Summary

This textbook provides a comprehensive overview of management, covering various aspects like organizational structure, decision-making processes, and managerial functions. Topics include organizational environment, planning, organizing, leading, and controlling.

Full Transcript

Giáo trình Quản lý học NEU Reader miễn phí tất cả các loại thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smartphone), máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn (PC). Nội dung môn học Chương 1: Tổng quan về quản lý Chương 2: Quyết định quả...

Giáo trình Quản lý học NEU Reader miễn phí tất cả các loại thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smartphone), máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn (PC). Nội dung môn học Chương 1: Tổng quan về quản lý Chương 2: Quyết định quản lý Chương 3 : Môi trường quản lý Chương 4: Lập kế hoạch Chương 5: Tổ chức Chương 6: Lãnh đạo Chương 7: Kiểm soát PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 10%: Chuyên cần tham gia tích cực vào bài giảng, phát biểu xây dựng bài 20%: Bài thuyết trình nhóm (Tham gia làm bài, chuẩn bị bài thuyết trình + thuyết trình trước lớp + đặt câu hỏi cho các nhóm khác + trả lời câu hỏi cho nhóm mình). Nhóm tối đa 6 sv, thuyết trình trong 20p (tất cả các thành viên phải thuyết trình). Nộp bài (bản cứng): bài word và slide sau khi thuyết trình kèm theo phiếu chấm bài theo mẫu. Phiếu chấm điểm bài 20%.docx 20%: Bài quiz trên LMS, lấy điểm trung bình cộng của các bài điểm cao nhất. 50%: Thi cuối kỳ theo hình thức trắc nghiệm trên máy 0945200991 Chủ đề bài thuyết trình nhóm Chọn một tổ chức (có thật) mà nhóm quan tâm. Trình bày và phân tích về 2 trong các nội dung sau (nội dung 1 là bắt buộc): 1. Giới thiệu cơ bản về tổ chức (tên, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, địa chỉ, thành tựu cơ bản,..) 2. Xác định một vấn đề của tổ chức này. Vận dụng quy trình ra quyết định và một số mô hình phù hợp để giải quyết vấn đề kể trên. 3. Chọn một kế hoạch của tổ chức đó, phân tích quy trình lập ra kế hoạch đó nhằm phản ánh các hoạt động cần phải thực hiện. 4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Phân tích ưu nhược điểm theo 6 thuộc tính của cơ cấu tổ chức. CCTC này cần được hoàn thiện như thế nào? 5. Trình bày về công cụ cơ bản được sử dụng để nâng cao động lực làm việc cho một nhóm đối tượng của tổ chức đó. Các công cụ này bộc lộ những ưu nhược điểm gì, nêu một vài sáng kiến để hoàn thiện 6. Xác định yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát được sử dụng trong tổ chức. Xác định các điểm yếu và đưa ra sáng kiến hoàn thiện. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ Mục đích: Hiểu được khái niệm tổ chức và quản lý tổ chức Xác định được các chức năng quản lý theo quy trình và theo lĩnh vực hoạt động Xác định được mục đích của quản lý tổ chức Hiểu khái niệm, vai trò và yêu cầu đối với các nhà quản lý trong tổ chức Xác định được các loại môi trường hoạt động của một tổ chức/bộ phận NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG 1. Hệ thống xã hội và tổ chức – đối tượng của quản lý 2. Quản lý 3. Nhà quản lý 4. Đạo đức quản lý 1. HỆ THỐNG XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC 1.1 Hệ thống xã hội vHệ thống xã hội: Định nghĩa: Là tập hợp những người hay nhóm người có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng, tác động tương hỗ lên nhau một cách có quy luật. 1.1 Hệ thống xã hội 5 tính chất: Ø Tính nhất thể: Sự thống nhất của các yếu tố tạo nên hệ thống và mối quan hệ mật thiết của hệ thống với môi trường bên ngoài. Ø Tính ‘trồi’: Các bộ phận riêng lẻ khi kết hợp với nhau có tính chất hơn hẳn sự tồn tại riêng lẻ của các bộ phận,thể hiện sự thay đổi lượng thành chất. Tạo ra sức mạnh vượt trội cho tổ chức Ø Tính phức tạp: Các bộ phận của các hệ thống xã hội liên hệ với nhau và với môi trường bằng hàng trăm, nghìn mối liên hệ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp. 1.1 Hệ thống xã hội 5 tính chất: Ø Tính hướng đích: Mọi hệ thống đều có xu hướng tìm đến mục tiêu là một trạng thái cân bằng nào đó. Mục tiêu luôn xuất phát từ lợi ích và nhằm để đạt được những lợi ích nhất định. Ø Chuyển hóa các nguồn lực: Hoạt động của hệ thống xã hội là sự vận động của các nguồn lực bên trong hệ thống. Hình 1.1 Hệ thống xã hội trong mối quan hệ với môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài Tác động Tác động lên của môi trường Môi trường bên Hệ thống xã hội ngoài môi trường - Các cá nhân R1 V1 ượcLiên - Tổ hệ chứcngược - Xã hội R2 V2 - Gia đình - Cộng đồng R… V… Liên hệ ngược Hình 1-2 Sự chuyển hóa của các nguồn lực bên trong hệ thống xã hội và với môi trường bên ngoài Môi trường cung cấp Môi trường nguồn lực Hệ thống xã nhận nguồn đầu vào hội lực đầu ra - Tài lực Các hoạt động - Sản phẩm, dịch vụ - Vật lực chuyển đổi đầu vào - Con người - Nhân lực thành đầu ra - Thông tin - Thông tin - Công nghệ,… - Công nghệ 1.1 Hệ thống xã hội + Chuyển hóa các nguồn lực: Cần thực hiện bốn chức năng cơ bản đối với các nguồn lực: - Thu hút nguồn lực từ môi trường bên ngoài - Duy trì và phát triển nguồn lực bên trong - Đạt được các mục tiêu bên ngoài đặt ra cho hệ thống - Đạt được các mục tiêu bên trong hệ thống Năng suất: Đo lường số lượng và chất lượng của các đầu ra trong mối quan hệ với các chi phí của các đầu vào Hiệu lực: Thể hiện năng lực của hệ thống theo đuổi và thực hiện được các mục đích, mục tiêu đúng đắn (Do the right thing) Hiệu quả: Thể hiện năng lực tạo ra kết quả từ việc sử dụng các đầu vào nhất định (Do thing right) 1.1 Hệ thống xã hội + Chuyển hóa các nguồn lực: Hình 1-3 Mối quan hệ giữa năng suất, hiệu lực và hiệu quả Hiệu lực nhưng không hiệu quả Hiệu lực và hiệu quả Khả năng đạt mục đích, mục tiêu đúng Đạt được mục tiêu đúng Đạt được mục đích, mục tiêu đúng Cao Chi phí cao Chi phí thấp Năng suất cao Hiêu lực và hiệu quả thấp Không xác định được mục đích và mục tiêu Hiệu quả nhưng không hiệu lực Thấp đúng Không đạt được mục đích, mục tiêu đúng Chi phí cao Chi phí thấp Cao Thấp Tiêu tốn nguồn lực 2. TỔ CHỨC TỔ CHỨC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN: 1. Gồm nhiều người cùng hoạt động, cung Tập hợp của nhiều cấp sản phẩm và dv có giá trị đối với khách người cùng cùng hoạt hàng động trong hình thái 2. Có mục đích, mục tiêu rõ ràng cơ cấu nhất định để 3. Có phương thức hoạt động nhất định đạt được những mục 4. Thu hút và sử dụng các nguồn lực đích chung 5. Có quan hệ với các tổ chức khác 6. Cần các nhà quản lý 2. TỔ CHỨC Hình 1.4 Tổ chức là hệ thống mở Môi trường cung cấp Tổ chức Môi trường tiêu dùng Nguồn lực đầu vào - Nhân lực Các hoạt động Đầu ra - Tài lực làm việc để biến Các sản phẩm và - Vật lực đổi nguồn lực dịch vụ - Công nghệ thành đầu ra - Thông tin Quá trình Phản hồi của người tiêu dùng 2.1 Các loại hình tổ chức Theo chế độ sở hữu Ø Tổ chức công và tổ chức tư Theo loại hình dịch vụ tạo raYou can simply impress your audience and add a unique zing and appeal to your ØTổ chức công và tổ chức tưPresentations. I hope and I believe that this Template will your Time, Money and Reputation. You can simply impress your audience and add a unique zing and appeal to your Presentations. You can simply impress your audience and add a unique zing and Theo mục tiêu cơ bản của tổappeal chức Money to your Presentations. I hope and I believe that this Template will your Time, and Reputation. You can simply impress your audience and add a unique zing and appeal to your Presentations. You can simply impress your audience and add a unique Ø Tổ chức vì lợi nhuận và phi Time,lợi Moneynhuận zing and appeal to your Presentations. I hope and I believe that this Template will your and Reputation. You can simply impress your audience and add a unique zing and appeal to your Presentations. You can simply impress your audience and add a Theo tính chất của các mối quan hệ unique zing and appeal to your Presentations. You can simply impress your audience and add a unique zing and appeal to your Ø Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức Presentations. I hope and I believe that this Template will your Time, Money and Reputation. Easy to change colors, photos and Text. 2.2 Các hoạt động cơ bản của tổ chức Các - Nhân lực Mục đích: hoạt - R&D Thoả mãn động - Marketing lợi ích hỗ - Kế toán của các trợ - Dịch vụ pháp lý chủ sở hữu - Hành chính tổng hợp... Mục tiêu: -Thị trường Thiết Tìm - Thị phần Các Nghiên Sản Phân - GTGT kế kiếm Dịch hoạt cứu và xuất, phối giá -Tăng cường sức sản huy vụ động dự báo phân trị gia mạnh nguồn lực phẩm, động hậu chính môi phối tăng -An toàn dịch các mãi trường sản của tổ vụ đầu phẩm chức vào Hình 1.4. Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter 2.2 Các chức năng hoạt động cơ bản của tổ chức Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Hoạt động sản xuất Hoạt động marketing Hoạt động tài chính kế toán Hoạt động về nguồn nhân lực 3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của quản lý Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động. Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường Điều kiện để có hoạt động quản lý: - Có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý - Có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng - Chủ thể cần ra được những quyết định để tác động lên đối tượng - Chủ thể ra quyết định, đối tượng thực hiện quyết định Sự khác nhau của quản lý công và quản lý tư Quản lý công khó hơn quản lý tư Mục đích khác nhau Cơ cấu khác nhau Động cơ khác nhau Bối cảnh khác nhau Kết luận: Các nhà quản lý khu vực tư thường tìm kiếm khả năng sinh lời (Lợi ịch cho những người bên trong tổ chức) trong khi các nhà quản lý công lại quan tâm đến phúc lợi chung (Lợi ích cho những người bên ngoài tổ chức) 3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản Quá trình quản lý của quản lý Tổ chức Xác định và sắp xếp nhiệm vụ, con người và Lập kế các nguồn khác để thực Lãnh đạo hoạch hiện kế hoạch Truyền Kết quả Các nguồn Xác định cảm hứng, -Đạt mục lực mục tiêu tạo động đích -Nhân lực và các lực làm -Đạt mục -Tài lực Ra quyết phương định và tổ việc cho tiêu -Vật lực thức thực con người -Sản phẩm -Thông tin chức thực hiện mục hiện để đạt -Dịch vụ -Công tiêu mục tiêu -Các nghệ nguồn lực Kiểm soát Giám sát, đo lường, đánh giá, điều chỉnh Hình 1.5. Logic của khái niệm quản lý 3.2. Nhà quản lý Là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo 1 2 3 và kiểm soát công việc của những người khác để hệ Có vị thế, thống do họ có quyền ra Có những kỹ Ý chí, phẩm quyết định năng cần quản lý đạt chất cá nhân trong tổ thiết được mục đích chức của mình Một số câu hỏi cơ bản của Nhà Quản lý Quản lý là làm gì? Đối tượng của quản lý là gì? Quản lý được tiến hành khi nào? Mục tiêu của quản lý là gì? Quản lý được thực hiện trong điều kiện nào? HIỆU ỨNG KIẾN LƯỜI – THE LAZY ANT EFFECT THE LAZY ANT EFFECT Trong 1 nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học, Gordon và các cộng sự (1992) quan sát được rằng không phải con kiến nào cũng “năng động” trong các ổ kiến, có rất nhiều các con kiến ”inactive” Nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 của Gordon và Mehdiabadi chỉ ra rằng có sự phân chia công việc của các đàn kiến, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và sự dồi dào của thức ăn Charbonneau và cộng sự (2015) tìm ra rằng hầu như tất cả các con kiến sẽ nỗ lực đi tìm thức ăn, duy chỉ có những con kiến “lười” đi lang thang khắp nơi và dường như chả làm gì ⇢ Có sự tồn tại của những con kiến “lười” chỉ chơi lang thang và dường như chả làm gì ⇢ Tồn tại sự chiến lược phân công lao động thiếu hiệu lực trong các tổ kiến? HIỆU ỨNG KIẾN LƯỜI – THE LAZY ANT EFFECT THE LAZY ANT EFFECT Tồn tại sự chiến lược phân công lao động thiếu hiệu lực trong các tổ kiến Hasegawa và các cộng sự (2016) cũng đã đi tìm hiểu lí do tại sao lại có chiến lược phân công lao động thiếu hiệu lực như vậy trong tự nhiên Các nhà sinh vật học này cũng tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên 03 đàn kiến khác nhau và quan sát hiện tượng tương tự đó là, đa số kiến đều rất chăm chỉ, dọn sạch tổ kiến, vận chuyển đồ ăn, chăm sóc kiến con… hầu như không nghỉ ngơi chút nào. Đây là những con kiến “chăm chỉ” Thế nhưng có một số nhỏ các con kiến lại không làm gì, chúng luôn ở trong đàn kiến nhìn ngang nhìn dọc. Những nhà sinh vật học gọi số kiến này là kiến “lười”, đánh kí hiệu lên trên người chúng. Khi có biến cố xảy ra: nhóm nghiên cứu cắt nguồn lương thực của đàn kiến Những con kiến chăm chỉ kia lập tức loạn hết lên mà những con kiến lười lại không hề hoảng loạn Kiến lười đã dẫn bầy kiến đi tới nơi có nguồn thức ăn mới. HIỆU ỨNG KIẾN LƯỜI – THE LAZY ANT EFFECT THE LAZY ANT EFFECT Kiến lười có thực sự lười, kiến chăm có thực sự chăm? Thì ra những con kiến lười đó không hề lười biếng, mà chúng dùng phần lớn thời gian để quan sát xung quanh, quán sát và đảm bảo tổ kiến có đủ nguồn thức ăn và tìm kiếm các nguồn thức ăn mới. Nhìn bề ngoài chúng có vẻ nhàn nhã nhưng trong đầu chúng đang không ngừng suy nghĩ, đây được gọi là hiệu ứng kiến lười. ⇢ Nếu không có những con kiến lười, tổ kiến sẽ không thể thay đổi chiến lược tìm kiếm thực ăn ngay lập tức khi biến cố xảy ra. Sự tồn tại của những con kiến lười là rất quan trọng đối với việc duy trì tổ kiến trong dài hạn và môi trường biến động Những tổ kiến vượt qua được nhiều biến động sẽ tồn tại lâu hơn nhưng ổ kiến khác HIỆU ỨNG KIẾN LƯỜI – THE LAZY ANT EFFECT THE LAZY ANT EFFECT – BÀI HỌC QUẢN LÝ RÚT RA - Kiến “chăm” chính là những người lao động, thường chăm làm - lười suy nghĩ - Kiến “lười” chính là những nhà quản lý, họ chăm nghĩ - lười làm ⇢ Bạn muốn trở thành con kiến lười hay con kiến chăm? Và…? - Không chịu tư duy, suy nghĩ kĩ càng, tất cả sự chăm chỉ cần cù đều không có tác dụng - Việc chăm chỉ, cần cù là phương pháp sáng tạo, thế nhưng việc suy nghĩ, tổng kết mới là bước để nâng cao trình độ mỗi người - Mức độ suy nghĩ, tư duy quyết định chỗ đứng của bạn trong xã hội Yêu cầu về phẩm chất cá nhân Yêu cầu về phẩm chất cá nhân Ước muốn làm công việc quản lý Nhà quản lý phải là người có văn hoá Có ý chí: chấp nhận rủi ro, có khả năng duy trì công việc trong những điều kiện bất định hoặc không chắc chắn. Chịu được căng thẳng, duy trì được công việc ngay cả khi phải chịu những áp lực nặng nề. Kỹ năng của nhà quản lý Kỹ năng là năng lực của con người có thể đưa kiến thức vào thực tế để đạt được kết quả mong muốn với hiệu lực, hiệu quả cao – Kỹ năng kỹ thuật (Chuyên môn) là năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn được tiến hành bởi hệ thống với mức độ thành thục nhất định. – Kỹ năng con người (hay kỹ năng làm việc với con người) là năng lực của một người có thể làm việc trong mối quan hệ hợp tác với những người khác – Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề Một Khoa học: Xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của hệ thống xã hội bao gồm những quy luật kinh tế, xã hội, công nghệ, quản lý v.v. -> Nắm vững hệ thống lý luận về quản lý gắn liền với các khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật quản lý; vận dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học và công nghệ như các phương pháp dự đoán, phương pháp tâm lý xã hội họ c, các công cụ xử lý, lưu trữ, truyền thông: máy vi tính, máy fax, điện thoại, mạng internet… Một nghệ thuật: Xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong xã hội và quản lý. Không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và cũ ng không phải mọi quy luật có liên quan đến hoạt động của các hệ thống xã hội đều đã được nhận thức thành lý luận. Những mối quan hệ con người luôn luôn đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý khéo léo, linh hoạt.. Một nghề: Muốn quản lý có kết quả thì trước tiên nhà quản lý tương lai phải được phát hiện khả năng, được đào tạo chu đáo về nghề nghiệp, được bố trí công việc hợp lý 3.3 Phân loại nhà quản lý Cấp cao Cấp trung Tổng Chức hợp năng Cấp cơ sở Theo đầu ra của tổ chức Theo tuyến – Tham mưu 3.4. Phân loại nhà quản lý Phân loại nhà quản lý theo cấp bậc Tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức kinh doanh Hội đồng các nhà định hướng (HĐQT) Hội đồng những người được ủy thác Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng giám Các nhà Chủ tịch, Phó chủ tịch, Giám đốc, đốc, Phó tổng giám đốc, Giám quản lý Phó giám đốc đốc, Phó giám đốc cấp cao Trưởng đơn vị, Trưởng vùng, Các nhà quản Trưởng đơn vị, Trưởng vùng, Trưởng chi nhánh lý cấp trung Trưởng chi nhánh Trưởng bộ phận, Giám sát Trưởng bộ phận, Giám sát Các nhà quản lý viên, Đội trưởng, Lãnh đạo viên, Đội trưởng, Lãnh đạo cấp cơ sở nhóm nhóm Những người lao động trực tiếp 3.4. Phân loại nhà quản lý Phân loại nhà quản lý theo cấp bậc Cấp bậc Khái niệm Nhiệm vụ Yêu cầu Cấp cao là những người chịu trách - Quan tâm đến môi trường bên ngoài - có tư duy chiến lược nhiệm đối với sự thực hiện - Chú ý đến và khai thác các cơ hội - có năng lực ra quyết của toàn tổ chức hay một - Chú ý đến và giải quyết các vấn đề tiềm định trong điều kiện phân hệ lớn của tổ chức. năng cạnh tranh và không - Tạo ra và truyền thông tầm nhìn chiến lược chắc chắn Cấp trung là những người chịu trách - Lập kế hoạch hành động và phân bổ nguồn lực - Có trách nhiệm giải nhiệm quản lý các đơn vị và để thực hiện các mục tiêu chiến lược trình phân hệ của tổ chức, được tạo nên bởi các bộ phận mang tính cơ sở Cấp cơ sở là người chịu trách nhiệm - Đảm bảo cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho - Có trách nhiệm giải trước công việc của những khách hàng trình người lao động trực tiếp - Quản lý hoạt động của các cá nhân - Trực tiếp hướng dẫn Đọc bảng Các cấp quản lý/Trọng tâm công việc / Các hoạt động quản lý (p319) 3.4. Phân loại nhà quản lý Theo hoạt động quản lý Cấp cơ sở Quan hệ với nhân Quản lý hoạt động của các cá nhân viên cấp dưới Hướng dẫn cấp dưới Đại diện cho nhân viên Cấp trung Liên kết nhóm Lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực Phối hợp các nhóm có quan hệ phụ thuộc nhau Quản lý hoạt động của nhóm Đại diện cho nhân viên Cấp cao Nhìn ra bên ngoài Kiểm soát môi trường hoạt động của tổ chức Đại diện cho nhân viên 3.4. Phân loại nhà quản lý Kỹ năng cơ bản của các nhà quản lý Kỹ năng của các nhà Quản lý cấp cơ sở Quản lý cấp trung Quản lý cấp cao quản lý (Đảm bảo cung ứng (Phân bổ nguồn (Đưa ra chiến sản phẩm, dịch vụ lực, phối hợp hoạt lược, và đảm bảo cho khách hàng) động giữa các thực hiện chiến nhóm) lược) Chuyên môn Cao Trung bình Thấp Làm việc với con người Cao Cao Cao Nhận thức Thấp Trung bình Cao 3.4. Phân loại nhà quản lý Phân loại nhà quản lý theo phạm vi Phạm vi Khái niệm Nhà quản lý chức năng là người chỉ chịu trách nhiệm đối với một chức năng hoạt động của tổ chức Nhà quản lý tổng hợp là người chịu trách nhiệm đối với những đơn vị phức tạp, đa chức năng như tổ chức, chi nhánh hay đơn vị hoạt động độc lập 3.4. Phân loại nhà quản lý Phân loại nhà quản lý theo mối quan hệ với đầu ra của tổ chức Phạm vi Khái niệm Nhà quản lý theo tuyến Chịu trách nhiệm đối với các công việc có đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra đầu ra của tổ chức Nhà quản lý tham mưu Sử dụng kỹ năng kỹ thuật đặc biệt để cho lời khuyên và hỗ trợ những người lao động theo tuyến 3.4. Phân loại nhà quản lý Phân loại theo loại hình tổ chức Ở Việt Nam, tùy loại hình tổ chức, các nhà quản lý thường được gọi như sau : Các nhà quản lý trong tổ chức kinh doanh. Các nhà quản lý trong tổ chức phi lợi nhuận. Các nhà quản lý hoặc nhà hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước. 3.5. Đặc điểm công việc nhà quản lý Làm việc với những nhiệm vụ đa dạng và nhiều khi vụn vặt. Làm việc liên tục, ít khi được nghỉ ngơi. Làm việc với nhịp độ căng thẳng. Làm việc với nhiều phương tiện truyền thông. Thực hiện công việc thông qua mối quan hệ con người. Hai hoạt động mang tính then chốt đối với thành công của một nhà quản lý, đó là : thiết lập chương trình nghị sự và làm việc theo mạng lưới. Thiết lập chương trình nghị sự, nhà quản lý giỏi phát triển các ưu tiên hành động cho thực hiện mục đích, bao gồm các mục tiêu và kế hoạch trong khuôn khổ ngắn và dài hạn. Làm việc theo mạng lưới - quá trình xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực với những người mà sự giúp đỡ của họ có thể cần thiết cho triển khai các chương trình nghị sự. 3.6. Học tập để làm quản lý Học tập - quá trình thay đổi hành vi thông qua sự trải nghiệm. Trong quản lý, trọng tâm của học tập là phát triển khả năng, kỹ năng đối mặt với sự phức tạp trong hành vi của con người và giải quyết vấn đề. Học tập suốt đời - quá trình học tập liên tục từ trải nghiệm hàng ngày. 6 kỹ năng nhà quản lý cần có Làm việc nhóm (Teamwork): có thể làm việc hiệu quả như là một thành viên trong nhóm hoặc nhà lãnh đạo nhóm với các kỹ năng giải quyết xung đột, gắn kết các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả. Tự quản lý (self management): Khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của bản thân để đạt được mục tiêu một cách hợp lý. Lãnh đạo (Leadership): Khả năng gây ảnh hưởng tới người khác và hỗ trợ người khác để họ thực hiện được những yêu cầu công việc đúng, quản lý các dự án và có các hành động chiến lược. 6 kỹ năng nhà quản lý cần có Suy luận chiến lược (Critical thinking): Khả năng tập hợp và phân tích thông tin để giải quyết các vấn đề, sáng tạo, đổi mới, có khả năng ra quyết định Chuyên nghiệp (professionalism): Khả năng bình tĩnh, tự tin trước các tình huống , nhanh nhậy, quản lý được sự nghiệp của mình trong tầm tay Giao tiếp (Communication): Khả năng thể hiện bản thân tốt khi giao tiếp với người khác, kỹ năng viết và nói, kỹ năng phản hồi, sử dụng được các công cụ công nghệ hỗ trợ Các xu hướng tác động lên sự thay đổi của quản lý Tầm quan trọng ngày càng tăng của vốn tri thức. Công nghệ đã trở thành động lực cơ bản của sự phát triển. Hội nhập quốc tế dẫn đến sự phụ thuộc tương hỗ, cạnh tranh và hợp tác giữa các tổ chức, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Nhấn mạnh tầm quan trọng của làm việc nhóm. Thời cơ của làm việc theo mạng lưới Sự kỳ vọng vào lực lượng lao động mới Quan tâm đến sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc Tập trung vào tốc độ 3.7. Vai trò của nhà quản lý Nhà quản lý - Vị thế - Nhiệm vụ - Quyền hạn – Trách nhiệm - Nghiệp vụ Vai trò liên kết con người Nhà quản lý tác động qua lại với những người khác như thế nào? - Người đại diện - Người lãnh đạo - Người liên lạc – Nhà chính trị Vai trò thông tin Nhà quản lý trao đổi và xử lý thông tin như thế nào? - Người giám sát - Người truyền bá - Người phát ngôn Vai trò quyết định Nhà quản lý sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định như thế nào? - Doanh nhân - Người giải quyết sự hỗn loạn - Người phân bổ nguồn lực - Nhà đàm phán 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 4.1. Khái niệm đạo đức quản lý và đảm bảo chuẩn mức đạo đức trong quản lý Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội mà qua đó con người có thể điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức liên quan đến cái gì là đúng và hay sai trong hành vi của con người. Đạo đức quản lý là tập hợp các nguyên tắc và chuẩn mực dẫn dắt hành vi của các nhà quản lý và người lao động trong vận hành tổ chức. 46 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Hình 4-1. Các chuẩn mực đối với hành vi của cá nhân và tổ chức Phạm vi pháp luật Phạm vi đạo đức Phạm vi lựa chọn tự do (Các chuẩn mực (Các chuẩn mực đạo đức) (Các chuẩn mực cá nhân, pháp luật) tổ chức) Mức độ kiểm soát Cao Thấp 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Hộp 4-1. Vấn đề đạo đức của các biện pháp kiểm soát · Xét nghiệm ma tuý · Giám sát bí mật · Kiểm soát máy tính · Máy đo tim và kiểm tra độ trung thực · Bí mật hay công khai trả lương 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức quản lý Nhà quản lý Tổ chức (văn hóa tổ chức) Xã hội 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Các quan điểm về đạo đức quản lý Nhiều tình huống khó xử liên quan tới đạo đức gây xung đột giữa cá nhân và tổ chức; giữa tổ chức và toàn xã hội, hoặc giữa hai nhóm có quan điểm khác nhau. Do đó khi phải đưa ra quyết định về vấn đề mang tính đạo đức có 4 cách tiếp cận đối với các nhà quản lý – Tiếp cận theo chủ nghĩa vị lợi – Tiếp cận theo chủ nghĩa cá nhân – Tiếp cận đối với quyền về mặt đạo đức (Quyền tự do đồng ý, quyền riêng tư, quyền tự do phát ngôn, quyền được sống và được an toàn, quyền có được quy trình công bằng, đúng đắn) – Tiếp cận về sự công bằng (công bằng trong đối xử, công bằng trong quy trình, công bằng trong bồi thường) 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Các quan điểm về đạo đức quản lý Một nhà quản lý tuân thủ chuẩn mực đạo đức là người cần đồng thời: – Đem lại lợi ích cho số đông (trước hết là lợi ích vật chất) – Tạo ra lợi ích dài hạn tốt nhất cho cá nhân – Đảm bảo tốt nhất quyền cơ bản của con người, tránh xâm phạm quyền cơ bản của người khác. – Ra quyết định dựa trên các chuẩn mực về sự hợp lý, công bằng, bình đẳng, nhất quán và rõ ràng. 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Đảm bảo chuẩn mực đạo đức trong quản lý Thiết lập hệ thống quy tắc đạo đức Hành động tiên phong của các nhà quản lý Giáo dục về đạo đức 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ của các nhà quản lý, các tổ chức để ra quyết định và hành động nhằm tăng cường phúc lợi và lợi ích của xã hội cũng như của tổ chức. Trách nhiệm đối với ai? 53 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 54 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Hình 4-3. Các trách nhiệm xã hội của tổ chức 55 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Hình 4-4. Thang đo trách nhiệm xã hội của tổ chức 56 4. ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Hành động của tổ chức để thực hiện trách nhiệm xã hội Từ chối trách nhiệm Không quan tâm đến trách nhiệm Chấp nhận thụ động Chủ động thực hiện trách nhiệm

Use Quizgecko on...
Browser
Browser