ĐỀ CƯƠNG 12 SỬ PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document is a Vietnamese past paper, containing a set of 14 questions related to the establishment and history of ASEAN. The paper also includes questions about historical events.
Full Transcript
## BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐGIA ĐÔNG NAM A(ASEAN) **PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIÊU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN** **Câu 1.** Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? - Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng. - Tất cả các nước khu vực...
## BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐGIA ĐÔNG NAM A(ASEAN) **PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIÊU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN** **Câu 1.** Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? - Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng. - Tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập. - Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc đang hòa hợp, hòa giải. - Xu thế hòa hoãn Đông - Tây trở thành chủ đạo trên thế giới. **Câu 2.** Một trong những xu thế xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là - Chống khủng bố. - Liên kết khu vực. - Thực dân hóa. - Toàn cầu hóa. **Câu 3.** Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng - Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào? - Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN. - Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết. - Lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên. - Hiệp ước Ba-li đã được thông qua. **Câu 4.** Một trong những mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là - đưa Đông Nam Á trở thành số 1 thế giới. - xây dựng khối tư bản chủ nghĩa phát triển. - thúc đẩy hoà bình - ổn định của khu vực. - thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thống nhất. **Câu 5.** Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN? - Tuyên bố ASEAN. - Hiệp định Giơ-ne-vơ. - Hiệp định Pa-ris. - Tuyên bố Lahay. **Câu 6.** Quốc gia nào là thành viên thứ 10 của ASEAN? - Việt Nam. - Thái Lan. - Mi-an-ma. - Cam-pu-chia. **Câu 7.** Trong quá trình phát triển của ASEAN, giai đoạn từ 1967 - 1976 có đặc điểm là gì? - Phát triển rất thần kỳ. - Xây dựng nền móng. - Tránh đối đầu quân sự. - Nền kinh tế xuất khẩu. **Câu 8.** Từ khi thành lập đến năm 1976, ASEAN là tổ chức - hùng mạnh. - phát triển. - chặt chẽ. - non yếu. **Câu 9.** Sự kiện nào sau đây đã đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện, vị thế được nâng cao trên thế giới? - Hiệp ước Ba-li được ký kết. - Thông qua tuyên bố ASEAN. - Thông cáo Thượng Hải. - Hiệp định Giơ-ne-vơ. **Câu 10.** Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ năm 1979 đến 1989 là - đồng minh. - hợp tác. - căng thẳng. - hòa bình. **Câu 11.** Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đông Nam Á là thuộc địa của - Nhật. - Anh. - Pháp. - Mỹ. **Câu 12.** Một trong những quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN (1967) là - Cam-pu-chia. - Việt Nam. - Thái Lan. - Bru-nây. **Câu 13.** Ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là - In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. - In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. - Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. - Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. **Câu 14.** Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là - phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung - tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt nhằm phát triển kinh tế - xã hội. - để củng cố quan hệ chính trị, giúp đỡ Đông Dương giành lại độc lập. - để giải quyết vấn đề xung đột Cam-pu-chia và tranh chấp ở Biển Đông. **Câu 17.** Một trong những nội dung hợp tác chủ yếu của các nước ASEAN là - quân sự. - đối ngoại. - kinh tế. - thể thao. **Câu 18.** Một trong những khó khăn mà các nước ASEAN phải đương đầu sau khi thành lập là - khủng hoảng tài chính. - xuất phát điểm rất thấp. - nhiều dịch bệnh diễn ra. - xu thế hợp tác khu vực. **Câu 19.** Vì sao trong giai đoạn 1979 - 1991 quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là đối đầu, căng thẳng? - Vấn đề Cam-pu-chia. - Tranh chấp biên giới. - Xung đột ở Biển Đông. - Khủng hoảng năng lượng. **PHÂN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI** **Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:** Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/7/1995. Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập và tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Việt Nam đã đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Việt Nam là một trong những nước thành viên chủ chốt của ASEAN trong các thỏa thuận thương mại và hợp tác kinh tế như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). ASEAN cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam. Việt Nam thường tham gia tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực thông qua việc hợp tác với các quốc gia thành viên khác và các đối tác quan trọng của ASEAN như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu. Việt Nam cũng đã tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng động ASEAN. **a.** Việt Nam là chủ tịch ASEAN năm 2010 và năm 2020 **b.** Việt Nam là thành viên thứ 8 của ASEAN **c.** Việt Nam là nước đầu tiên trong ASEAN kí Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018. **d.** Việt Nam gia nhập ASEAN đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á sau 50 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. **Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:** Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu từ khi năm thành viên sáng lập hiệp hội ký thông qua Tuyên bố Bangkok năm 1967. Các nước sáng lập ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Năm 1984, Brunei trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN. Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào ngày 28/7/1995. Tiếp đến, ASEAN đã lần lượt kết nạp Lào và Myanmar vào ngày 23/7/1997 và Campuchia vào ngày 30/4/1999, hiện thực hóa ý tưởng quy tụ đủ 10 nước Đông Nam Á dưới “mái nhà chung ASEAN”. **a.** Ngày 30/4/1999 khi Cappuchia gia nhập ASEAN trở thành tổ chức “toàn Đông Nam Á” **b.** Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là là các quốc gia thành viên đều có nền kinh tế phát triển. **c.** Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 chứng tỏ sự khác biệt về ý thức hệ có thể hóa giải **d.** Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại **Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau:** Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 2/5/2014. Hành động này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đã sử dụng các tàu hải cảnh và tàu chiến ngụy trang dân sự để gây áp lực và phun vòi rồng vào các lực lượng kiểm ngư của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc đã phải di chuyển giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 15/7/2014. Tuy nhiên, hành động này được xem là sự khởi đầu cho những hành động leo thang tiếp theo của Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng và bồi đắp các đảo chiếm giữ trái phép trong vùng biển của Việt Nam **a.** Hành động của Trung Quốc được xem là sự kết thúc cho những hành động leo thang tiếp theo của Trung Quốc. **b.** Việt Nam đã sử dụng nguyên tắc của Liên hợp quốc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo. **c.** Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết một hiệp định hòa bình để giải quyết tranh chấp biển đảo. **d.** Trung Quốc đã thừa nhận rằng hành động của họ là vi phạm luật pháp quốc tế. **Câu 4: Từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:** (Trang 21- Cánh Diều) | **Giai đoạn** | **Nội dung** | |---|---| | 1967-1976 | Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất. Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố Đông Nam Á là khu vực hoà bình, tự do và trung lập. | | 1976-1999 | Phát triển mạnh về tổ chức. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban Thư kí ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). | | 1999-2015 | Phát triển số lượng thành viên, từ 5 nước lên 10 nước. -Tham gia giải quyết nhiều vấn để chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia. | | 2015- nay | Thông qua Hiến chương ASEAN (2007). -Đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN. -Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập. -Triển khai, hiện thực hoá các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN. -Phát triển hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài nhằm thúc đẩy hoà bình, phát triển trong khu vực và trên thế giới. | **a.** ASEAN được thành lập vào năm 1967 bởi 5 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines, Bru-nây và Thái Lan. **b.** Hiến chương ASEAN được công bố vào năm 2007, là văn bản pháp lý cao nhất của ASEAN, quy định các nguyên tắc, mục tiêu, cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động của ASEAN. **c.** Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là Phát triển và mở rộng thành viên. (Đúng) **d.** Chức Chủ tịch ASEAN được luân phiên hằng năm giữa các quốc gia thành viên theo thứ tự bảng chữ cái tên tiếng Anh của các nước. **Câu 5: Tuyên bố ASEAN nêu rõ mục đích thành lập của ASEAN:** Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Thúc đấy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kĩ thuật và hành chính,... **a.** Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) được ra vào năm 1971, nhằm khẳng định sự độc lập và chủ quyền của các nước Đông Nam Á trước các cường quốc ngoài khu vực. (Đúng) **b.** Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi mới thành lập (1967) không đề ra mục đích, nhiệm vụ xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. **c.** Hội nghị Thượng đỉnh gồm Thủ tướng các quốc gia thành viên; là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN **d.**Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách đối ngoại của Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên và đóng góp vào hòa bình và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. **Câu 6: Dựa vào bảng thống kê sau.** | **Tiêu chí** | **ASEAN** | |---|---| | Nguyên tắc | Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của tất cả các dân tộc, quyền dân tộc tự quyết; Không can thiệp công việc nội bộ của nhau; Giải quyết bất đồng trên cơ sở thương lượng hòa bình; Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế. | **a.** ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. **b.** Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay, các nước không cần vận dụng triệt để nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. **c.** ASEAN hoạt động dựa trên sự đồng thuận và tình nguyện giữa các quốc gia thành viên. Các biện pháp cộng tác được thực hiện dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích chung và phát triển bề **d.** ASEAN thúc đẩy nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, việc hợp tác và thảo luận vẫn được khuyến khích. **Câu 7. Dựa bảng thống kê về hoạt động của Việt Nam tại ASEAN từ 1992 đến nay.** | **Thời gian** | **Nội dung chính của sự kiện** | |---------------- | ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ | | Năm 1992 | Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. | | 28/7/1995 | Việt Nam là thành viên thứ 7 của ASEAN | | 12/1998 | Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội | | 7/2000 - 7/2001 | Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 | | Năm 2010 | Chủ tịch ASEAN, Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 | | 1/2020 | Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN | | 6/2020 | Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. | **a.** Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2010 với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” **b.** Quan hệ Việt Nam - ASEAN được đẩy mạnh từ quan hệ đa phương sang song phương. **c.** Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) là một phần quan trọng của chính sách đối ngoại của Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng đến cả hai bên. **d.** Việt Nam gia nhập ASEAN chứng tỏ xu thế khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu thế quốc tế hoá ngày càng gia tăng trong một thế giới tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ rệt. **Câu 15.** Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì? - Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân. - Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng được củng cố và mở rộng. - Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương chống kẻ thù chung. - Đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. **Câu 16.** Thắng lợi nào của nhân dân VIệt Nam đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - Chiến tháng cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975). - Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 197 - Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời 1945. **Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:** “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (“*Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến*” - Hồ Chí Minh). **a.** Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nêu lên thiện chí hòa bình và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. **b.** Đoạn trích đã trình bày chi tiết nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp do Đảng ta đề ra năm 1946. **c.** Đoạn trích nêu lên quyết tâm chống Pháp và chống Mĩ của quân và dân ta, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ. **d.** Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ mưu đồ xâm chiếm nước ta, chúng vẫn quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. **Câu 2: Bảng tóm tắt một số thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946 - 1950:** | **Những thắng lợi quân sự tiêu biểu** | **Nội dung chính** | |---|---| | Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. | Đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến. | | Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. | Sau 2 tháng đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn, bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành. | | Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. | Sau gần một tháng, quân ta đã giải phóng được khu vực Biên giới rộng lớn, mở đường liên lạc với quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông - Tây, làm phá sản kế hoạch Rơ - ve của Pháp. | **a.** Từ năm 1946 – 1950 ta liên tiếp giành được những thắng lợi lớn, đẩy địch vào tình trạng khó khăn, bị động. **b.** Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đã buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ. **c.** Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chọc thủng hành lang Đông - Tây, làm phá sản kế hoạch Rơ - ve của Pháp. **d.** Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là những chiến dịch lớn của quân và dân ta. **Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau:** Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng lao động Việt Nam. Tháng 3/1951 Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. Tháng 3/1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. **a.** Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam. **b.** Tháng 3/1951 đã thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào và Mặt trận Liên Việt. **c.** Tháng 2/1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. **d.** Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương là một sự kiện chính trị trọng đại của nước ta. **Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau:** **BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)** **PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM NHIÊU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN** **Câu 1.** Trong giai đoạn từ 1954 đến 1959, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam là - đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. - xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang. - chuẩn bị tổ chức các cuộc phản công quân sự. - xây dựng các căn cứ địa ở nông thôn, rừng núi. **Câu 2.** Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định - tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng các căn cứ địa. - phát lệnh tổng khởi nghĩa tiến công trên toàn miền Nam. - để nhân dân nhân miền Nam sử dụng bạo lực khởi nghĩa. - phái lực lượng ra miền Bắc chở vũ khí vào Nam đánh Mỹ. **Câu 3.** Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) ra đời trong hoàn cảnh - Liên Xô, Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. - thời cơ để tiến công cách mạng đã đến. - lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển. - cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề. **Câu 4.** Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi" (1959 1960) ở miền Nam Việt Nam? - Lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. - Đánh bại "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. - Bước phát triển mới của cách mạng miền Nam. - Cách mạng miền Nam chuyển sang thể phản công. **Câu 6.** Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) dà xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là - tiến lên chủ nghĩa xã hội. - cái tạo xã hội chủ nghĩa. - trực tiếp chống Mỹ - Diệm. - chống chiến tranh phá hoại. **Câu 7.** Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) đã - vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng căn cứ địa. - đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. - hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương của chiến tranh. **Câu 8.** Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò - quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. - quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. - quyết định thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước. - quyết định với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. **Câu 9.** Từ năm 1961 - 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? - Chiến tranh đặc biệt. - Chiến tranh cục bộ - Chiến tranh đơn phương. - Việt Nam hóa chiến tranh. **Câu 10.** Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là - dùng người Việt đánh người Việt. - dùng chiến tranh nuôi chiến tranh. - giành lại quyền chủ động đã bị mất. - ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc. **Câu 11.** Một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ (1961 - 1965) là - Núi Thành. - Đồng Xoài. - Vạn Tường. - Đồng khởi. **Câu 1