Quy trình quy chế KTNB unlock rut gon (Vietnamese PDF)
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document details internal audit procedures and regulations for Vietnamese tax agencies. It covers general principles, responsibilities of various levels of management, audit team structure and duties, procedures for annual audit planning, execution, and reporting. Specific guidelines for performing and documenting audits are provided.
Full Transcript
[]{#_Toc119335458.anchor} MỤC LỤC [I. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý 1](#_Toc119335458) [1. Sự cần thiết xây dựng Quy chế, Quy trình Kiểm tra nội bộ 1](#s%E1%BB%B1-c%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-quy-ch%E1%BA%BF-quy-tr%C3%ACnh-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99) [2. Cơ sở phá...
[]{#_Toc119335458.anchor} MỤC LỤC [I. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý 1](#_Toc119335458) [1. Sự cần thiết xây dựng Quy chế, Quy trình Kiểm tra nội bộ 1](#s%E1%BB%B1-c%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-quy-ch%E1%BA%BF-quy-tr%C3%ACnh-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99) [2. Cơ sở pháp lý 1](#c%C6%A1-s%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-l%C3%BD) [II. Quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế 2](#ii.-quy-ch%E1%BA%BF-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-ng%C3%A0nh-thu%E1%BA%BF) [1. Quy định chung 2](#quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-chung) [1.1. Phạm vi điều chỉnh 2](#_Toc123289853) [1.2. Đối tượng áp dụng 2](#_Toc123289854) [1.4. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra 3](#_Toc123289855) [1.5. Mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp với bộ phận kiểm tra nội bộ và Đoàn kiểm tra 3](#_Toc123289856) [2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp trong hoạt động kiểm tra nội bộ ngành Thuế 4](#nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%C6%A1-quan-thu%E1%BA%BF-c%C3%A1c-c%E1%BA%A5p-trong-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-ng%C3%A0nh-thu%E1%BA%BF) [2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp 4](#nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%A7-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%C6%A1-quan-thu%E1%BA%BF-c%C3%A1c-c%E1%BA%A5p) [2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm tra nội bộ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế 6](#_Toc123289859) [2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm tra nội bộ của Cục trưởng Cục Thuế 6](#_Toc123289860) [2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm tra nội bộ của Chi cục trưởng Chi cục Thuế 7](#_Toc123289861) [3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ 8](#nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-b%E1%BB%99-ph%E1%BA%ADn-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99) [3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trưởng Cục kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Tổng cục Thuế 8](#nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-c%E1%BB%A5c-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%E1%BB%A5c-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-khi%E1%BA%BFu-n%E1%BA%A1i-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-v%C3%A0-ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-tham-nh%C5%A9ng-thu%E1%BB%99c-t%E1%BB%95ng-c%E1%BB%A5c-thu%E1%BA%BF) [3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế 9](#_Toc123289864) [3.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội trưởng kiểm tra nội bộ thuộc Chi cục Thuế 9](#_Toc123289865) [4. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra; tiêu chuẩn và nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra 10](#nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-%C4%91o%C3%A0n-ki%E1%BB%83m-tra-ti%C3%AAu-chu%E1%BA%A9n-v%C3%A0-nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91o%C3%A0n-ki%E1%BB%83m-tra-nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-%C4%91o%C3%A0n-ki%E1%BB%83m-tra) [4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra 10](#_Toc123289867) [4.2. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra 10](#_Toc123289868) [4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm tra 12](#nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-quy%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1n-c%E1%BB%A7a-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-%C4%91o%C3%A0n-ki%E1%BB%83m-tra) [5. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra 13](#quy%E1%BB%81n-v%C3%A0-ngh%C4%A9a-v%E1%BB%A5-c%E1%BB%A7a-c%C6%A1-quan-%C4%91%C6%A1n-v%E1%BB%8B-c%C3%A1-nh%C3%A2n-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ki%E1%BB%83m-tra) [5.1. Quyền của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra 13](#_Toc123289871) [5.2. Nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra 13](#_Toc123289872) [6. Kế hoạch kiểm tra 14](#k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-ki%E1%BB%83m-tra) [6.1. Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm 14](#_Toc123289874) [6.2. Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra 14](#_Toc123289875) [6.3. Xử lý trùng lặp trong kiểm tra 15](#_Toc123289876) [7. Thực hiện kiểm tra 15](#th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-ki%E1%BB%83m-tra) [7.1. Chuẩn bị công tác kiểm tra 15](#chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-c%C3%B4ng-t%C3%A1c-ki%E1%BB%83m-tra) [7.2. Quyết định kiểm tra 15](#_Toc123289879) [7.3. Tổ chức kiểm tra 16](#_Toc123289880) [7.4. Thời hạn gửi và công bố quyết định kiểm tra 16](#_Toc123289881) [7.5. Thời hạn kiểm tra, gia hạn kiểm tra 17](#_Toc123289882) [7.6. Thông tin, báo cáo trong quá trình thực hiện kiểm tra 17](#_Toc123289883) [7.7. Biên bản kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra; dự thảo kết luận kiểm tra 17](#_Toc123289884) [7.8. Kết luận và công bố kết luận kiểm tra 18](#_Toc123289885) [7.9. Bàn giao hồ sơ kiểm tra 19](#_Toc123289886) [8. Tổ chức thực hiện kiến nghị kiểm tra 19](#t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-ki%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-ki%E1%BB%83m-tra) [8.1. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thuế trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm tra 19](#_Toc123289888) [8.2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm tra 19](#_Toc123289889) [9. Chế độ thông tin báo cáo 20](#ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-th%C3%B4ng-tin-b%C3%A1o-c%C3%A1o) [9.1. Thời kỳ báo cáo và thời hạn gửi báo cáo 20](#_Toc123289891) [9.2. Hình thức và nội dung báo cáo 20](#_Toc123289892) [10. Khen thưởng và kỷ luật 21](#khen-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-v%C3%A0-k%E1%BB%B7-lu%E1%BA%ADt) [10.1. Khen thưởng 21](#_Toc123289894) [10.2. Kỷ luật 21](#_Toc123289895) [II. Quy trình kiểm tra nội bộ 21](#ii.-quy-tr%C3%ACnh-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99) [1. Những quy định chung 21](#nh%E1%BB%AFng-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-chung) [1.1. Mục đích của quy trình 21](#m%E1%BB%A5c-%C4%91%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-quy-tr%C3%ACnh) [1.2. Phạm vi điều chỉnh của quy trình 21](#ph%E1%BA%A1m-vi-%C4%91i%E1%BB%81u-ch%E1%BB%89nh-c%E1%BB%A7a-quy-tr%C3%ACnh) [1.3. Các thành phần tham gia thực hiện quy trình 21](#c%C3%A1c-th%C3%A0nh-ph%E1%BA%A7n-tham-gia-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-quy-tr%C3%ACnh) [1.4. Giải thích từ ngữ 22](#gi%E1%BA%A3i-th%C3%ADch-t%E1%BB%AB-ng%E1%BB%AF) [2. Nội dung của quy trình 22](#n%E1%BB%99i-dung-c%E1%BB%A7a-quy-tr%C3%ACnh) [2.1. Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm 22](#l%E1%BA%ADp-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-h%C3%A0ng-n%C4%83m) [2.2. Tiến hành một cuộc kiểm tra 25](#ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh-m%E1%BB%99t-cu%E1%BB%99c-ki%E1%BB%83m-tra) [2.3. Theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra và nhập dữ liệu vào ứng dụng kiểm tra nội bộ ngành Thuế 39](#theo-d%C3%B5i-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-k%E1%BA%BFt-lu%E1%BA%ADn-ki%E1%BB%83m-tra-v%C3%A0-nh%E1%BA%ADp-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-v%C3%A0o-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-ki%E1%BB%83m-tra-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-ng%C3%A0nh-thu%E1%BA%BF) I. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý ================================ 1. Sự cần thiết xây dựng Quy chế, Quy trình Kiểm tra nội bộ ----------------------------------------------------------- Kể từ ngày 01/7/2007, tổ chức công tác Kiểm tra nội bộ được tách ra khỏi bộ phận Thanh tra; theo đó đã thành lập hệ thống tổ chức Kiểm tra nội bộ các cấp từ Trung ương đến địa phương. Kiểm tra nội bộ ngành Thuế là hoạt động kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan Thuế, các đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan Thuế các cấp. Như vậy, về bản chất kiểm tra nội bộ ngành thuế thực chất là hoạt động thanh tra hành chính trong cơ quan thuế, là hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đối với đơn vị, bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Hoạt động kiểm tra nội bộ là hoạt động mang tính giám sát trong nội bộ cơ quan thuế. Tuy nhiên, không có văn bản pháp lý quy định cụ thể đối với công tác kiểm tra nội bộ mà công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế được áp dụng thực hiện căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật chung đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của Quốc Hội, Chính Phủ, Thanh tra Chính phủ và các văn bản của Bộ Tài chính. Do đó, cần thiết phải xây dựng Quy chế, Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế để hệ thống hóa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác kiểm tra nội bộ trong ngành thuế. Điều này nhằm tránh việc khi áp dụng, triển khai thực hiện gặp khó khăn do phải tra cứu trong nhiều văn bản, có thể có trường hợp cùng một nội dung nhưng mỗi người hiểu theo một cách khác nhau nên dễ dẫn đến sai sót và để hoạt động kiểm tra nội bộ được thống nhất trong toàn ngành, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đặc thù chuyên môn của ngành. Khi các văn bản pháp lý có sửa đổi, bổ sung ảnh hưởng đến các quy định về công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế, Tổng cục Thuế đã kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành các Quy chế, Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế phù hợp với quy định. Tài liệu này, giới thiệu về Quy chế, quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế theo các Quyết định đang áp dụng thời điểm xây dựng tài liệu bao gồm: \- Quyết định số 212/QĐ-TCT ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế. \- Quyết định số 188/QĐ-TCT ngày 27 tháng 2 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế. 2. Cơ sở pháp lý ---------------- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính; II. Quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế ====================================== 1. Quy định chung ----------------- ### [1.1. Phạm vi điều chỉnh](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C1.doc) Quy chế này quy định và hệ thống một số quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm tra nội bộ; mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp với bộ phận kiểm tra nội bộ và Đoàn kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp, trưởng bộ phận kiểm tra; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra; kế hoạch kiểm tra; thực hiện kiểm tra; tổ chức thực hiện kết quả kiểm tra, ý kiến chỉ đạo; báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra; báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác kiểm tra nội bộ; khen thưởng và kỷ luật. Quy chế này không điều chỉnh đối với các hoạt động kiểm tra thường xuyên, mang tính chất quản lý theo thẩm quyền của cơ quan Thuế các cấp như: Công tác kiểm soát chi; kiểm tra an toàn kho quỹ; kiểm tra phê duyệt quyết toán của cấp trên đối với cấp dưới; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ công tác theo thẩm quyền; các công việc rà soát, đối chiếu, nắm tình hình số liệu phục vụ công tác quản lý. ### [1.2. Đối tượng](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C2.doc) áp dụng Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp; các đơn vị, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Thuế các cấp; công chức, viên chức, lao động hợp đồng (nếu có) thuộc cơ quan Thuế các cấp (gọi tắt là công chức, viên chức). [1.3. Giải thích từ ngữ](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C3.doc) \(1) Cơ quan Thuế các cấp bao gồm: Tổng cục Thuế; Cục Thuế; Chi cục Thuế. \(2) Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp bao gồm: Tổng cục trưởng; Cục trưởng; Chi cục trưởng. \(3) Các đơn vị thuộc cơ quan Thuế bao gồm: các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; các Phòng thuộc Cục Thuế; các Đội thuộc Chi cục Thuế. \(4) Bộ phận Kiểm tra nội bộ tại cơ quan Thuế các cấp bao gồm: Cục Kiểm tra nội bộ Tổng cục Thuế; Phòng Kiểm tra nội bộ Cục Thuế; Đội Kiểm tra nội bộ Chi cục Thuế (Đội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với các Chi cục Thuế chưa có Bộ phận Kiểm tra nội bộ chuyên trách). \(5) Kiểm tra nội bộ ngành thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan Thuế các cấp đối với cơ quan Thuế cấp dưới và các đơn vị thuộc cơ quan Thuế các cấp. \(6) Đối tượng được kiểm tra nội bộ: Cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra nội bộ. \(7) "Ngày" và "ngày làm việc": \- "Ngày" là ngày liên tục kể cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ. \- "Ngày làm việc" là ngày làm việc không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ. ### [1.4. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C4.doc) \(1) Hoạt động kiểm tra nội bộ phải tuân theo pháp luật và thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra và chỉ được tiến hành kiểm tra khi có quyết định kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan Thuế có thẩm quyền. \(2) Công tác kiểm tra nội bộ chỉ được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan Thuế; các Vụ, đơn vị; công chức, viên chức ngành thuế hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. \(3) Khi tiến hành kiểm tra nội bộ, người ra quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện của ngành và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. \(4) Các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình kiểm tra phải được xử lý, khắc phục kịp thời. Công chức, viên chức thuế trong quá trình thực thi công vụ có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. ### [1.5. Mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp với bộ phận kiểm tra nội bộ và Đoàn kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C5.doc) \(1) Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp là người trực tiếp phụ trách, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bộ phận kiểm tra nội bộ và toàn bộ hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc quyền quản lý. \(2) Bộ phận kiểm tra nội bộ tại cơ quan Thuế các cấp hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan Thuế cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra của cơ quan Thuế cấp trên và của bộ phận kiểm tra nội bộ thuộc cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp. \(3) Đoàn kiểm tra, người được giao nhiệm Cục Kiểm tra nội bộ ngoài việc phải tuân thủ sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người ra quyết định kiểm tra còn phải chịu sự theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Trưởng bộ phận về kiểm tra nội bộ cùng cấp và chịu sự giám sát của công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp trong hoạt động kiểm tra nội bộ ngành Thuế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ### 2.1. [Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C6.doc) **(1) Nhiệm vụ của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp** Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp trong phạm vi nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kiện toàn tổ chức, bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác kiểm tra nội bộ; chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra; ký quyết định kiểm tra; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ và của các Đoàn kiểm tra; kết luận, xử lý các kiến nghị của các Đoàn kiểm tra nội bộ; quyết định việc thay đổi Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra khi cần thiết; là người ký kết luận kiểm tra, quyết định xử lý các vi phạm (nếu có) thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên về kết quả của hoạt động kiểm tra trong phạm vi phân cấp quản lý. **(2) Quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp** a\) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát kiểm tra thực hiện đúng nội dung quyết định kiểm tra. b\) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu đó. c\) Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra. d\) Áp dụng một trong những hình thức trong kiểm tra nội bộ, cụ thể: \- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kiểm tra. \- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. \- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng được kiểm tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc kiểm tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng được kiểm tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. đ) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức đang cộng tác với cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc đang là đối tượng được kiểm tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc kiểm tra. e\) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định kiểm tra. g\) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về kiểm tra. h\) Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng được kiểm tra gây ra. i\) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra, các thành viên khác của Đoàn kiểm tra nội bộ. k\) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng được kiểm tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. l\) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp dưới phải báo cáo kịp thời Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp bằng văn bản trước khi chuyển hồ sơ vụ việc. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định nêu trên, người ra quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. **(3) Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp** a\. Kết luận và công bố kết luận kiểm tra nội bộ, chỉ đạo lập hồ sơ kiểm tra nội bộ. Thủ trưởng cơ quan Thuế (người ra quyết định kiểm tra nội bộ) là người ký kết luận và công bố kết luận kiểm tra nội bộ; là người chỉ đạo việc lập, quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ các cuộc kiểm tra theo đúng quy định pháp luật và của ngành thuế. b\. Thủ trưởng cơ quan Thuế có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc các đối tượng được kiểm tra thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm tra nội bộ và quyết định xử lý đã ban hành. ### [2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm tra nội bộ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C7.doc) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo quy định của pháp luật trong phạm vi toàn ngành Thuế. Cụ thể: \(1) Ban hành các quy định về kiểm tra nội bộ ngành (quy chế; quy trình; xây dựng hệ thống bộ tiêu chí đánh giá rủi ro làm căn cứ xác định đối tượng cần kiểm tra; xây dựng sổ tay nghiệp vụ kiểm tra). \(2) Hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Thuế lập kế hoạch kiểm tra; giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra trong phạm vi toàn ngành. \(3) Chỉ đạo việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của Tổng cục Thuế; tổ chức thực hiện kiểm tra theo chương trình kế hoạch và kiểm tra đột xuất; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ và của các Đoàn kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế. \(4) Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thanh tra lại tại trụ sở người nộp thuế đối với những kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra của cơ quan Thuế cấp dưới có khiếu nại, tố cáo hoặc qua công tác kiểm tra nội bộ phát hiện có những căn cứ cho thấy biên bản, kết luận đó không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới. \(5) Có quyền điều động, trưng tập công chức, viên chức toàn ngành thuế để thực hiện việc kiểm tra tại tất cả cơ quan Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế theo quy định của pháp luật về kiểm tra. Những công chức, viên chức được điều động, trưng tập chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Thuế. \(6) Cử công chức tham gia với cơ quan Thuế cấp dưới để tiến hành kiểm tra khi Cục Thuế có văn bản đề nghị. \(7) Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của công chức, viên chức ngành thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. \(8) Kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ còn thiếu, còn có những bất cập phát hiện qua kiểm tra; chỉ đạo nghiên cứu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc qua quá trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. \(9) Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu trong phạm vi toàn ngành. ### [2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm tra nội bộ của Cục trưởng Cục Thuế](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C8.doc) Cục trưởng Cục Thuế có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo quy định của pháp luật trong phạm vi Cục Thuế. Cụ thể: \(1) Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm tra nội bộ ngành; trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan Thuế cấp trên và hệ thống bộ tiêu chí đánh giá rủi ro kết hợp với thực tiễn trong công tác quản lý, chỉ đạo việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của Cục Thuế; tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ theo chương trình kế hoạch và kiểm tra đột xuất; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ và của các Đoàn kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. \(2) Hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục Thuế lập kế hoạch kiểm tra nội bộ; giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của các Chi cục Thuế. \(3) Đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thanh tra lại tại trụ sở người nộp thuế đối với những kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra của Cục Thuế có khiếu nại, tố cáo hoặc qua công tác kiểm tra nội bộ phát hiện có những căn cứ cho thấy biên bản, kết luận đó không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới. Tổ chức, chỉ đạo việc thanh tra lại tại trụ sở người nộp thuế đối với những kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra của Chi cục Thuế nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc qua công tác kiểm tra nội bộ phát hiện có những căn cứ cho thấy biên bản, kết luận đó không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới. \(4) Có quyền điều động, trưng tập công chức, viên chức thuộc quyền quản lý (các Phòng, các Chi cục) để thực hiện kiểm tra tại cơ quan Thuế trực thuộc Cục Thuế theo quy định của pháp luật về kiểm tra. Những công chức, viên chức được điều động, trưng tập chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục Thuế. \(5) Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. \(6) Kiến nghị và đề xuất các giải pháp đối với những vướng mắc phát sinh qua quá trình chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. \(7) Tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra nội bộ định kỳ theo quy định và đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan Thuế cấp trên. ### [2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm tra nội bộ của Chi cục trưởng Chi cục Thuế](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C9.doc) Chi cục trưởng Chi cục Thuế có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo quy định của pháp luật trong phạm vi Chi cục Thuế. Cụ thể: \(1) Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm tra nội bộ ngành; trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan Thuế cấp trên và hệ thống bộ tiêu chí đánh giá rủi ro kết hợp với thực tiễn trong công tác quản lý, chỉ đạo việc lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của Chi cục Thuế; tổ chức thực hiện kiểm tra theo chương trình kế hoạch và kiểm tra đột xuất; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ và của các Đoàn kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. \(2) Đề nghị Cục trưởng Cục Thuế chỉ đạo việc thanh tra lại tại trụ sở người nộp thuế đối với những biên bản kiểm tra của Chi cục Thuế có khiếu nại, tố cáo, phản ánh có dấu hiệu bỏ sót nguồn thu hoặc qua công tác kiểm tra nội bộ phát hiện có những căn cứ cho thấy biên bản đó không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới. \(3) Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. \(4) Kiến nghị và đề xuất các giải pháp đối với những vướng mắc phát sinh trong quá trình chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. \(5) Tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra nội bộ định kỳ theo quy định và đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan Thuế cấp trên. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ --------------------------------------------------------- ### 3.1. [Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trưởng Cục kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Tổng cục Thuế](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C10.doc) \(1) Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức, viên chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan Thuế, công chức, viên chức thuế trong toàn ngành thuế. \(2) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ do mình quản lý; triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế) và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ do mình quản lý. \(3) Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp Cục kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng ( gọi tắt là Cục Kiểm tra nội bộ) trong phạm vi toàn ngành. \(4) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ kiểm tra đã được phê duyệt; tham gia ý kiến dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ, dự thảo kết luận kiểm tra nội bộ trước khi trình người ra quyết định kiểm tra. \(5) Kiến nghị và đề xuất các giải pháp đối với những vướng mắc phát sinh qua quá trình chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. ### [3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C11.doc) Trưởng Phòng kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ, quyền hạn: \(1) Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức, viên chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan Thuế, công chức, viên chức trong phạm vi Cục Thuế. \(2) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ do mình quản lý, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Cục Thuế) và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế về toàn bộ hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ do mình quản lý. \(3) Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp Cục Kiểm tra nội bộ trong phạm vi Cục Thuế. \(4) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Phòng để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ kiểm tra đã được phê duyệt; tham gia ý kiến dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra trước khi trình người ra quyết định kiểm tra. \(5) Kiến nghị và đề xuất các giải pháp đối với những vướng mắc phát sinh qua quá trình chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. ### [3.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội trưởng kiểm tra nội bộ thuộc Chi cục Thuế](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C12.doc) Đội trưởng Đội kiểm tra nội bộ hoặc Đội trưởng Đội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với các Chi cục Thuế chưa có Bộ phận Kiểm tra nội bộ chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn: \(1) Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức, viên chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan Thuế, công chức, viên chức thuế trong phạm vi Chi cục Thuế. \(2) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bộ phận kiểm tra nội bộ do mình quản lý triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Chi cục Thuế) và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Thuế về kết quả hoạt động của bộ phận kiểm tra thuộc mình quản lý. \(3) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Đội để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ kiểm tra đã được phê duyệt; tham gia ý kiến dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ trước khi trình người ra quyết định kiểm tra. \(4) Kiến nghị và đề xuất các giải pháp đối với những vướng mắc phát sinh qua quá trình chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra; tiêu chuẩn và nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ### [4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C13.doc) Đoàn kiểm tra được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thuế để tiến hành kiểm tra nội bộ ngành thuế theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau: \(1) Triển khai thực hiện kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật, của ngành về kiểm tra và phải thực hiện kiểm tra theo đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định kiểm tra. \(2) Quyền hạn của Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật và được thực hiện thông qua Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn kiểm tra. ### [4.2. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C14.doc) \(1) Tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn kiểm tra a\) Tiêu chuẩn chung Công chức được Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp cử làm Trưởng Đoàn kiểm tra phải có tiêu chuẩn sau: \- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. \- Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của ngành. \- Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra được giao. b\) Tiêu chuẩn cụ thể \- Công chức được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cử làm Trưởng Đoàn kiểm tra nội bộ phải từ Phó Trưởng phòng trở lên hoặc Chuyên viên chính và tương đương trở lên. \- Công chức được Cục trưởng Cục Thuế cử làm Trưởng Đoàn kiểm tra nội bộ phải từ Phó trưởng phòng trở lên hoặc Chuyên viên chính và tương đương trở lên. \- Công chức được Chi cục trưởng Chi cục Thuế cử làm Trưởng đoàn kiểm tra nội bộ phải từ Phó đội trưởng trở lên hoặc kiểm tra viên trở lên. \(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra a\) Trưởng Đoàn kiểm tra nội bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, của Bộ Tài chính, của Tổng cục Thuế và các quy định khác có liên quan, cụ thể như sau: \- Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt. \- Công bố quyết định kiểm tra. \- Lập và ghi nhật ký chung của Đoàn kiểm tra. \- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra. \- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra. \- Kiến nghị với người ra quyết định kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra, cụ thể: \+ Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng được kiểm tra liên quan đến nội dung kiểm tra. \+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu đó. \+ Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý. \+ Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng được kiểm tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật. \+ Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. \- Đề nghị Thủ trưởng cơ quan Thuế có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện những biên bản, kết luận của các Đoàn kiểm tra trước đó không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới. \- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang công tác hoặc đang là đối tượng được kiểm tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc kiểm tra. \- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Đoàn kiểm tra; quản lý các thành viên Đoàn kiểm tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; đề nghị người ra quyết định kiểm tra thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để giải quyết các kiến nghị của thành viên Đoàn kiểm tra. **-** Báo cáo tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với người ra quyết định kiểm tra, trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ, người được giao nhiệm vụ giám sát Đoàn kiểm tra (nếu có) theo quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo. \- Thông báo kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. \- Tổ chức thực hiện việc xây dựng biên bản, thông qua biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra. \- Báo cáo với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó. \- Lập và bàn giao hồ sơ kiểm tra. b\) Khi xét thấy không cần thiết áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a nêu trên thì Trưởng Đoàn kiểm tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng các biện pháp đó. c\) Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm a nêu trên, Trưởng Đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật. ### 4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm tra Trong quá trình kiểm tra nội bộ, thành viên Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ quyền hạn sau: \(1) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra, báo cáo Trưởng Đoàn kiểm tra về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công. \(2) Trong quá trình kiểm tra nếu cần các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra phải đề xuất với Trưởng đoàn lập phiếu yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp. \(3) Kiến nghị Trưởng Đoàn kiểm tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật và quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế. \(4) Khi thực hiện kiểm tra nếu phát hiện sai sót của đối tượng được kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra phải phản ánh ngay với Trưởng đoàn và kiến nghị biện pháp xử lý. \(5) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo. Kiến nghị việc xử lý những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra. \(6) Từng thành viên Đoàn kiểm tra phải lập biên bản làm việc, biên bản chi tiết kết quả kiểm tra theo từng nội dung công việc đã được phân công với người đại diện của đối tượng được kiểm tra để xác nhận kết quả kiểm tra và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với các nội dung đã ghi trong biên bản kiểm tra. \(7) Tham gia xây dựng biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra, ký nhật ký Đoàn kiểm tra. \(8) Thực hiện các công việc khác liên quan đến cuộc kiểm tra khi được Trưởng đoàn giao. 5. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra --------------------------------------------------------------- ### [5.1. Quyền của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C16.doc) Cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra có các quyền sau đây: \- Giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra. \- Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra. \- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. \- Khiếu nại với người ra quyết định kiểm tra về quyết định, hành vi của Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật; khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan Thuế có thẩm quyền về kết luận kiểm tra, quyết định xử lý về kiểm tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó. \- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. \- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thuế, Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra. ### [5.2. Nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C17.doc) Cơ quan, đơn vị, cá nhân được kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây: \- Chấp hành quyết định kiểm tra. \- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của người ký quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. \- Ký biên bản kiểm tra theo quy định của pháp luật. \- Chấp hành, thực hiện đúng yêu cầu, kết luận kiểm tra, quyết định xử lý của người ký kết luận kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra; báo cáo việc thực hiện với cơ quan đã ra kết luận kiểm tra và cơ quan quản lý trực tiếp. 6. Kế hoạch kiểm tra -------------------- ### [6.1. Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C18.doc) \(1) Tại Tổng cục Thuế Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý của Tổng cục, trên cơ sở tập hợp và khai thác các nguồn thông tin, kết quả áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, cân đối nguồn nhân lực\..., Tổng cục Thuế xây dựng văn bản hướng dẫn lập kế hoạch kiểm tra nội bộ kèm kế hoạch kiểm tra nội bộ năm của Tổng cục Thuế gửi các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục và Cục Thuế các địa phương trước ngày 15 tháng 10 hàng năm. \(2) Tại Cục Thuế, Chi cục Thuế Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế và thông tin dữ liệu về tình hình hoạt động của các phòng, Chi Cục thuộc Cục Thuế quản lý, kết quả áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, cân đối nguồn nhân lực\..., Cục Thuế xây dựng văn bản hướng dẫn lập kế hoạch kiểm tra nội bộ kèm theo kế hoạch kiểm tra nội bộ năm của Cục Thuế gửi các phòng và Chi cục Thuế trước ngày 30 tháng 10 hàng năm. Căn cứ hướng dẫn và kế hoạch của Cục Thuế, các Chi cục Thuế tiến hành lập kế hoạch tự kiểm tra tại Chi cục Thuế và báo cáo về Cục Thuế trước ngày 15 tháng 11 hàng năm. Cục Thuế tổng hợp kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của các đơn vị trực thuộc báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. ### [6.2. Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C19.doc) Kế hoạch kiểm tra năm đã được Thủ trưởng cơ quan Thuế phê duyệt theo đề nghị của trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ là cơ sở để hệ thống kiểm tra nội bộ ngành thuế triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có nguyên nhân chủ quan, khách quan phải điều chỉnh lại kế hoạch năm thì hệ thống kiểm tra nội bộ thực hiện đánh giá, nêu rõ lý do, báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế (người duyệt kế hoạch kiểm tra) xem xét, phê duyệt, điều chỉnh. Kế hoạch kiểm tra nội bộ được điều chỉnh phải đảm bảo tránh trùng lặp về đối tượng, nội dung, thời kỳ kiểm tra và phải gửi cho các cơ quan, đơn vị như nơi đã gửi kế hoạch kiểm tra nội bộ năm quy định tại Điều 18 Quy chế này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh. ### [6.3. Xử lý trùng lặp trong kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C20.doc) Trường hợp kế hoạch kiểm tra có sự trùng lặp về đối tượng, nội dung, thời kỳ kiểm tra với cơ quan Thuế cấp trên, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính\... thì cơ quan Thuế các cấp vẫn giữ nguyên kế hoạch kiểm tra, đồng thời chủ động rà soát, nắm thông tin về thời gian triển khai của các cơ quan này để tổ chức các cuộc kiểm tra nội bộ của cơ quan Thuế phù hợp, tránh chồng chéo. Trường hợp đang kiểm tra nội bộ nhưng các cơ quan nêu trên tiến hành kiểm tra trùng đối tượng, nội dung, thời kỳ thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra cho rút ngắn thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra để sớm kết thúc cuộc kiểm tra nội bộ tại đơn vị được kiểm tra. Trường hợp thực hiện kiểm tra sau thời điểm đoàn kiểm tra của các cơ quan nêu trên đã kết thúc có đối tượng, nội dung, thời kỳ kiểm tra trùng thì kiểm tra các hồ sơ mà các đoàn kiểm tra đó chưa tiến hành kiểm tra. Trường hợp các cơ quan nêu trên đã kiểm tra 100% hồ sơ thuộc nội dung và thời kỳ kiểm tra thì căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh nội dung, đối tượng và thời kỳ kiểm tra cho phù hợp với yêu cầu. 7. Thực hiện kiểm tra --------------------- ### 7.1. Chuẩn bị công tác kiểm tra Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được duyệt, Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chuẩn bị công tác kiểm tra theo các bước sau: \(1) Thu thập thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, khai thác các ứng dụng của ngành thuế, phân tích dữ liệu, xác định các yếu tố, các nội dung, các khoản mục cần tập trung kiểm tra; \(2) Yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình, số liệu, nội dung liên quan đến công tác kiểm tra chưa có trên cơ sở dữ liệu của ngành; \(3) Phân tích tình hình, dữ liệu xác định các khoản mục, nội dung, đối tượng có rủi ro phải tập trung kiểm tra để xây dựng đề cương kiểm tra; \(4) Trình ban hành Quyết định kiểm tra; \(5) Tổ chức họp phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn kiểm tra; \(6) Gửi các nội dung có rủi ro, nghi vấn cần làm rõ yêu cầu đơn vị được kiểm tra chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giải trình; \(7) Lập nhật ký kiểm tra. ### [7.2. Quyết định kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C21.doc) \(1) Hoạt động kiểm tra nội bộ chỉ được tiến hành khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thuế có thẩm quyền. \(2) Căn cứ kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được phê duyệt (kèm theo đề cương kiểm tra), Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp ra quyết định kiểm tra, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra. \(3) Trường hợp do yêu cầu của công tác quản lý hoặc phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp ký quyết định kiểm tra đột xuất và chỉ đạo triển khai thực hiện. \(4) Quyết định kiểm tra phải gửi cho đối tượng được kiểm tra; cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng được kiểm tra; cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. ### [7.3. Tổ chức kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C22.doc) \(1) Khi thực hiện kiểm tra nội bộ, cơ quan Thuế các cấp, các Đoàn kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan và các quy định, quy trình của Tổng cục Thuế về kiểm tra nội bộ ngành thuế. \(2) Đoàn kiểm tra không được tự ý mở rộng nội dung, đối tượng và kéo dài thời gian kiểm tra. Trường hợp cần thiết phải được người ký quyết định kiểm tra có quyết định bổ sung theo quy định của pháp luật. \(3) Đoàn kiểm tra sau kế thừa kết quả của Đoàn kiểm tra trước; chỉ kiểm tra những nội dung mà Đoàn kiểm trước chưa kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra chưa đúng; trước khi có kết quả kiểm tra lại, phải trao đổi với Đoàn kiểm tra trước (nếu cần thiết). \(4) Cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra có trách nhiệm đôn đốc đối tượng được kiểm tra thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm tra đã công bố. ### [7.4. Thời hạn gửi và công bố quyết định kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C23.doc) \(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất. Khi nhận được quyết định kiểm tra nhưng vì lý do bất khả kháng như thiên tai, địch họa\..., chưa thể thực hiện được theo đúng quyết định kiểm tra, thì đơn vị được kiểm tra có văn bản gửi cơ quan Thuế ban hành quyết định kiểm tra đề nghị thay đổi ngày thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi thời gian kiểm tra, cơ quan Thuế ban hành quyết định kiểm tra phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi thời gian kiểm tra. \(2) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Quyết định kiểm tra phải được công bố. Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản. ### [7.5. Thời hạn kiểm tra, gia hạn kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C24.doc) \(1) Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến khi kết thúc việc kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra, không kể ngày lễ, ngày nghỉ. \(2) Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra. Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ không quá 30 ngày làm việc. Riêng đối với các cuộc kiểm tra diện rộng, phức tạp do Tổng cục trưởng ký quyết định kiểm tra, thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra không quá 45 ngày làm việc. \(3) Gia hạn thời gian kiểm tra: Việc gia hạn thời gian kiểm tra chỉ được thực hiện trong trường hợp thời hạn quy định trong quyết định kiểm tra đã ban hành chưa quá thời hạn kiểm tra theo quy định và thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho một cuộc kiểm tra. ### [7.6. Thông tin, báo cáo trong quá trình thực hiện kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C25.doc) \(1) Báo cáo của thành viên Đoàn kiểm tra Trong quá trình kiểm tra, các thành viên, tổ trưởng, nhóm trưởng (nếu có) thuộc Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thường xuyên báo cáo Trưởng đoàn về tình hình, kết quả công việc được phân công và những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo. \(2) Báo cáo của Trưởng Đoàn kiểm tra Định kỳ hàng tuần hoặc đột xuất (nếu trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ cùng cấp, người ra quyết định kiểm tra, người giám sát có yêu cầu), Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ cùng cấp, người ra quyết định kiểm tra, người giám sát: Tình hình, kết quả kiểm tra, những thuận lợi, khó khăn, những nơi đã và đang làm việc, nội dung, kết quả kiểm tra, những vấn đề cần phải xin ý kiến chỉ đạo và kế hoạch tuần tiếp theo. Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt quá khả năng và thẩm quyền, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Trưởng Bộ phận Kiểm tra nội bộ cùng cấp và người ra quyết định kiểm tra xin ý kiến chỉ đạo, xử lý. ### [7.7. Biên bản kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra; dự thảo kết luận kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C26.doc) \(1) Biên bản kiểm tra nội bộ phải phản ánh đầy đủ kết quả, nội dung đã kiểm tra; đánh giá việc thực hiện của đối tượng được kiểm tra về các nội dung đã kiểm tra; xác định rõ căn cứ pháp lý, tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm, các kiến nghị, biện pháp xử lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Biên bản kiểm tra phải được công khai và ký với đơn vị kiểm tra; đồng thời phải gửi cho người ký quyết định kiểm tra và người phụ trách bộ phận về công tác kiểm tra nội bộ. Trường hợp trước khi lập biên bản kiểm tra phát sinh những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, các trường hợp trong quá trình kiểm tra đã phát sinh vướng mắc và phải xin ý kiến của thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định hoặc vì lý do khách quan dẫn đến chậm lập biên bản kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra phải thông báo bằng văn bản lý do chậm lập biên bản gửi cho đối tượng được kiểm tra và báo cáo người ra quyết định kiểm tra xin ý kiến chỉ đạo, xử lý. \(2) Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập báo cáo kết quả kiểm tra kèm dự thảo kết luận kiểm tra, thông qua Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ, người được giao nhiệm vụ giám sát Đoàn kiểm tra (nếu có) cho ý kiến trước khi trình người ban hành quyết định kiểm tra. \(3) Thông qua dự thảo biên bản kiểm tra, dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra. Dự thảo biên bản kiểm tra, dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra phải được thông qua các thành viên trong Đoàn kiểm tra. Trong quá trình tham gia xây dựng về nội dung dự thảo biên bản kiểm tra, ý kiến của các thành viên Đoàn kiểm tra phải được phản ánh vào biên bản cuộc họp thông qua dự thảo biên bản tổng hợp kết quả kiểm tra và được lưu trong hồ sơ kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra và dự thảo kết luận kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong Đoàn kiểm tra. Ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn kiểm tra với Trưởng đoàn về nội dung báo cáo kết quả kiểm tra phải được phản ánh vào nội dung báo cáo kết quả kiểm tra. \(4) Trường hợp các thành viên Đoàn kiểm tra có ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo biên bản kiểm tra, dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định nội dung biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định kiểm tra về quyết định của mình. ### [7.8. Kết luận và công bố kết luận kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C27.doc) Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế (người ra quyết định kiểm tra) phải ban hành kết luận kiểm tra. Thủ trưởng cơ quan Thuế (người ra kết luận kiểm tra) có trách nhiệm gửi kết luận kiểm tra bằng đường bưu chính có hồi báo hoặc công bố kết luận kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình công bố kết luận kiểm tra. Việc công bố kết luận kiểm tra phải được lập thành biên bản. ### [7.9. Bàn giao hồ sơ kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C28.doc) \(1) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận kiểm tra hoặc văn bản chỉ đạo của người có thẩm quyền, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm hoàn chỉnh việc sắp xếp, lập danh mục hồ sơ và tổ chức bàn giao hồ sơ kiểm tra cho bộ phận kiểm tra nội bộ cùng cấp (người được giao nhiệm vụ lưu trữ) để thực hiện việc lưu trữ theo chế độ quy định. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày. Việc bàn giao hồ sơ kiểm tra nội bộ của bộ phận kiểm tra nội bộ cho bộ phận lưu trữ của cơ quan được thực hiện theo quy định về văn thư lưu trữ hiện hành. \(2) Việc bàn giao hồ sơ kiểm tra phải được lập thành biên bản và hồ sơ bàn giao phải bao gồm toàn bộ các tài liệu có liên quan đến mỗi cuộc kiểm tra. 8. Tổ chức thực hiện kiến nghị kiểm tra --------------------------------------- ### [8.1. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thuế trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C29.doc) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế là đơn vị được kiểm tra phải xem xét, xử lý kiến nghị trong kết luận kiểm tra và có trách nhiệm: \(1) Ra quyết định theo thẩm quyền để xử lý đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm và tổ chức thực hiện quyết định xử lý đó. \(2) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý tiến hành các biện pháp xử lý đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện các yêu cầu đó. \(3) Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để chấn chỉnh, khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. \(4) Báo cáo với cơ quan Thuế đã ra Quyết định kiểm tra kết quả xem xét, xử lý đối với kiến nghị nêu tại kết luận kiểm tra và kế hoạch thực hiện tiếp những kiến nghị còn lại (nếu chưa thực hiện). ### [8.2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm tra](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C30.doc) \(1) Hết thời hạn quy định tại kết luận kiểm tra mà đối tượng được kiểm tra chưa có báo cáo hoặc đã có báo cáo nhưng thực hiện chưa đầy đủ, hoặc không gửi kèm chứng từ, tài liệu chứng minh cho việc thực hiện thì Trưởng đoàn kiểm tra dự thảo văn bản đôn đốc báo cáo Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ra Kết luận kiểm tra ký yêu cầu đối tượng được kiểm tra thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý và gửi báo cáo đúng thời gian quy định. Trong trường hợp hết thời hạn báo cáo tại văn bản đôn đốc (quá thời hạn 15 ngày làm việc) mà đơn vị được kiểm tra không có báo cáo hoặc không hoàn thành việc thực hiện kết luận thì thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định kiểm tra xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi công vụ. Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ chịu trách nhiệm trong việc tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ban hành quyết định kiểm tra thực tế tại đơn vị về việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các kiến nghị nêu tại kết luận kiểm tra. \(2) Cơ quan ra kết luận kiểm tra thường xuyên cập nhật những báo cáo của đối tượng được kiểm tra trong việc chấp hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về những nội dung đơn vị đã thực hiện, những nội dung chưa thực hiện; đôn đốc, xem xét, xử lý kịp thời những vướng mắc. Trường hợp cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng được kiểm tra không thi hành hoặc thi hành không nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thì cơ quan ra quyết định kiểm tra yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng được kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng được kiểm tra thực hiện. Trường hợp cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng được kiểm tra cố ý không thực hiện hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng được kiểm tra thiếu trách nhiệm hoặc cố tình bao che thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 9. Chế độ thông tin báo cáo --------------------------- ### [9.1. Thời kỳ báo cáo và thời hạn gửi báo cáo](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C31.doc) *Định kỳ cơ quan Thuế các cấp phải tổng hợp, lập báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra nội bộ gửi cơ quan cấp trên trực tiếp bao gồm báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng, báo cáo tổng kết năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.* Cơ quan Thuế các cấp phải hoàn thành và gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra nội bộ cho cơ quan cấp trên trực tiếp đúng thời hạn quy định của Tổng cục Thuế. ### [9.2. Hình thức và nội dung báo cáo](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C32.doc) \(1) Hình thức báo cáo phải bằng văn bản và gửi qua đường văn thư, qua hộp thư điện tử e-mail của Cục Kiểm tra nội bộ - Tổng cục Thuế; Phòng Kiểm tra nội bộ - Cục Thuế. \(2) Biểu mẫu và nội dung báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. 10. Khen thưởng và kỷ luật -------------------------- ### [10.1. Khen thưởng](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C33.doc) Cơ quan Thuế, các Vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thuế các cấp, công chức, viên chức thuế có thành tích trong công tác kiểm tra nội bộ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. ### [10.2. Kỷ luật](file:///C:%5CUsers%5CHao%5COneDrive%5CDesktop%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CUsers%5Cnhha%5CAppData%5CLocal%5CMicrosoft%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5CRar%24DIa5608.48082%5CLink%20cac%20Dieu%5C34.doc) Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp, công chức, viên chức thuế vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm tra và các quy định của quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. II. Quy trình kiểm tra nội bộ ============================= 1. Những quy định chung ----------------------- ### 1.1. Mục đích của quy trình Chuẩn hoá các nội dung và các bước công việc trong hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế. Đảm bảo hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật theo nguyên tắc quản lý rủi ro bằng phương thức điện tử hóa, thống nhất từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế và Chi cục Thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế; góp phần đưa công tác quản lý thuế và quản lý nội bộ ngành thuế dần đi vào nề nếp, tăng cường kỷ cương kỷ luật, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng ngành thuế ngày càng trong sạch, vững mạnh. ### 1.2. Phạm vi điều chỉnh của quy trình Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục, các bước thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế từ khi lập kế hoạch kiểm tra nội bộ, tiến hành kiểm tra (kể cả đột xuất), theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra và nhập dữ liệu vào ứng dụng kiểm tra nội bộ và được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn ngành Thuế. ### 1.3. Các thành phần tham gia thực hiện quy trình Căn cứ các quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, các Cục Thuế, Chi cục Thuế; đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện quy trình kiểm tra nội bộ bao gồm: \- Thủ trưởng cơ quan Thuế, các đơn vị thuộc cơ quan Thuế các cấp. \- Công chức làm công tác kiểm tra nội bộ thuộc cơ quan Thuế các cấp. \- Công chức, viên chức các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác có liên quan. ### 1.4. Giải thích từ ngữ \(1) "Ngày" và "ngày làm việc": Theo quy định tại Quy chế Kiểm tra nội bộ tại cơ quan Thuế các cấp. \(2) Kiểm tra nội bộ ngành Thuế là hoạt động kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan Thuế, các đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan Thuế các cấp. \(3) Bộ phận Kiểm tra nội bộ tại cơ quan Thuế các cấp bao gồm: Cục Kiểm tra nội bộ Tổng cục Thuế; Phòng Kiểm tra nội bộ Cục Thuế; Đội Kiểm tra nội bộ Chi cục Thuế (Đội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với các Chi cục Thuế chưa có bộ phận kiểm tra nội bộ chuyên trách). 2. Nội dung của quy trình ------------------------- ### 2.1. Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm 2.1.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm tra 2.1.1.1. Tập hợp, phân tích thông tin a\) Đối với lập kế hoạch kiểm tra nội bộ không theo Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro Để có căn cứ cho việc lập kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm, bộ phận kiểm tra nội bộ tại cơ quan Thuế các cấp phải thường xuyên thực hiện khai thác hệ thống thông tin của ngành và tập hợp các thông tin từ báo chí, phản ánh qua đường dây nóng, từ các cơ quan bảo vệ pháp luật (nếu có)\.... Thông tin về tình hình quản lý thuế; tình hình nợ thuế, xóa nợ thuế; kết quả kiểm tra nội bộ qua các năm; tình hình quản lý ấn chỉ thuế; tình hình chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác xây dựng cơ bản của ngành; công tác cán bộ; chi tiêu kinh phí ngành\... Trên cơ sở nguồn thông tin, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá xác định những nội dung quản lý (nội dung về quản lý thuế; nội dung về quản lý nội bộ), địa bàn, đơn vị có khả năng rủi ro cao cần thiết phải kiểm tra chấn chỉnh để đưa vào kế hoạch và hướng dẫn cho việc lập kế hoạch kiểm tra nội bộ ngành hàng năm. b\) Đối với lập kế hoạch kiểm tra nội bộ theo Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro Cơ sở dữ liệu để sử dụng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro chủ yếu sử dụng dữ liệu khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành như: TMS, TPH, TTR, TPR, TINC, KTNB**...**và các báo cáo thống kê với các thông tin, dữ liệu thu thập theo các nhóm tiêu chí được mô tả tại bộ tiêu chí đánh giá rủi ro cho việc lập kế hoạch kiểm tra nội bộ năm của Tổng cục Thuế. Cục Kiểm tra nội bộ căn cứ cơ sở dữ liệu toàn ngành để phân tích xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của Tổng cục Thuế. Phòng Kiểm tra nội bộ căn cứ cơ sở dữ liệu của địa phương mình để phân tích xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của Cục Thuế. Đội Kiểm tra nội bộ (Đội Kiểm tra thuế đối với các Chi cục Thuế chưa có bộ phận Kiểm tra nội bộ chuyên trách) căn cứ cơ sở dữ liệu của địa phương mình để phân tích xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của Chi cục Thuế. 2.1.1.2. Xác định đối tượng, nội dung và thời kỳ kiểm tra Trên cơ sở tập hợp, phân tích thông tin đã thu thập (Đối với lập kế hoạch kiểm tra không theo bộ tiêu chí đánh giá rủi ro); trên cơ sở kết quả áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro (đối với lập kế hoạch kiểm tra theo bộ tiêu chí đánh giá rủi ro) và trên cơ sở hướng dẫn lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của cơ quan cấp trên trực tiếp và tình hình thực tế tại đơn vị, Bộ phận kiểm tra nội bộ có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cùng cấp xác định cụ thể đối tượng, nội dung, thời kỳ cần đưa vào kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của cấp mình cho phù hợp với nguồn nhân lực và đảm bảo tính khả thi của kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, yêu cầu trên và phải được gửi cho cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan Thuế cấp dưới trực tiếp được biết. 2.1.2. Lập kế hoạch, duyệt kế hoạch và hướng dẫn lập kế hoạch kiểm tra 2.1.2.1. Tại Tổng cục Thuế Trên cơ sở việc tập hợp, phân tích thông tin, kết quả áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, xác định đối tượng, nội dung, thời kỳ kiểm tra đã được thực hiện trên, Bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện các bước công việc sau: \- Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ (Mẫu số 01/KTNB kèm theo) thuộc phạm vi kiểm tra của Tổng cục trình lãnh đạo Tổng cục phê duyệt trước ngày 15 tháng 10 hàng năm. \- Xây dựng văn bản hướng dẫn lập kế hoạch kiểm tra nội bộ năm trình Tổng cục ký ban hành, gửi các đơn vị thuộc Tổng cục và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 15 tháng 10 hàng năm kèm theo văn bản hướng dẫn phải có kế hoạch kiểm tra nội bộ của Tổng cục Thuế sẽ triển khai thực hiện trong năm kế hoạch. \- Căn cứ kế hoạch kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi kiểm tra của Tổng cục Thuế và báo cáo kế hoạch kiểm tra nội bộ của Cục Thuế các địa phương, Bộ phận kiểm tra nội bộ tại Tổng cục Thuế phải tổng hợp và lập báo cáo kế hoạch kiểm tra nội bộ toàn ngành (Mẫu số 02/KTNB kèm theo) trình lãnh đạo Tổng cục ký gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 12 hàng năm. 2.1.2.2. Tại Cục Thuế Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế về lập kế hoạch kiểm tra nội bộ năm; các thông tin dữ liệu về tình hình hoạt động của các Phòng, Chi cục thuộc Cục Thuế quản lý, kết quả áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, Bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện các bước công việc sau: \- Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ (Mẫu số 01/KTNB kèm theo) thuộc phạm vi kiểm tra của Cục Thuế trình lãnh đạo Cục phê duyệt trước ngày 30 tháng 10 hàng năm. \- Xây dựng văn bản hướng dẫn lập kế hoạch kiểm tra nội bộ năm trình lãnh đạo Cục Thuế ký ban hành, gửi các Phòng và Chi cục Thuế các địa phương trước ngày 30 tháng 10 hàng năm kèm theo văn bản hướng dẫn phải có kế hoạch kiểm tra nội bộ của Cục Thuế sẽ triển khai thực hiện trong năm kế hoạch. \- Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi kiểm tra của Cục Thuế và các báo cáo kế hoạch kiểm tra nội bộ của các Chi cục Thuế, bộ phận kiểm tra nội bộ tại Cục Thuế tổng hợp và lập báo cáo kế hoạch kiểm tra của Cục Thuế (Mẫu số 02/KTNB kèm theo) trình lãnh đạo Cục Thuế ký gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. 2.1.2.3. Tại Chi cục Thuế Căn cứ văn bản hướng dẫn của Cục Thuế về lập kế hoạch kiểm tra nội bộ năm; các thông tin dữ liệu về tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc Chi cục Thuế, kết quả áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, Bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện các bước công việc sau: \- Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ (Mẫu số 01/KTNB kèm theo) thuộc phạm vi kiểm tra của Chi cục Thuế trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt trước ngày 15 tháng 11 hàng năm. \- Lập báo cáo kế hoạch kiểm tra nội bộ năm (Mẫu số 02/KTNB kèm theo) của Chi cục Thuế gửi về Cục Thuế trước ngày 15 tháng 11 hàng năm. 2.1.2.4. Lưu ý trong công tác lập kế hoạch KTNB hàng năm \- Nguyên tắc lựa chọn đơn vị lập kế hoạch kiểm tra: \+ Đơn vị có rủi ro cao theo kết quả phân tích rủi ro trên ứng dụng. \+ Đơn vị có phát sinh nhiều vi phạm trong công tác quản lý thuế như: bỏ sót nguồn thu, còn để thất thu thuế, công chức thuế gây phiền hà, sách nhiễu NNT, công chức thuế vi phạm pháp luật... \+ Đơn vị có đơn thư tố cáo, phản ánh về công tác quản lý thuế, về công chức thuế, về thực thi công vụ. \+ Đơn vị có nhiều thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý thuế. \+ Số lượng đơn vị đưa vào kế hoạch kiểm tra phù hợp với nguồn nhân lực hiện có của Bộ phận kiểm tra nội bộ. \+ Đơn vị nhiều năm chưa được kiểm tra nội bộ. \- Cách thức lựa chọn đơn vị để lập kế hoạch: \+ Sử dụng trọng số khi tiến hành phân tích rủi ro đối với các đơn vị lớn dựa trên các tiêu chí về số thu NSNN; số lượng NNT đang quản lý, theo dõi; số lượng công chức...để lựa chọn đơn vị cần kiểm tra. \+ Căn cứ vào kết quả phân tích rủi ro trên ứng dụng và nguyên tắc lựa chọn nêu trên, Bộ phận kiểm tra nội bộ lập bảng tổng hợp bổ sung thêm các tiêu chí rủi ro trên thực tế như có đơn tố cáo, phản ánh về công tác quản lý thuế, về cán bộ và công chức thuế; công chức vi phạm, bị khởi tố; vi phạm về thủ tục hành chính thuế... kèm theo tờ trình để lựa chọn đơn vị đưa vào kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo cơ quan Thuế xem xét phê duyệt (Mẫu số 01-1/KTNB kèm theo). ### 2.2. Tiến hành một cuộc kiểm tra 2.2.1. Chuẩn bị tiến hành kiểm tra (gồm 7 bước) Bước 1. Thu thập thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, khai thác các ứng dụng của ngành thuế và phân tích dữ liệu, xác định các yếu tố, các nội dung, các khoản mục cần tập trung kiểm tra. **Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt (đối tượng, nội dung, thời kỳ, thời gian thực hiện kiểm tra) và kết quả phân tích rủi ro tại đơn vị được kiểm tra, Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ trực tiếp hoặc phân công bố trí công chức, dự kiến tham gia Đoàn kiểm tra thu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin đã thu thập được, với một số nội dung chủ yếu sau:** \- Tập hợp và hệ thống đầy đủ các văn bản (Luật, Nghị định, Thông tư, các quy định của ngành\...) về chính sách, chế độ có liên quan đến nội dung và thời kỳ được kiểm tra. Phân tích, đánh giá những quy định về chính sách, chế độ, quy trình quản lý, kiểm soát nội bộ\... dự lường những khả năng có thể xảy ra rủi ro cao trong việc áp dụng chính sách đối với các nội dung sẽ được kiểm tra để có kế hoạch tập trung đi sâu vào kiểm tra khả năng phát sinh sai phạm từ yếu tố chính sách, tránh dàn trải gây lãng phí thời gian, công sức nhưng hiệu quả thấp. \- Thông tin có liên quan đến đối tượng, nội dung, thời kỳ kiểm tra thu thập từ các nguồn: Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành thuế; **phương tiện thông tin đại chúng;** các biên bản kiểm tra của các đoàn kiểm tra khác trước đó đối với đơn vị (nếu có)\.... \- Khai thác thông tin, dữ liệu trên hệ thống các ứng dụng ngành thuế: Thực hiện khai thác, sử dụng tất cả các ứng dụng của ngành hiện có (cách khai thác thực hiện theo các tài liệu, hướng dẫn kỹ năng của Tổng cục Thuế đã ban hành như về hoàn thuế GTGT, quản lý nợ thuế, thuế TNCN phát sinh từ các đơn vị, tổ chức và của cá nhân có thu nhập từ 2 nơi trở lên...), liên kết và tích hợp để xác định nội dung và lĩnh vực rủi ro cần kiểm tra nội bộ, tập hợp, thu thập đầy đủ tất cả tình hình, dữ liệu, số liệu hiện có trên ứng dụng liên quan đến nội dung kiểm tra để đánh giá, phân tích xác định các khoản mục, nội dung, đối tượng có rủi ro cao để yêu cầu đơn vị được kiểm tra hoặc người nộp thuế giải trình và xử lý nếu có hành vi vi phạm khi tiến hành kiểm tra tại cơ quan thuế (cụ thể các nội dung về: Hoàn thuế; Kê khai thuế; Thanh tra thuế; Kiểm tra thuế; Quản lý nợ thuế; Quản lý thuế TNCN; Quản lý hộ kinh doanh; Miễn thuế, giảm thuế; Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo\...). **Tiến hành** phân tích các dữ liệu để xác định những vấn đề nổi cộm, các trọng tâm, trọng điểm cần phải đi sâu kiểm tra. Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu vi phạm về chính sách, chế độ, quản lý. Bước 2. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình, số liệu, nội dung liên quan đến công tác kiểm tra chưa có trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành. **Trên cơ sở kết quả thu thập và phân tích thông tin trên, Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ trực tiếp hoặc phân công bố trí công chức dự kiến làm trưởng Đoàn kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt Đề cương yêu cầu báo cáo (Mẫu số 03/KTNB kèm theo) yêu cầu đơn vị được kiểm tra** chuẩn bị và cung cấp báo cáo, hồ sơ, tài liệu...liên quan đến nội dung kiểm tra **đối với những thông tin không khai thác được trên các ứng dụng của ngành Thuế cụ thể là thông tin về tổ chức, bộ máy và nhân sự; thông tin về quản lý thuế; thông tin về nội bộ ngành; thông tin về quản lý tài sản, xây dựng cơ bản, sử dụng kinh phí nội ngành. Các thông tin liên quan đến việc thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động kiểm tra nội bộ của cơ quan Thuế được kiểm tra.** **Đề cương yêu cầu báo cáo được gửi cho đơn vị được kiểm tra tối thiểu 15 ngày làm việc trước khi trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ban hành quyết định kiểm tra.** Bước 3. Phân tích tình hình, dữ liệu xác định các khoản mục, nội dung, đối tượng có rủi ro phải tập trung kiểm tra để xây dựng đề cương kiểm tra. **Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được tại Bước 1 và Đề cương yêu cầu báo cáo của đơn vị được kiểm tra tiến hành phân tích tình hình, dữ liệu xác định những nội dung, khoản mục và đối tượng có rủi ro để lọc ra danh sách hồ sơ, đối tượng, đơn vị...có rủi ro cao, có khả năng xảy ra sai phạm cần kiểm tra.** Căn cứ kết quả phân tích xác định được danh sách hồ sơ, đối tượng, đơn vị...có rủi ro như đã nêu trên, **Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ trực tiếp hoặc phân công bố trí công chức dự kiến làm trưởng Đoàn kiểm tra** phải xây dựng đề cương kiểm tra của cuộc kiểm tra đó, thông qua Trưởng bộ phận kiểm tra nội bộ trình lãnh đạo cơ quan Thuế cùng cấp phê duyệt. Chậm nhất trong thời hạn 02 làm việc ngày kể từ ngày nhận được đề cương tiến hành kiểm tra, lãnh đạo cơ quan Thuế xem xét duyệt ký. \- Đề cương tiến hành kiểm tra (Mẫu số 04/KTNB kèm theo) bao gồm các nội dung chủ yếu sau: \+ Mục đích, yêu cầu. \+ Nội dung kiểm tra. \+ Phương pháp tiến hành kiểm tra. \+ Tổ chức thực hiện. \- Đề cương yêu cầu kèm theo kết quả cụ thể đã phân tích đối với các nội dung kiểm tra, dấu hiệu vi phạm (rủi ro), danh sách các đơn vị cần tập trung kiểm tra (Đã lập tại Bước 2 nêu trên). Trường hợp trong quá trình thực hiện kiểm tra nếu có sự thay đổi về đề cương kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập đề cương điều chỉnh trình người có thẩm quyền ký quyết định kiểm tra duyệt ký. Đề cương kiểm tra trình lãnh đạo cơ quan Thuế kèm theo các phụ lục hướng dẫn kỹ năng kiểm tra trên máy tính đối với các nội dung được kiểm tra (nếu có). Bước 4. Dự thảo, trình ký và ban hành quyết định kiểm tra B4.1. Dự thảo, trình ký quyết định kiểm tra Trên cơ sở tờ trình nhân sự Đoàn kiểm tra (nếu có) hoặc theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan Thuế (đối với trường hợp nhân sự do lãnh đạo chỉ định), bộ phận kiểm tra nội bộ dự thảo Quyết định kiểm tra (Mẫu số 05/KTNB kèm theo) trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ký ban hành. Quyết định kiểm tra phải nêu rõ: Căn cứ pháp lý để kiểm