Đề cương ôn tập môn Công nghệ Cơ khí 11

Document Details

Uploaded by Deleted User

Tags

engineering mechanical engineering materials science manufacturing

Summary

This document is a collection of questions from a mechanical engineering exam. It covers topics such as materials (metals, polymers), and manufacturing methods (casting, forging, machining).

Full Transcript

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I** **MÔN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11** **BÀI 4: VẬT LIỆU THÔNG DỤNG VÀ VẬT LIỆU MỚI** **DÙNG TRONG CƠ KHÍ** **Câu 1:** **Gang là hợp kim của sắt và carbon với đặc điểm nào sau đây?**\ A. Dẻo, chịu va đập tốt **B. Cứng, giòn, nhiệt độ nóng chảy thấp\ **C. Nhẹ, dẫn nhiệt cao...

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I** **MÔN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11** **BÀI 4: VẬT LIỆU THÔNG DỤNG VÀ VẬT LIỆU MỚI** **DÙNG TRONG CƠ KHÍ** **Câu 1:** **Gang là hợp kim của sắt và carbon với đặc điểm nào sau đây?**\ A. Dẻo, chịu va đập tốt **B. Cứng, giòn, nhiệt độ nóng chảy thấp\ **C. Nhẹ, dẫn nhiệt cao D. Bền, chống ăn mòn tốt\ **Câu 2:** **Loại gang nào thường dùng để chế tạo các chi tiết chịu va đập?**\ A. Gang xám B. Gang trắng\ **C. Gang dẻo** D. Gang đúc\ **Câu 3:** **Thép hợp kim thường chứa các nguyên tố nào sau đây?\ A. Kẽm, thiếc, chì** B. Crôm, niken, mangan\ C. Bạc, vàng, đồng D. Nhôm, magiê, silic\ **Câu 4: Đồng thau là hợp kim giữa đồng và nguyên tố nào?\ A. Kẽm** B. Nhôm\ C. Thiếc D. Sắt\ **Câu 5:** **Nhựa nhiệt rắn có đặc điểm gì nổi bật?**\ A. Dẫn nhiệt tốt, tái chế dễ dàng **B. Tính cơ học cao, chịu nhiệt tốt\ **C. Dẻo, dễ gia công, tái sử dụng D. Chống ăn mòn tốt, đàn hồi cao\ **Câu 6:** **Gốm ôxit thường được dùng để chế tạo sản phẩm nào sau đây?**\ A. Dao phay, ổ trượt, bạc lót **B. Lưỡi cắt, đá mài, đĩa cắt\ **C. Lốp xe, dây đai, vòng đệm D. Cánh quạt, vỏ máy, hộp số\ **Câu 7:** **Composite nền hữu cơ có đặc điểm nào nổi bật?**\ A. Cứng, bền cơ học cao **B. Nhẹ, chống ăn mòn tốt\ **C. Chịu nhiệt tốt, dẫn điện cao D. Bền, chống ma sát tốt\ **Câu 8:** **Ứng dụng của vật liệu nano trong cơ khí là gì?**\ **A. Làm lớp phủ chống ăn mòn, chịu nhiệt** B. Chế tạo dây dẫn điện, ổ trượt\ C. Dùng làm nhựa nhiệt rắn, đá mài D. Sản xuất bánh xe, vỏ hộp số **Câu 9:** **Một nhà máy sản xuất máy bay cần chọn vật liệu để chế tạo vỏ ngoài, yêu cầu vật liệu phải nhẹ, khả năng chống ăn mòn và dẫn nhiệt cao. Vật liệu nào sau đây là phù hợp nhất?** A. Gang xám. **B. Hợp Kim nhôm.** C. Composite nền kim loại. D. Nhựa nhiệt rắn. **BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG KHÔNG PHOI** **Câu 1: Phương pháp đúc là gì?**\ A. Gia công nguyên liệu bằng cách nén và kéo.\ **B. Gia công nguyên liệu bằng cách nấu chảy và rót vào khuôn.\ **C. Gia công nguyên liệu bằng cách tác động ngoại lực lớn.\ D. Ghép nối các chi tiết kim loại bằng nhiệt.\ **Câu 2: Phương pháp đúc trong khuôn kim loại có ưu điểm nào sau đây?\ **A. Khuôn chỉ sử dụng một lần.\ **B. Chất lượng sản phẩm cao hơn và khuôn tái sử dụng nhiều lần.\ **C. Sản phẩm chất lượng thấp, khuôn dễ bị hỏng.\ D. Khuôn làm từ cát và không thể tái chế.\ **Câu 3: Phương pháp rèn là gì?\ **A. Ghép nối kim loại bằng nguồn nhiệt.\ **B. Làm biến dạng phôi đã nung nóng bằng ngoại lực.\ **C. Nấu chảy kim loại và đổ vào khuôn.\ D. Tạo hình kim loại bằng cách mài phẳng bề mặt.\ **Câu 4: Hàn hơi phù hợp với loại sản phẩm nào?\ **A. Sản phẩm có nhiệt độ nóng chảy thấp. **B. Sản phẩm có kết cấu lớn, phức tạp.\ **C. Sản phẩm chịu lực nặng. D. Sản phẩm yêu cầu năng suất cao.\ **Câu 5: Ưu điểm của đúc trong khuôn cát là gì?\ **A. Dùng khuôn tái chế nhiều lần. **B. Chi phí thấp, phù hợp với sản phẩm phức tạp.\ **C. Sản phẩm có chất lượng cao và đồng nhất. D. Không cần gia công lại sau khi đúc.\ **Câu 6: Phương pháp rèn khuôn kim loại có đặc điểm gì?**\ A. Biến dạng tự do, thiết bị đơn giản. **B. Độ chính xác cao, năng suất cao.\ **C. Chỉ dùng cho kim loại mềm và dễ biến dạng. D. Không sử dụng khuôn, chi phí thấp.\ **Câu 7: Hàn là phương pháp gia công thường được sử dụng để\ **A. tạo các chi tiết chịu lực lớn. **B. ghép nối các chi tiết kim loại** C. gia công các sản phẩm yêu cầu độ cứng cao. D. tăng độ chính xác cho các sản phẩm phức tạp. **Câu 8. Một doanh nghiệp cần chế tạo một bình chứa hóa chất yêu cầu độ kín hoàn hảo và khả năng chịu áp suất cao. Phương pháp gia công không phoi nào dưới đây là phù hợp nhất?\ **A. Đúc trong khuôn cát. B. Rèn tự do. **C. Hàn hồ quang.** D. Đúc trong khuôn kim loại. **BÀI 8: PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT** **Câu 1: Phương pháp tiện là gì?\ A. Gia công cắt gọt bằng cách phối hợp chuyển động quay tròn của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt.\ **B. Gia công lỗ trên sản phẩm bằng chuyển động quay tròn của mũi khoan.\ C. Gia công bề mặt phẳng bằng dao cắt có nhiều lưỡi cắt tròn.\ D. Gia công bề mặt định hình bằng cách mài phẳng bề mặt.\ **Câu 2: Thiết bị thường sử dụng trong phương pháp tiện là gì?\ **A. Máy phay và dao phay. B. Máy khoan và mũi khoan.\ **C. Máy tiện và dao tiện.** D. Máy mài và bánh mài.\ **Câu 2: Phương pháp tiện có hạn chế nào sau đây?**\ A. Độ chính xác thấp, thời gian gia công dài.\ B. Khả năng tạo hình bị hạn chế và tiết kiệm vật liệu thấp.\ **C. Tạo rung động mạnh và khó gia công chi tiết mỏng.**\ D. Chỉ gia công được lỗ trên phôi đặc.\ **Câu 3: Phương pháp phay là gì?**\ **A. Gia công bề mặt định hình bằng chuyển động quay tròn của dao phay và tịnh tiến của phôi.**\ B. Gia công lỗ trên sản phẩm với độ chính xác cao.\ C. Gia công các bề mặt tròn xoay bằng dao cắt đơn.\ D. Gia công bề mặt phẳng bằng cách mài.\ **Câu 4: Ưu điểm của phương pháp phay là gì?**\ **A. Gia công được nhiều hình dạng bề mặt như mặt phẳng, mặt định hình.\ **B. Độ chính xác thấp, phù hợp gia công phá.\ C. Tiết kiệm vật liệu và tạo hình bề mặt tròn xoay.\ D. Chất lượng bề mặt gia công cao và không gây rung động.\ **Câu 5: Phương pháp khoan thường được sử dụng để:\ **A. Gia công các chi tiết mỏng với độ chính xác cao.\ **B. Gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm.\ **C. Gia công các bề mặt định hình phức tạp.\ D. Gia công mặt phẳng và mặt tròn xoay.\ **Câu 6: Ưu điểm của phương pháp khoan là gì?\ **A. Độ chính xác cao, phù hợp gia công chi tiết phức tạp.\ **B. Năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc.**\ C. Không gây rung động và dễ gia công chi tiết mỏng.\ D. Gia công bề mặt định hình và tiết kiệm vật liệu. **Câu 7: Một nhà máy cần gia công các lỗ trên một tấm kim loại dày với yêu cầu năng suất cao và không đòi hỏi độ chính xác bề mặt quá cao. Phương pháp gia công nào sau đây là phù hợp nhất?** A. Phay mặt phẳng. B. Tiện mặt côn. B. **Khoan không thông suốt** C. Tiện ren ngoài **BÀI 11: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ** **Câu 1: Khí nào được sử dụng để khử oxit sắt trong quá trình luyện gang?\ **A. CO₂. B. O₂. **C. CO.** D. H₂.\ **Câu 2: Phôi kim loại thường được chế tạo bằng phương pháp nào?\ **A. Tổng hợp hóa học và ép nhựa. **B. Đúc và gia công áp lực.\ **C. Mài và đánh bóng. D. Nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện.\ **Câu 3: Sản phẩm cơ khí được bảo quản như thế nào trong kho?\ A. Đặt trên giá kệ, kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng.\ B. Để trực tiếp dưới sàn nhà, đóng kín trong túi nhựa.\ **C. Bọc giấy báo và bảo quản trong thùng kín.\ D. Phủ dầu mỡ lên sản phẩm và để ngoài trời.\ **Câu 4: Trong lò luyện gang, khí nóng thoát ra được xử lý như thế nào?\ A. Dẫn ra ngoài qua ống dẫn và lỗ thoát.** B. Đốt cháy lại bên trong lò để tạo nhiệt.\ C. Thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. D. Làm lạnh và thu gom thành dạng lỏng.\ **Câu 5: Phôi phi kim loại được chế tạo bằng phương pháp nào?\ **A. Khai thác nguyên vật liệu và gia công áp lực. **B. Tổng hợp hóa học và chế tạo.\ **C. Đúc và xử lý bề mặt. D. Tiện, phay và khoan. **Câu 6:** **Trong quá trình sản xuất cơ khí, sản phẩm cần được bảo quản trong kho với mục đích chính là gì?** A. Tránh bị va chạm trong quá trình sử dụng. **B. Giữ gìn số lượng và chất lượng sản phẩm.** C. Thuận tiện hơn khi vận chuyển đến nhà máy. D. Tiết kiệm chi phí sản xuất và vận chuyển. **Câu 7: Trong các bước sản xuất cơ khí, bước nào đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cơ bản để tạo ra sản phẩm cơ khí?** A. Chế tạo cơ khí. B. Lắp ráp và kiểm tra. **C. Sản xuất phôi.** D. Đóng gói và vận chuyển. **Câu 8: Một nhà máy sản xuất máy công cụ cần chế tạo các chi tiết kim loại phức tạp với yêu cầu kích thước chính xác và bề mặt nhẵn mịn. Hãy xác định quy trình hợp lý nhất trong sản xuất cơ khí để đảm bảo chất lượng sản phẩm?** A. Khai thác nguyên liệu → Luyện kim → Gia công chi tiết → Lắp ráp và kiểm tra. B. Luyện kim → Đóng gói sản phẩm → Gia công chi tiết → Lắp ráp và kiểm tra. C. Sản xuất phôi → Gia công chi tiết → Lắp ráp chi tiết → Đóng gói và bảo quản. D. Gia công chi tiết → Lắp ráp và kiểm tra → Sản xuất phôi → Đóng gói và bảo quản. **BÀI 12: DÂY CHUYỂN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG ROBOT CÔNG NGHIỆP** **Câu 1: Robot công nghiệp là gì?**\ **A. Thiết bị tự động có tay máy và bộ điều khiển theo chương trình.\ **B. Máy móc tự động hoàn toàn, không cần sự điều khiển của con người.\ C. Thiết bị chỉ sử dụng trong việc vận chuyển phôi trên băng tải.\ D. Máy chuyên dụng để gia công các chi tiết lớn.\ **Câu 2: Công dụng nào sau đây là của robot công nghiệp?**\ **A. Thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại trong chu kỳ sản xuất.**\ B. Tăng thời gian làm việc của công nhân.\ C. Thay thế con người trong mọi công đoạn sản xuất.\ D. Giảm số lượng sản phẩm lỗi.\ **Câu 3: Trong hoạt động gia công và xử lý bề mặt, robot công nghiệp có ưu điểm nào?**\ **A. Tăng hiệu suất làm việc và đảm bảo chất lượng cao.\ **B. Loại bỏ hoàn toàn sai sót trong sản xuất.\ C. Thực hiện mọi công đoạn gia công mà không cần lập trình.\ D. Giảm thời gian vận hành và chi phí bảo trì.\ **Câu 4: Robot trong hoạt động kiểm tra đầu vào có nhiệm vụ gì?\ **A. Phân loại chi tiết thành phẩm và phế phẩm.\ **B. Cân và kiểm tra phôi trước khi đưa lên máy gia công.**\ C. Đóng gói và bảo quản các chi tiết đã gia công xong.\ D. Xử lý bề mặt các chi tiết trước khi gia công.\ **Câu 5: Robot sử dụng cảm biến hình ảnh trong hoạt động nào?**\ A. Gia công bề mặt. \` **B. Lắp ráp các chi tiết máy chính xác.**\ C. Vận chuyển phôi trên băng tải. D. Phun sơn bề mặt sản phẩm.\ **Câu 6: Robot phun sơn đảm bảo chất lượng bằng cách nào?\ A. Điều chỉnh độ dày lớp sơn và khoảng cách vòi phun.\ **B. Sử dụng nhiều vòi phun cùng lúc để tăng hiệu suất.\ C. Tăng tốc độ phun sơn để tiết kiệm thời gian.\ D. Phun sơn ngẫu nhiên và kiểm tra lại sau khi hoàn thành.\ **Câu 7: Trong dây chuyền sản xuất tự động, robot thực hiện kiểm tra đầu ra bằng cách nào?**\ **A. Sử dụng camera và quét 3D bề mặt chi tiết.** B. Phân loại sản phẩm theo màu sắc.\ C. Kiểm tra khối lượng sản phẩm trên băng tải. D. Đánh dấu các sản phẩm không đạt yêu cầu.\ **Câu 8: Tại sao robot công nghiệp lại được sử dụng trong các công việc nguy hiểm và độc hại?\ A. làm việc lâu dài không bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc vì robot**\ B. có khả năng sửa chữa và tự bảo trì.\ C. tự động hoàn toàn, không cần con người giám sát.\ D. có thể tự học để thích nghi với môi trường. **II. Câu trắc nghiệm đúng -- sai:** **Câu 1 :** *Hợp kim nhôm và hợp kim đồng là hai loại vật liệu cơ khí thông dụng, thường được sử dụng để chế tạo các chi tiết máy, dụng cụ và sản phẩm công nghiệp. Dựa vào các đặc điểm và ứng dụng của chúng, hãy đánh giá các nhận định sau là đúng hay sai:* a. Hợp kim nhôm có khả năng chống ăn mòn, dẫn điện tốt và thường được dùng làm chân vịt tàu thủy, vỏ máy bay. b. Hợp kim đồng thau có độ dẻo thấp, thường được sử dụng để chế tạo bạc lót, bánh vít và ổ trượt. c. Hợp kim đồng thanh có khả năng chống ăn mòn và chịu mài mòn tốt, được sử dụng trong công nghiệp. d\) Hợp kim nhôm có khối lượng riêng nhỏ, dẫn nhiệt kém và không thích hợp dùng cho sản phẩm chịu nhiệt cao. **Câu 2:** *Nhựa nhiệt rắn và cao su là hai loại vật liệu đặc biệt trong cơ khí, với các ứng dụng quan trọng trong sản xuất các chi tiết máy và thiết bị công nghiệp. Hãy xác định các nhận định sau là đúng hay sai:* a. Nhựa nhiệt rắn có tính cơ học cao, chịu nhiệt tốt, thường được dùng để chế tạo băng tải, bánh xe và trục máy. b. Cao su tổng hợp thường được sử dụng để sản xuất lốp xe, dây đai, vòng đệm nhờ tính đàn hồi và chịu mài mòn tốt. c. Nhựa nhiệt rắn có thể tái chế dễ dàng và phù hợp dùng cho các sản phẩm cần độ dẻo cao. d\) Cao su tự nhiên chịu lực kém hơn cao su tổng hợp nhưng có tính bền hóa học tốt hơn. **Câu 3:** *Rèn là một phương pháp gia công không phoi giúp tạo hình kim loại bằng cách tác động lực lớn lên phôi đã được nung nóng. Có hai phương pháp rèn chính là rèn tự do và rèn trong khuôn kim loại. Hãy đánh giá các nhận định sau đây là đúng hay sai:* a. Rèn tự do có độ chính xác cao hơn rèn khuôn kim loại do không bị giới hạn trong khuôn. b\) Rèn khuôn kim loại cho phép sản xuất sản phẩm với năng suất cao và hình dạng phức tạp. c\) Rèn thường được dùng để chế tạo các sản phẩm yêu cầu độ cứng cao và chịu lực lớn. d\) Rèn tự do linh hoạt hơn rèn khuôn kim loại nhờ khả năng biến dạng theo nhiều hướng. **Câu 4:** *Phương pháp tiện là một trong những phương pháp gia công cắt gọt phổ biến nhất trong cơ khí, kết hợp chuyển động quay tròn của phôi và chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt. Các bề mặt như mặt trụ, mặt côn, mặt ren có thể được gia công bằng tiện. Hãy xác định các nhận định sau đây là đúng hay sai:* a. Phương pháp tiện có thời gian gia công ngắn và độ chính xác cao. b. Dao tiện có nhiều lưỡi cắt quay tròn để bóc tách vật liệu từ phôi. c. Hạn chế của phương pháp tiện là dụng cụ cắt mòn nhanh và khả năng tạo hình bị hạn chế. d\) Máy tiện là thiết bị chính được sử dụng trong phương pháp gia công tiện. **Câu 5:** *Robot công nghiệp là thiết bị tự động được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển, lắp ráp, hàn, phun sơn, và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của robot, các công việc nguy hiểm và độc hại được thực hiện an toàn và hiệu quả hơn. Hãy đánh giá các nhận định sau đây là đúng hay sai:* a\) Robot công nghiệp thay thế hoàn toàn con người trong tất cả các khâu của dây chuyền sản xuất. b\) Robot công nghiệp được trang bị tay máy và bộ điều khiển theo chương trình. c\) Robot công nghiệp có thể thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại trong chu kỳ sản xuất. d\) Robot công nghiệp làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. **Câu 6:** *Dây chuyền sản xuất tự động bao gồm các máy móc và thiết bị được lập trình để sản xuất sản phẩm tự động. Con người chỉ tham gia giám sát và điều chỉnh quá trình sản xuất. Robot công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành dây chuyền này. Hãy xác định các nhận định sau là đúng hay sai:* a. Dây chuyền sản xuất tự động không cần sự giám sát của con người. b\) Robot công nghiệp thường được sử dụng để vận chuyển, gia công, xử lý bề mặt và kiểm tra. c\) Dây chuyền sản xuất tự động giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí lao động. d\) Robot công nghiệp trong dây chuyền tự động không thể tái lập trình cho các nhiệm vụ khác nhau. **Câu 7:** *Robot công nghiệp trong dây chuyền tự động được sử dụng để lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Với cảm biến hình ảnh và camera, robot có thể xác định chính xác các chi tiết và lắp ráp nhanh chóng, đảm bảo độ đồng đều của sản phẩm. Hãy đánh giá các nhận định sau đây là đúng hay sai:* a\) Robot lắp ráp có thể xác định chi tiết và thực hiện thao tác chính xác nhờ cảm biến hình ảnh. *\ *b) Quá trình lắp ráp bằng robot không cần kiểm tra lại chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. c\) Robot kiểm tra được trang bị camera và quét 3D để đánh giá bề mặt chi tiết. d\) Sản phẩm không đạt yêu cầu sau khi kiểm tra đầu ra sẽ được phân loại vào thùng phế phẩm. **III. TỰ LUẬN:** **Câu 1:** Phương pháp đúc là gì và được ứng dụng như thế nào? Đúc là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.Phương pháp này được ứng dụng để: Sản xuất vật dụng bếp núc; Chế tạo chi tiết máy; Chế tạo các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,... **Câu 2:** Phương pháp tiện là gì? Tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện nhờ chuyển động chính thường là của phôi quay tròn tạo thành chuyển động cắt vc, kết hợp với chuyển động tịnh tiến của bàn dao **Câu 3:** Nếu cần gia công các mặt phẳng rộng hoặc mặt định hình, bạn sẽ sử dụng phương pháp gia công nào? lý do là gì? Phương pháp **gia công phay** là lựa chọn lý tưởng khi cần gia công các mặt phẳng rộng hoặc mặt định hình, vì khả năng gia công chính xác, hiệu quả với diện tích rộng, linh hoạt với nhiều loại vật liệu và có thể gia công các chi tiết phức tạp **Câu 4:** Tại sao robot công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong dây chuyền sản xuất tự động? Robot công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong dây chuyền sản xuất tự động vì chúng giúp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, cải thiện an toàn lao động và mang lại sự linh hoạt trong sản xuất. Những lợi ích này làm cho robot trở thành một phần không thể thiếu trong các quy trình sản xuất hiện đại. **Câu 5:** Làm thế nào để robot công nghiệp thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trong dây chuyền sản xuất tự động? Robot công nghiệp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trong dây chuyền sản xuất tự động nhờ vào sự kết hợp giữa công nghệ thị giác máy, cảm biến, phần mềm phân tích, và AI. Các công nghệ này giúp robot nhận diện lỗi, so sánh sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng, và đưa ra quyết định chính xác về việc sản phẩm có đạt yêu cầu hay không, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.\ **Câu 6:** Một nhà máy cần sản xuất số lượng lớn các chi tiết máy bằng kim loại có hình dạng phức tạp và yêu cầu chất lượng bề mặt cao. Bạn sẽ chọn phương pháp đúc nào? Vì sao? Phương pháp **khuôn kim loại** là lựa chọn phù hợp để sản xuất số lượng lớn các chi tiết máy bằng kim loại có hình dạng phức tạp và yêu cầu chất lượng bề mặt cao. Các phương pháp này mang lại độ chính xác cao, chất lượng bề mặt tốt và giảm thiểu cần thiết gia công sau đúc, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong sản xuất hàng loạt.\ **Câu 7:** Trong quá trình sản xuất nước ngọt, một số chai bị lỗi như đóng nắp lỏng hoặc nhãn dán lệch. Bạn sẽ đề xuất *phương án* sử dụng robot để phát hiện và *xử lý lỗi* này như thế nào? Phương án sử dụng robot để phát hiện và xử lý lỗi trong quá trình sản xuất nước ngọt bao gồm: - - -

Use Quizgecko on...
Browser
Browser