. tập trung các trung tâm công nghiệp rất lớn. Câu 47: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là A. phát triển mạnh khai thác than và thép. B. phát triển công nghiệp tự động và bán dẫn. C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê. Câu 49: Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng A. Hôn-su. B. Kiu-xiu. C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô. Câu 50: Gió mùa mùa đông từ lục địa Á-Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua A. biển Nhật Bản. B. đảo Hô-cai-đô. C. Thái Bình Dương. D. biển Ô-khốt. 3. Vận dụng Câu 1: Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là A. sản phẩm công nghiệp rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu trong nước. B. quy mô sản xuất công nghiệp lớn, xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp. C. giá trị sản lượng công nghiệp lớn, nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới. D. nhiều lao động làm việc trong công nghiệp, thu nhập của công nhân cao. Câu 2: Dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố ven biển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế phát triển. B. Kinh tế phát triển, các đồng bằng rộng. C. Đường bờ biển dài, được khai thác sớm. D. Nguồn nước dồi dào và ít có thiên tai. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư, xã hội Nhật Bản? A. Thu nhập bình quân đầu người cao. B. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ. C. Trình độ lao động hàng đầu thế giới. D. Số dân giảm nhanh do việc xuất cư. Câu 4: Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là A. sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao. B. chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp. C. phát triển thâm canh, chú trọng năng suất và chất lượng. D. sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao. Câu 5: Hầu hết các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào A. tận dụng tối đa nguồn lao động. B. tận dụng nguồn nguyên liệu lớn. C. sử dụng khoa học - kĩ thuật cao. D. sản phẩm phục vụ trong nước. Câu 6: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao. C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước. D. tăng năng suất và chất lượng nông sản. Câu 7: Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do A. thực hiện việc hợp tác phát triển với nhiều quốc gia. B. nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới. C. nhu cầu về hàng hóa nhập ngoại của người dân cao. D. hoạt động đầu tư ra các nước ngoài phát triển mạnh. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Nhật Bản? A. Sản lượng thủy hải sản đánh bắt hàng năm lớn. B. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây. C. Nguy cơ thiếu lao động và cạn kiệt tài nguyên. D. Nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế so với đánh bắt. Câu 9: Ngành công nghiệp ra đời sớm và nổi tiếng hàng đầu thế giới của Nhật Bản là A. chế tạo. B. điện tử. C. xây dựng. D. dệt. Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông đường biển là ngành không th ể thi ếu được đối với Nhật Bản? A. Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu. B. Đất nước quần đảo, có hàng nghìn đảo. C. Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế. D. Hoạt động thương mại phát triển mạnh. Câu 11: Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính. B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp. C. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện còn quá ít. D. Nhập khẩu nông sản có nhiều lợi thế hơn sản xuất. Câu 13: Một số ngành công nghiệp nổi tiếng thế giới của Nhật Bản hiện nay là A. công nghiệp thực phẩm, luyện kim màu và dệt may. B. chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng, hàng tiêu dùng. C. công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử - tin học. D. sản xuất điện tử, hóa chất, khai khoáng, thực phẩm. Câu 15: Nhật Bản đứng đầu thế giới về A. viện trợ phát triển chính thức (ODA). B. xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp. C. thương mại với các nước ở châu Á. D. giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa. Câu 16: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì A. là quốc gia được bao bọc bởi biển và đại dương, nhiều ngư trường lớn. B. có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. C. ngành này cần nguồn vốn đầu tư ít nhưng có năng suất và hiệu quả cao. D. ngành này không đòi hỏi cao về trình độ và tay nghề của người lao động. 4. Vận dụng cao Câu 2: Các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở ven biển phía Nam đảo Hôn- su do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Kinh tế phát triển, vị trí thuận lợi, nhiều vũng vịnh sâu, kín gió. B. Địa hình tương đối phẳng, rộng và đường bờ biến dài, nhiều đảo. C. Có nhiều vịnh biển sâu, kín; sông ngòi dày đặc với nhiều nước. D. Có nhiều vịnh biển sâu, kín và khí hậu cận nhiệt đới, ít thiên tai. Câu 4: Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là A. giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nước. B. tranh thủ tài nguyên, thị trường, sức lao động nơi đầu tư. C. bành trướng về tài chính nhằm tạo lợi nhuận và ảnh hưởng. D. mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản đối với các nước. Câu 5: Mùa hạ ở Nhật Bản mưa nhiều do ảnh hưởng chủ yếu của A. gió mùa Đông Nam và các dòng biển nóng. B. gió Tây ôn đới và các dòng biển nóng. C. gió Mậu dịch và địa hình nhiều đồi núi. D. gió mùa Tây Bắc và địa hình nhiều đồi núi. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) 1. Nhận biết Câu 1: Số nước có chung đường biên giới với Trung Quốc là A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 2: Trung Quốc tiếp giáp với quốc gia nào sau đây? A. Triều Tiên. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Phi-lip-pin. Câu 3: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ vùng núi cao đồ sộ ở phía tây Trung Quốc? A. Mê Công. B. Hoàng Hà. C. Hắc Long Giang. D. Trường Giang. Câu 4: Phần phía đông Trung Quốc tiếp giáp với đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 5: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới sau các nước nào sau đây? A. Nga, Canada, Hoa Kì. B. Nga, Canada, Ô-trây-li-a. C. Nga, Hoa Kì, Bra-xin. D. Nga, Hoa Kì, Mông Cổ. Câu 6: Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây không có đường biên giới với Trung Quốc? A. Việt Nam. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Thái Lan. Câu 7: Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là A. núi, cao nguyên xen bồn địa. B. đồng bằng và đồi núi thấp. C. núi cao và sơn nguyên đồ sộ. D. núi và đồng bằng châu thổ. Câu 8: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở A. miền Tây. B. miền Đông. C. miền Bắc. D. miền Nam. Câu 9: Các đồng bằng của Trung Quốc theo thứ tự từ bắc xuống nam là A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc. C. Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc. D. Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung. Câu 10: Số dân tộc của Trung Quốc là A. 35. B. 45. C. 56. D. 65. Câu 11: Dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc là A. Choang. B. Hán. C. Tạng. D. Hồi. Câu 12: Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các A. đồng bằng phù sa ở miền Đông. B. sơn nguyên, bồn địa ở miền Tây. C. khu vực biên giới phía bắc. D. khu vực ven biển ở phía nam. Câu 13: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp luyện kim đen là A. kĩ thuật hiện đại. B. lao động đông đảo. C. nguyên liệu dồi dào. D. nhu cầu rất lớn. Câu 14: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là A. núi cao và hoang mạc. B. núi thấp và đồng bằng. C. đồng bằng và hoang mạc. D. núi thấp và hoang mạc. Câu 15: Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố rải rác ở khu vực nào sau đây? A. Các thành phố lớn. B. Các đồng bằng châu thổ. C. Vùng núi và biên giới. D. Dọc biên giới phía nam. Câu 16: Thành phố đông dân nhất của Trung Quốc là A. Thượng Hải. B. Trùng Khánh. C. Thành Đô. D. Vũ Hán. Câu 17: Miền Đông Trung Quốc là nơi sinh sống tập trung của dân tộc A. Choang. B. Hán. C. Tạng. D. Hồi. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với miền Tây Trung Quốc? A. Nhiều tài nguyên khoáng sản. B. Diện tích tự nhiên rộng lớn. C. Có các dân tộc khác nhau. D. Có mật độ dân cư rất lớn. Câu 21: Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng A. ven biển và thượng lưu các con sông. B. ven biển và hạ lưu các con sông. C. ven biển và vùng đồi núi phía Tây. D. phía Tây Bắc và vùng trung tâm. Câu 26: Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là A. Hồng Công và Thượng Hải. B. Hồng Công và Ma Cao. C. Hồng Công và Quảng Châu. D. Ma Cao và Thượng Hải. TÍNH TOÁN Câu 1. Năm 2020, tổng GDP nước ta là 7 592 nghìn tỉ đồng, trong đó GDP của dịch vụ chiếm 44,3%. Tính giá trị GDP của ngành dịch vụ năm 2020? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của nghìn tỷ đồng) Câu 3. Cho bảng số liệu: GDP của nước ta giai đoạn 2010 - 2020 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2010 2020 GDP Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 421 253 565 987 Công nghiệp, xây dựng 904 775 2 955 806 Dịch vụ 1 113 126 3 365 060 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 300 689 705 470 (Nguồn: Niên giám thống kế Việt Nam năm 2016, năm 2022 Năm 2020 GDP ngành dịch vụ chiếm bao nhiêu % tổng GDP nước ta? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %) Câu 2. Cho bảng số liệu: Số lượng đàn trâu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2010 và 2021 (Đơn vị: triệu con) Năm 2010 2021 Trâu 1,6 1,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2021, NXB Thống kê Việt Nam 2022) So năm 2021 với năm 2010, tốc độ tăng trưởng số lượng đàn trâu c ủa vùng Trung du và mi ền núi B ắc Bộ đạt bao nhiêu %? (coi năm 2010 = 100%) Trả lời Đáp án: (1,2 : 1,6) x 100 = 75 Câu 6. Năm 2021, tổng giá trị GRDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 952,9 nghìn tỉ đ ồng, trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 41,4%. Tính giá trị GRDP trong công nghiệp xây dựng của vùng năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của nghìn tỉ đồng) Câu 7. Biết năm 2023, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số dân là 13162,4 nghìn người, diện tích tự nhiên 95184,1 km2. Cho biết mật độ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023 là bao nhiêu người/km2? Câu 8. Năm 2021, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng lúa là 662,2 nghìn ha, s ản lượng đạt 3426,5 nghìn tấn. Hãy tính năng suất lúa của vùng. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tạ/ha) BIỂU ĐỒ