Hen Phế Quản (Asthma) - Bài Giảng Y Học PDF

Summary

Bài giảng này cung cấp thông tin về hen phế quản (Asthma), bao gồm các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị. Nội dung tập trung vào khía cạnh y học và có thể hữu ích cho sinh viên y khoa hoặc những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Full Transcript

14 - Hen phế quản (Asthma) Mục tiêu học tập: 1. Trình bày các yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản. 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hen phế quản. 3. Nêu biến chứng của bệnh hen phế quản. 4. Nêu mục tiêu, nguyên tắc và hướng điều trị bệnh hen phế quản 1. Các yếu tố ng...

14 - Hen phế quản (Asthma) Mục tiêu học tập: 1. Trình bày các yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản. 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hen phế quản. 3. Nêu biến chứng của bệnh hen phế quản. 4. Nêu mục tiêu, nguyên tắc và hướng điều trị bệnh hen phế quản 1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản: 1.1. Yếu tố cá thể: - Gen: Gen quyết định cơ địa dị ứng, gen quyết định tính tăng phản ứng đường hô hấp, gen liên quan đến các chất trung gian hóa học trong quá tình viêm… - Béo phì. - Giới:  Trẻ em < 14 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ  Người trưởng thành: nữ mắc nhiều hơn nam 1.2. Yếu tố môi trường: - Dị nguyên: Bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, chất tiết từ con gián, nấm mốc. - Vi khuẩn, virus đường hô hấp trên, RSV… - Môi trường làm việc, khói thuốc lá - Thức ăn: tôm, cua, hải sản, thịt gà...; Thuốc: vaccin, kháng sinh, aspirin… 2. Triệu chứng lâm sàng: Cơn hen phế quản điển hình: - Thường gặp về đêm, gần sáng, thay đổi thời tiết, tiếp xúc dị nguyên…vận động gắng sức, xúc động. Người có tiền sử bệnh dị ứng như chàm, hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân… - Khởi phát: ho khan, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ… - Cơn khó thở: + Khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử, tiếng rít. Sau đó khó thở tăng nhanh dần, khó thở cả hai thì, có thể kèm theo vã mồ hôi, nói khó,…cảm giác bó nghẹt lồng ngực, hoảng hốt, sợ hãi + Cơn khó thở ngắn (5-10ph), cơn dài nhiều giờ, ngày, tuần. Có thể tự phục hồi. + Kết thúc cơn hen, khó thở giảm, ho khạc đờm trong, quánh, dính. 1/3 - Các triệu chứng trên thường xuất hiện đột ngột, hay tái phát và giảm đi khi dùng thuốc. - Khám phổi: + Lồng ngực căng giãn, gõ vang. Co rút cơ liên sườn khi thở + Nghe phổi: Rì rào phế nang giảm, ran rít, ran ngáy 2 bên. Phổi im lặng. - Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng nhẹ. 3. Cận lâm sàng - Đo chức năng hô hấp: PEF + Test kích thích phế quản (+) + Test giãn phế quản, test phục hồi phế quản (+). - Đo khí máu - Các xét nghiệm khác: + X quang phổi. + Công thức máu: BC + Định lượng IgE máu + Test da với dị nguyên. 4. Biến chứng - Biến chứng cấp: Suy hô hấp. Suy tim cấp, hội chứng tim phổi cấp. Xẹp phân thùy phổi. - Biến chứng mạn tính: Biến dạng lồng ngực. Suy hô hấp mạn tính. Tâm – phế mạn. 5. Điều trị 5.1. Mục tiêu điều trị: Kiểm soát tốt cơn hen, đảm bảo chất lượng sống tối ưu: - Phòng ngừa các cơn hen nghiêm trọng. - Giảm các triệu chứng mạn tính giữa các cơn hen. - Duy trì cuộc sống thường ngày. 5.2. Nguyên tắc điều trị - Phổ biến kiến thức về điều trị cho bệnh nhân. - Hạn chế các yếu tố thúc đẩy cơn hen. - Điều trị bằng thuốc nếu cơn hen trở nên nghiêm trọng. 2/3 5.3. Điều trị không dùng thuốc: Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng 5.4. Thuốc điều trị hen phế quản a. Thuốc cắt cơn hen - Ưu tiên cường β2 tác dụng nhanh: Salbutamol - Glucocorticoid: Beclomethason - Thuốc kháng phó giao cảm. - Theophylin: tiêm/uống giải phóng nhanh. b. Thuốc dự phòng cơn hen - Kích thích β2 tác dụng kéo dài. - Glucocorticoid. - Theophylin: viên giải phóng chậm. - Thuốc đối kháng Leucotrien, Thuốc đối kháng IgE. - Natri cromoglycate. 3/3

Use Quizgecko on...
Browser
Browser