Đề cương ôn tập GK I - Lịch sử 12 PDF

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Summary

This document is a study guide for a history exam, specifically for Grade 12 students in Vietnam. It contains multiple-choice questions covering various historical topics.

Full Transcript

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I -- LỊCH SỬ 12** Họ và tên HS:..................................Lớp:...................... **PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án A, B, C hoặc D. (6 điểm)**...

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I -- LỊCH SỬ 12** Họ và tên HS:..................................Lớp:...................... **PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án A, B, C hoặc D. (6 điểm)** Câu 1. Hội nghị nào sau đây đã thông qua Hiến chương thành lập Liên hợp quốc? A. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô. B. Hội nghị Ianta. C. Hội nghị Tê-hê-ran. D. Hội nghị Pôxđam. Câu 2. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào? A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Anh. D. Pháp. Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những xu thế sau Chiến tranh lạnh? A. Lấy chạy đua vũ trang làm trung tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. C. Lấy phát triển quân sự làm trung tâm. D. Lấy hợp tác chính trị làm trung tâm. Câu 4. Trật tự thế giới đa cực được hình thành khi nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Xu thế hòa hoãn Đông -- Tây xuất hiện. C. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. D. Sau khi Mỹ phát động chiến tranh lạnh. Câu 5. Năm quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là ? A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây. C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma. Câu 6. Quốc gia nào sau đây là thành viên thứ 6 gia nhập vào ASEAN? A. Campuchia. B. Việt Nam. C. Mianma. D. Brunây. Câu 7. Cộng đồng ASEAN được thành lập vào thời gian nào? A. 22-11-2015. B. 20-11-2015. C. 31-12-2015. D. 30-12-2015. Câu 8. Văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một cộng đồng ASEAN là A. Tuyên bố Băng Cốc (1967). B. Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ (2015). C. Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997). D. Hiến chương ASEAN (2007). Câu 9. Những tỉnh nào sau đây giành chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. D. Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 10. Chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 vào thời gian nào? A. 13-8-1945. B. 14-8-1945. C. 15-8-1945. D. 16-8-1945. Câu 11. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ quân chủ Việt Nam hoàn toàn sụp đổ? A. Giành được chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngày 30-8-1945. C. Giành được chính quyền ở Huế ngày 23-8-1945. D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh ngày 15-8-1945. Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh bối cảnh nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn. B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đầu tháng 8-1945. D. Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản. Câu 13. Liên hợp quốc có hoạt động nào sau đây nhằm thúc đẩy phát triển? A. Đề ra Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ vào năm 2000 với nhiều nội dung. B. Xây dựng và soạn thảo hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị. C. Ưu tiên tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế nhiều vấn đề. D. Đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Câu 14. Đặc điểm của trật tự hai cực Ianta từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991 là A. đẩy mạnh chạy đua vũ trang. B. được xác lập và phát triển. C. luôn có đối đầu, căng thẳng. D. xói mòn và đi đến sụp đổ. Câu 15. Tổ chức nào dưới đây **không** phải biểu hiện của xu thế đa cực? A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Á -- Âu (ASEM). C. Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á -- Thái Bình Dương (APEC). D. Nhóm 7 nền công nghiệp lớn nhất thế giới (G7). Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình ASEAN giai đoạn 1967 - 1976? A. Mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế. B. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và quốc tế. C. Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. D. Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực, thành lập Cộng đồng ASEAN. Câu 17. Nội dung nào sau đây là mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN? A. Xây dựng một tổ chức chính trị quốc tế. B. Xây dựng một tổ chức "siêu quốc gia". C. Xây dựng một khối phòng thủ chung. D. Xây dựng tổ chức hợp tác liên chính phủ. Câu 18. Nội dung nào sau đây là tiềm năng của Cộng đồng ASEAN hiện nay? A. Ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác. B. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị. C. Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực. D. Thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng. Câu 19. Sự kiện nào sau đây tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đại hội Quốc dân họp tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. B. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối. C. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945. D. Quân Nhật rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, dao động. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với Việt Nam? A. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Mở đầu kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền. C. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. D. Góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Câu 21. Nội dung nào sau đây là đặc trưng của trật tự hai cực Ianta? A. Thế giới chia thành hai cực hai phe với hai siêu cường Liên Xô -- Mĩ đứng đầu. B. Thế giới bị chi phối bởi các nước đế quốc hàng đầu thế giới là Mĩ, Anh, Pháp. C. Xuất hiện nhiều quốc gia, nhiều trung tâm quyền lực chi phối quan hệ quốc tế. D. Các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Câu 22. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 có ý nghĩa nào sau đây? A. Đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của khu vực. B. Đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức nhằm xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực. C. Đánh dấu sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế. D. Đánh dấu sự thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động. Câu 23. Liên hợp quốc có hoạt động nào sau đây nhằm thúc đẩy phát triển? A. Có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, kĩ thuật, tri thức, nhân lực. B. Xây dựng và soạn thảo hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị. C. Đề ra Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ vào năm 2000 với nhiều nội dung. D. Đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Câu 24. Đặc điểm của trật tự hai cực Ianta giai đoạn 1945 - đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. xói mòn và sụp đổ. B. hòa hoãn là chủ đạo. C. xác lập và phát triển. D. hợp tác toàn diện. Câu 25. Tổ chức nào dưới đây **không** phải biểu hiện của xu thế đa cực? A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Á -- Âu (ASEM). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á -- Thái Bình Dương (APEC). D. Nhóm 7 nền công nghiệp lớn nhất thế giới (G7). Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình ASEAN giai đoạn 1999 -- 2015? A. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và quốc tế. B. Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. C. Mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế. D. Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực, thành lập Cộng đồng ASEAN. Câu 27. Nội dung nào sau đây **không** phải thách thức của Cộng đồng ASEAN hiện nay? A. Thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác vẫn còn rất yếu kém. B. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị. C. Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực. D. Thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng. Câu 28. Sự kiện nào sau đây tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945. B. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối. C. Đại hội Quốc dân họp tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. D. Quân Nhật rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, dao động. Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với thế giới? A. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa đế quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Góp phần làm sụp đổ mô hình nhà nước tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới. D. Góp phần làm sụp đổ trật tự hai cực Ianta, dẫn đến sự ra đời của xu thế đa cực. Câu 30. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của Hội nghị Pôxđam tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Tạo nên trật tự thế giới mới: trật tự thế giới đa cực. B. Tạo nên trật tự thế giới mới: Trật tự Vecxai -- Oasinhtơn. C. Tạo nên trật tự thế giới mới: Trật tự 2 cực Ianta. D. Tạo nên trật tự thế giới mới: trật tự thế giới đơn cực. Câu 31. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 có ý nghĩa nào sau đây? A. Đánh dấu sự thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động. B. Đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức nhằm xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực. C. Đánh dấu sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế. D. Đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của khu vực. Câu 32. Hội nghị nào sau đây đã thống nhất thành lập Liên hợp quốc? A. Hội nghị Tê-hê-ran. B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô. C. Hội nghị Ianta. D. Hội nghị Pôxđam. Câu 33. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quốc gia nào sẽ kiểm soát phía bắc vĩ tuyến 38 ở bán đảo Triều Tiên? A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh. D. Pháp. Câu 34. Nội dung nào sau đây là một trong những xu thế sau Chiến tranh lạnh? A. Xu thế khu vực hóa. B. Xu thế đối đầu, căng thẳng. C. Xu thế đơn cực. D. Xu thế đối thoại, hợp tác. Câu 35. Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới là biểu hiện của xu thế nào sau đây? A. Xu thế đa cực. B. Xu thế đơn cực. C. Xu thế khu vực hóa. D. Xu thế hai cực. Câu 36. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? A. Ngày 31/12/2015. B. Ngày 22/11/2015. C. Ngày 08/8/1967. D. Ngày 28/7/1995. Câu 37. Quốc gia nào sau đây là thành viên thứ 9 gia nhập vào ASEAN? A. Việt Nam. B. Mianma. C. Brunây. D. Campuchia. Câu 38. Cộng đồng ASEAN có ba trụ cột, ngoại từ A. Cộng đồng Văn hóa -- Xã hội. B. Cộng đồng Kinh tế. C. Cộng đồng Chính trị - an ninh. D. Cộng đồng Quân sự. Câu 39. Khởi nguồn thành lập Cộng đồng ASEAN được đề cập trong văn kiện nào sau đây? A. Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ (2015). B. Tuyên bố Băng Cốc (1967). C. Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997). D. Hiến chương ASEAN (2007). Câu 40. Những tỉnh nào sau đây giành chính quyền muộn nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Hải Dương, Bắc Giang. B. Hà Nội và Sài Gòn. C. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên. D. Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 41. Sự kiện nào sau đây đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. B. Khởi nghĩa giành được chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. C. Khởi nghĩa giành được chính quyền ở Huế ngày 23-8-1945. D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị vào chiều ngày 30-8-1945. Câu 42. Nội dung nào sau đây phản ánh bối cảnh nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc. B. Quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản tháng 8-1945. D. Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản. Câu 43. Cách mạng tháng Tám (1945) đã lật đổ ách thống trị của những kẻ thù nào trên đất nước Việt Nam? A. Thực dân Pháp và tàn dư phong kiến. B. Thực dân Anh và Trung Hoa Dân quốc. C. Thực dân Pháp, phát xít Nhật, phong kiến. D. Thực dân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 44. Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á là A. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. C. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 45. Trong Cách mạng tháng Tám (1945), vì sao thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn tác động lớn đến các địa phương khác? A. Tập trung các trung tâm chính trị, kinh tế của kẻ thù. B. Có nhiều thế lực thực dân, đế quốc. C. Có đông đảo quần chúng được giác ngộ. D. Đặt cơ quan đầu não chỉ huy của lực lượng cách mạng. **PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.** ***Câu 1. Đọc đoạn tư liệu về bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa của Liên hợp quốc thông qua năm 1960.*** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** --------------------------------------------------------------------------- ------------ a\. Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa năm 1948. b\. Bản tuyên ngôn trên tạo cơ sở pháp lí quốc tế cho cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức. c\. Bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa được thông qua thể hiện vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới của Liên hợp quốc. d\. Việt Nam cũng có đóng góp vào lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc. **Câu 2. Đọc đoạn tư liệu về Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc thông qua năm 1948.** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** ----------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1960. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã công nhận các quyền cơ bản của con người. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thể hiện vai trò bảo đảm quyền con người của Liên hợp quốc. Việt Nam tham gia tích cực vào bảo đảm quyền con người của Liên hợp quốc. **Câu 3. Đọc đoạn tư liệu về cuộc gặp của Tổng thống Mĩ G.Busơ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp năm 1989** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Tháng 12-1989 diễn ra cuộc gặp cấp cao Liên Xô và Mĩ. Cuộc gặp của Tổng thống Mĩ G.Busơ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp đã tuyên bố bắt đầu Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình tranh chấp, xung đột trên thế giới. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã giúp giải quyết vấn đề Campuchia ở Đông Nam Á. **Câu 4. Đọc đoạn tư liệu về thời kì Chiến tranh lạnh (1947 -- 1989)** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** --------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Chiến tranh lạnh tồn tại từ 1947 -- 1989. Liên Xô là nước khởi đầu Chiến tranh lạnh. Sự tồn tại của Chiến tranh lạnh đã làm cho quan hệ quốc tế luôn ở trong tình trạng đối đầu, căng thẳng. Do ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh nên qua trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài. **Câu 5. Đọc đoạn tư liệu về Hiệp ước Bali năm 1976.** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** ----------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Hiệp ước Bali được kí giữa các nước thành viên ASEAN vào năm 1976. Hiệp ước Bali xác định nguyên tắc duy nhất là các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Hiệp ước Bali được kí đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của ASEAN. Hiệp ước Bali đã góp phần cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN. **Câu 6. Đọc đoạn tư liệu về Hiến chương ASEAN thông qua năm 2007.** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Hiến chương ASEAN được thông qua năm 2007. Hiến chương ASEAN không đề cập đến mục đích thành lập của ASEAN. Hiến chương ASEAN tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động của ASEAN. Từ nội dung của Hiến chương cho thấy các nước thành viên ASEAN luôn nỗ lực đẩy mạnh hợp tác với phương châm "Thống nhất trong đa dạng". **Câu 7. Đọc đoạn tư liệu về kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Đoạn trích trên nói về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đánh đuổi được thực dân Pháp, phát xít Nhật và lật đổ được chế độ phong kiến Cách mạng tháng Tám năm 1945 sử dụng phương pháp hòa bình để giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. **Câu 8. Đọc đoạn tư liệu về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.** **Các lệnh hỏi** **Đáp án** ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------ Đoạn trích trên nói về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Điều kiện quốc tế thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 là Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945. Cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ sử dụng lực lượng vũ trang để giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser