Đề cương 10 HK1 Năm học 2024-2025 PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
Đây là đề cương ôn tập môn Địa lý 10 học kỳ 1 năm học 2024-2025. Đề cương bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về khí quyển, các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, gió. Có rất nhiều câu hỏi, nên học sinh cần ôn tập kỹ để làm bài.
Full Transcript
**BÀI 9: KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU** **1. NHẬN BIẾT** **Câu 1:** Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phần lớn được **A.** bề mặt Trái Đất hấp thụ. **B.** phản hồi vào không gian. **C.** các tầng khí quyển hấp thụ. **D.** phản hồi vào băng tuyết. **Câu 2:** Không khí ở tầng đối lưu bị đốt...
**BÀI 9: KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU** **1. NHẬN BIẾT** **Câu 1:** Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phần lớn được **A.** bề mặt Trái Đất hấp thụ. **B.** phản hồi vào không gian. **C.** các tầng khí quyển hấp thụ. **D.** phản hồi vào băng tuyết. **Câu 2:** Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của **A.** bức xạ mặt trời. **B.** bức xạ mặt đất. **C.** lớp vỏ Trái Đất. **D.** lớp Man-ti trên. **Câu 3:** Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của **A.** bức xạ Mặt Trời. **B.** lớp vỏ lục địa. **C.** lớp Man-ti trên. **D.** thạch quyển. **Câu 4:** Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực **A.** xích đạo. **B.** chí tuyến. **C.** vòng cực. **D.** cực. **Câu 5:** Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở **A.** xích đạo. **B.** chí tuyến. **C.** vòng cực. **D.** cực. **Câu 6:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? **A.** Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. **B.** Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến. **C.** Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. **D.** Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. **Câu 7:** Từ xích đạo về cực có **A.** nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng. **B.** biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng. **C.** góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp. **D.** nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm. **Câu 8:** Thành phần chính trong không khí là khí **A.** Nitơ. **B.** Ô xi. **C.** Cacbonic. **D.** Hơi nước. **Câu 9:** Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm **A.** 0,4 độ C. **B.** 0,6 độ **C.** 0,8 độ C. **D.** 1 độ C. **Câu 10:** Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là **A.** năng lượng bức xạ Mặt Trời. **B.** nhiệt bên trong lòng đất tỏa ra. **C.** từ các vụ phun trào của núi lửa. **D.** năng lượng từ phản ứng hóa học. **Câu 11:** Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ **A.** các khu áp cao ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới. **B.** các khu áp thấp ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới. **C.** các khu áp cao ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo. **D.** các khu áp thấp ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo. **Câu 12:** Khí áp giảm khi nhiệt độ **A.** tăng lên. **B.** giảm đi. **C.** không tăng. **D.** giảm nhanh. **Câu 13:** Gió mùa là loại gió **A.** thổi theo mùa. **B.** thổi quanh năm. **C.** thổi trên cao. **D.** thổi ở mặt đất. **Câu 14:** Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày đêm? **A.** Gió Tây ôn đới. **B.** Gió Mậu dịch. **C.** Gió đất, gió biển. **D.** Gió fơn. **Câu 15:** Gió Mậu dịch có tính chất **A.** khô, ít mưa. **B.** ẩm, mưa nhiều. **C.** lạnh, ít mưa. **D.** nóng, mưa nhiều. **Câu 16:** Gió mùa thường hoạt động ở đâu? **A.** Đới nóng. **B.** Đới lạnh. **C.** Đới ôn hòa. **D.** Đới cận nhiệt. **Câu 17:** Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít là do **A.** gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô. **B.** gió Mậu dịch không thổi qua đại dương. **C.** gió Mậu dịch thổi yếu. **D.** gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao. **Câu 18:** Khí áp là sức nén của **A.** không khí xuống mặt Trái Đất. **B.** luồng gió xuống mặt Trái Đất. **C.** không khí xuống mặt nước biển. **D.** luồng gió xuống mặt nước biển. **Câu 19:** Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao? **A.** Xích đạo, chí tuyến. **B.** Chí tuyến, ôn đới. **C.** Ôn đới, cực. **D.** Cực, chí tuyến. **Câu 20:** Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp? **A.** Xích đạo, chí tuyến. **B.** Chí tuyến, ôn đới. **C.** Ôn đới, xích đạo. **D.** Cực, chí tuyến. **Câu 21:** Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam? **A.** Cực. **B.** Ôn đới. **C.** Chí tuyến. **D.** Xích đạo. **Câu 22:** Khí áp tăng khi **A.** nhiệt độ giảm. **B.** nhiệt độ tăng. **C.** độ cao tăng. **D.** khô hạn giảm. **Câu 23:** Tính chất của gió Tây ôn đới là **A.** nóng ẩm. **B.** lạnh khô. **C.** khô. **D.** ẩm. **Câu 24:** Đặc điểm của gió mùa là **A.** hướng gió thay đổi theo mùa. **B.** tính chất không đổi theo mùa. **C.** nhiệt độ các mùa giống nhau. **D.** độ ẩm các mùa tương tự nhau. **Câu 25:** Các loại gió nào sau đây có phạm vi địa phương? **A.** Gió Tây ôn đới, gió phơn. **B.** Gió Đông cực; gió đất, biển. **C.** Gió đất, biển; gió phơn. **D.** Gió Mậu dịch; gió mùa. **Câu 26:** Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng mưa là **A.** khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng. **B.** khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. **C.** khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi. **D.** khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật. **Câu 27:** Nơi nào sau đây có mưa nhiều? **A.** Khu khí áp thấp. **B.** Khu khí áp cao. **C.** Miền có gió Mậu dịch. **D.** Miền có gió Đông cực. **Câu 28:** Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng **A.** xích đạo. **B.** ôn đới. **C.** chí tuyến. **D.** cực. **Câu 29:** Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng **A.** xích đạo. **B.** ôn đới. **C.** chí tuyến. **D.** cực. **Câu 30:** Các nhân tố làm cho vùng ôn đới mưa nhiều là **A.** gió Tây ôn đới, dòng biển nóng. **B.** gió Tây ôn đới, dòng biển lạnh. **C.** áp thấp ôn đới, gió Đông cực. **D.** áp thấp ôn đới, gió Mậu dịch. **Câu 31:** Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của **A.** áp cao. **B.** áp thấp. **C.** gió mùa. **D.** địa hình. **Câu 32:** Vùng cực có mưa ít là do tác động của **A.** áp thấp. **B.** áp cao. **C.** frông. **D.** địa hình. **Câu 33:** Nhận xét nào sau đây đúng về phân bố mưa trên Trái Đất? **A.** Xích đạo có lượng mưa lớn nhất. **B.** Chí tuyến có lượng mưa nhỏ nhất. **C.** Ở ôn đới có lượng mưa lớn nhất. **D.** Ở hai cực có lượng mưa lớn nhất. **Câu 34:** Nhận xét nào sau đây đúng về phân bố mưa trên Trái Đất? **A.** Xích đạo có lượng mưa nhỏ nhất, chí tuyến mưa nhiều nhất. **B.** Ở vùng nhiệt đới, bờ đông của lục địa mưa nhiều hơn bờ tây. **C.** Ở vùng ôn đới, bờ đông của lục địa mưa nhiều hơn bờ tây. **D.** Ôn đới có mưa nhiều nhất, vùng chí tuyến có mưa nhỏ nhất. **Câu 35:** Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa **A.** rất lớn. **B.** trung bình. **C.** ít hoặc không mưa. **D.** không mưa. **Câu 36:** Ở những nơi có khu áp thấp lượng mưa thường **A.** rất lớn. **B.** trung bình. **C.** mưa ít hoặc không mưa. **D.** không mưa. **Câu 37:** Miền có Frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường **A.** không mưa. **B.** mưa nhiều. **C.** khô hạn. **D.** mưa rất ít. **Câu 38:** Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì **A.** mưa nhiều. **B.** trung bình. **C.** mưa ít. **D.** không mưa. **Câu 39:** Yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mưa là **A.** dòng biển. **B.** địa hình. **C.** khí áp. **D.** sinh vật. **Câu 40:** Ở địa hình núi cao, sườn đón gió là sườn có lượng mưa **A.** nhiều. **B.** ít mưa. **C.** không mưa. **D.** khô ráo. **Câu 41:** Khu vực nào có lượng mưa nhiều nhất trên bề mặt Trái Đất theo chiều vĩ tuyến? **2. THÔNG HIỂU** **Câu 1:** Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại mỗi nơi khác nhau, do nhân tố chủ yếu nào sau đây? **A.** Tốc độ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. **B.** Thời gian được chiếu sáng của Mặt Trời. **C.** Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. **D.** Thời gian được chiếu sáng và góc nhập xạ. **Câu 2:** Frông là mặt ngăn cách giữa hai **A.** khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. **B.** khu vực áp cao khác biệt nhau về trị số áp. **C.** dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau. **D.** tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất. **Câu 3:** Nhân tố nào sau đây **không** có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? **A.** Độ lớn góc nhập xạ. **B.** Thời gian chiếu sáng. **C.** Tính chất mặt đệm. **D.** Sự phân bố khoáng sản. **Câu 4:** Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất trong năm đều ở **A.** núi cao. **B.** đại dương. **C.** lục địa. **D.** đồng bằng ven biển. **Câu 5:** Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? **A.** Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông. **B.** Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa. **C.** Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. **D.** Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa. **Câu 6:** Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa? **A.** Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. **B.** Dòng biển lạnh, độ cao địa hình. **C.** Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. **D.** Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. **Câu 7:** Càng vào sâu trong trung tâm lục địa **A.** nhiệt độ mùa hạ càng giảm. **B.** nhiệt độ mùa đông càng cao. **C.** biên độ nhiệt độ càng lớn. **D.** góc tới mặt trời càng nhỏ. **Câu 8:** Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất **không** phụ thuộc chủ yếu vào **A.** sự thay đổi của các vĩ độ địa lí. **B.** bờ Đông và bờ Tây các lục địa. **C.** độ dốc và hướng phơi sườn núi. **D.** các bán cầu Đông, bán cầu Tây. **Câu 9:** Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì **A.** không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. **B.** bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm. **C.** mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu. **D.** bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng. **Câu 10:** Phát biểu nào sau đây **khôn**g đúng vổi sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình? **A.** Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. **B.** Nhiệt độ thay đổi theo hướng sườn núi. **C.** Nhiệt độ sườn dốc cao hơn sườn thoải. **D.** Càng lên cao, biên độ nhiệt độ càng lớn. **Câu 11:** Khu vực nào có biên độ nhiệt năm cao nhất trên Trái Đất? **A.** Xích đạo. **B.** Chí tuyến. **C.** Ôn đới. **D.** Hàn đới. **Câu 12:** Cùng một ngọn núi, hướng sườn nào nhận lượng bức xạ Mặt Trời cao hơn? **A.** Hướng cùng chiều tia bức xạ. **B.** Hướng ngược chiều tia bức xạ. **C.** Hướng cùng chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi. **D.** Hướng ngược chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi. **Câu 13:** Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng **A.** vĩ độ địa lí. **B.** lục địa. **C.** dòng biển. **D.** địa hình. **Câu 14:** Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do **A.** góc chiếu của tia bức xạ thay đổi. **B.** mặt đất nhận nhiệt nhanh chóng. **C.** mặt đất tỏa nhiệt nhanh chóng. **D.** mặt đất bức xạ mạnh khi lên cao. **Câu 15: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20^0^ lớn hơn ở xích đạo là do** **A.** góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ **20^0^** lớn hơn. **B.** không khí ở vĩ độ **20^0^** trong, ít khí bụi hơn. **C.** bề mặt trái đất ở vĩ độ **20^0^** ít đại dương. **D.** tầng khí quyển ở vĩ độ **20^0^** mỏng hơn. **Câu 16:** Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là **A.** Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam. **B.** Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam. **C.** Tây Bắc ở cả 2 bán cầu. **D.** Tây Nam ở cả 2 bán cầu. **Câu 17:** Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là **A.** không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng. **B.** không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng. **C.** không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. **D.** không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. **Câu 18:** Khi không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ **A.** giảm do không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. **B.** tăng do mật độ phân tử trong không khí tăng lên. **C.** tăng do không khí chứa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô. **D.** giữ nguyên do hơi nước và không khí khô bằng nhau. **Câu 19:** Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng **A.** Đông Bắc. **B.** Đông Nam. **C.** Tây Bắc. **D.** Tây Nam. **Câu 20:** Gió mùa là loại gió thổi theo mùa với đặc tính như thế nào? **A.** Mùa hạ gió nóng khô, mùa đông gió lạnh ẩm. **B.** Mùa hạ gió nóng ẩm, mùa đông gió lạnh khô. **C.** Mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp. **D.** Mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh ẩm. **Câu 21:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất? **A.** Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau. **B.** Các đai áp cao và áp thấp đối xứng qua xích đạo. **C.** Các đai khí áp được hình thành chỉ do nhiệt lực. **D.** Các đai khí áp bị chia cắt thành khu khí áp riêng. **Câu 22:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về sự phân bố của khí áp? **A.** Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính. **B.** Gió thường xuất phát từ các áp cao. **C.** Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi một đai áp thấp. **D.** Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường kinh tuyến. **Câu 23:** Tên gọi của gió Tây ôn đới là do **A.** hoạt động mạnh ở vùng ôn đới với hướng chủ yếu là hướng Tây. **B.** hoạt động mạnh ở vùng nhiệt đới với hướng chủ yếu là hướng Tây. **C.** thổi theo hướng chính Tây. **D.** chỉ thổi ở vùng ôn đới. **Câu 24: Khối khí có đặc điểm rất nóng là** **A. khối khí cực.** **B. khối khí ôn đới.** **C. khối khí chí tuyến.** **D. khối khí xích đạo.** **Câu 25:** Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? **A.** Xích đạo, chí tuyến. **B.** Chí tuyến, cực. **C.** Cực, xích đạo. **D.** Ôn đới, chí tuyến. **Câu 26:** Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực? **A.** Xích đạo, chí tuyến. **B.** Chí tuyến, cực. **C.** Cực, xích đạo. **D.** Ôn đới, chí tuyến. **Câu 27:** Nhân tố nào sau đây **không** ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp? **A.** Độ cao. **B.** Nhiệt độ. **C.** Độ ẩm. **D.** Hướng gió. **Câu 28:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với sự thay đổi của khí áp? **A.** Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm. **B.** Độ cao càng tăng, khí áp giảm. **C.** Có nhiều hơi nước, khí áp giảm. **D.** Độ hanh khô tăng, khí áp giảm. **Câu 29:** Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp? **A.** Không khí càng loãng, khí áp giảm. **B.** Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng. **C.** Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng. **D.** Không khí càng khô, khí áp giảm. **Câu 30:** Trị số khí áp **A.** tỉ lệ nghịch với tỉ trọng không khí. **B.** tỉ lệ thuận với nhiệt độ không khí. **C. tỉ lệ** thuận với độ ẩm tuyệt đối. **D.** tỉ lệ nghịch với độ cao cột khí. **Câu 31:** Nguyên nhân sinh ra gió là **A.** áp cao và áp thấp. **B.** frông và dải hội tụ. **C.** lục địa và đại dương. **D.** hai sườn của dãy núi. **Câu 32:** Loại gió nào sau đây **không** phải là gió thường xuyên? **A.** Gió Tây ôn đới. **B.** Gió Mậu dịch. **C.** Gió Đông cực. **D.** Gió mùa. **Câu 33:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với gió mùa? **A.** Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương. **B.** Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền. **C.** Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra. **D.** Thường xảy ra ở phía đông đới nóng. **Câu 34:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với gió biển, gió đất? **A.** Được hình thành ở vùng ven biển. **B.** Hướng thay đổi theo ngày và đêm. **C.** Có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm. **D.** Có sự giống nhau về nguồn gốc. **Câu 35:** Loại gió sau khi trút hết ẩm ở sườn núi bên này sang sườn núi bên kia trở nên khô và rất nóng là gió **A.** đất. **B.** biển. **C.** phơn. **D.** mùa. **Câu 36:** Không khí khô khi từ đỉnh núi xuống chân núi, trung bình 100 m tăng **A.** 0,6°C. **B.** 0,8°C. **C.** l,0°C. **D.** l,2°C. **Câu 37:** Không khí ẩm khi từ chân núi lên đỉnh núi, trung bình 100 m giảm **A.** 0,6°C. **B.** 0,8°C. **C.** l,0°C. **D.** l,2°C. **Câu 38:** Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do **A.** Luôn có gió từ trung tâm thổi đi. **B.** Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài. **C.** Không khí ẩm được đẩy lên cao. **D.** Không khí ẩm không được bốc lên. **Câu 39:** Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do **A.** nóng. **B.** lạnh. **C.** khô. **D.** ẩm. **Câu 40:** Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường **A.** nóng. **B.** lạnh. **C.** khô. **D.** mưa. **Câu 41:** Nơi nào sau đây có mưa ít? **A.** Nơi có dòng biển lạnh đi qua. **B.** Nơi có dòng biển nóng đi qua. **C.** Nơi có frông hoạt động nhiều. **D.** Nơi có dải hội tụ nhiệt đới. **Câu 42:** Tại một dãy núi, thường có mưa nhiều ở **A.** sườn khuất gió. **B.** sườn núi cao. **C.** đỉnh núi cao. **D.** sườn đón gió. **Câu 43:** Những địa điểm nào sau đây thường có mưa ít? **A.** Khu vực khí áp thấp, nơi có frông hoạt động. **B.** Nơi có dải hội tụ nhiệt đới, khu vực áp cao. **C.** Sườn núi khuất gió, nơi có dòng biển lạnh. **D.** Miền có gió mùa, nơi có gió luôn thổi đến. **Câu 44:** Nơi có ít mưa thường là ở **A.** xa đại dương. **B.** gần đại dương. **C.** khu vực khí áp thấp. **D.** trên dòng biển nóng. **Câu 45:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất? **A.** Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. **B.** Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. **C.** Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình. **D.** Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực. **Câu 46:** Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất? **A.** Mưa không nhiều ở vùng xích đạo. **B.** Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. **C.** Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới. **D.** Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực. **Câu 47:** Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều? **A.** Dòng biển lạnh. **B.** Dải hội tụ nhiệt đới. **C.** Gió Mậu dịch. **D.** Gió Đông cực. **Câu 48:** Các nhân tố nào sau đây thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh? **A.** Frông ôn đới, gió Mậu dịch. **B.** Dải hội tụ nhiệt đới, frông ôn đới. **C.** Gió Mậu dịch, gió Đông cực. **D.** Gió Đông cực, frông ôn đới. **Câu 49:** Miền có gió mùa thì có mưa nhiều vì **A.** gió luôn thổi từ đại dương đem mưa vào lục địa. **B.** gió luôn thổi từ lục địa ra đại dương. **C.** gió hay thổi theo mùa và gây mưa lớn liên tục. **D.** trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa. **Câu 50:** Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30^0^ Bắc từ Đông sang Tây **A.** tăng dần. **B.** giảm dần. **C.** không giảm. **D.** không tăng. **Câu 51:** Nhận định nào sau đây chưa chính xác? **A.** Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa. **B.** Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa. **C.** Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh. **D.** Khi xuất hiện frông, không khí sẽ có sự nhiễu loạn động mạnh. **Câu 52:** Nước mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ **A.** đại dương. **B.** ao hồ, rừng cây. **C.** nước ngầm. **D.** gió thổi đến. **3. VẬN DỤNG** **Câu 1:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với vai trò hoặc đặc điểm của khí quyển? **A.** Là lớp không khí bao quanh Trái Đất. **B.** Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời. **C.** Rất quan trọng cho phát triển sinh vật. **D.** Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôzôn. **Câu 2:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với các khối khí? **A.** Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau. **B.** Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở lục địa. **C.** Vị trí địa lí quy định tính chất của các khối khí. **D.** Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển. **Câu 3:** Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí **A.** xích đạo và chí tuyến. **B.** chí tuyến và ôn đới. **C.** ôn đới và cực. **D.** cực và xích đạo. **Câu 4:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương? **A.** Lục địa có nhiệt độ trung bình cực đại cao nhất. **B.** Lục địa có nhiệt độ trung bình cực tiểu thấp nhất. **C.** Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ. **D.** Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ. **Câu 5:** Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí **A.** xích đạo và chí tuyến. **B.** chí tuyến và ôn đới. **C.** ôn đới và cực. **D.** cực và xích đạo. **Câu 6:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với frông? **A.** Có frông nóng và frông lạnh. **B.** Là nơi có nhiễu loạn thời tiết. **C.** Hai bên khác biệt về nhiệt độ. **D.** Hướng gió hai bên giống nhau. **Câu 7:** Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do **A.** diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn. **B.** thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn. **C.** diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn. **D.** mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn. **Câu 8:** Càng về vĩ độ cao **A.** nhiệt độ trung bình năm càng lớn. **B.** biên độ nhiệt độ năm càng cao. **C.** góc chiếu của tia mặt trời càng lớn. **D.** thời gian có sự chiếu sáng càng dài. **Câu 9:** Nhiệt độ không khí **không** thay đổi theo **A.** độ cao địa hình. **B.** độ dốc địa hình. **C.** hướng sườn núi. **D.** hướng dãy núi. **Câu 10:** Cho bảng số liệu: Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C) **Vĩ độ** **0°** **20°** **30°** **40°** **50°** **60°** **70°** **80°** ------------- -------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- Bán cầu Bắc 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0 Bán cầu Nam 1,8 5,9 7,0 4,9 4,3 11,8 19,5 28,7 Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí? **A.** Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. **B.** Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. **C.** Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam. **D.** Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao. **Câu 11:** Cho bảng số liệu: Biến trình nhiệt độ không khí trên đại dương và lục địa (°C) +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | Biến | Biến | | | | | | trình đại | trình lục | | | | | | dương, | địa, | | | | | | đảo | | | | | | | Hêbrit | Kirren | | | | | | (57°32 B) | (57°47 B) | | | | | +===========+===========+===========+===========+===========+===========+ | Tháng | Tháng | Biên độ | Tháng | Tháng | Biên độ | | lạnh nhất | nóng nhất | | lạnh nhất | nóng nhất | | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | 3 (5°C) | 8 | 7,8°c | 1 | 7 | 45,9°c | | | (12,8°C) | | (-27,3'C) | (18,6°C) | | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ Nhận xét nào sau đây đúng về biến trình nhiệt độ không khí trên đại dương và lục địa? **A.** Đại dương có biên độ nhiệt độ năm cao hơn lục địa. **B.** Đại dương có trị số tháng lạnh nhất cao hơn lục địa. **C.** Đại dương có trị số tháng nóng nhất cao hơn lục địa. **D.** Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất ở đại dương lớn hơn lục địa. **Câu 12:** Khi ở chân núi nhiệt độ không khí là 32^0^C đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở đỉnh núi lúc đó là **A.** 10^0^C. **B.** 17^0^C. **C.** 19^0^C. **D.** 20^0^C. **Câu 13: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì** **A.** Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. **B.** Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương. **C.** Nước hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt chậm hơn đất đá. **D.** Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương. **Câu 14:** Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa là do **A.** có ít gió thổi đến, độ ẩm không khí rất thấp. **B.** nằm sâu trong lục địa, độ ẩm không khí rất thấp. **C.** chỉ có không khí khô bốc lên cao, độ ẩm rất thấp. **D.** không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi. **Câu 15:** Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do **A.** đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn. **B.** chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. **C.** đây là khu vực áp cao. **D.** có lớp phủ thực vật thưa thớt. **Câu 16:** Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do **A.** sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. **B.** sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. **C.** các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. **D.** hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. **Câu 17:** Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á là **A.** mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và ẩm. **B.** mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô. **C.** mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và ẩm. **D.** mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và khô. **Câu 18:** Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do **A.** ban đêm ở đất liền có gió núi, thung lũng. **B.** ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền. **C.** ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biển. **D.** ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển. **Câu 19:** Vào mùa hạ, vùng biển Đông thường có bão là do **A.** hình thành vùng áp cao. **B.** hình thành vùng áp thấp. **C.** ảnh hưởng của dòng biển nóng. **D.** ảnh hưởng của gió mùa. **Câu 20:** Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa? **A.** Giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa. **B.** Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. **C.** Các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. **D.** Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. **Câu 21:** Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam có tính chất **A.** lạnh, khô. **B.** lạnh, ẩm. **C.** nóng, khô. **D.** nóng, ẩm. **Câu 22:** Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng **A.** đầu buổi chiều. **B.** đầu buổi tối. **C.** lúc giữa khuya. **D.** lúc gần sáng. **Câu 23:** Gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng **A.** đầu buổi chiều. **B.** đầu buổi tối. **C.** giữa khuya. **D.** gần sáng. **Câu 24:** Nơi nào sau đây có mưa ít? **A.** Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh. **B.** Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp. **C.** Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí. **D.** Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi. **Câu 25:** Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều? **A.** Nơi ở rất sâu giữa lục địa. **B.** Miền có gió Mậu dịch thổi. **C.** Miền có gió thổi theo mùa. **D.** Nơi dòng biển lạnh đi qua. **Câu 26:** Những địa điểm nào sau đây thường có mưa nhiều? **A.** Nơi ở rất sâu giữa lục địa, nơi có áp thấp. **B.** Miền có gió Mậu dịch thổi, nơi có áp thấp. **C.** Miền có gió thổi theo mùa, nơi có áp thấp. **D.** Nơi dòng biển lạnh đi qua, nơi có áp thấp. **Câu 27:** Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do **A.** các khu khí áp cao hoạt động quanh năm. **B.** các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương. **C.** có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến. **D.** có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ. **Câu 28:** Những khu vực nằm ven dòng biển nóng có mưa nhiều tiêu biểu như **A.** Tây Âu, Đông Braxin. **B.** Tây Nam Phi, Tây Nam Nam Mĩ. **C.** Tây Âu, Đông Nam Á. **D.** Đông Á, Đông Phi. **4. VẬN DỤNG CAO** **Câu 1:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về tính chất của các khối khí? **A.** Khối khí cực rất lạnh. **B.** Khối khí chí tuyến rất nóng. **C.** Khối khí xích đạo nóng ẩm. **D.** Khối khí ôn đới lạnh khô. **Câu 2:** Từ xích đạo về cực là các khối khí lần lượt là **A.** Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. **B.** Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực. **C.** Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến. **D.** Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới. **Câu 3:** Trên bề mặt Trái Đất **không** có khối khí nào sau đây? **A.** Chí tuyến lục địa. **B.** Xích đạo lục địa. **C.** Ôn đới lục địa. **D.** Cực lục địa. **Câu 4:** Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo **A.** góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. **B.** thay đổi tính chất của bề mặt đệm. **C.** thời gian bề mặt đất nhận được. **D.** chiều dày của các tầng khí quyển. **Câu 5: Vào mùa hạ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí** **A.** ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương. **B.** chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa. **C.** chí tuyến hải dương và xích đạo. **D.** xích đạo của cả hai bán cầu. **Câu 6:** Ý nào **không** phải là nguyên nhân làm cho xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến? **A.** Xích đạo là vùng có nhiều rừng. **B.** Xích đạo có lượng mưa lớn hơn. **C.** Xích đạo có diện tích lục địa nhỏ hơn. **D.** Xích đạo là vùng có ít địa hình núi cao. **Câu 7:** Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2500m, nhiệt độ của không khí trong gió là 13^0^C thì khi xuống đến độ cao 300m, nhiệt độ không khí trong gió sẽ là **A.** 31^0^C. **B.** 33^0^C. **C.** 35^0^C. **D.** 37^0^C. **Câu 8:** Sườn đông dãy Trường Sơn nước ta có gió phơn khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây? **A.** Có khí áp cao. **B.** Gió Mậu Dịch thổi đến **C.** Gió khô Tây Nam thổi đến. **D.** Ảnh hưởng của địa hình chắn gió. **Câu 9:** Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ hai khối khí **A.** chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa. **B.** chí tuyến hải dương và cận xích đạo. **C.** chí tuyến lục địa và cận xích đạo gió mùa. **D.** xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam. **Câu 10:** Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do **A.** sự thay đổi độ ẩm theo thời gian. **B.** sự thay đổi của hướng gió mùa. **C.** sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương. **D.** chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm. **Câu 11:** Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta có **A.** gió mùa, gần biển. **B.** gió Mậu dịch. **C.** gió đất, gió biển. **D.** gió Tây ôn đới. **Câu 12:** Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất của gió phơn ở nước ta là **A.** Bắc Trung Bộ. **B.** Tây Bắc. **C.** Tây Nguyên. **D.** Duyên hải Nam Trung Bộ. **Câu 13: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục, nguyên nhân chủ yếu là do** **A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.** **B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.** **C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.** **D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.** **Câu 14: Kiểu khí hậu Địa Trung Hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là** **A. nhiệt độ trung bình năm cao nhất.** **B. lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất.** **C. biên độ nhiệt độ năm cao nhất.** **D. mưa tập trung vào mùa đông.** **Câu 15:** Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió **A.** Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương. **B.** Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc. **C.** tây nam từ Bắc Ân Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc. **D.** từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc. **Câu 16:** Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á vào mùa hạ? **A.** Tín phong bán cầu Bắc. **B.** Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo. **C.** Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương. **D.** Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến. **Câu 17:** Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là **A.** áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển nóng. **B.** áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển lạnh. **C.** dải hội tụ nhiệt đới, frông nóng, gió Mậu dịch. **D.** dải hội tụ nhiệt đới, các núi cao, gió Mậu dịch. **Câu 18:** Vào mùa Thu - Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là **A.** Trường Sơn Đông. **B.** Trường Sơn Tây. **C.** cả hai sườn đều mưa nhiều. **D.** không có sườn nào. **Câu 19:** Hiện tượng mưa ngâu của nước ta liên quan đến sự xuất hiện của gió Đông Nam và **A.** frông cực. **B.** frông nóng. **C.** frông lạnh. **D.** dải hội tụ nhiệt đới. **Câu 20:** Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là **A.** A-ta-ca-ma, Na-míp. **B.** Gô-bi, Na-míp. **C.** A-ta-ca-ma, Xa ha ra. **D.** Na-míp, Tac-la-ma-can. **Câu 21:** Những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế...chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình và **A.** gió mùa. **B.** áp cao. **C.** gió Tây ôn đới. **D.** gió đất, gió biển. **BÀI 11: THỦY QUYỂN, NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA** **1. NHẬN BIẾT** **Câu 1.** Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở **A.** biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông, suối, hồ. **B.** biển, đại dương; nước trên lục địa; hơi nước trong khí quyển. **C.** sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương. **D.** sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương, hơi nước. **Câu 2:** Nước trên lục địa gồm nước ở **A.** trên mặt, nước ngầm. **B.** trên mặt, hơi nước. **C.** nước ngầm, hơi nước. **D.** băng tuyết, sông, hồ. **Câu 3:** Nước băng tuyết ở thể nào sau đây? **A.** Rắn. **B.** Lỏng. **C.** Hơi. **D.** Khí. **Câu 4:** Nguồn gốc hình thành băng là do **A.** nhiệt độ hạ thấp ở những nơi núi cao có nguồn nước ngọt. **B.** tuyết rơi trong thời gian dài, nhiệt độ thấp không ổn định. **C.** tuyết rơi ở nhiệt độ thấp, tích tụ và nén chặt thời gian dài. **D.** nước ngọt gặp nhiệt độ rất thấp, tích tụ trong nhiều năm. **Câu 5:** Băng hà có tác dụng chính trong việc **A.** dự trữ nguồn nước ngọt. **B.** điều hoà khí hậu. **C.** hạ thấp mực nước biển. **D.** nâng độ cao địa hình. **Câu 6:** Nước ngầm được gọi là **A.** kho nước mặn của Trái Đất. **B.** nền tảng nâng đỡ địa hình. **C.** nguồn gốc của sông suối. **D.** kho nước ngọt của Trái Đất. **Câu 7:** Nguồn nước ngầm **không** phụ thuộc vào **A.** nguồn cung cấp nước mặt. **B.** độ mặn của nước biển. **C.** đặc điểm bề mặt địa hình. **D.** sự thấm nước của đất đá. **Câu 8:** Nguồn cung cấp nước ngọt ngầm **khôn**g phải là **A.** nước mưa. **B.** băng tuyết. **C.** nước trên mặt. **D.** nước ở biển. **Câu 9:** Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là **A.** nước ngầm. **B.** chế độ mưa. **C.** địa hình. **D.** thực vật. **Câu 10:** Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là **A.** địa hình. **B.** chế độ mưa. **C.** băng tuyết. **D.** thực vật. **Câu 11:** Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông? **A.** Nước ngầm. **B.** Băng tuyết. **C.** Địa hình. **D.** Thực vật. **Câu 12:** Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến chế độ nước sông? **A.** Chế độ mưa. **B.** Băng tuyết. **C.** Địa thế. **D.** Dòng biển. **2. THÔNG HIỂU**l **Câu 1:** Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để sử dụng lâu dài nguồn nước ngọt trên Trái Đất? **A.** Nâng cao sự nhận thức. **B.** Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. **C.** Giữ sạch nguồn nước. **D.** Phân phối lại nguồn nước ngọt. **Câu 2:** Tổng lượng nước sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố là **A.** lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. **B.** lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm. **C.** nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. **D.** nước ngầm, địa hình, thảm thực vật. **Câu 3:** Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là **A.** điều hoà chế độ nước. **B.** giảm số phụ lưu sông. **C.** nhiều thung lũng. **D**. tạo địa hình dốc. **Câu 4:** Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng là do có **A.** địa hình phức tạp. **B.** nhiều thung lũng. **C.** nhiều đỉnh núi cao. **D.** địa hình dốc hơn. **Câu 5:** Ở đồng bằng, lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do **A.** bề mặt địa hình bằng phẳng. **B.** lớp phủ thổ nhưỡng mềm. **C.** tốc độ nước chảy nhanh. **D.** tổng lưu lượng nước lớn. **Câu 6:** Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà? **A.** Nước mưa chảy trên mặt. **B.** Các mạch nước ngầm. **C.** Địa hình đồi núi dốc nhiều. **D.** Bề mặt đất đồng bằng rộng. **Câu 7:** Phần lớn lượng nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc từ **A.** nước trên mặt thấm xuống. **B.** nước từ biển, đại dương thấm vào. **C.** nước từ dưới lớp vỏ Trái Đất ngấm ngược lên. **D.** khi hình thành Trái Đất nước ngầm đã xuất hiện. **Câu 8:** Việc phá rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là **A.** mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết. **B.** sông sẽ không còn nước, quanh co uốn khúc. **C.** mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn cạn kiệt. **D.** mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp. **Câu 9:** Mực nước ngầm trên lục địa ít phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? **A.** Nguồn cung cấp nước nhiều hay ít. **B.** Nước từ biển, đại dương thấm vào. **C.** Tình trạng của lớp phủ thực vật. **D.** Địa hình và cấu tạo của đất, đá. **Câu 10:** Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là **A.** độ dốc và chiều rộng. **B.** độ dốc và vị trí. **C.** chiều rộng và hướng chảy. **D.** hướng chảy và vị trí. **3. VẬN DỤNG** **Câu 1:** Ngày nước Thế giới hàng năm là **A.** 21/1. **B.** 22/3. **C.** 23/3. **D.** 24/4. **Câu 2:** Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước **A.** vào mùa hạ. **B.** vào mùa xuân. **C.** quanh năm. **D.** theo mùa. **Câu 3:** Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa **A.** xuân và hạ. **B.** hạ và thu. **C.** thu và đông. **D.** đông và xuân. **Câu 4:** Sông nằm trong khu vực ôn đới lạnh thường nhiều nước nhất vào các mùa **A.** xuân và hạ. **B.** hạ và thu. **C.** thu và đông. **D.** đông và xuân. **Câu 5:** Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là **A.** nước mặt. **B.** nước ngầm. **C.** băng tuyết. **D.** nước mưa. **Câu 6:** Sông ngòi ở miền khí hậu nào sau đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô"? **A.** Khí hậu hàn đới. **B.** Khí hậu xích đạo. **C.** Khí hậu nhiệt đới gió mùa. **D.** Khí hậu cận nhiệt đới khô. **Câu 7:** Nhận định nào sau đây **không** đúng? **A.** Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ dốc. **B.** Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào bề ngang. **C.** Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào hướng. **D.** Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào lưu lượng. **Câu 8:** Nhận định nào sau đây là **không** đúng? **A.** Nguồn nước ngầm ở các đồng bằng nhiều hơn ở miền núi. **B.** Nơi có lớp phủ thực vật phong phú lượng nước ngầm kém. **C.** Những khu vực địa hình dốc lượng nước ngầm thường rất ít. **D.** Những khu vực có lượng mưa lớn lượng nước ngầm rất dồi dào. **Câu 9:** Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là? **A.** Đắp đập ngăn chặn dòng chảy. **B.** Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện. **C.** Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. **D.** Thường xuyên nạo vét lòng sông. **4. VẬN DỤNG CAO** **Câu 1:** Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm? **A.** Mùa hạ. **B.** Mùa đông. **C.** Mùa xuân. **D.** Mùa thu. **Câu 2:** Nguyên nhân làm cho sông ở hải đảo của Đông Nam Á có chế độ nước điều hoà là do **A.** chịu ảnh hưởng của gió mùa. **B.** nằm trong đới khí hậu ôn đới. **C.** nằm trong đới khí hậu xích đạo. **D.** nằm trong đới khí hậu cận nhiệt. **Câu 3:** Nguyên nhân chính làm cho sông Mê Công có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là do **A.** sông Mê Công dài hơn sông Hồng. **B.** sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa. **C.** thuỷ điện Hoà Bình làm sông Hồng chảy thất thường. **D.** Biển Hồ giúp điều hoà nước sông Mê Công. **Câu 4:** Sông ngòi ở kiểu khí hậu nào dưới đây có lũ vào mùa xuân? **A.** ôn đới lục địa. **B.** cận nhiệt lục địa. **C.** nhiệt đới lục địa. **D.** nhiệt đới gió mùa. **Câu 5:** Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? **A.** Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. **B.** Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. **C.** Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn. **D.** Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. **Câu 6:** Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? **A.** Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh. **B.** Sông lớn, lòng sông rộng, nhiều phụ lưu. **C.** Sông dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn. **D.** Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. **\ ** **BÀI 12: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG** **1. NHẬN BIẾT** **Câu 1:** Độ muối trung bình của nước biển là **A.** 33 *‰*. **B.** 34 *‰*. **C.** 35*‰*. **D.** 36*‰*. **Câu 2:** Độ muối của nước biển **không** phụ thuộc vào **A.** lượng mưa. **B.** lượng bốc hơi. **C.** lượng nước ở các hồ đầm. **D.** lượng nước sông chảy ra. **Câu 3:** Nhiệt độ trung bình của đại dương thế giới là **A.** 15,5°C. **B.** 16,5°C. **C.** 17,5°C. **D.** 18,5°C. **Câu 4:** Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều **A.** thẳng đứng. **B.** xoay tròn. **C.** chiều ngang. **D.** xô vào bờ. **Câu 5:** Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do **A.** mưa. **B.** núi lửa. **C.** động đất. **D.** gió. **Câu 6:** Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do **A.** gió. **B.** bão. **C.** động đất. **D.** đánh bắt hải sản. **Câu 7:** Sóng xô vào bờ **không** phải là do **A.** gió. **B.** bão. **C.** áp thấp. **D.** dòng biển. **Câu 8:** Nguyên nhân chủ yếu gây ra thuỷ triều là do **A.** sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. **B.** sức hút của hành tinh ở thiên hà. **C.** hoạt động của các dòng biển lớn. **D.** hoạt động của núi lửa, động đất. **Câu 9:** Phát biểu nào sau đây **khôn**g đúng với dao động của thuỷ triều? **A.** Dao động thường xuyên. **B.** Dao động theo chu kì. **C.** Chỉ do sức hút Mặt Trời. **D.** khác nhau ở các biển. **Câu 10:** Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất? **A.** Xích đạo. **B.** Chí tuyến. **C.** Ôn đới. **D.** Vùng cực. **Câu 11:** Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong **A.** các dòng sông lớn. **B.** các ao hồ. **C.** các đầm lầy. **D.** các biển và đại dương. **Câu 12:** Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất? **A.** Thẳng hàng. **B.** Vòng cung. **C.** Đối xứng. **D.** Vuông góc. **Câu 13:** Sóng biển là **A.** hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. **B.** sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ. **C.** hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. **D.** sự di chuyển của nước biển theo các hướng khác nhau. **Câu 14:** Các dòng biển nóng thường phát sinh từ **A.** hai bên chí tuyến. **B.** hai bên xích đạo. **C.** khoảng vĩ tuyến 30 - 40^0^. **D.** chí tuyến Bắc và Nam. **2. THÔNG HIỂU** **Câu 1:** Độ muối nước biển lớn nhất ở vùng **A.** xích đạo. **B.** chí tuyến. **C.** cực. **D.** ôn đới. **Câu 2:** Nhiệt độ nước biển phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ của **A.** không khí. **B.** đất liền. **C.** đáy biển. **D.** bờ biển. **Câu 3:** Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian? **A.** Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu. **B.** Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm. **C.** Buổi trưa có nhiệt độ thấp hơn buổi chiều. **D.** Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông. **Câu 4:** Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày **A.** trăng tròn và không trăng. **B.** trăng khuyết và không trăng. **C.** trăng khuyết và trăng tròn. **D.** không trăng và có trăng. **Câu 5:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với dao động của thuỷ triều? **A.** Là dao động của các khối nước biển và đại dương. **B.** Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có. **C.** Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng. **D.** Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn. **Câu 6:** Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm **A.** vuông góc với nhau. **B.** thẳng hàng với nhau. **C.** lệch nhau góc 45 độ. **D.** lệch nhau góc 60 độ. **Câu 7:** Lực hút của Mặt Trời đối với lớp nước trên Trái Đất yếu hơn lực hút của Mặt Trăng do **A.** Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng nhiều. **B.** Mặt Trời gần Trái Đất hơn Mặt Trăng. **C.** Mặt Trời xa Trái Đất hơn Mặt Trăng. **D.** Mặt Trời sáng hơn Mặt Trăng nhiều. **Câu 8:** Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương chủ yếu là do **A.** sức hút của Mặt Trăng. **B.** sức hút của Mặt Trời. **C.** các loại gió thường xuyên. **D.** địa hình các vùng biển. **Câu 9:** Sử dụng thủy triều **không** nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? **A.** Giao thông vận tải. **B.** Nuôi trồng thủy sản. **C.** Sản xuất điện năng. **D.** Giảm thiểu hạn hán. **Câu 10:** Sóng thần tàn phá nặng nề nhất ở khu vực nào? **A.** Ngoài khơi xa. **B.** Ngay tâm động đất. **C.** Ven bờ biển. **D.** Trên mặt biển. **Câu 11:** Ở vùng gió mùa hoạt động xuất hiện các dòng biển **A.** đổi chiều theo mùa. **B.** đổi chiều theo ngày. **C.** đổi chiều theo đêm. **D.** đổi chiều theo năm. **Câu 12:** Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm **A.** Thẳng hàng nhau. **B.** Đối xứng nhau. **C.** Xen kẻ nhau. **D.** Song song nhau. **3. VẬN DỤNG** **Câu 1:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới? **A.** Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên Xích đạo. **B.** Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 - 40° **C.** Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương. **D.** Có các dòng biển đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa. **Câu 2:** Ở vùng chí tuyến, bờ tây lục địa có khí hậu **A.** ẩm, mưa nhiều. **B.** khô, ít mưa. **C.** lạnh, ít mưa. **D.** nóng, mưa nhiều. **Câu 3:** Ở vùng ôn đới, bờ đông của đại dương có khí hậu **A.** lạnh, ít mưa. **B.** ấm, mưa nhiều. **C.** lạnh, khô hạn. **D.** nóng, ẩm ướt. **Câu 4:** Sóng thần có đặc điểm nào sau đây? **A.** Tốc độ truyền ngang rất nhanh. **B.** Gió càng mạnh sóng càng to. **C.** Tàn phá ghê gớm ngoài khơi. **D.** Càng gần bờ sóng càng yếu. **Câu 5:** Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào? **A.** Hướng đông. **B.** Hướng tây. **C.** Hướng bắc. **D.** Hướng nam. **Câu 6: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì** **A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.** **B. bề mặt các lục địa nhận được lượng bức xạ nhiều hơn.** **C. nước hấp thụ nhiệt chậm hơn và tỏa nhiệt chậm hơn.** **D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn các đại dương.** **Câu 7:** Các dòng biển nóng và dòng biển có điểm chung chủ yếu nào sau đây? **A.** Ảnh hưởng đến lượng mưa. **B.** Ảnh hưởng đến nhiệt độ. **C.** Ảnh hưởng đến khí áp. **D.** Ảnh hưởng đến gió. **4. VẬN DỤNG CAO** **Câu 1:** Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa độ muối và khối lượng riêng của nước biển? **A.** Độ mặn càng nhỏ thì khối lượng riêng càng lớn. **B.** Độ mặn càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ. **C.** Độ mặn càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn. **D.** Độ mặn càng nhỏ thì khối lượng riêng rất lớn. **Câu 2:** Ở vùng ôn đới, bờ tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của **A.** áp thấp ôn đới. **B.** dòng biển nóng. **C.** frông ôn đới. **D.** gió địa phương. **Câu 3:** Nơi nào sau đây có khí hậu ấm, mưa nhiều? **A.** Bờ đông đại dương ở vùng ôn đới. **B.** Bờ tây đại dương ở vùng ôn đới. **C.** Bờ tây lục địa ở vùng chí tuyến. **D.** Bờ đông lục địa ở vùng ôn đới. **Câu 4:** Các vòng hoàn lưu của dòng biển bán cầu Bắc có chiều **A.** ngược chiều kim đồng hồ. **B.** cùng chiều kim đồng hồ. **C.** từ bắc xuống nam. **D.** từ nam lên bắc. **Câu 5:** Người dân sống ven biển thường lợi dụng thủy triều để **A.** phát triển du lịch. **B.** đánh bắt cá. **C.** sản xuất muối. **D.** nuôi hải sản. **Câu 6:** Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành **A.** các ngư trường. **B.** các bãi tắm. **C.** các vịnh biển. **D.** các bãi san hô. **\ ** **BÀI 14: ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT** **1. NHẬN BIẾT** **Câu 1:** Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là **A.** tơi xốp. **B.** độ phì. **C.** độ ẩm. **D.** vụn bở. **Câu 2:** Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất **A.** tơi xốp ở bề mặt lục địa. **B.** rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất. **C.** mềm bở ở bề mặt lục địa. **D.** vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất. **Câu 3:** Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho **A.** sinh vật. **B.** động vật. **C.** thực vật. **D.** vi sinh vật. **Câu 4:** Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất? **A.** Đá mẹ. **B.** Khí hậu. **C.** Sinh vật. **D.** Địa hình. **Câu 5:** Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố **A.** đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. **B.** khí hậu, thạch quyển, sinh vật, địa hình, con người. **C.** đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người. **D.** khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản. **2. THÔNG HIỂU** **Câu 1:** Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là **A.** lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc. **B.** lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc. **C.** đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng. **D.** đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá. **Câu 2:** Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất là **A.** cung cấp vật chất hữu cơ. **B.** góp phần làm phá huỷ đá. **C.** hạn chế sự xói mòn, rửa trôi. **D.** phân giải, tổng hợp chất mùn. **Câu 3:** Loại đất nào sau đây **không** thuộc nhóm feralit? **A.** đất đỏ đá vôi. **B.** đất đỏ badan. **C.** đất phù sa cổ. **D.** đất ở núi đá. **Câu 4:** Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự hình thành đất? **A.** Nhiệt và ẩm. **B.** Ẩm và khí. **C.** Khí và nhiệt. **D.** Nhiệt và áp suất. **Câu 5:** Trong việc hình thành đất, khí hậu **không** có vai trò nào sau đây? **A.** Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí. **B.** Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất. **C.** Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật. **D.** Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất. **Câu 6:** Trong việc hình thành đất, thực vật **không** có vai trò nào sau đây? **A.** Cung cấp vật chất hữu cơ. **B.** Góp phần làm phá huỷ đá. **C.** Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi. **D.** Phân giải, tổng hợp chất mùn. **Câu 7:** Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất? **A.** Không đồng thời tác động. **B.** Tác động theo các thứ tự. **C.** Có mối quan hệ với nhau. **D.** Không ảnh hưởng nhau. **Câu 8:** Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình? **A.** độ ẩm. **B.** độ rắn. **C.** độ phì. **D.** nhiệt độ. **Câu 9:** Tác động đầu tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành của đất là **A.** làm cho đá gốc bị phá huỷ. **B.** cung cấp dinh dưỡng cho đất. **C.** làm cho đất ẩm, tơi xốp hơn. **D.** tăng khả năng chống xói mòn. **Câu 10:** Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua **A.** ánh sáng. **B.** nước. **C.** lớp phủ thực vật. **D.** nhiệt độ. **Câu 11:** Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò **A.** cung cấp các vật chất vô cơ có ở trong đất. **B.** góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá. **C.** phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. **D.** là nguồn cung cấp các chất hữu cơ cho đất. **Câu 12:** Những sản phẩm phá hủy từ đá gốc được gọi là **A.** thổ nhưỡng. **B.** đá mẹ. **C.** lớp phủ thổ nhưỡng. **D.** chất vô cơ. **Câu 13:** Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do **A.** trên núi cao áp suất không khí nhỏ. **B.** nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm. **C.** lượng mùn ít, sinh vật nghèo nàn. **D.** độ ẩm quá cao, lượng mưa nhiều. **Câu 14:** Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường **A.** mỏng, dễ xói mòn. **B.** bạc màu, ít chất dinh dưỡng. **C.** dày do bồi tụ. **D.** dày, giàu chất dinh dưỡng. **Câu 15:** Ở đồng bằng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng do **A.** phong hóa diễn ra mạnh. **B.** thảm thực vật đa dạng. **C.** thường xuyên bị ngập nước. **D.** quá trình bồi tụ chiếm ưu thế. **Câu 16:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở môi trường đới lạnh? **A.** Pôtdôn. **B.** Nâu và xám. **C.** Đen. **D.** Đài nguyên. **Câu 17:** Nhóm đất nào sau đây **không** phân bố ở môi trường đới ôn hòa? **A.** Pôtdôn. **B.** Nâu và xám. **C.** Đen. **D.** Đài nguyên. **Câu 18:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở môi trường đới nóng? **A.** Pôtdôn. **B.** Nâu và xám. **C.** Đỏ, nâu đỏ. **D.** Đen. **Câu 19:** Nhóm đất nào sau đây **không** phân bố ở môi trường đới ôn hòa? **A.** Pôtdôn. **B.** Đỏ, nâu đỏ. **C.** Nâu và xám. **D.** Đen. **Câu 20:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở môi trường đới ôn hòa? **A.** Pôtdôn. **B.** Đỏ, nâu đỏ. **C.** Feralit đỏ vàng. **D.** Đài nguyên. **Câu 21:** Nhóm đất nào sau đây **không** phân bố ở môi trường đới ôn hòa? **A.** Pôtdôn. **B.** Nâu và xám. **C.** Đen. **D.** Feralit đỏ vàng. **Câu 22:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật rừng lá kim? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 23:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu ôn đới lục địa (lạnh)? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 24:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật rừng lá rộng và rừng hỗn hợp? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Nâu và xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 25:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu ôn đới hải dương? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Nâu và xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 26:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật thảo nguyên? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Nâu và xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 27:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn)? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Nâu và xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 28:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật rừng cận nhiệt ẩm? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Đỏ vàng. **D.** Xám. **Câu 29:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Đỏ vàng **D.** Xám. **Câu 30** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Đỏ nâu **D.** Xám. **Câu 31:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 32:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc? **A.** Pôtdôn. **B.** Đen. **C.** Xám. **D.** Đỏ vàng. **Câu 33:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa? **A.** Xám. **B.** Pôt dôn. **C.** Đen. **D.** Đỏ vàng. **Câu 34:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật xavan? **A.** Đen. **B.** Đỏ, nâu đỏ. **C.** Xám. **D.** Đỏ vàng. **Câu 35:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa? **A.** Đen. **B.** Đỏ, nâu đỏ. **C.** Xám. **D.** Đỏ vàng. **Câu 36:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm? **A.** Đen. **B.** Xám. **C.** Feralit đỏ vàng. **D.** Đỏ nâu. **Câu 37:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa? **A.** Đen. **B.** Xám. **C.** Đỏ nâu. **D.** Feralit đỏ vàng. **Câu 38:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực rừng xích đạo? **A.** Đen. **B.** Feralit đỏ vàng. **C.** Xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 39:** Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu xích đạo? **A.** Đen. **B.** Feralit đỏ vàng. **C.** Xám. **D.** Đỏ nâu. **Câu 40:** Nhóm đất đen phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu **A.** ôn đới lục địa (lạnh). **B.** ôn đới lục địa (nửa khô hạn). **C.** cận nhiệt gió mùa. **D.** cận nhiệt địa trung hải. **Câu 41:** Nhóm đất pôtdôn phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu **A.** ôn đới lục địa (lạnh). **B.** ôn đới lục địa (nửa khô hạn). **C.** cận nhiệt gió mùa. **D.** cận nhiệt địa trung hải. **Câu 42:** Nhóm đất đài nguyên phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu **A.** ôn đới lục địa (lạnh). **B.** ôn đới hải dương. **C.** cận cực lục địa. **D.** cận nhiệt gió mùa. **Câu 43:** Nhóm đất feralit đỏ vàng phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu **A.** nhiệt đới gió mùa. **B.** cận nhiệt lục địa. **C.** nhiệt đới lục địa. **D.** cận nhiệt gió mùa. **Câu 44:** Nhóm đất feralit đỏ vàng phân bố ở khu vực có kiểu thảm thực vật **A.** xavan. **B.** rừng nhiệt đới ẩm. **C.** rừng cận nhiệt ẩm. **D.** thảo nguyên. **Câu 45:** Tương ứng với kiểu khí hậu xích đạo có nhóm đất **A.** đỏ, nâu đỏ. **B.** feralit đỏ vàng. **C.** nâu và xám. **D.** pôtdôn. **Câu 46:** Tương ứng với kiểu khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn) có nhóm đất **A.** đen. **B.** xám. **C.** đỏ vàng. **D.** đỏ nâu. **Câu 47:** Tương ứng với kiểu khí hậu cận cực lục địa có nhóm đất **A.** pôtdôn. **B.** đỏ vàng. **C.** đỏ, nâu đỏ. **D.** đài nguyên. **Câu 48:** Tương ứng với kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa có kiểu thảm thực vật **A.** rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. **B.** rừng cận nhiệt ẩm. **C.** hoang mạc và bán hoang mạc. **D.** rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. **Câu 49:** Tương ứng với kiểu khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật **A.** rừng lá kim. **B.** rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. **C.** thảo nguyên. **D.** rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. **Câu 50:** Sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao phụ thuộc chủ yếu vào **A.** nhiệt và ẩm. **B.** nhiệt và gió. **C.** ẩm và ánh sáng. **D.** ẩm và gió. **3. VẬN DỤNG** **Câu 1:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất? **A.** Nguồn cung cấp vật chất vô cơ. **B.** Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ. **C.** Quyết định thành phần khoáng vật. **D.** Quyết định thành phần cơ giới. **Câu 2:** Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất? **A.** Khí hậu. **B.** Sinh vật. **C.** Địa hình. **D.** Đá mẹ. **Câu 3:** Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất? **A.** Khí hậu. **B.** Sinh vật. **C.** Địa hình. **D.** Đá mẹ. **Câu 4:** Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất? **A.** Đá mẹ, khí hậu. **B.** Khí hậu, sinh vật. **C.** Sinh vật, đá mẹ. **D.** Địa hình, đá mẹ. **Câu 5:** Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất? **A.** Đá mẹ, khí hậu. **B.** Khí hậu, sinh vật. **C.** Sinh vật, đá mẹ. **D.** Địa hình, đá mẹ. **Câu 6:** Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là **A.** làm đá gốc bị phá huỷ. **B.** cung cấp chất hữu cơ. **C.** cung cấp chất vô cơ. **D.** tạo các vành đai đất. **Câu 7:** Vùng có tuổi đất già nhất là **A.** nhiệt đới. **B.** cực. **C.** ôn đới. **D.** cận cực. **Câu 8:** Vùng có tuổi đất trẻ nhất là **A.** nhiệt đới. **B.** cực. **C.** ôn đới. **D.** chí tuyến. **Câu 9:** Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên **A.** quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày. **B.** đá bị phá hủy mạnh, quá trình hình thành đất nhanh. **C.** quá trình phá hủy đá yếu, lớp vỏ phong hóa phủ dày. **D.** quá trình phá hủy đá yếu, sự hình thành đất chậm. **Câu 10:** Tác động nào sau đây **không** phải là tác động tích cực của con người đến sự hình thành đất? **A.** Thau chua, rửa mặn. **B.** Bón phân, cải tạo đất. **C.** Đốt rừng làm rẫy. **D.** Trồng thêm rừng. **Câu 11:** Tác động nào sau đây **không** phải là tác động tiêu cực của con người đến sự hình thành đất? **A.** Thau chua, rửa mặn. **B.** Bón nhiều phân hóa học. **C.** Đốt rừng làm rẫy. **D.** Sử dụng thuốc trừ sâu. **Câu 12:** Các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta thường bị sạt lở đất do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? **A.** Địa hình dốc, mưa theo mùa, mất lớp phủ thực vật. **B.** Địa hình dốc, tầng đất mỏng, có ít chất dinh dưỡng. **C.** Địa hình thấp, trũng, có nhiều sông lớn. **D.** Địa hình thấp, đất phù sa rất màu mỡ. **Câu 13:** Đất Feralit đỏ vàng **không** được hình thành trong điều kiện nào? **A.** Khí hậu cận nhiệt gió mùa. **B.** Khí hậu nhiệt đới gió mùa. **C.** Môi trường địa lí đới lạnh. **D.** Khí hậu cận xích đạo. **4. VẬN DỤNG CAO** **Câu 1:** Tác động rõ nhất của địa hình trong việc hình thành đất là **A.** cung cấp chất hữu cơ. **B.** cung cấp chất vô cơ. **C.** tạo các vành đai đất. **D.** làm phá huỷ đá gốc. **Câu 2:** Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là **A.** Đá mẹ. **B.** Khí hậu. **C.** Địa hình. **D.** Sinh vật. **Câu 3:** Hoạt động nào sau đây của con người **ít** làm biến đổi tính chất của đất? **A.** Nông nghiệp. **B.** Lâm nghiệp. **C.** Ngư nghiệp. **D.** Công nghiệp. **Câu 4:** Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là **A.** đá mẹ. **B.** khí hậu. **C.** sinh vật. **D.** địa hình. **Câu 5:** Phát biểu nào sau đây đúng nhất về hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của con người? **A.** Biến đổi tính chất đất. **B.** Đất ngày càng màu mỡ. **C.** Đất bị nhiễm độc nặng. **D.** Đất bị xói mòn, sạt lở. **Câu 6:** Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì đất sẽ có những đặc điểm nào sau đây? **A.** phong hóa mạnh, tầng đất mỏng. **B.** phong hóa yếu, tầng đất dày. **C.** tuổi đất già. **D.** tuổi đất trẻ. **Câu 7:** Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, loại đất nào được hình thành? **A.** Đất feralit. **B.** Đất Pốt-dôn. **C.** Đất đen. **D.** Đất đài nguyên. **Câu 8: Diện tích đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới tập trung nhiều nhất ở khu vực** **A. nội chí tuyến.** **B. chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc.** **C. vòng cực Bắc đến cực Bắc.** **D. chí tuyến Bắc đến cực Bắc.**