Câu hỏi dung sai chủ đề 6 - Sử 11 PDF
Document Details
Uploaded by SimplerFluxus2588
Tags
Summary
This document is a Vietnamese history exam paper, covering the topic of the East Sea and its significance to Vietnam. It includes questions and answers related to the history, geography, and importance of the East Sea to Vietnam's national sovereignty.
Full Transcript
CHỦ ĐỀ 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG BÀI 12 VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG Câu 1.Đọc đoạn tư liệu sau : “Ven Biển Đông có trên 530 cảng biển , trong đó có 2 cảng...
CHỦ ĐỀ 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG BÀI 12 VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG Câu 1.Đọc đoạn tư liệu sau : “Ven Biển Đông có trên 530 cảng biển , trong đó có 2 cảng lớn và hiện đại bậc nhất là cảng Xin –ga –po và cảng Hồng Kông. Khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản và 55 % lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN được vận chuyển qua tuyến đường này.” SGK lịch sử 11-bộ Cánh Diều –trang 79 a. Tất cả khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản và của các nước ASEAN được vận chuyển qua Biển Đông. S b. Biển Đông chỉ là tuyến giao thông đường biển huyết mạch của Xin – ga –po. S c. Đoạn tư liệu miêu tả về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.Đ d. Đoạn tư liệu phản ánh Biển Đông giữ vị trí là tuyến đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp.Đ Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau : “Quần đảo Hoàng sa ( trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa , thành phố Đà Nẵng)bao gồm 2 nhóm đảo chính : nhóm phía tây gồm một số đảo như Hoàng Sa , Tri Tôn , Hữu Nhật ….; nhóm phía Đông gồm các đảo tương đối lớn như Phú Lâm , Đa Cây , Linh Côn và các bãi ngầm , trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm. Quần đảo Trường Sa ( trực thuộc huyện đảo Trường Sa , tỉnh Khánh Hòa )đuợc chia thành 8 cụm là Song Tử , Thị Tứ , Trường Sa , Bình Nguyên …” a. Đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Trường Sa.S b. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.Đ c. Quần đảo Trường Sa bao gồm 2 nhóm đảo chính.S d. Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa bao gồm rất nhiều đảo lớn nhỏ.Đ Câu 3.Cho đoạn tư liệu về tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo: “+ Hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh vùng biển, vùng trời và đất liền. + Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu và giữa các nước châu Á với nhau. + Hệ thống đảo, quần đảo ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh.” a. Chỉ có Quần đảo Hoàng Sa nằm ở trung tâm Biển Đông.S b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Đ c. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Đ d. Các đảo, cụm đảo, quần đảo của Việt Nam đều thuận lợi cho xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân..phục vụ tuyến đường huyết mạch trên Biển Đông.Đ Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau : + Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng với hàng trăm loài bao gồm cả động vật, thực vật. Trong đó, cá và các loài động vật thân mềm như tôm, mực, hải sâm.... có trữ lượng lớn. Biển Đông cũng cung cấp nhiều loại thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu,... + Biển Đông còn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Bên cạnh đó, vùng biển này còn có những nguồn tài nguyên khác như: năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất..... a. Biển Đông có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏvà than đá.S b. Biển Đông có vai trò là nơi cung cấp nguồn tài nguyên phong phú để phát triển đất nước.Đ c. Tất cả các nước trên thế giới đều có quyền khai thác nguồn tài nguyên , sinh vật ở Biển Đông.S d.Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.Đ BÀI 13. VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây : “Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ Việt Nam dưới thời Nguyễn , được vẽ vào khoảng năm 1838 , ghi rõ “ Hoàng Sa ” , “ Vạn Lý Trường Sa ” thuộc lãnh thổ Việt Nam , phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong bài “ Địa lí Vương quốc Cô –chin –chi-na ” (Tạp chí Hội Địa lí Hoàng gia Luân Đôn , Tập 19 ,1849 ,tr.93)của Gút-láp , có đoạn ghi rõ Pa-ra- xeo (tức Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Cát Vàng ”. a. Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ Việt Nam dưới thời Trần.S b.Tạp chí nước Anh cũng khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.Đ c. Đại Nam nhất thống toàn đồ đã xác định “ Hoàng Sa ” , “ Vạn Lý Trường Sa ” thuộc lãnh thổ Việt Nam.Đ d. Đại Nam nhất thống toàn đồ là một trong những cơ sở quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục đấu tranh về mặt pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.Đ Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây : “+ Với những đặc trưng về khí hậu và cấu trúc đường bờ biển đa dạng, sự phong phú của các làng nghề, bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng, Việt Nam còn được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới, gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. + Vị trí của Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của Việt Nam với các nền văn hoá trên thế giới.” a. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới.Đ b. Đọc đoạn tư liệu trên khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.S c. Vị trí của Biển Đông là điều kiện để Việt Nam hội nhập với nền văn hoá trên thế giới.Đ d. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông còn tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành giao thông đường hàng không.S Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1954-1975) “+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. + Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…” a.Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tiếp nhận quần đảo Hoàng Sa sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương năm 1954.S b. Trong những năm 1954 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Đ c. Cử quân đồn trú , dựng bia chủ quyền là hành động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đ d. Thực thi chủ quyền biển đảo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa không bao gổm ban hành các văn bản hành chính nhà nước.S Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây : “- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chủ trương nhất quán trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. - Một số biện pháp thực hiện chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình của Việt Nam, là: Ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, như: Hiến pháp năm 2013; Luật biển Việt Nam năm 2012; Luật Dân quân tự vệ năm 2019; Tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các biển ở Biển Đông (DOC).” SGK lịch sử 11-bộ Cánh Diều trang 88 a. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ chối tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.S b. Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông.Đ c. Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.Đ d. Ban hành các văn bản pháp luật về biển là cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.Đ