Câu hỏi Trắc nghiệm - Bài 7 - Khí quyển - PDF

Summary

Đây là một tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm về khí quyển và nhiệt độ không khí. Nội dung tập trung vào các khái niệm cơ bản như cấu trúc khí quyển, thành phần khí quyển, và sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ. Có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau.

Full Transcript

BÀI 7. KHÍ QUYỂN. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Câu 1. Cấu trúc khí quyển gồm A. 3 tầng. B. 4 tầng. C. 5 tầng. D. 6 tầng. Câu 2. Thành phần chính trong không khí là khí A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 3. Chiếm đến 80%...

BÀI 7. KHÍ QUYỂN. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Câu 1. Cấu trúc khí quyển gồm A. 3 tầng. B. 4 tầng. C. 5 tầng. D. 6 tầng. Câu 2. Thành phần chính trong không khí là khí A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 3. Chiếm đến 80% khối lượng không khí của khí quyển là tầng A. đối lưu. B. bình lưu. C. tầng nhiệt. D. tầng giữa. Câu 4. Khí quyển là A. quyển chứa toàn bộ chất khí. B. khoảng không gian bao quanh Trái Đất. C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. Câu 5. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực A. xích đạo. B. chí tuyến. C. ôn đới. D. cực. Câu 6. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của A. bức xạ mặt trời. B. lớp vỏ lục địa. C. lớp Man-ti trên. D. thạch quyển. Câu 7. Biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ có đặc điểm A. tăng dần từ xích đạo về cực. B. giảm dần từ chí tuyến về hai phía. C. giảm dần từ xích đạo về cực. D. không có sự thay đổi nhiều. Câu 8. Nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ có đặc điểm A. tăng dần từ xích đạo về cực. B. giảm dần từ chí tuyến về hai phía. C. giảm dần từ xích đạo về cực. D. không có sự thay đổi nhiều. Câu 9. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở A. bán cầu Tây. B. đại dương. C. lục địa. D. bán cầu Đông. Câu 10. Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường A. nóng. B. lạnh. C. khô. D. mưa. Câu 11. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phần lớn được A. bề mặt Trái Đất hấp thụ. B. phản hồi vào không gian. C. các tầng khí quyển hấp thụ. D. phản hồi vào băng tuyết. Câu 12. Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do A. góc chiếu của tia bức xạ. B. mặt đất nhận nhiệt nhanh. C. mặt đất tỏa nhiệt nhanh. D. mặt đất bức xạ khi lên cao. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò, đặc điểm của khí quyển? 1 A. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất. B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời. C. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật. D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôzôn. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến. C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. Câu 15. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực. Câu 16. Nhiệt độ trung bình năm ở 200vĩ cao hơn ở xích đạo là do A. góc tới của bức xạ mặt trời ở 200vĩ lớn hơn. B. không khí ở 200vĩ trong, ít khí bụi hơn. C. diện tích lục địa ở 200vĩ rộng hơn. D. tầng khí quyển ở 200 vĩ mỏng hơn. Câu 17. Từ xích đạo về cực có A. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng. B. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng. C. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp. D. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm. Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? A. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông. B. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa. C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. D. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa. Câu 19. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa? A. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. B. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình. C. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. D. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. Câu 20. Càng vào sâu trong trung tâm lục địa A. nhiệt độ mùa hạ càng giảm. B. nhiệt độ mùa đông càng cao. C. biên độ nhiệt độ càng lớn. D. góc tới mặt trời càng nhỏ. Câu 21. Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp về các vĩ độ cao chủ yếu do A. càng về vĩ độ cao chênh lệch góc nhập xạ càng lớn. B. càng về vùng vĩ độ cao thì góc nhập xạ trong năm càng nhỏ. 2 C. tầng đối lưu ở vùng vĩ độ cao mỏng hơn ở vùng vĩ độ thấp. D. càng về vùng vĩ độ cao thời gian được Mặt Trời chiếu sáng trong năm càng ít. Câu 22. Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt trong năm càng tăng là do A. góc chiếu sáng nhỏ dần. B. chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần. C. càng về cực thời gian chiếu sáng càng nhỏ. D. góc nhập xạ lớn. Câu 23. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. B. bề mặt các lục địa nhận được lượng bức xạ nhiều hơn đại dương. C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước. D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương. Câu 24. Ở chân núi bên sườn đón gió, nhiệt độ không khí là 320C; đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở đỉnh núi lúc đó là A. 100C. B. 170C. C. 190C. D. 200C. Câu 25. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến. B. Tăng dần từ xích đạo đến địa cực. C. Giảm dần từ chí tuyến đến địa cực. D. Giảm dần từ xích đạo lên địa cực. Câu 26. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm là do A. không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. B. bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm. C. mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu. D. bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng. Câu 27. Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do A. xích đạo là vùng có nhiều rừng. B. xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn. C. tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều. D. khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày. Câu 28. Sườn đông dãy Trường Sơn nước ta có gió phơn khô nóng vào mùa hạ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Có khí áp cao. B. Gió Mậu Dịch thổi đến. C. Gió Tây Nam thổi đến. D. Bức chắn địa hình. 3 BÀI 8. KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA Câu 1. Khí áp là sức nén của A. không khí xuống mặt Trái Đất. B. luồng gió xuống mặt Trái Đất. C. không khí xuống mặt nước biển. D. luồng gió xuống mặt nước biển. Câu 2. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao? A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, ôn đới. C. Ôn đới, cực. D. Cực, chí tuyến. Câu 3. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp? A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, ôn đới. C. Ôn đới, xích đạo. D. Cực, chí tuyến. Câu 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là A. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng. B. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. C. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi. D. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật. Câu 5. Đặc điểm hoạt động của gió Tây ôn đới là A. chỉ thổi vào mùa xuân và mùa hạ, thường đem theo mưa. B. thổi quanh năm, thường đem theo mưa, độ ẩm cao suốt bốn mùa. C. Thổi quanh năm, thường đem theo rất ít hơi nước, chỉ vào mùa xuân. D. Thổi quanh năm, thường đem theo mưa, độ ẩm cao suốt mùa xuân. Câu 6. Gió núi – thung lũng là A. loại gió thổi quanh năm, tính chất rất khô và mưa ít. B. hình thành vùng ven biển, hướng thay đổi theo ngày, đêm. C. gió vượt qua núi và thổi xuống, tính chất nóng và khô. D. loại gió hoạt động theo ngày – đêm ở khu vực miền núi. Câu 7. Tại một dãy núi, thường có mưa nhiều ở A. sườn khuất gió. B. sườn núi cao. C. đỉnh núi cao. D. sườn đón gió. Câu 8. Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng A. xích đạo. B. ôn đới. C. chí tuyến. D. cực. Câu 9. Nơi nào sau đây có nhiều mưa? A. Khu khí áp thấp. B. Khu khí áp cao. C. Miền có gió Mậu dịch. D. Miền có gió Đông cực. Câu 10. Tính chất của gió ở sườn đón gió là A. mát và ẩm. B. nóng và ẩm. C. mát và khô. D. nóng và khô. Câu 11. Khí áp tăng khi 4 A. nhiệt độ giảm. B. nhiệt độ tăng. C. độ cao tăng. D. khô hạn giảm. Câu 12. Gió phơn có đặc điểm A. tính chất nóng ẩm, mưa lớn. B. gió thổi liên tục quanh năm. C. tính chất nóng và khô. D. loại gió thổi theo mùa. Câu 13. Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì A. mưa nhiều. B. trung bình. C. mưa ít. D. không mưa. Câu 14. Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa A. rất lớn. B. trung bình. C. ít hoặc không mưa. D. không mưa. Câu 15. Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày đêm? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió Mậu dịch. C. Gió đất, gió biển. D. Gió fơn. Câu 16. Gió mùa là loại gió A. thổi theo mùa. B. thổi quanh năm. C. thổi trên cao. D. thổi ở mặt đất. Câu 17. Nguyên nhân chính khiến khí áp giảm theo độ cao là A. càng lên cao gió thổi càng mạnh. B. càng lên cao hiện tượng đối lưu càng yếu. C. càng lên cao không khí càng loãng. D. càng lên cao nhiệt độ càng thấp. Câu 18. Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ tăng là A. không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng. B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm. C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. Câu 19. Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ hai khối khí A. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa. B. chí tuyến hải dương và xích đạo. C. xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam. D. chí tuyến lục địa và xích đạo. Câu 20. Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở hai bán cầu là A. tây bắc ở bán cầu Bắc và tây nam ở bán cầu Nam. B. tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam. C. tây bắc ở cả hai bán cầu. D. tây nam ở cả hai bán cầu. Câu 21. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp? 5 A. Độ cao. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Hướng gió. Câu 22. Những địa điểm nào sau đây thường có mưa ít? A. Khu vực khí áp thấp, nơi có frông hoạt động. B. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới, khu vực áp cao. C. Sườn núi khuất gió, nơi có dòng biển lạnh. D. Miền có gió mùa, nơi có gió luôn thổi đến. Câu 23. Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là A. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển nóng. B. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển lạnh. C. dải hội tụ nhiệt đới, frông nóng, gió Mậu dịch. D. dải hội tụ nhiệt đới, các núi cao, gió Mậu dịch. Câu 24. Các nhân tố nào sau đây thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh? A. Frông ôn đới, gió Mậu dịch. B. Dải hội tụ nhiệt đới, frông ôn đới. C. Gió Mậu dịch, gió Đông cực. D. Gió Đông cực, frông ôn đới. Câu 25. Vùng cực có mưa ít là do tác động của A. áp thấp. B. áp cao. C. frông. D. địa hình. Câu 26. Loại gió nào sau đây có tính chất khô? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió Mậu dịch. C. Gió mùa. D. Gió đất, biển. Câu 27. Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng A. đông bắc. B. đông nam. C. tây bắc. D. tây nam. Câu 28. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. B. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. C. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. Câu 29. Trong thực tế các đai khí áp không liên tục, nguyên nhân chủ yếu là do A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt. C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau. D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất. Câu 30. Vào mùa Thu - Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là A. Trường Sơn Đông. B. Trường Sơn Tây. C. cả hai sườn đều mưa nhiều. D. không có sườn nào. Câu 31. Không khí khô khi từ đỉnh núi xuống chân núi, trung bình 100 m tăng 6 A. 0,6°C. B. 0,8°C. C. l,0°C. D. l,2°C. Câu 32. Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp ôn đới là gió A. Mậu dịch. B. Tây ôn đới. C. Đông cực. D. mùa. Câu 33. Khu vực nào sau đây không có gió mùa hoạt động? A. Nam Á. B. Đông Nam Á. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Câu 34. Các loại gió nào sau đây có phạm vi địa phương? A. Gió Tây ôn đới, gió phơn. B. Gió Đông cực; gió đất, biển. C. Gió đất, biển; gió phơn. D. Gió Mậu dịch; gió mùa. Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió biển, gió đất? A. Được hình thành ở vùng ven biển. B. Hướng thay đổi theo ngày và đêm. C. Có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm. D. Có sự giống nhau về nguồn gốc. BÀI 9. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU Câu 1. Khu vực xích đạo có lượng mưa A. ít nhất. B.nhiều nhất. C. trung bình. D. khá nhiều. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương? A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất. C.Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ. D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ. Câu 3. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A.Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước. B. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương. C. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. D. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương. Câu 4. Vào mùa Thu- Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là A.Trường Sơn Đông. B. Trường Sơn Tây. C. cả hai sườn đều mưa nhiều. D. không có sườn nào. Câu 5. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do A. tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn. B.bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o ít đại dương. C. không khí ở vĩ độ 20o trong, ít khí bụi hơn. 7 D. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn. Câu 6. Các đới khí hậu nào sau đây thuộc môi trường đới ôn hoà? A. Nhiệt đới, ôn đới. B. Ôn đới, cận nhiệt. C. Cận nhiệt, cực. D. Cận cực, ôn đới. Câu 7. Kiểu khí hậu gió mùa chỉ có ở các đới khí hậu A. cận cực, ôn đới. B. cận nhiệt, nhiệt đới. C. nhiệt đới, xích đạo. D. xích đạo, cận nhiệt. Câu 8. Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là A. có mưa lớn quanh năm. B. mưa nhiều vào thu đông. C. mùa xuân có mưa rất ít. D. thời gian mùa mưa ngắn. Câu 9. Kiểu khí hậu nào sau đây có tính chất ôn hoà hơn cả? A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương. C. nhiệt đới gió mùa. D. cận nhiệt địa trung hải. BÀI 10. THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA Câu 1. Phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành, có các loại A. hồ băng hà và hồ nhân tạo. B. hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. C. hồ tự nhiên và hồ móng ngựa. D. hồ băng hà và hồ miệng núi lửa. Câu 2. Vùng Hồ Lớn (Ngũ Hồ) ở lục địa Bắc Mỹ thuộc loại hồ nào sau đây? A. Hồ băng hà. B. Hồ tự nhiên C. Hồ nhân tạo. D. Hồ miệng núi lửa. Câu 3. Nước trên lục địa gồm nước ở A. trên mặt, nước ngầm. B. trên mặt, hơi nước. C. nước ngầm, hơi nước. D. băng tuyết, sông, hồ. Câu 4. Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nước ta thuộc loại hồ nào sau đây? A. Hồ băng hà. B. Hồ tự nhiên. C. Hồ nhân tạo. D. Hồ miệng núi lửa. Câu 5. Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm là nhiều nước quanh năm? A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu ôn đới lục địa. D. Khí hậu xích đạo. Câu 6. Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm? A. Mùa hạ. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa thu. Câu 7. Băng hà có tác dụng chính trong việc A. dự trữ nguồn nước ngọt. B. điều hoà khí hậu. 8 C. hạ thấp mực nước biển. D. nâng độ cao địa hình. Câu 8. Nước ngầm được gọi là A. kho nước mặn của Trái Đất. B. nền tảng nâng đỡ địa hình. C. nguồn gốc của sông suối. D. kho nước ngọt của Trái Đất. Câu 9. Sông ngòi ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới thì nguồn cung nước chủ yếu là A. nước mưa. B. băng tuyết. C. nước ngầm. D. các hồ chứa. Câu 10. Tác động tiêu cực của con người đến chế độ nước sông là A. xây dựng công trình thủy lợi. B. phá rừng đầu nguồn. C. trồng và bảo vệ rừng. D. xây dựng hồ chứa thủy điện. Câu 11. Ngày Nước Thế giới hàng năm là A. 21/1. B. 22/3. C. 23/3. D. 24/4. Câu 12. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở A. biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông, suối, hồ. B. biển, đại dương; nước trên lục địa; hơi nước trong khí quyển. C. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương. D. sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương, hơi nước. Câu 13. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào sau đây? A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm. B. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm. D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. Câu 14. Nguồn gốc hình thành băng là do A. nhiệt độ hạ thấp ở những nơi núi cao có nguồn nước ngọt. B. tuyết rơi trong thời gian dài, nhiệt độ thấp không ổn định. C. tuyết rơi ở nhiệt độ thấp, tích tụ và nén chặt thời gian dài. D. nước ngọt gặp nhiệt độ rất thấp, tích tụ trong nhiều năm. Câu 15. Phần lớn lượng nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc từ A. nước trên mặt đất thấm xuống. B. nước từ biển, đại dương thấm vào. C. nước từ dưới lớp vỏ Trái Đất ngấm ngược lên. D. khi hình thành Trái Đất nước ngầm đã xuất hiện. Câu 16. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. địa hình. B. chế độ mưa. C. băng tuyết. D. thực vật. Câu 17. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là 9 A. điều hoà chế độ nước sông. B. nhiều thung lũng. C. giảm lưu lượng nước sông. D. địa hình dốc. Câu 18. Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng là do có A. địa hình phức tạp. B. nhiều thung lũng. C. nhiều đỉnh núi cao. D. địa hình dốc. Câu 19. Sông ngòi ở kiểu khí hậu nào dưới đây có lũ vào mùa xuân? A. ôn đới lục địa. B. cận nhiệt lục địa. C. nhiệt đới lục địa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 20. Sông nào sau đây chảy qua Việt Nam? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. Câu 21. Tổng lượng nước sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố là A. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. B. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm. C. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. D. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật. Câu 22. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước A. vào mùa hạ. B. vào mùa xuân. C. quanh năm. D. theo mùa. Câu 23. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa A. xuân và hạ. B. hạ và thu. C. thu và đông. D. đông và xuân. Câu 24. Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là A. nước mặt. B. nước ngầm. C. băng tuyết. D. nước mưa. Câu 25. Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là? A. Đắp đập ngăn chặn dòng chảy. B. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện. C. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. D. Thường xuyên nạo vét lòng sông. Câu 26. Nguyên nhân chính làm cho sông Mê Công có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là do A. sông Mê Công dài hơn sông Hồng. B. sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa. C. thuỷ điện Hoà Bình làm sông Hồng chảy thất thường. D. Biển Hồ giúp điều hoà nước sông Mê Công. Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông I-ê-nit-xây thường có lũ lớn vào mùa xuân là do A. băng ở hạ lưu tan trước, băng ở thượng lưu chưa tan. B. gió mùa gây mưa rất lớn vào mùa xuân. C. các hợp lưu tiếp nước rất nhiều vào mùa xuân. D. băng ở thượng lưu tan trước, băng ở hạ chưa tan. Câu 28. Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất? 10 A. Nâng cao sự nhận thức. B. sử dụng nước tiết kiệm. C. Giữ sạch nguồn nước. D. xử phạt, khen thưởng. Câu 29. Việc trồng rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn sông không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Giúp điều hoà dòng chảy cho sông ngòi. B. Làm giảm sự xâm thực ở miền núi. C. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy. D. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột trên các sông. Câu 30. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? A. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. B. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn. D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. BÀI 11. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Câu 1. Độ muối trung bình cua nước biển là A. 33 %0. B. 34 %0. C. 35%0. D. 36%0. Câu 2. Độ muối nước biển lớn nhất ở vùng A. xích đạo. B. chí tuyến. C. cực. D. ôn đới. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do A. nước chảy. B. gió thổi. C. băng tan. D. mưa rơi. Câu 4. Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vùng cực. Câu 5. Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào? A. Hướng đông. B. Hướng tây. C. Hướng bắc. D. Hướng nam. Câu 6. Các vòng hoàn lưu của dòng biển bán cầu Bắc có chiều A. ngược chiều kim đồng hồ. B. cùng chiều kim đồng hồ. C. từ bắc xuống nam. D. từ nam lên bắc. Câu 7. Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong A. các dòng sông lớn. B. các ao hồ. C. các đầm lầy. D. các biển và đại dương. Câu 8. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất? 11 A. Thẳng hàng. B. Vòng cung. C. Đối xứng. D. Vuông góc. Câu 9. Sóng biển là A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ. C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. D. sự di chuyển của nước biển theo các hướng khác nhau. Câu 10. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều A. không đáng kể. B. nhỏ nhất. C. trung bình. D. lớn nhất. Câu 11. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều A. thẳng đứng. B. xoay tròn. C. chiều ngang. D. xô vào bờ. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do A. mưa. B. núi lửa. C. động đất. D. gió. Câu 13. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào A. lượng mưa. B. lượng bốc hơi. C. lượng nước ở các hồ đầm. D. lượng nước sông chảy ra. Câu 14. Độ muối của nước biển và đại dương A. giảm dần từ vùng cực về xích đạo. B. các đại dương độ muối nhỏ hơn ven biển. C. có sự thay đổi không gian và theo mùa. D. khu vực xích đạo có độ muối lớn nhất. Câu 15. Vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? A. Trăng khuyết. B. Trăng tròn hoặc Trăng khuyết. C. Không Trăng hoặc Trăng tròn. D. Trăng khuyết hoặc không Trăng. Câu 16. Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Lớn nhất. B. Nhỏ nhất. C. Trung bình. D. Yếu nhất. Câu 17. Sóng thần tàn phá nặng nề nhất ở khu vực nào? A. Ngoài khơi xa. B. Ngay tâm động đất. C. Ven bờ biển. D. Trên mặt biển. Câu 18. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển A. thay đổi nhiệt độ theo mùa. B. thay đổi độ ẩm theo mùa. C. thay đổi chiều theo mùa. D. thay đổi tốc độ theo mùa. Câu 19. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm A. Thẳng hàng nhau. B. Đối xứng nhau. C. Xen kẻ nhau. D. Song song nhau. Câu 20. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa là do A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. 12 B. bề mặt các lục địa nhận được lượng bức xạ nhiều hơn đại dương. C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước. D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương. Câu 21. Lực hút của Mặt Trăng đối với lớp nước trên Trái Đất mạnh hơn lực hút của Mặt Trời do A. Mặt Trăng lớn hơn Mặt Trời. B. Mặt Trăng ở gần hơn Mặt Trời. C. Mặt Trăng sáng hơn Mặt Trời. D. Mặt Trăng tối hơn Mặt Trời. Câu 22. Người dân sống ven biển thường lợi dụng thủy triều để A. phát triển du lịch. B. đánh bắt cá. C. sản xuất muối. D. nuôi hải sản. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của dòng biển đối với tự nhiên? A. Ảnh hưởng đến khí hậu ven bờ mà nó chảy qua. B. Nơi có dòng biển nóng thì nhiệt độ cao, mưa nhiều; C. nơi có dòng biển lạnh thì nhiệt độ thấp, mưa ít. D. Các dòng biển gặp nhau không có sinh vật hội tụ sinh sống. Câu 24. Ở vùng ôn đới, bờ đông của đại dương có khí hậu A. lạnh, ít mưa. B. ấm, mưa nhiều. C. lạnh, khô hạn. D. nóng, ẩm ướt. Câu 25. Ở vùng ôn đới, bờ tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của A. áp thấp ôn đới. B. dòng biển nóng. C. frông ôn đới. D. gió địa phương. Câu 26. Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành A. các ngư trường. B. các bãi tắm. C. các vịnh biển. D. các bãi san hô. Câu 27. Nơi nào sau đây có khí hậu ấm, mưa nhiều? A. Bờ đông đại dương ở vùng ôn đới. B. Bờ tây đại dương ở vùng ôn đới. C. Bờ tây lục địa ở vùng chí tuyến. D. Bờ đông lục địa ở vùng ôn đới. Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều? A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương. B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có. C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng. D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn. 13 BÀI 12. ĐẤT VÀ SINH QUYỂN Câu 1. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho A. sinh vật. B. động vật. C. thực vật. D. vi sinh vật. Câu 2. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có A. toàn bộ sinh vật sinh sống. B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng. C. toàn bộ động vật và vi sinh vật. D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật. Câu 3. Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất A. tơi xốp ở bề mặt lục địa. B. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất. C. mềm bở ở bề mặt lục địa. D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất. Câu 4. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất? A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 5. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất? A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 6. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua A. độ ẩm và lượng mưa. B. lượng bức xạ và lượng mưa. C. nhiệt độ và độ ẩm. D. nhiệt độ và nắng. Câu 7. Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu. C. sinh vật. D. địa hình. Câu 8. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua A. ánh sáng. B. nước. C. lớp phủ thực vật. D. nhiệt độ. Câu 9. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình? A. độ ẩm. B. độ rắn. C. độ phì. D. nhiệt độ. Câu 10. Nhân tố quyết định đến sự phân bố của sinh vật là A. địa hình. B. nguồn nước. C. khí hậu. D. đất. Câu 11. Ở lục địa, giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tới đáy của A. lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp vỏ phong hoá. C. lớp dưới của đá gốc. D. lớp vỏ lục địa. Câu 12. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở vùng A. ôn đới, nhiệt đới. B. nhiệt đới, cận nhiệt. C. nhiệt đới, xích đạo. D. cận nhiệt, ôn đới. Câu 13. Giới hạn dưới của sinh quyển là A. độ sâu 11km đáy đại dương. B. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất. 14 C. giới hạn dưới của vỏ lục địa. D. đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá. Câu 14. Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua các yêu tố A. nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất. B. nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng. C. nhiệt độ, nước, khí áp, ánh sáng. D. nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 15. Các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là A. khí hậu, đất, dòng biển, sinh vật, động vật. B. khí hậu, thủy quyển, đất, con người, địa hình. C. khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, con người. D. khí hậu, đất, khí áp, sinh vật, con người. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất? A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ. B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ. C. Quyết định thành phần khoáng vật. D. Quyết định thành phần cơ giới. Câu 17. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc. B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc. C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng. D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá. Câu 18. Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố A. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người. B. khí hậu, đất, sinh vật, địa hình, con người. C. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người. D. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản. Câu 19. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò A. cung cấp các vật chất vô cơ có ở trong đất. B. góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá. C. phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. D. là nguồn cung cấp các chất hữu cơ cho đất. Câu 20. Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật? A. Khí hậu. B. Con người. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 21. Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tối sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Nước. D. Độ ẩm. Câu 22. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit? A. đất đỏ đá vôi. B. đất đỏ badan. C. đất phù sa cổ. D. đất ở núi đá. Câu 23. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây? 15 A. Cung cấp vật chất hữu cơ. B. Góp phần làm phá huỷ đá. C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi. D. Phân giải, tổng hợp chất mùn. Câu 24. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là A. cung cấp chất hữu cơ. B. cung cấp chất vô cơ. C. tạo các vành đai đất. D. làm phá huỷ đá gốc. Câu 25. Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường A. mỏng, dễ xói mòn. B. bạc màu, ít chất dinh dưỡng. C. dày do bồi tụ. D. dày, giàu chất dinh dưỡng. Câu 26. Ở đồng bằng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng do A. phong hóa diễn ra mạnh. B. thảm thực vật đa dạng. C. thường xuyên bị ngập nước. D. quá trình bồi tụ chiếm ưu thế. Câu 27. Vùng có tuổi đất già nhất là A. nhiệt đới. B. cực. C. ôn đới. D. cận cực. Câu 28. Vùng có tuổi đất trẻ nhất là A. nhiệt đới. B. cực. C. ôn đới. D. chí tuyến. Câu 29. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất? A. Nông nghiệp. B. Lâm nghiệp. C. Ngư nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 30. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Độ cao và hướng nghiệng B. Hướng nghiệng và độ dốc. C. Độ dốc và hướng sườn. D. Hướng sườn và độ cao. Câu 31. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật? A. Độ cao. B. Hướng nghiêng. C. Hướng sườn. D. Độ dốc. Câu 32. Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố vành đai thực vật thông qua A. nhiệt độ và độ ẩm. B. độ ẩm và lượng mưa. C. lượng mưa và gió. D. độ ẩm và khí áp. Câu 33. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là A. nhiệt độ. B. độ ẩm. C. thức ăn. D. nơi sống. Câu 34. Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Nước và nhiệt độ. C. Nước. D. Ánh sáng. Câu 35. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây? A. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí. B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất. C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật. D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất. 16 Câu 36. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên A. quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày. B. đá bị phá hủy mạnh, quá trình hình thành đất nhanh. C. quá trình phá hủy đá yếu, lớp đất phủ dày. D. quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Câu 37. Ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố sinh vật không phải là A. Giảm diện tích rừng tự nhiện, mất nơi ở động vật. B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng. C. đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. D. trồng rừng, mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới. Câu 38. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ. B. nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm. C. lượng mùn ít, nghèo nàn. D. độ ẩm quá cao, mưa nhiều. Câu 39. Trâu được nuôi nhiều ở miền Bắc nước ta là do A. thời tiết lạnh. B. nhiều núi. C. nhu cầu của người dân cao. D. có nhiều đồi núi. Câu 40. Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì đất sẽ có những đặc điểm nào sau đây? A. phong hóa mạnh, tầng đất mỏng. B. phong hóa yếu, tầng đất dày. C. tuổi đất già. D. tuổi đất trẻ. BÀI 14. VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH Câu 1. Lớp vỏ địa lí là A. vỏ cảnh quan. B. vỏ Trái Đất. C. vỏ sinh quyển. D. vỏ khí quyển. Câu 2. Lớp vỏ địa lí còn được gọi tên là A. lớp phủ thực vật. B. lớp vỏ cảnh quan. C. lớp thỗ nhưỡng. D. lớp vỏ lục địa. Câu 3.Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng A. 30 – 35 km B. 30 – 40km C. 40 – 50km D. 50 – 100km Câu 4. Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do A. quy luật tự nhiên chi phối. B. quy luật phi địa đới chi phối. C. quy luật phi đai cao chi phối. D. quy luật địa đới chi phối. Câu 5. Vỏ địa lí là vỏ A. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển. B. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển. C. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển. D. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển. Câu 6. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về 17 A. mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên. B. sự thay đổi các thành phần tự nhiên hướng vĩ độ. C. sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ. D. mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiên. Câu 7. Theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử dụng vào mục đích kinh tế, cần phải A. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. B. nghiên cứu địa chất, địa hình. C. nghiên cứu khí hậu, đất đai, địa hình. D. nghiên cứu toàn diện tất cả các yếu tố địa lí. Câu 8. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật A. địa đới. B. địa ô. C. thống nhất và hoàn chỉnh. D. đai cao. Câu 9. Trong tự nhiện, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật A. địa đới. B. địa ô. C. thống nhất và hoàn chỉnh. D. đai cao. Câu 10. Chiều dày của lớp vỏ địa lí ở lục địa được tính từ giới hạn dưới của A. lớp không khí trên Trái đất. B. lớp ô dôn đến đáy hết lớp vỏ phong hóa. C. tầng đối lưu đến lớp phủ thổ nhưỡng. D. tầng bình lưu đến tầng đá trầm tích. Câu 11. Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ bộ phận A. khí quyển, thổ nhưỡng quyển. B. khí quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển. C. khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển. D. khí quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển. Câu 13. Hiện tượng đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động sản xuất nào của con người gây nên? A. Khai thác khoáng sản. B. Ngăn đập làm thủy điện. C. Phá rừng đầu nguồn. D. Khí hậu biến đổi. Câu 14. Vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây? A. Thạch quyển. B. Thuỷ quyển. C. Sinh quyển. D. Thổ nhưỡng quyển. Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lớp vỏ địa lí A. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất. B. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 đến 35 km. C. Các lớp vỏ bộ phận của lớp vỏ địa lí xâm nhập và tác động lẫn nhau. D.Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày từ 5 đến 70 km. Câu 16. Các thành phần tự nhiện trong vỏ địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu do 18 A. phân bố ở trên cùng một lớp vỏ của Trái Đất. B. đều chịu tác động của nội lực và ngoại lực. C. luôn chịu tác động của năng lượng mặt trời. D. có các thành phần chịu ảnh hưởng kiến tạo. Câu 17. Khi khí hậu khô hạn biến đổi sang ẩm ướt thì dẫn đến các biến đổi của dòng chảy sông ngòi, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của quy luật A. địa đới B. địa ô C. đaicao D. thống nhất và hoàn chỉnh Câu 18. Trong một lãnh thổ, nếu một thành phần tự nhiên thay đổi thì A. sẽ kéo theo sự thay đổi của một vài thành phần tự nhiên khác. B. sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến các thành phần tự nhiên khác. C. sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần tự nhiên còn lại. D. sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí? A. Nơi xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận. B. chiều dày dao động từ 35-40 km. C. Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất. D. Được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit và badan. Câu 20. Việc xây dựng các đập thuỷ điện sẽ dẫn đến sự biến đổi chủ yếu của A. thực vật. B. động vật. C. thổ nhưỡng. D. môi trường sinh thái. BÀI 15. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI Câu 1. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. vĩ độ. B. kinh độ. C. độ cao. D. các mùa. Câu 2. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo A. vĩ độ. B. độ cao. C. kinh độ. D. các mùa. Câu 3. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật A. địa đới. B. địa ô. C. thống nhất và hoàn chỉnh. D. đai cao. Câu 4. Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo A. vĩ độ. B. độ cao. C. kinh độ. D. các mùa. Câu 5. Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°C của hai bán cầu là vòng đai A. nóng. B. ôn hòa. C. lạnh. D. băng giá vĩnh cửu. Câu 6. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt năm +10°C ở hai bán cầu là hai vòng đai 19 A. nóng. B. ôn hòa. C. lạnh. D. băng giá vĩnh cửu. Câu 7. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +10°C và đường đẳng nhiệt năm 0°c ở hai bán cầu là hai vòng đai A. nóng. B. ôn hòa. C. lạnh. D. băng giá vĩnh cửu. Câu 8. Nằm ở hai cực có nhiệt độ quanh năm dưới 0°C là hai vòng đai A. nóng. B. ôn hòa. C. lạnh. D. băng giá vĩnh cửu. Câu 9. Quy luật địa ô là sự thay đổi của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. vĩ độ. B. độ cao. C. kinh độ. D. địa hình. Câu 10. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của các vành đai A. nhiệt. B. khí áp. C. khí hậu. D. thực vật. Câu 11. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của A. địa hình. B. sinh vật. C. sông ngòi. D. thổ nhưỡng. Câu 12. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất được phân biệt bởi A. Vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. B. Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh. C. Hai vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. D. Hai vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. Câu 13. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về Xích đạo có các loại gió được phân bố theo thứ tự A. gió Đông, gió Tây ôn đới, gió Tín phong. B. gió cực, gió ôn đới, gió nhiệt đới. C. gió Đông, gió Tây, gió Đông. D. gió cực, gió Tây, gió Tín phong. Câu 14. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do A. nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. B. sự vận động tự quay của Trái Đất. C. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. D. các tác nhân ngoại lực như gió, mưa. Câu 15. Biểu hiện của quy luật địa đới là A. sự phân bố các nhóm đất theo độ cao. B. vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. C. sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. D. sự phân bố các hoàn lưu trên đại dương. Câu 16. Các đới khí hậu trên Trái Đất từ Xích đạo về cực được sắp xếp theo thứ tự A. xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực. B. cận nhiệt, cận xích đạo, cận cực. C. nhiệt đới, cận xích đạo, cận cực. D. nhiệt đới, xích đạo, ôn đới, cực. Câu 17. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên? A. Địa đới, địa ô. B. Địa ô, đai cao. 20 C. Đai cao, tuần hoàn. D. Thống nhất, địa đới. Câu 18. Quy luật nào sau đây đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên? A. Địa đới. B. Địa ô. C. Đai cao. D. Thống nhất và hoàn chỉnh. Câu 19. Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là A. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực. B. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời. C. Sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên Trái Đất. D. Sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời. Câu 20. Biểu hiện nào là rõ nhất của quy luật đai cao? A. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. B. Sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao. C. Sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao. D. Sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao. Câu 21. Nguyên nhân chính nào tạo nên quy luật địa ô? A. Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương. B. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ. C. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. D. Hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất Câu 22. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là A. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. B. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ. C. sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ. D. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ. Câu 23. Loại gió nào dưới đây không phân bố theo quy luật địa đới? A. Gió mùa. B. Gió Mậu dịch. C. Gió Đông cực. D. Gió Tây ôn đới. Câu 24. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của A. đất và thực vật. B. thực và động vật. C. động vật và đất. D. đất và vi sinh vật. Câu 25. Trên cùng một vĩ tuyến, từ Tây sang Đông ở các lục địa có sự khác nhau về thảm thực vật do bị chi phối bởi quy luật A. địa đới. B. địa ô. C. đai cao. D. phi địa đới. Câu 26. Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt thấp hơn Nha Trang là biểu hiện của quy luật nào sau đây? 21 A. Địa ô. B. Đai cao. C. Địa đới. D. Thống nhất. Câu 27. Quy luật đai cao được thể hiện rõ nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 28. Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới? A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới. B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn. C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn. D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực. Câu 29. Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây? A. Vòng tuần hoàn của nước. B. Các hoàn lưu trên đại dương. C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất. D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao. Câu 30. Cùng một dãy núi nhưng mưa nhiều ở đâu? A. Chân núi. B. Đỉnh núi. C. Sườn đón gió. D. Sườn khuất gió. 22

Use Quizgecko on...
Browser
Browser