Đề cương ôn tập Lịch Sử 10 Học kì I 2024-2025 PDF

Document Details

Uploaded by Deleted User

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2024

Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội

Tags

Lịch Sử văn minh cổ đại Lịch sử thế giới

Summary

This document is a study guide for the first semester of the History 10 class, which includes multiple-choice questions related to the concept of civilization and ancient Eastern and Western civilizations. It focuses on mastering the knowledge of the topic and the skills of analysis and comparison.

Full Transcript

**SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I** **TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM HỌC 2024-2025** **Môn: Lịch Sử 10** **I. Mục đích yêu cầu:** **- Học sinh ôn tập nội dung kiến thức :** **+ Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại. (Thành tựu, ý nghĩa)*...

**SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I** **TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM HỌC 2024-2025** **Môn: Lịch Sử 10** **I. Mục đích yêu cầu:** **- Học sinh ôn tập nội dung kiến thức :** **+ Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại. (Thành tựu, ý nghĩa)** **+ Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ- trung đại** **- Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện, nhận định và so sánh các sự kiện lịch sử** **- Rèn kỹ năng làm câu hỏi trắc nghiệm.** **II. Nội dung ôn tập** **1. Câu hỏi trắc nghiệm minh họa** Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn ================================================ **Bài 4: KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI** **Câu 1. Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh là** **A. tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.** **B. tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người.** **C. tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện trên Trái đất.** **D. trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.** **Câu 2. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hóa bước sang thời kì văn minh?** **A. Có chữ viết, nhà nước ra đời. B. Có con người xuất hiện.** **C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện. D. Xây dựng các công trình kiến trúc.** **Câu 3. Văn hóa và văn minh đều là những giá trị.** **A. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra kể từ khi có chữ viết và nhà nước.** **B. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.** **C. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội.** **D. giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện đến nay.** **Câu 4. Những nền văn minh nào sau đây phát triển ở thời kì trung đại?** **A. Văn minh Hy Lạp, văn minh La Mã** **B. Văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa** **C. Văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.** **D. Văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hy Lạp** **Câu 5. Điểm chung của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa là gì?** **A. Chỉ phát triển ở thời kì cổ đại. B. Chỉ phát triển ở thời kì trung đại.** **C. Đầu hình thành vào thế kỉ I TCN. D. Đều phát triển ở thời kì cổ đại và trung đại.** **Câu 6.** Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là A. phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập. B. cơ sở của chữ tượng hình sau này. C. cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học. D. biểu hiện cao của tính chuyên chế. **Câu 7.** Đặc điểm chung của nền văn minh Ai Cập, Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là gì? A. Theo chế độ quân chủ chuyên chế. B.Là quê hương của những tôn giáo lớn. C. Xây dựng được nhiều kim tự tháp. D. Xây dựng được các Vạn lí trường thành. **Câu 8.** Một trong những thành tựu văn minh Ai Cập, Ấn Độ và Trung Hoa cổ - trung đại A. sáng tạo ra chữ viết của riêng mình. B. phát minh ra thuốc súng và chữ số 0. C. kĩ thuật ướp xác và xây dựng kim tự tháp.D. xây dựng được lăng Ta-giơ-ma-han. **Câu 9.** Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là **A.** chữ cái Latinh. **B.** chữ tượng hình. **C.** chữ Phạn. **D.** chữ cái Rô-ma. **Câu 10.** Công trình kiến trúc tiêu biểu của người Ai Cập cổ đại là **A.** tháp Thạt Luổng. **B.** Kim tự tháp. **C.** đấu trường Rô-ma. **D.** Vạn lí trường thành. **Câu 11.** Quốc gia nào sau đây được gọi là "Quê hương của những tôn giáo lớn trên thế giới"? **A.** Ấn Độ. **B.** Trung Quốc. **C.** Ai Cập. **D.** La Mã. **Câu 12.** Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng không chỉ trong nước mà nó ảnh hưởng đến nhiều nơi khác trên thế giới, tiêu biểu là ở khu vực nào sau đây? **A.** Phía Tây châu Á. **B.** Đông Bắc Á. **C.** Đông Nam Á. **D.** Châu Đại Dương. **Câu 13.** Ngoài ảnh hưởng sâu rộng ở Ấn Độ, tôn giáo nào sau đây còn được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài? **A.** Đạo giáo, Nho giáo. **B.** Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. **C.** Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo. **D.** Hin-đu giáo, Phật giáo. **Câu 14.** Học thuyết tư tưởng và tôn giáo nào sau đây đã hình thành ở Trung Hoa thời cổ-trung đại? **A.** Nho giáo. **B.** Hòa Hảo. **C.** Tin lành. **D.** Thiên Chúa giáo. **Câu 15.** Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng ra bên ngoài chủ yếu trên những lĩnh vực nào sau đây? **A.** Quân sự, mĩ thuật. **B.** Chính trị, thể thao. **C.** Tư tưởng, tôn giáo. **D.** Kinh tế, giao thông. **Câu 16.** Tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới? **A.** Hồi giáo. **B.** Nho giáo. **C.** Kitô giáo. **D.** Phật giáo. **Câu 17.** Một trong những loại hình tiêu biểu của nền văn học Trung Hoa thời cổ-trung địa là **A.** truyện ngắn. **B.** thơ Đường. **C.** truyện ngụ ngôn. **D.** thần thoại. **Câu 18.** Một trong những loại hình tiêu biểu của nền văn học Trung Hoa thời cổ-trung địa là **A.** truyện ngắn. **B.** tiểu thuyết. **C.** truyện ngụ ngôn. **D.** thần thoại. **Câu 19.** Yếu tố nào sau đây **không** phải là tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh loài người? **A.** Nhà nước. **B.** Đô thị. **C.** Tôn giáo. **D.** Tổ chức xã hội. **Câu 20.** Về thiên văn học, người Trung Hoa thời cổ-trung đại **không** đạt được thành tựu nào sau đây? **A.** Ghi chép về nguyệt thực. **B.** Đã sớm đặt ra lịch. **C.** Ghi chép về nhật thực. **D.** Nhận ra Trái Đất hình cầu. **Câu 21.** Những thành tựu khoa học -- kĩ thuật của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại đã **A.** góp phần thúc đẩy chế độ phong kiến ra đời sớm nhất ở phương Đông. **B.** tạo ra mối liên hệ về tri thức, khoa học giữa phương Đông và phương Tây. **C.** minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh này đối với châu Âu. **D.** đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của văn minh nhân loại. **Câu 22.** Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung đại mà thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là **A.** la bàn. **B.** toán hình. **C.** thuyết nguyên tử. **D.** số không (0). **Câu 23.** Về toán học, người Trung Hoa thời cổ-trung đại **không** đạt được thành tựu nào sau đây? **A.** Phát minh ra bàn tính. **B.** Sử dụng hệ số đếm thập phân. **C.** Tính được số pi tới 7 chữ số. **D.** Phát minh ra số 0 (không). **Câu 24.** Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung đại mà thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là **A.** kĩ thuật làm giấy. **B.** toán hình. **C.** thuyết nguyên tử. **D.** số không (0). **Câu 25.** So với các nền văn minh khác ở phương Đông, nền văn minh Trung Hoa có điểm khác biệt nào sau đây? **A.** Ngành kinh tế chính. **B.** "Tứ đại phát minh". **C.** Thể chế chính trị. **D.** Cơ cấu xã hội. **BÀI 5: MÔT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI** **Câu 1: Những quốc gia nào sau đây gắn liền với** nền văn minh cổ đại phương Tây? **A**. Trung Quốc. **B**. Hy Lạp-La Mã. **C**. Ấn Độ. **D**. Ai Cập. **Câu 2:** Những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao của toán học ra đời ở **A**. Rôma.      **B**. Hy Lạp. **C**. Trung Quốc.      **D**. Ấn Độ. **Câu 3:** Hệ chữ cái La-tinh và hệ chữ số La Mã là thành tựu của cư dân cổ **Câu 4:** Nền văn học cổ đại Hy Lạp --La Mã được tạo nguồn cảm hứng và đề tài phong phú từ **A**. thần thoại. **B**. truyện cười. **C**. truyện ngắn. **D**. tiểu thuyết. **Câu 5:** Về nghệ thuật, người Hy Lạp -- La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ nào dưới đây? **A**. Xây chùa. **B**. Điêu khắc. **C**. Sân khấu. **D**. Dân gian. **Câu 6:** Đền Pác-tê-nông là thành tựu của người Hy Lạp -- La Mã cổ đại trên lĩnh vực **A**. kiến trúc. **B**. điêu khắc. **C**. hội họa. **D**. xây dựng. **Câu 7:** Cách tính lịch 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày là thành quả của cư dân **A**. Hy Lạp. **B**. La Mã. **C**. Ai Cập. **D**. Trung Quốc. **Câu 8:** Tôn giáo cổ xưa và được coi là chính thống giáo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là **A**. Phật giáo. **B**. Nho giáo. **C**. Cơ Đốc giáo. **D**. Hin-đu giáo. **Câu 9:** Năm 776 TCN, tại đền thờ thần Dớt ở Ô-lim-pi-a (Hy Lạp) đã diễn ra sự kiện nào sau đây? **A**. Chính quyền La Mã chính thức công nhận Cơ Đốc giáo. **B**. Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo bùng nổ. **C**. Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a tại A- ten. **D**. Đại hội Ô-lim-píc đầu tiên được tổ chức. **Câu 13:** Đặc điểm nổi bật của quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại là **A**. cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chủ nghĩa duy vật và duy tâm. **B**. quê hương của nhiều nhà triết học nổi tiếng của phương Tây. **C**. nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây. **D**. ra đời và phát triển trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ. **Câu 14:** Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì **A**. cổ đại Hy Lap - La Mã. **B**. văn hóa Phục hưng. **C**. phương Tây hiện đại. **D**. phương Đông cổ đại. **Câu 16:** Văn hóa Phục hưng là phong trào **Câu 18:** Nội dung nào sau đây phản ánh **đúng và đầy đủ** ý nghĩa những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp -- La Mã cổ đại? **A**. Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại. **B**. Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình. **C**. Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học. **D**. Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học. **Câu 19:** Văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại có điểm tương đồng nào sau đây? **A**. Có độ chính xác, khái quát hóa cao trên mọi lĩnh vực. **B**. Để lại những giá trị lớn cho nền văn minh nhân loại. **C**. Đạt được thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực toán học. **D**. Đều bắt nguồn từ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. **Câu 21:** So với nền văn minh cổ đại phương Đông, nền văn minh cổ đại phương Tây có điểm khác biệt nào sau đây? **A**. Chỉ đạt được thành tựu to lớn trên lĩnh vực hội họa và âm nhạc. **B**. Tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao. **C**. Hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn. **D**. Đều hình thành cùng thời gian nhưng phương Đông phát triển cao hơn. **Câu 22:** Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) thuộc **A**. chữ tượng hình. **B**. chữ tượng ý. **C**. chữ La-tinh. **D**. chữ Việt cổ. **Phần II. Câu trắc nghiệm Đ/S. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đ/S** **Câu 1.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trong số các đền chùa của các tôn giáo như Bà -- la -- môn giáo, Phật giáo, Giai -- na giáo, chùa hang là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ - trung đại, thường là những công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa. Tiêu biểu cho loại công trình này là những gian chùa hang ở A -- gian -- ta được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII. Phương pháp kiến tạo loại chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được trang trí bằng nhiều bức chạm tinh vi và những tranh bích họa rất đẹp. (Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), *Lịch sử văn minh thế giới*, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a\. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thành tựu của văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, kiến trúc và điêu khắc. b\. Bà -- la -- môn giáo, Phật giáo, Giai -- na giáo là những tôn giáo được du nhập từ bên ngoài và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ. b\. Chùa hang là một loại công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ thuộc dòng kiến trúc tôn giáo. c\. Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của chùa hang là sự kết hợp hài hòa giữa giữa nghệ thuật kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc và hội họa. **Câu 2:** Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu tiêu biểu về chữ viết và tư tưởng -- tôn giáo của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | | **Văn minh Ấn Độ** | **Văn minh Trung | | | | Hoa** | +=======================+=======================+=======================+ | Chữ viết | \- Chữ Bra -- mi, chữ | \- Chữ Giáp cốt, Tiểu | | | San -- krít (Phạn) | triện, Đại triện, Lệ | | | | thư, Khải thư... | | | \- Ảnh hưởng đến chữ | | | | viết của nhiều quốc | \- Ảnh hưởng đến chữ | | | gia như Thái Lan, | viết của nhiều nước | | | Lào, Cam -- pu -- | lân cận như Nhật Bản, | | | chia | Việt Nam... | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Tư tưởng, tôn giáo | Là nơi ra đời nhiều | Nho giáo, Đạo giáo, | | | tôn giáo lớn như Hin | Mặc gia, Pháp gia, | | | -- đu giáo, Phật | Phật giáo... | | | giáo, đồng thời cũng | | | | là nơi du nhập và | | | | phát triển của Hồi | | | | giáo | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ a\. Ấn Độ và Trung Hoa vừa là quê hương của một số tôn giáo lớn, vừa là nơi du nhập và phát triển tôn giáo từ bên ngoài. b\. Khác với văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ là một nền văn minh mang đậm tính tôn giáo huyền bí và khép kín. c\. Chữ viết của cư dân Ấn Độ và Trung Hoa đều có ảnh hưởng đến chữ viết của cư dân một số nước ở khu vực châu Á. d\. Từ loại hình chữ viết cổ nhất, cư dân Ấn Độ và Trung Hoa đều có sự chỉnh lý và phát triển chữ viết của mình ngày càng hoàn thiện. **Câu 3:** Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Vào thế kỉ VIII, người Ả Rập nhờ dịch tác phẩm Sít -- han -- ta mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ Ả Rập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi nhầm là chữ số Ả Rập. Tư liệu sớm nhất về những chữ số này là các bia đá của A -- sô -- ca khắc từ thế kỉ III TCN. Tuy nhiên, con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Ả rập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dầu vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo. (Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), *Lịch sử văn minh thế giới*, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a\. Việc sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên là một thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ trên lĩnh vực Toán học. b\. Hệ thống chữ số tự nhiên được cư dân Ấn Độ sáng tạo ra vào khoảng thế kỉ VIII. c\. Dựa trên các tư liệu lịch sử, hiện nay, hầu hết ý kiến đều cho rằng chữ số 0 là do người Ả Rập sáng tạo nên. d\. Chữ số tự nhiên được sáng tạo từ phương Đông, sau đó được lan truyền rộng rãi sang phương Tây. **Câu 4.**Đọc đoạn dữ liệu sau: Thời cổ đại phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cư dân phương Đông cổ đại đã sớm hình thành nền văn minh ở lưu vực các con sông lớn. Văn minh phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải ra đời muộn hơn đầu tiên ở Hy Lạp và sau đó ở La Mã. Nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu to lớn tiếp tục phát triển ở thời Phục Hưng tạo nền tảng cho văn minh châu Âu sau này. a\) Văn minh phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải ra đời trên lưu vực các con sông lớn. b\) Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã là bốn trung tâm văn minh lớn đầu tiên. c\) Nền văn minh phương Đông cổ đại là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại d\) Văn minh phương Đông hình thành sớm hơn Văn minh phương Tây. **2. Câu hỏi tự luận.** **a.** Trình bày những thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật của văn minh Hi Lạp- La Mã cổ đại? **b.** Ph. Ăng-ghen đã viết: *"Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại."* Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? **\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\--Hết\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\-\--**

Use Quizgecko on...
Browser
Browser