Summary

This document provides information regarding the treatment of insect bites, specifically focusing on bee stings and ant bites. It offers insights into recognizing and handling various kinds of insect bites and potential reactions.

Full Transcript

ONG ĐỐT Côn trùng cắn thường nhẹ, có thể gây đau nhức, chỉ cần sơ cứu săn sóc vết thương tại chỗ. Tuy nhiên một số người dị ứng với nọc độc (nọc ong) có thể bị sốc được gọi là sốc phản vệ. 1. Đặc điểm sinh học các loài ong: - Động vật chân đốt sử dụng ba phương pháp chính để cung cấp nọc độc: chí...

ONG ĐỐT Côn trùng cắn thường nhẹ, có thể gây đau nhức, chỉ cần sơ cứu săn sóc vết thương tại chỗ. Tuy nhiên một số người dị ứng với nọc độc (nọc ong) có thể bị sốc được gọi là sốc phản vệ. 1. Đặc điểm sinh học các loài ong: - Động vật chân đốt sử dụng ba phương pháp chính để cung cấp nọc độc: chích, cắn và tiết nọc độc qua lỗ chân lông hoặc lông. Ong vò vẽ (wasps): thân và bụng thon có khoang đen xen kẽ màu vàng Ong đất (hornets): còn gọi là ong bắp cày. Ong đất to hơn, thân màu đen, chấm vàng Ong bầu (bumblebees): to tròn, có lông, bay chậm và phát ra tiếng ồn ẩm ĩ. Ong mật (honey bee) 2. Dấu hiệu nhận biết tổn thương ong đốt - Mức độ nhẹ: Đau nhức tại chỗ cắn, vết đốt và sưng lên xung quanh vết cắn, vết đốt. - Mức độ nặng: Nổi mề đay toàn thân; khó thở; sốc phản vệ (tay chân lạnh, mạch nhẹ khó bắt); tiểu ra máu, tiểu ít, suy thận thường xảy ra ở những ngày đầu. 3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị ong đốt - Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da, ngoại trừ ong vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ, dùng tấm thẻ cứng để gạt ra, tránh nặn ép bằng tay hay dùng nhíp gắp vì có thể làm nọc độc tiết nhiều hơn. - Rửa sạch vùng bị đốt bằng xà bông và nước ấm. Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu: + Vết sưng di chuyển sang các bộ phận khác trên cơ thể như mặt hoặc cổ => có thể đang bị dị ứng. Dấu hiệu dị ứng: khó thở, buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt, sưng nề nhiều ở vùng bị đốt. + Số lượng vết đốt nhiều (trên 10 nốt). + Bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loài đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng. + Có thể sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen (). 4. Phòng ngừa - Căn dặn trẻ em tuyệt đối không đến gần, trêu ghẹo, ném, chọc phá tổ ong. - Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để tránh ong làm tổ. - Những người nuôi ong, lấy mật ong nhất thiết phải có trang phục bảo hộ. - Tránh mặc quần áo sặc sỡ, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm khi đi vào rừng hay đi dã ngoại. - Giữ quần áo sạch sẽ và giữ vệ sinh cá nhân, vì mồ hôi có thể khiến ong giận dữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: : Bộ Y tế - Phòng chống tai nạn thương tích: Xử trí trẻ em bị súc vật, côn trùng cắn (19/01/2017)/ Xử trí trẻ em bị súc vât, côn trùng cắn - Tin nổi bật : American Academy of Dermatology Association: How to treat a bee sting / How to treat a bee sting : Bài giảng: Ong đốt - PGS.TS.BS Phạm Phị Ngọc Thảo, BM Hồi Sức Cấp Cứu - Chống Độc, ĐH Y Dược TP.HCM / ONG ĐỐT : Cách xử trí khi bị ong đốt và các biện pháp phòng tránh (Võ Thị Tuyết Lan – Khoa KSBT) (23/05/2023) / Cánh xử trí khi bị ong đốt và các biện pháp phòng tránh KIẾN BA KHOANG 1. Nhận biết về kiến ba khoang - Kiến ba khoang (kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong,…) có màu khoang đen - vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh. - Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng,... Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa và ưa thích ánh sáng đèn ban đêm. 2. Dấu hiệu nhận biết tổn thương da do kiến ba khoang - Kiến ba khoang không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của nó có chứa Pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da. Tiếp xúc với pederin → Gây viêm da - Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay. - Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lõm màu trắng vàng ở giữa. - Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch. - Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân. Hình ảnh mô tả kiến ba khoang đốt 3. Hướng dẫn xử trí khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang - Lấy nước sạch mát, xà phòng rửa chỗ kiến đốt. Khi rửa hết sức nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước hoặc vỡ vết thương. - Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc). - Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị đốt, có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể bôi hồ nước. - Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên, nên dùng thêm mỡ oxyd kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da. - Nếu vết đốt có dấu hiệu lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ, cần bôi thêm dung dịch xanh Methylen 1% và để yên tâm nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. - Mỗi ngày nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muối loãng (có bán ở các hiệu thuốc). 4. Hướng dẫn phòng chống kiến ba khoang - Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách: + Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát. + Buổi tối nên tắt các bóng đèn có ánh sáng xanh, tím (bóng đèn huỳnh quang, bóng tuýp,…) buổi tối nên sử dụng bóng đèn có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc). + Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không. - Nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, nên thực hiện một số bước sau: + Nếu có một con kiến ba khoang đang bò trên da, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này. + Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. + Đến cơ sở y tế để báo và thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: : "Insect Bites and Stings" của Anjali Patwardhan và Erika Kube (American Family Physician, 2020) : Paederus fuscipes dermatitis. A histopath... [Am J Dermatopathol. 1991] - PubMed NCBI : Kiến ba khoang - PGS. TS. Lê Thành Đồng ThS. Đoàn Bình Minh (28/12/2015) Tạp chí Sức khỏe & đời sống: Kiến ba khoang đốt dùng thuốc gì? - BS Như Mỹ (2021)

Use Quizgecko on...
Browser
Browser