ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I PDF
Document Details
Uploaded by QuickerStatistics
Chuyên Lê Hồng Phong
Tags
Summary
This document is an exam practice paper covering prokaryotic cells and bacterial characteristics. It includes multiple-choice questions on the topic.
Full Transcript
Tên bài:TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. Nhận biết Câu 1: Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng: A. 1 - 5 mm B. 3 - 5 µm C. 1 - 5 µm D. 3 - 5 cm Câu 2: Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ? A. HIV B. Ruồi giấm C. Trực khuẩn lao D. Nấm men Câu 3: Sinh vật nào sau...
Tên bài:TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. Nhận biết Câu 1: Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng: A. 1 - 5 mm B. 3 - 5 µm C. 1 - 5 µm D. 3 - 5 cm Câu 2: Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ? A. HIV B. Ruồi giấm C. Trực khuẩn lao D. Nấm men Câu 3: Sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ? A. Thực vật B. Virus C. Vi khuẩn D. Nấm Câu 4: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân sơ? A. tế bào bạch cầu B. tế bào thần kinh C. tế bào vi khuẩn D. tế bào biểu bì Câu 5: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm 3 thành phần chính là A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân. B. thành tế bào, tế bào chất, nhân. C. thành tế bào, màng sinh chất, vùng nhân. D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. Câu 6: Thành tế bào vi khuẩn có vai trò A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào. C. liên lạc với tế bào lân cận. D. cố định hình dạng tế bào. Câu 7: Căn cứ để phân chia vi khuẩn thành loại Gram dương và Gram âm là dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của A. thành tế bào. B. màng tế bào. C. vùng tế bào. D. tế bào chất. Câu 8: Thành tế bào của vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ A. chitin. B. cellulose. C. peptidoglycan. D. phospholipid Câu 9: Tùy theo cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành: A. Vi khuẩn sống kí sinh và vi khuẩn sống tự do. B. Vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. C. Vi khuẩn dị dưỡng và vi khuẩn tự dưỡng. D. Vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh. Câu 10: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây? A. Vùng nhân B. Thành tế bào C. Màng sinh chất D. Ti thể Câu 11: Tế bào chất của vi khuẩn không có A. bào tương và các bào quan có màng bao bọc. B. Các bào quan không có màng bao bọc, bào tương. C. hệ thống nội mang, bào tương, bào quan có màng bao bọc. D. hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc. Câu 12 : Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử A. DNA dạng vòng. B. mRNA dạng vòng. C. tRNA dạng vòng. D. rRNA dạng vòng. Câu 13: Điều sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi khuẩn là A. cơ thể đa bào B. tế bào có nhân chuẩn C. cơ thể chưa có cấu tạo tế bào D. có tốc độ sinh sản rất nhanh Câu 14: Đặc điểm của tế bào nhân sơ là A. tế bào chất đã phân hoá chứa đủ các loại bào quan B. màng nhân giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất C. vật chất di truyền chưa có màng bao bọc D. tế bào chất có hệ thống nội màng Câu 15: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn? A. Lông roi B. Màng sinh chất C. Vỏ nhày D. Mạng lưới nội chất Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ? A.Vật chất di truyền chủ yếu trong nhân là RNA. B. Không có hệ thống nội màng. C. Bên ngoài thành tế bào thường được bao bọc bởi một lớp vỏ nhầy. D. Chứa ribosome. Câu 17: Màng tế bào vi khuẩn có vai trò A. bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài. B. mang thông tin di truyền. C. là bộ máy tổng hợp protein. D. trao đổi chất có chọn lọc với môi trường Câu 18: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu A. đỏ. B. xanh lục C. tím. D. vàng. Câu 19: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu A. nâu. B. đỏ. C. xanh. D. vàng. Câu 20: Bào quan duy nhất có mặt ở tế bào nhân sơ là A. hạt dự trữ B. ribosome. C. thể vùi D. plasmid Câu 21: Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn không có A. phospholipid. B. lipid. C. protein. D. cholesterol. 2. Hiểu Câu 22: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào. B. bảo vệ nhân. C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường. D. nơi diễn ra hoạt động sống của tế bào. Câu 23: Cho các đặc điểm sau đây: 1. Kích thước nhỏ bé. 2. Sống ký sinh và gây bệnh. 3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào. 4. Có nhân hoàn chỉnh. 5. Sinh sản rất nhanh. Những đặc điểm nào có ở tất cả các loại vi khuẩn? A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 5. Câu 24. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây? A. Tỷ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất mạnh nên sinh trưởng, sinh sản nhanh B. Tỷ lệ S/V nhỏ , giúp tế bào trao đổi chất dễ dàng nên phân bố rất rộng C. Sử dụng ít năng lượng nên khả năng sinh trưởng rất nhanh chóng D. Dễ di chuyển nên phát tán nhanh, đồng thời ít tiêu hao năng lượng nên sinh trưởng sinh sản nhanh Câu 25. Bên ngoài thành tế bào của một số vi khuẩn Gr- còn có màng ngoài A. chứa kháng nguyên có bản chất là lypoprotein do vi khuẩn sản sinh ra gây 1 số tác hại cho vật chủ B. có chức năng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc kháng sinh, chất độc làm tổn thương tế bào C. giúp thực hiện quá trình trao đổi chất có chọn lọc với môi trường bên ngoài D. là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào Câu 26. Plasmid không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì A. chiếm tỉ lệ rất ít. B. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường. C. số lượng nucleotit rất ít. D. nó có dạng kép vòng. 3.Vận dụng thấp Câu 27: Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng A. phân loại các loại vi khuẩn vào các bậc phân loại khác nhau. B. để sản xuất vacxin C. các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh D. các loại môi trường nuôi cấy phù hợp với từng loại vi khuẩn Câu 28. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó A. dễ di chuyển. B. dễ thực hiện trao đổi chất. C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Câu 29. Khi điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, người ta thường sử dụng phối hợp các loại kháng sinh khác nhau vì A.hiệu quả điều trị sẽ cao hơn do mỗi loại kháng sinh có tác động khác nhau, lên các vị trí khác nhau của tế bào vi khuẩn B. giúp hạn chế tình trạng bội nhiễm thêm do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn khác C. các thuốc sẽ tác động qua lại với nhau làm tăng cường khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại D. các loại thuốc đều giúp phá huỷ màng tế bào vi khuẩn nên ức chế được sự phân chia của chúng Câu 30. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ. B. trao đổi chất mạnh, sinh sản nhanh do có tỷ lệ S/V lớn. C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện. D. tiêu tốn ít thức ăn. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây của vi khuẩn làm cho chúng có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn các loài sinh vật bậc cao? A. chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc B. kích thước cơ thể nhỏ và cấu trúc đơn giản C. vật chất di truyền chưa có màng bao bọc D. vi khuẩn có hệ gen đơn bội, sinh sản nhanh Câu 32: Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các vi khuẩn đều được cấu tạo từ tế bào nhân sơ (2) Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh (3) Tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lysosome (4) Tế bào của mọi vi khuẩn đều có thành tế bào A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 33: Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh và đã xuất hiện 1 số bào quan có màng bao bọc. (2) Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng duy nhất. (3) Tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích càng lớn, quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường càng chậm. (4) Thiếu plasmid, tế bào nhân sơ vẫn có thể sinh trưởng bình thường. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về cấu tạo tế bào vi khuẩn? (1) Mọi vi khuẩn đều có 3 thành phần chính là màng ngoài, tế bào chất và vùng nhân (2) Vi khuẩn Gram âm khi nhuộm Gram có màu đỏ (3) Tế bào vi khuẩn chỉ có 1 loại bào quan là ribosome (4) Vật chất di truyền của mọi vi khuẩn đều là phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, trần A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Bệnh nào sau đây không phải do sinh vật nhân sơ gây ra? A. Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes B. Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae C. Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis D. Bệnh viêm phổi cấp do Covid 19 gây ra Câu 36: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ? (1) Có tỉ lệ S/V nhỏ nên quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh chóng (2) Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan (3) Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn (4) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng (5) Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 4.Vận dụng cao Câu 37: Khi sử dụng phương pháp nhuộm Gram để tìm căn nguyên gây bệnh ở một bệnh nhân người ta thu được mẫu như hình ảnh dưới đây (bắt màu tím) Nhận định nào sau đây là đúng nhất ? A. Bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh do virus B. Có thể bệnh nhân đã nhiễm nhóm vi khuẩn Gram dương C. Có thể bệnh nhân đã nhiễm nhóm vi khuẩn Gram âm D. Bệnh nhân không bị bệnh do tác nhân vi khuẩn Câu 38: Đặc điểm cho phép xác định một tế bào của sinh vật nhân thực hay của sinh vật nhân sơ là A. vật liệu di truyền tồn tại ở dạng phức hợp của nucleic acid và protein. B. vật liệu di truyền được phân tách khỏi phần còn lại của tế bào bằng một rào cản bán thấm. C. tế bào có thành tế bào hay không D. tế bào di động Câu 39: Một bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau: Kháng sinh A B C A+ C Hiệu quả 20,3% 0% 72,5% 97,2% Nhận định nào sau đây sai khi nói về thông tin trong bảng trên? A. Người này có thể nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn B. Kháng sinh A cho hiệu quả tương đối thấp có thể do ribosome của vi khuẩn được bảo vệ bởi thành tế bào và màng sinh chất. C. Nếu phối hợp cả 3 loại kháng sinh A, B và C sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều trị. D. Việc phối hợp hai loại kháng sinh A và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ. Bài 9. TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Nhận biết Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, nhân tế bào có chức năng là A. chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua tổng hợp protein. B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. D. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Câu 2. Ở nhân tế bào của sinh vật nhân thực, thành phần cấu tạo của chất nhiễm sắc gồm: A. DNA và protein B. RNA và protein C. Protein và lipid D. DNA và RNA Câu 3. Ribosome có chức năng A. hấp thụ các chất dinh dưỡng cho tế bào. B. tổng hợp protein cho tế bào. C. giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sống. D. truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Câu 4. Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Chuyển hóa đường. B. Tổng hợp protein. C. Tổng hợp lipid, phân giải chất độc. D. Vận chuyển nội bào. Câu 5. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt? A. Ôxi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào. B. Tổng hợp các chất bài tiết. C. Tổng hợp cho tế bào. D. Tổng hợp Protein. Câu 6. Lưới nội chất hạt là hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau và có các ……………. đính trên bề mặt. A. phân tử protein histon. B. hạt ribosome 80S. C. enzyme hô hấp nội bào. D. hạt ribosome 70S. Câu 7. Chức năng của bộ máy Golgi trong tế bào là A. thực hiện quá trình quang hợp. B. phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản. C. nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein. D. lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. Câu 8. Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào? A. Chất dịch nhân. B. Nhân con. C. Bộ máy Golgi. D. Chất nhiễm sắc. Câu 9. Bên trong lysosome chứa thành phần nào sau đây? A. Enzyme hô hấp. B. Enzyme thủy phân. C. DNA và protein. D. DNA và ribosome. Câu 10. Ở động vật, bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào là A. lục lạp. B. ribosome. C. ti thể. D. nhân. Câu 11. Thành phần chính của màng sinh chất là A. phospholipid và protein. B. lipid và phospholipid. C. lipid, carbohydrate và protein. D. carbohydrate và protein. Câu 12. Thành tế bào có chức năng là A. cho các chất đi qua một cách có chọn lọc. B. dấu hiệu nhận biết giữa các tế bào. C. nơi định vị của các enzyme. D. quy định hình dạng của tế bào. Câu 13. Tế bào động vật được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau: A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. B. màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân. C. màng sinh chất, tế bào chất, và nhân. D. nhân, tế bào chất, các bào quan. Câu 14. Ở màng trong ti thể có chứa nhiều A. enzyme tiêu hóa. B. enzyme quang hợp. C. enzyme thủy phân. D. enzyme hô hấp. 2. Hiểu Câu 15. Bào quan chỉ có ở tế bào động vật là A. lysosome. B. ribosome. C. bộ máy Golgi. D. ti thể. Câu 16. Bào quan nào sau đây chỉ có một lớp màng bao bọc? A. Lục lạp. B. Ribosome. C. Ti thể. D. Không bào. Câu 17. Điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp là A. chứa nhiều enzyme quang hợp. B. có chức năng tổng hợp nên năng lượng. C. trong chất nền chứa DNA và ribosome. D. có lớp màng trong gấp khúc tạo các mào. Câu 18. Ở tế bào nhân thực có các bào quan sau: 1. Lysosome 2. Không bào 3. Lục lạp 4. Ti thể 5. Ribosome Những bào quan có cấu tạo màng đơn là A. 1, 2. B. 2, 5. C. 3, 4. D. 1, 5. Câu 19. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là A. ti thể. B. trung thể. C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt. Câu 20. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. có chứa sắc tố quang hợp. B. có chứa nhiều loại enzyme hô hấp. C. được bao bọc bởi lớp màng kép. D. có chứa nhiều enzyme quang hợp. Câu 21. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là A. Ti thể. B. Bộ máy Golgi. C. Ribosome. D. Lục lạp. Câu 22. Việc tổng hợp protein là chức năng của A. nhân tế bào. B. lưới nội chất hạt. C. lysosome. D. bộ máy Golgi. Câu 23. Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là A. trong tế bào chất có nhiều loại bào quan. B. có thành tế bào bằng chất cellulose. C. nhân có màng bao bọc. D. khung xương tế bào. Câu 24. Cho các đặc điểm: (1) Có màng sinh chất (2) Có lục lạp (3) Có vùng nhân (4) Có nội màng (5) Có ribosome (6) Có màng nhân (7) Có thành peptidoglycan Đặc điểm của tế bào nhân thực là A. (1),(2),(3),(4),(6) B. (1),(2),(3),(6),(7) C. (1),(2),(4),(5),(6) D. (1),(2),(3),(4),(5),(6) Câu 25. Cho các đặc điểm: (1) Có màng sinh chất. (2) Tự dưỡng. (3) Dị dưỡng. (4) Có nội màng. (5) Có thành kitin. (6) Có màng nhân. (7) Có thành peptidoglycan. (8) Có ribosome. ( 9) Có DNA. ( 10) Có thành cellulose. Tế bào động vật có các đặc điểm: A. (1),(2),(3),(4),(6),(8),(9),(10) B. (1),(3),(4),(6),(7)(8),(9) C. (1),(3),(4),(5),(6),(8),(9) D. (1),(3),(4),(6),(8),(9) Câu 26. Xét các đặc điểm sau: (1) Là một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau. (2) Được cấu tạo từ các màng giống như màng tế bào. (3)Tạo ra sự xoang hóa ( phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ). (4) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp các chất tiết. (5) Làm nhiệm vụ vận chuyển nội bào. (6) Làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp polisaccarit. Đặc điểm nào nói trên không phải là đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn? A. (6) B. (2) C. (3) D. (4), (5) Câu 27. Tế bào của cùng cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết tế bào lạ là do màng sinh chất có A. “dấu chuẩn” glycoprotein. B. khả năng trao đổi chất với môi trường. C. các thụ thể. D. 2 lớp phospholipid. Câu 28. Bào quan nào không có ở tế bào động vật? A. Màng sinh chất. B. Thành tế bào. C. Ti thể. D. Ribosome. Câu 29. Màng sinh chất là một cấu trúc động vì A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng. B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau. C. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển ra khỏi màng. D. được cấu tạo bởi nhiều loại chất vô cơ khác nhau. 3. Vận dụng Câu 30. Tế bào nhân thực có ở: (1) Động vật (2) Người (3)Thực vật (4) Vi khuẩn (5) Virut ( 6) Nấm ( 7) Amip (8) Địa y Đáp án đúng là A. (1),(2),(3),(4),(6),(8) B. (1),(2),(3),(6),(8) C. (1),(2),(3),(6),(7),(8) D. (1),(2),(3),(5),(6),(7) Câu 31. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ Câu 32. Khi nói về ti thể và lục lạp, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Ti thể và lục lạp là bào quan có hai lớp màng bao bọc. 2. Ti thể chỉ có ở tế bào động vật. 3. Màng trong lục lạp gấp khúc tạo thành các mào chứa nhiều enzyme. 4. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp. 5. Trên màng thylakoidở lục lạp chứa DNA và ribosome. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 33. Tế bào nào trong các tế bào sau đây chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào cơ tim. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào xương. Câu 34. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lizoxom nhất? A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào hồng cầu. Câu 35. Bào quan có khả năng tự tổng hợp protein đó là A. ti thể, lục lạp. B. lysosome, không bào. C. lục lạp, không bào. D. ti thể, lysosome. Câu 36. Khi nói về màng sinh chất có các nhận xét sau: (1) Hai lớp phospholipid tạo cho màng có tính mềm dẻo tương đối. (2) Các phân tử protein chỉ bám ở mặt ngoài của lớp kép phospholipid. (3) Trên màng tế bào thực vật có các phân tử cholesterol xen kẽ vào lớp kép phospholipid. (4) Màng tế bào được xem là cửa ngõ ngăn cách giữa môi trường và tế bào. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 4. Vận dụng cao Câu 37. Khi chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng ( đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh mang đặc điểm của A. loài A. B. loài A và B. C. loài B. D. loài mới. Câu 38. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện chức năng này là A. lưới nội chất. B. lysosome. C. ribosome. D. ti thể. Câu 39. Theo thuyết tiến hóa nội cộng sinh, dấu hiệu nào sau đây cho thấy ti thể có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn sống cộng sinh trong tế bào nhân thực? A. Có chứa enzyme hô hấp, có màng trong gấp khúc. B. Có khả năng sống tự dưỡng, tự tạo ra ATP. C. Có nhân con bên trong, trong nhân con có DNA. D. Có màng bao bọc, bên trong chứa DNA dạng vòng và ribosome. Câu 40. Xét bốn ti thể có cùng thể tích. Ti thể thuộc tế bào da, ti thể thuộc tế bào cơ tim, ti thể thuộc tế bào xương, ti thể thuộc tế bào bạch cầu. Ti thể nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn nhất? A. Ti thể tế bào da. B. Ti thể tế bào cơ tim. C. Ti thể tế bào bạch cầu. D. Ti thể tế bào xương. Câu 41. Để điều trị được bệnh viêm loét dạ dày do dư thừa axit người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động của loại protein nào của màng niêm mạc dạ dày? A. Protein bám màng. B. Protein xuyên màng. C. Protein trong glycoprotein. D. Protein trong peptidoglycan. BÀI 10. TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO 1. Nhận biết Câu 3. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ A. sự biến dạng của màng tế bào. B. bơm protein và tiêu tốn ATP. C. sự khuếch tán của các ion qua màng. D. kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. Câu 4. Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua A. kênh protein đặc biệt. B. các lỗ trên màng. C. lớp kép phospholipid. D. kênh protein xuyên màng. Câu 5. Các chất như O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào sau đây? A. Khuếch tán qua lớp phospholipid kép. B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. C. Nhờ kênh protein đặc biệt. D. Vận chuyển chủ động. Câu 6. Nhập bào là phương thức vận chuyển các chất A. có kích thước nhỏ và mang điện. B. có kích thước nhỏ và phân cực. C. có kích thước nhỏ và không tan trong nước. D. có kích thước lớn. Câu 7. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất? A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ. B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn. C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ. D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn. Câu 8. Hiện tượng thẩm thấu là A. sự khuếch tán của các chất qua màng. B. sự khuếch tán của các ion qua màng. C. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. sự khuếch tán của chất tan qua màng. Câu 9. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào. C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. D. luôn ổn định. Câu 10. Vận chuyển (1)…là phương thức vận chuyển các chất qua (2)… mà (3)…. A. (1) chủ động, (2) màng sinh chất, (3) không tiêu tốn năng lượng. B. (1) thụ động, (2) màng sinh chất, (3) không tiêu tốn năng lượng. C. (1) chủ động, (2) ti thể, (3) tiêu tốn năng lượng. D. (1) thụ động, (2) màng sinh chất, (3) tiêu tốn năng lượng. Câu 11. Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. B. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. C. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. D. Diễn ra đối với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động? A. Cần ATP. B. Cần kênh protein đặc hiệu. C. Dùng để vận chuyển nước. D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao. 2. Thông hiểu Câu 1. Vì sao sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP? A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng. B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển. C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất. D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn. Câu 2. Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử? A. Protein xuyên màng. B. Phospholipid. C. Protein bám màng. D. Colesteron. Câu 3. Nồng độ glucose trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Tế bào sẽ vận chuyển glucose bằng cách nào? Vì sao? A. Nhập bào, vì glucose có kích thước lớn. B. Thụ động, vì glucose trong máu cao hơn nước tiểu. C. Chủ động, vì glucose là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. D. Nhập bào, vì glucose có kích thước rất lớn. Câu 4. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển. B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán. Câu 5. Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào): (1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng. (2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A. (3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào. (4) Kích thước và hình dạng của tế bào. Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây? A. (1),(2),(3). B. (1),(2),(4). C. (1),(3),(4). D. (2),(3),(4). Câu 6. Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào không đúng? A. O2, CO2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép phospholipid. B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. C. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất. D. Glucose khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng. Câu 7. Cho các phương thức vận chuyển các chất sau: (1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép. (2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng. (3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. (4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP. Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 3. Vận dụng, Vận dụng cao Câu 1. Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động? (1) Vận chuyển qua màng tế bao nhờ kênh protein. (2) Vận chuyển glucose đồng thời với natri qua màng tế bào. (3) Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào. (4) Vận chuyển O2 qua màng tế bào. (5) Vận chuyển Na+, K+ bằng bơm protein qua màng tế bào. A. (2), (3), (4). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 2. Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng (0,03M saccharose; 0,02M glucose) được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch (0,01M saccharose; 0,01M glucose; 0,01M fructose). Màng bán thấm chỉ cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua. Phát biểu nào sau đây không đúng về chiều vận chuyển các chất? A. Glucose đi từ trong tế bào ra ngoài. B. Fructose đi từ ngoài vào trong tế bào. C. Nước đi từ ngoài vào trong tế bào. D. Saccharose đi từ ngoài vào trong tế bào. Câu 3. Khi đặt 3 tế bào thực vật của cùng một mô vào trong 3 môi trường 1, 2, 3, người ta quan sát thấy các hiện tượng như hình vẽ dưới đây, trong đó mũi tên mô tả hướng di chuyển của các phân tử nước tự do. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về thí nghiệm trên là đúng? (1) Môi trường 1 là môi trường ưu trương, môi trường 3 là môi trương nhược trương so với tế bào. (2) Trong môi trường 1, tế bào mất nước gây ra hiện tượng co nguyên sinh. (3) Ở môi trường 3, nếu lượng nước từ bên ngoài di chuyển vào trong tế bào quá nhiều sẽ làm vỡ tế bào. (4) Tế bào trong môi trường 2 sẽ có khối lượng và kích thước không đổi so với ban đầu. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. BÀI TẬP Câu 1. Phân tử DNA có chiều dài 4080A0, có số nucleotide loại A = 20% tổng số nucleotide. Tính: 1. Tổng số nucleotide của DNA. 2. Số nucleotide mỗi loại A,T,G,C của DNA. 3. Khối lượng và số chu kì xoắn của phân tử DNA. 4. Số liên kết hydrogen giữa các nucleotide đối diện trên 2 mạch đơn. Câu 2. Một phân tử DNA chứa 1755 liên kết hydrogen và có hiệu số giữa nucleotide loại C với một loại nucleotide khác là 10%. Tính: 1. Tổng số nucleotide của DNA. 2. Số nucleotide mỗi loại của DNA. 3. Khối lượng và số chu kì xoắn của phân tử DNA. 4. Chiều dài của DNA trên là bao nhiêu Å? Câu 3. Một gen có tổng số 2128 liên kết hydrogen. Trên mạch 1 của gene có số nucleotide loại A bằng số nucleotide loại T; số nucleotide loại G gấp 2 lần số nucleotide loại A; số nucleotide loại C gấp 3 lần số nucleotide loại T. Tính: 1. Số nucleotide loại A,T,G,C của gene là bao nhiêu? 2. Khối lượng và chiều dài của phân tử DNA.