Summary

This resource contains geography practice questions in Vietnamese. The questions primarily focus on the regions of Vietnam, including Tây Nguyên and Đồng bằng sông Cửu Long. Questions cover topics such as industrial crops, topography, climate, and demographics.

Full Transcript

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Loại cây công nghiệp nào ở vùng Tây Nguyên đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng? A. Hồ tiêu. B. Điều. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 2. Tỉnh nào ở Tây Nguyên c...

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Loại cây công nghiệp nào ở vùng Tây Nguyên đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng? A. Hồ tiêu. B. Điều. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 2. Tỉnh nào ở Tây Nguyên có sản lượng gỗ khai thác lâm sản lớn nhất? A. Lâm Đồng. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Kon Tum. Câu 3. Tây Nguyên có trữ năng thuỷ điện lớn thứ mấy cả nước? A. thứ nhất. B. thứ hai. C. thứ ba. D. thứ tư. Câu 4. Địa hình chủ yếu vùng Tây Nguyên: A. cao nguyên xếp tầng. B. miền núi. C. bán bình nguyên. D. núi cao. Câu 5. Tây Nguyên có nguồn thuỷ năng lớn là do có A. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn. B. địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn. C. lượng lưu dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc. D. địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước. Câu 6. Mùa khô kéo dài và phân hoá sâu sắc làm cho A. cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. B. mục nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng. C. tạo điều kiện để bảo quản nông sản. D. phát triển du lịch và trồng cây cận thiệt. Câu 7. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là A. xảy ra các hiện tượng thời tiết thất thường. B. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm. C. lũ lụt kéo dài vào mùa mưa. D. mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng. Câu 8. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là A. Các vườn quốc gia bị khai thác bữa bãi. B. Đất rừng ngày càng bị thu hẹp. C. Công tác trồng rừng gặp nhiều khô khăn. D. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên. Câu 9. Ý nghĩa việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ? A. Giảm sự phát triển kinh tế của các vùng lận cận. B. Phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng, nâng cao mức sống người dân. C. Chỉ tạo ra sự phát triển ở các thành phố lớn, các vùng lân cận không bị tác động. D. Gia tăng chênh lệch giàn nghèo, đời sống người dân không được cải thiện. Câu 10. Vào mùa khô, khô khăn lớn nhất đối với nóng nghiệp vùng Đồng bằng sống Cửu Long là A. Xâm nhập mặn. B. Triều cường. C. Thiếu nước ngọt. D. Cháy rừng. Câu 11. Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là? A. Dốc, bị cắt xẻ mạnh. B. Thấp trũng, khá bằng phẳng. C. Cao đồ sộ, độ dốc lớn. D. Bán bình nguyên, tương đối bằng phẳng. Câu 12. Công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng nào dưới đây? A. Phát triển nông, lâm, thuỷ sản cho các vùng lân cận. B. Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở xung quanh hồ. C. Cung cấp nước, du lịch, góp phần điều hoà dòng chảy. D. Đẩy mạnh sự phát triển ngành giao thông vận tải. Câu 13. Điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: A. Dân cư đông đúc, năng động. B. Nhiều bãi biển đẹp, vườn quốc gia, di tích lịch sử. C. Thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên. D.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 14. Nguyên nhân Đông Nam Bộ có thể mạnh thuỷ sản? A. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. B. Có nhiều ao, hồ, đầm. C. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. D. Các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh. Câu 15. Giải thích nguyên nhân vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ gia tăng cơ học cao nhất cả nước? A. Dân cư ở đây chủ yếu là dân số nông thôn, ít có sự di cư từ các vùng khác, kinh tế không phát triển. B. Do việc giảm thiểu các dịch vụ y tế và giáo dục, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo. C. Tỉ lệ sinh trong khu vực Đông Nam Bộ cao hơn các vùng khác, không liên quan đến di cư. D. Sự di cư từ các vùng khác đến tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển kinh tế và điều kiện sống tốt hơn. Câu 16. Hiện tượng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng Sông Cửu Long nước ta hiện nay chủ yếu do: A. mưa axít ở nhiều nơi. B. ô nhiễm nước biển, đại dương. C. biến đổi khí hậu toàn cầu. D. suy giảm tầng ôdôn. Câu 17. Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là A. Rừng nước ngọt. B. Rừng sâu kín. C. Rừng ngập mặn. D. Rừng phòng hộ. Câu 18. Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm. B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. C. Mùa khô không rõ rệt. D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn. Câu 19. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Lông là A. Xây dựng hệ thống đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ. C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 20. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Lông trong việc cải tạo tự nhiên? A. Thau chua và rửa mặn đất đai. B. Hạn chế nước ngập hạ thấp. C. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn. D. Tăng cường phù sa cho đất. Phần II. Chọn các trải nghiệm đúng sai. Thí sinh chỉ cần đánh dấu vào ô trống để đánh dấu ý mình chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Chọn thông tin sau: Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Environmental Protection and Climate Change Policies and Law 2023) và đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất so với các vùng khác. Các nghiên cứu cho thấy, trong 30 năm qua, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, đỉnh triều tăng nhiều hơn chân triều, dẫn năng lượng dòng triều tăng. Toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có 17 cửa sông với tổng chiều rộng khoảng 25 km, dẫn sự trao đổi nước từ biển vào đã và tiếp tục gia tăng từ 25% - 65%, khiến diện tích bị ngập triều và xâm nhập mặn tăng theo. Cùng với đó, việc tiêu thoát nước cũng khó khăn, dẫn đến tăng diện tích ngập do lũ, do triều và kéo dài thời gian ngập. a) Xâm nhập mặn không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ven biển. b) Xâm nhập mặn làm giảm chất lượng đất và nguồn nước. c) Nguyên nhân xâm nhập mặn do tác động của biển đổi khí hậu và hoạt động của con người. d) Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay đã khắc phục hoàn toàn tình trạng xâm nhập mặn. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2010 – 2021 Năm 2010 2015 2021 Sản lượng gỗ khai thác (nghìn 567.4 601.9 753.7 m3) Diện tích rừng trồng mới (nghìn 17.4 10.2 19.0 ha) a) Sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của Tây Nguyên từ 2010 đến 2021 đều tăng liên tục. b) Sản lượng gỗ khai thác của vùng Tây Nguyên từ năm 2010 đến 2021 tăng hơn 207 nghìn m³. c) Diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên từ năm 2010 đến 2021 giảm 2 nghìn ha. d) Diện tích rừng trồng mới của Tây Nguyên năm 2021 cao hơn năm 2010. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 và 2021 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 2009 2021 Từ 0 - 14 tuổi 23.7 21.6 Từ 15 - 64 tuổi 70.3 69.4 Từ 65 tuổi trở lên 6.0 9.0 a) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có cơ cấu dân số già. b) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có cơ cấu dân số trẻ. c) Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động của vùng chiếm khá cao. d) Cơ cấu dân số vùng đang có sự chuyển theo hướng già hoá. Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2009 – 2021 (Đơn vị: %) Năm 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2021 Thành 57.4 60.8 60.9 62.5 62.3 64.8 66.4 thị Nông 42.6 39.2 39.1 37.5 37.7 35.2 33.6 thôn a) Vùng Đông Nam Bộ có trình độ đô thị hoá cao. b) Tỉ lệ dân thành thị luôn thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn. c) Tỉ lệ dân nông thôn từ năm 2009 đến 2021 có xu hướng giảm. d) Tỉ lệ dân thành thị từ năm 2009 đến 2021 có xu hướng tăng. Câu 5. Chọn thông tin sau: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh, với diện tích khoảng 23,6 nghìn km², chiếm 7,1% diện tích cả nước (năm 2021). Đông Nam Bộ có vùng biển rộng lớn gồm nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất. a) Đông Nam Bộ có vùng biển rộng lớn nhất nước ta. b) Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biến. c) Đông Nam Bộ hạn chế về mặt phát triển du lịch. d) Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. -----Đáp Án----- Phần I: 1D 2C 3B 4A 5A 6B 7D 8D 9B 10C 11D 12C 13C 14C 15D 16C 17C 18B 19B 20A Phần II: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 a. a. Sai a. Sai a. Sai a. Sai Đúng b. b. b. b. Sai b. Sai Đúng Đúng Đúng c. c. c. c Sai c. Sai Đúng Đúng Đúng d. d. d. d. d. Sai Đúng Đúng Đúng Đúng