Trắc Nghiệm Bài 14 CN12 PDF
Document Details
Uploaded by FavoriteBildungsroman4038
Tags
Related
- Aula 7 - Formulação + Ingredientes 24 - Aulas de Nutrição Aquática
- Aula 7 - Formulação + Ingredientes 24 - Nutrição de Peixes Aquáticos PDF
- Fish 204 Lecture 1: History of Aquaculture PDF
- AQ-311 Coastal Aquaculture and Mariculture PDF
- Intro to Diseases PDF
- Lecture VI Environmental, NonInfectious and Nutritional Diseases PDF
Summary
This document contains multiple choice questions about aquaculture practices like shrimp and fish farming. It includes details on different stages of fish and shrimp farming, types of fish and shrimp, and factors affecting their growth and reproduction.
Full Transcript
Câu 1. Hệ thống ương ấu trùng tôm biển thường được thiết kế như thế nào? A. Lồng ương đặt trên sông. B. Bể đặt nổi trong nhà. C. Ao đất. D. Ao lót bạt ngoài trời. Câu 2. Quá trình chuẩn bị ao ương cá bột lên cá hương có các bước chính sau đây: (1) Làm cạn, tẩy dọn ao. (2) Phơi ao....
Câu 1. Hệ thống ương ấu trùng tôm biển thường được thiết kế như thế nào? A. Lồng ương đặt trên sông. B. Bể đặt nổi trong nhà. C. Ao đất. D. Ao lót bạt ngoài trời. Câu 2. Quá trình chuẩn bị ao ương cá bột lên cá hương có các bước chính sau đây: (1) Làm cạn, tẩy dọn ao. (2) Phơi ao. (3) Cấp nước vào ao qua túi lọc. (4) Bón phân gây màu nước. Thứ tự các bước như sau: A. (2), (1), (3), (4). B. (4), (3), (1), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (2), (4), (1). Câu 3. Tôm sú giống thường được thu hoạch ở giai đoạn nào để bán giống hoặc chuyển sang nuôi thương phẩm? A. Postlarvae 15. B. Postlarvae 12. C. Postlarvae 8. D. Postlarvae 20. Câu 3. Tôm thẻ chân trắng giống thường được thu hoạch ở giai đoạn nào để bán giống hoặc chuyển sang nuôi thương phẩm? A. Postlarvae 15. B. Postlarvae 12. C. Postlarvae 8. D. Postlarvae 20. Câu 4. Ưu điểm khi nuôi con giống rô phi có tính đực là? A. ăn ít thức ăn hơn. B. Lớn nhanh, kích cỡ đồng đều. C. Nhiễm bệnh. D. Dễ thu bắt hơn. Câu 5. Trong các loài tôm sau đây, loài tôm nào có sức sinh sản lớn nhất? A. Tôm sống. B. Tôm thẻ chân trắng. C. Tôm càng xanh. D. Tôm sú. Câu 6. Khi cá bột đã đạt đến giai đoạn cá hương trước khi kéo lưới thu hoạch cá người ta cần phải làm gì? A Tăng lượng thức ăn sử dụng trước ít nhất 3 ngày. B. Tăng lượng thức ăn sử dụng trước ít nhất 1 ngày. C. Ngừng cho ăn trước ít nhất 1 ngày. D. Ngừng cho cá ăn trước ít nhất 3 ngày. Câu 7. Bước thực hiện nào sau đây là không đúng khi thả tôm giống vào áo ương? A. Ở miền Bắc, tôm thẻ chân trắng thường được thả khi kết thúc mùa lạnh (tháng 4). B. Khi tôm giống vận chuyển đến ao ương, mở ngay túi vận chuyển cho trực tiếp tôm giống vào ao nước. C. Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát. D. Ở miền Nam có thể thả quanh năm nhưng nên tránh các tháng mưa nhiều. Câu 8. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng di cư đến khu vực nào để đẻ trứng? A. Vùng nước ngọt ở các con sông. B. Vùng ven bờ có độ mặn thấp. C. Vùng nước sâu ngoài khơi, có độ mặn cao. D. Vùng rừng ngập mặn. Câu 9. Người ta thường đưa loại thức ăn tươi sống nào vào bể ương ấu trùng tôm ngay trước khi thả giống? A. Lăng quăng B. Rotifer. C. Copepod. D. Artemia. Câu 10. Yêu cầu sinh thái nào sau đây là không phù hợp để tôm sú sống trong tự nhiên A. Độ sâu phù hợp. B. Hàm lượng oxygen hoà tan cao. C. Độ mặn dưới 5%. D. Nguồn thức ăn cho con non dồi dào. Câu 11. Trong các loài cá sau đây, loài cá nào khi đẻ trứng cần có giá thể? A. Cá rô phi. B. Cá song. C. Cá trắm cỏ. D. Cá chép. Câu 12. Đối với hầu hết các loài thuỷ sản, sự phát triển của phôi và cá con diễn ra như thế nào? A. Phát triển trong cơ thể con mẹ. B. Phát triển trong môi trường nước, bên ngoài cơ thể con mẹ. C. Phát triển trong miệng con bố. D. Phát triển trên cạn, chỉ xuống nước khi đạt kích cỡ giống. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm sinh sản của cá? A. Hầu hết các loài cá đều sinh sản theo phương thức đẻ trứng. B. Đa số các loài cá ở nước ta sinh sản theo mùa, tập trung vào những tháng có nhiệt độ ấm. C. Tuổi thành thục lần đầu của các loài cá tương đối giống nhau. D. Quá trình sinh sản của cá nước ngọt cần có các điều kiện sinh thái như: tốc độ dòng chảy vừa phải, oxygen hoà tan cao, có giá thể để trứng bám,... Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của cá? A. Phần lớn cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước. B. Các loài cá khác nhau thì có tuổi thành thục sinh dục giống nhau. C. Trong tự nhiên, đa số các loài cá nước ta sinh sản theo mùa. D. So với động vật có xương sống khác thì cá có sức sinh sản cao nhất. Câu 15. Tuổi thành thục sinh dục của cá rô phi là khoảng A. 6 tháng tuổi. B. 12 tháng tuổi. C. 24 tháng tuổi. D. 36 tháng tuổi. Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tuổi thành thục sinh dục của cá? A. Tuổi thành thục sinh dục là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục thành thục (trứng và tinh trùng có khả năng thụ tinh). B. Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau. C. Trong cùng một loài, tuổi thành thục sinh dục của con đực luôn khác tuổi thành thục sinh dục của con cái. D. Cá được nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm có thể thành thục sớm hơn. Câu 17. Đa số các loài cá ở miền Bắc nước ta sinh sản theo mùa, thường bắt đầu từ A. cuối tháng 9 đầu tháng 10. B. cuối tháng 3 đầu tháng 4. C. cuối tháng 5 đầu tháng 6. D. cuối tháng 7 đầu tháng 8. Câu 18. Ở miền Nam, các loài cá thường bắt đầu mùa sinh sản từ khoảng thời gian nào sau đây? A. Vào đầu mùa mưa (tháng 5). B. Vào đầu mùa hè (tháng 3, 4). C. Vào đầu mùa thu (tháng 9). D. Vào đầu mùa khô (tháng 11). Câu 19. Phương thức sinh sản của hầu hết các loài cá là A. cá đẻ con, thụ tinh ngoài. B. cá đẻ trứng, thụ tinh trong. C. cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài. D. cá đẻ con, thụ tinh trong. Câu 20. Hiện tượng trứng cá sau khi giải phóng sẽ dính vào các giá thể trong môi trường nước là đặc điểm loài cá nào sau đây? A. Cá rô phi. B. Cá chép. C. Cá trôi. D. Cá tầm. Câu 21. Cá trôi và cá trắm cái sau khi đẻ trứng trong nước thì trứng sẽ tồn tại ở trạng thái nào? A. Trứng sẽ dính vào các giá thể trong môi trường nước. B. Trứng chìm xuống tổ ở đáy ao. C. Trứng lơ lửng ở trong nước. D. Trứng trôi nổi hoàn toàn trên mặt nước. Câu 22. Tập tính di cư để sinh sản thường bắt gặp ở các loài cá nào sau đây A. Cá chép, cá tra. B. Cá trôi, cá tra. C. Cá tra, cá song. D. Cá song, cá rô phi. Câu 23. Tuổi thành thục sinh dục của tôm được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây? A. Màu sắc của cơ thể tôm. B. Sức sinh sản của tôm. C. Kích thước của tôm. D. Khối lượng cơ thể của tôm. Câu 24. Ở tôm sú khi thành thục sinh dục lần đầu, con cái có khối lượng khoảng A. 100 g/con. B. 40 g/con. C. 50 g/con. D. 70 g/con. Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm sú trong tự nhiên? A. Mùa vụ sinh sản của tôm sú tập trung vào tháng 3 đến tháng 10 hằng năm. B. Mùa vụ sinh sản của tôm sú tập trung vào tháng 1 đến tháng 10 hằng năm. C. Mùa vụ sinh sản của tôm sú tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm. D. Mùa vụ sinh sản của tôm sú tập trung vào tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Câu 26. Đặc điểm nào đúng khi nói về sinh sản của tôm? A. Tôm phân tính. B. Khi mới nở là lưỡng tính, lớn lên là phân tính. C. Tôm lưỡng tính. D. Khi mới nở là con cái, lớn lên là con đực. Câu 27. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ. B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục. C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm. D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang. Câu 28. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng và kích thước của cá có thể phân chia các giai đoạn ương nuôi cá giống là A. Cá bột Cá giống Cá hương. B. Cá hương Cá giống Cá bột. C. Cá bột Cá hương Cá giống. D. Cá hương Cá bột Cá giống. Câu 29. Khoảng thời gian phù hợp để ương nuôi từ cá bột lên cá hương là A. khoảng 25 ngày. B. khoảng 15 ngày. C. khoảng 60 ngày. D. khoảng 5 ngày. Câu 30. Khoảng thời gian phù hợp để ương nuôi từ cá hương lên cá giống là A. khoảng 25 ngày. B. khoảng 15 ngày. C. khoảng 60 ngày. D. khoảng 5 ngày. Câu 31. Thứ tự đúng các bước của quy trình kĩ thuật ương nuôi cá giống là A. Chuẩn bị ao ương → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch - Chăm sóc và quản lí. B. Chuẩn bị ao ương → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch. C. Lựa chọn, thả giống - Chuẩn bị ao ương - Thu hoạch - Chăm sóc và quản lí. D. Chuẩn bị ao ương → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống - Thu hoạch. Câu 32. Khâu nào sau đây là không bắt buộc trong các bước chuẩn bị ao ương nuôi cá? A. Diệt mầm bệnh, cá tạp và địch hại. B. Bón phân gây màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên. C. Tạo môi trường sống thuận lợi. D. Vét bớt bùn đáy ao kết hợ bón phân hoá học. Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói kĩ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương? A. Thả cá trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau khi lấy nước ao vào. B. Thả cá bột vào ao nuôi lúc giữa trưa hoặc đầu giờ chiều. C. Kích cỡ cá có thể khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài từ 1-10 mm. D. Trước khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn khoảng 1 – 2 ngày. Câu 34. Ở giai đoạn nuôi cá bột lên cá hương, vì sao trước khi thu hoạch cần ngừng cho cá ăn 1 đến 2 ngày? A. Giúp cá làm quen với điều kiện thiếu dưỡng khí trước khi vận chuyển, tránh hiện tượng chết hàng loạt. B. Nhằm tiết kiệm thức ăn và giúp cơ thể cá nhẹ hơn trong quá trình vận chuyển. C. Giúp cơ thể cá nhẹ hơn và nguồn nước vận chuyển ít chất thải, giảm thiếu oxygen trong vận chuyển. D. Giúp cá làm với mật độ cao trong túi chứa và tránh bị sốc nhiệt trong quá trình vận chuyển. Câu 35. Trong quy trình ương nuôi cá giống, giai đoạn lựa chọn và thả giống người nuôi cần lưu ý tiêu chí như sau: (1) Kích cỡ cá thả. (2) Thời vụ thả cá. (3) Mật độ thả. (4) Vệ sinh ao và nguồn nước. (5) Thời gian thả. Số lượng các tiêu chí đúng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 36. Mật độ thả cá phù hợp trong kĩ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương là A. từ 10 đến 20 con/m². B. từ 100 đến 250 con/m². C. từ 200 đến 500 con/m². D. từ 1 đến 5 con/m². Câu 37. Mật độ thả cá phù hợp trong kĩ thuật ương nuôi từ cá hương lên cá giống là A. từ 10 đến 20 con/m². B. từ 100 đến 250 con/m². C. từ 200 đến 500 con/m². D. từ 1 đến 5 con/m². Câu 38. Khi nói về kĩ thuật ương nuôi cá giống có những phát biểu như sau: (1) Mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi. (2) Khi nước trong ao đã ổn định và có màu xanh nõn chuối mới thả cá vào ao. (3) Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. (4) Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, loại bỏ các sinh vật hại cá và phòng trừ dịch bệnh. (5) Thường xuyên thay nước cho ao nuôi nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 39. Trong kĩ thuật ương cá giống nước ngọt, cần chú ý các biện pháp kĩ thuật như sau: (1) Thiết bị nuôi ương phù hợp. (2) Thả giống tự do trong ngày. (3) Mật độ thả giống phù hợp. (4) Thời vụ thả phù hợp từng vùng miền. (5) Thức ăn, môi trường phù hợp với sinh trưởng của cá. Các biện pháp đúng là: Α. (1), (2), (4), (5). Β. (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 40. Cho các phát biểu sau: 1/ diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh; 2/ tiêu diệt địch hại, cá tạp; 3/ Khử chua; 4/ tăng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao; 5/ đáy ao bằng phẳng giúp cá dễ di chuyển. Hỏi: Việc cải tạo đáy ao có vai trò gì trong công tác chuẩn bị ao nuôi cá? Α. (1), (2), (4), (5). Β. (1), (2), (3), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 41. Hãy chọn đúng thứ tự các bước của quy trình kĩ thuật nuôi tôm giống? A. Chuẩn bi bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí. B. Chuẩn bị bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch. C. Lựa chọn, thả giống → Chuẩn bị bể nuôi → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí. D. Chuẩn bị bể nuôi → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch. Câu 42. Thời vụ ương nuôi tôm giống ở Miền Bắc nước ta là A. từ tháng 3 đến tháng 11. B. từ tháng 3 đến tháng 4. C. từ tháng 9 đến tháng 10. D. ương nuôi tôm quanh năm. Câu 43. Mật độ ương nuôi tôm giống phù hợp đối với tôm thẻ chân trắng là A. từ 150 đến 250 ấu trùng/L. B. từ 100 đến 300 ấu trùng/L. C. từ 200 đến 250 ấu trùng/L. D. từ 10 đến 20 ấu trùng/L. Câu 44. Khi chuẩn bị bể ương tôm giống cần chú ý điều kiện nào sau đây? A. Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine hoặc iodine và rửa lại bằng nước sạch. B. Bể được vệ sinh sạch sẽ, rửa kĩ bằng nước sạch. C. Dùng chất hóa học để khử trùng và không cần tráng lại bằng nước sạch. D. Bắt buộc phải dùng bể nuôi xi măng. Câu 45. Độ mặn phù hợp của nước nuôi tôm giống nước mặn trong bể nuôi là: A. dao động từ 2‰ đến 3‰. B. dao động từ 28‰ đến 30‰. C. dao động từ 1‰ đến 3‰. D. dao động từ 70‰ đến 80‰. Câu 46. Phát biểu nào không đúng khi nói về kĩ thuật ương nuôi tôm giống trong bể? A. Chọn ấu trùng khỏe mạnh, có tính hướng quang. B. Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine hoặc iodine và rửa lại bằng nước sạch. C. Thả giống từ từ để ấu trùng quen dần với môi trường nước bể ương. D. Loại thức ăn luôn giống nhau ở từng giai đoạn nên chỉ cần chú ý lượng thức ăn. Câu 47. Trong quá trình ương nuôi tôm giống, không thay nước trong giai đoạn nào sau đây? A. Nauplius và Zoea. B. Zoea và Mysis. C. Nauplius và Mysis. D. Mysis và Postlarvae. Câu 48. Giai đoạn nào trong quá trình phát triển của tôm bắt đầu ăn được tảo tươi hoặc tảo khô? A. Zoea. B. Mysis. C. Nauplius. D. Postlarvae. Câu 49. Trong chăm sóc tôm giống, có thể không cần cho tôm ăn vào giai đoạn phát triển nào sau đây? A. Zoea. B. Mysis. C. Nauplius. D. Postlarvae. Câu 50. Thời điểm thu hoạch tôm phù hợp để bán giống hoặc nuôi thương phẩm là: A. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 20 ngày hoặc khoảng 30 ngày. B. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 1 ngày hoặc khoảng 10 ngày. C. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 5 ngày hoặc khoảng 7 ngày. D. Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 12 ngày hoặc khoảng 15 ngày. Câu 51. Thời điểm thu hoạch phù hợp để bán giống hoặc nuôi thương phẩm đối với tôm sú là: A. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 15 ngày. B. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 12 ngày. C. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 5 ngày. D. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 4 ngày. Câu 52. Đối với tôm thẻ chân trắng, thời điểm thu hoạch phù hợp để bán giống là: A. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 10 ngày. B. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 12 ngày. C. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 5 ngày. D. tôm chuyển sang giai đoạn giai đoạn hậu ấu trùng 4 ngày. Câu 53. Trong các loại thức ăn sau đây, loại nào không phù hợp làm thức ăn cho tôm giống trong giai đoạn Nauplius và Zoea? A. Tảo tươi. B. Ấu trùng Artemia. C. Thức ăn công nghiệp. D. Tảo khô Câu 54. Các loại bể nuôi được dùng để ương nuôi tôm giống là A. bể xi măng, bể lót bạt, bể đất. B. bể composite và bể lót bạt, bể đất. C. bể xi măng và bể composite, bể đất. D. bể composite, bể xi măng và bể lót bạt. Câu 55. Thể tích các loại bể nuôi được dùng để ương nuôi tôm giống là A. từ 5m3 – 9m3. B. từ 4m3 – 8m3. C. từ 3m3 – 7m3. D. từ 8m3 – 10m3. Câu 56. Trước khi thả ương, ấu trùng tôm cần phải được A. cho ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng. B. tắm qua dung dịch formol nồng độ 200ppm để sát khuẩn. C. tắm qua dung dịch nước muối loãng 2% để diệt khuẩn. D. chiếu đèn để tăng khả năng hướng quang cho ấu trùng. Câu 57. Quá trình phát triển của tôm là A. biến thái hoàn toàn. B. biến thái không hoàn toàn. C. không qua biến thái. D. hình thái và đặc điểm sinh lý không thay đổi. Câu 58. Vòng đời phát triển của tôm gồm các giai đoạn nào? A. Nauplius Mysis Zoea Postlarvae. B. Zoea Mysis Nauplius Postlarvae. C. Nauplius Zoea Mysis Postlarvae. D. Nauplius Mysis Zoea Postlarvae. Câu 59. Trong vòng đời phát triển của tôm thì giai đoạn Nauplius có đặc điểm nào sau đây? A. bắt đầu hình thành hệ tiêu hóa. B. hệ tiêu hóa hoàn chỉnh và bắt đầu tập ăn. C. chủ động di chuyển và bắt mồi. D. cơ thể phát triển hoàn chỉnh và chủ động bắt mồi. Câu 60. Trong vòng đời phát triển của tôm thì giai đoạn Zoea có đặc điểm nào sau đây? A. bắt đầu hình thành hệ tiêu hóa. B. hệ tiêu hóa hoàn chỉnh và bắt đầu tập ăn. C. chủ động di chuyển và bắt mồi. D. cơ thể phát triển hoàn chỉnh và chủ động bắt mồi. Câu 61. Trong vòng đời phát triển của tôm thì giai đoạn Mysis có đặc điểm nào sau đây? A. bắt đầu hình thành hệ tiêu hóa. B. hệ tiêu hóa hoàn chỉnh và bắt đầu tập ăn. C. chủ động di chuyển và bắt mồi. D. cơ thể phát triển hoàn chỉnh và chủ động bắt mồi. Câu 62. Trong vòng đời phát triển của tôm thì giai đoạn Postlarvae có đặc điểm nào sau đây? A. bắt đầu hình thành hệ tiêu hóa. B. hệ tiêu hóa hoàn chỉnh và bắt đầu tập ăn. C. chủ động di chuyển và bắt mồi. D. cơ thể phát triển hoàn chỉnh và chủ động bắt mồi. Câu 63. Giai đoạn nào trong quá trình phát triển của tôm bắt đầu ăn được ấu trùng Artemia? A. Zoea. B. Mysis. C. Nauplius. D. Postlarvae. Câu 64. Ấu trùng nào sau đây dùng để ương nuôi tôm? A. Bobo. B. Lăng quăng. C. Artemia. D. Bọ đỏ. Câu 65. Ở tôm sú khi thành thục sinh dục lần đầu, con đực có khối lượng khoảng A. 100 g/con. B. 40 g/con. C. 45 g/con. D. 90 g/con. Câu 66. Ở tôm thẻ chân trắng khi thành thục sinh dục lần đầu, con đực có khối lượng khoảng A. 100 g/con. B. 40 g/con. C. 45 g/con. D. 90 g/con. Câu 67. Ở tôm thẻ chân trắng khi thành thục sinh dục lần đầu, con cái có khối lượng khoảng A. 100 g/con. B. 40 g/con. C. 45 g/con. D. 90 g/con. Câu 68. Tuổi thành thục sinh dục của cá được biểu hiện A. khả năng ăn nhiều của cá. B. qua nhiều lần sinh sản. C. lần đầu tiên có sản phẩm sinh dục. D. khối lượng cơ thể. Câu 69. Tuổi thành thục sinh dục của cá chép là A. khoảng 12-20 tháng tuổi B. khoảng 10-14 tháng tuổi. C. khoảng 12-18 tháng tuổi. D. khoảng 14-20 tháng tuổi. Câu 70. Tuổi thành thục sinh dục của cá tra đực là A. khoảng 24 tháng tuổi. B. khoảng 12 tháng tuổi. C. khoảng 18 tháng tuổi. D. khoảng 36 tháng tuổi. Câu 71. Tuổi thành thục sinh dục của cá tra cái là A. khoảng 24 tháng tuổi. B. khoảng 12 tháng tuổi. C. khoảng 18 tháng tuổi. D. khoảng 36 tháng tuổi. Câu 72. Vì sao cá ở miền Bắc thường sinh sản vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè? A. Vì mực nước tại các sông được dâng cao và có nhiều thức ăn. B. Vì nhiệt độ nước ấm hơn và có nhiều thức ăn. C. Vì nước trong hơn và có nhiều tảo lục. D. Vì mực nước tại các sông được hạ xuống và có nhiều thức ăn. Câu 73. Vì sao cá ở miền Nam thường sinh sản vào đầu mùa mưa? A. Vì mực nước tại các sông được dâng cao và có nhiều thức ăn. B. Vì nhiệt độ nước giảm xuống và có nhiều thức ăn. C. Vì nước có độ trong giảm giúp cá trốn tránh kẻ thù dễ dàng hơn. D. Vì mực nước tại các sông tăng tốc độ dòng chảy giúp phát tán trứng đi xa. Câu 74. Vào mùa sinh sản, ở cá thường diễn ra các hoạt động nào sau đây? A. Cá đến tuổi thành thục ghép đôi, cá cái và cá đực bơi song song nhau để cá cái đẻ trứng và cá đực phóng tinh lên trứng. B. Cá đến tuổi thành thục ghép đôi, cá cái bơi trước để đẻ trứng và cá đực bơi sau để phóng tinh lên trứng. C. Cá đến tuổi thành thục ghép đôi, cá cái bơi tìm nơi đẻ trứng và cá đực phóng tinh ra môi trường nước. D. Cá đến tuổi thành thục ghép đôi thực hiện thụ tinh trong, cá cái đẻ trứng ra môi trường nước và cá đực bảo vệ trứng. Câu 75. Trong tự nhiên, cá chép thành thục sinh dục thường sinh sản vào những ngày thời tiết mát mẻ, nhiệt độ nước là A. Khoảng 15 oC-20oC. B. Khoảng 25 oC-30oC. C. Khoảng 20 oC-25oC. D. Khoảng 10 oC-15oC. Câu 76. Tuổi thành thục sinh dục của tôm được xác định dựa vào yếu tố nào? A. Sự tiêu tốn thức ăn. B. Số lần đẻ trứng. C. Tuổi và khối lượng cơ thể. D. Tốc độ tăng trưởng của cơ thể. Câu 77. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm thẻ chân trắng trong tự nhiên? A. Mùa vụ sinh sản của tôm tập trung vào tháng 3 đến tháng 10 hằng năm. B. Mùa vụ sinh sản của tôm tập trung vào tháng 1 đến tháng 10 hằng năm. C. Mùa vụ sinh sản của tôm tập trung vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm. D. Mùa vụ sinh sản của tôm tập trung vào tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Câu 78. Tôm sú sinh sản bằng hình thức nào? A. Tôm thụ tinh trong và đẻ trứng. B. Giao vĩ và đẻ trứng. C. Giao vĩ và đẻ con. D. Thụ tinh trong và đẻ con. Câu 79. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm nước ngọt? A. Tôm bắt đôi, tôm cái bơi phía trước đẻ trứng, tôm đực bơi theo sau tới tinh trùng lên. B. Tôm bắt đôi với nhau, giao phối và con cái phóng trứng ra môi trường tự nhiên. C. Trứng được giải phóng ồ ạt vào môi trường nước và được tôm đực phóng tinh lên trứng. D. Trứng đã thụ tinh, sau khi đẻ sẽ dính vào các lông tơ ở đôi chân bụng và được giữ cho đến trứng nở. Câu 80. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mùa sinh sản của tôm nước mặn? A. Tôm bắt đôi, tôm cái bơi phía trước đẻ trứng, tôm đực bơi theo sau tới tinh trùng lên. B. Tôm bắt đôi với nhau, giao vĩ và con cái phóng trứng ra môi trường tự nhiên. C. Trứng được giải phóng ồ ạt vào môi trường nước và được tôm đực phóng tinh lên trứng. D. Trứng đã thụ tinh sau khi đẻ sẽ dính vào các lông tơ ở đôi chân bụng và được giữ cho đến trứng nở. Câu 81. Điều kiện sinh sản của tôm càng xanh là A. di cư ra vùng cửa sông nước lợ, độ mặn 12%o. B. di cư ra vùng biển nhiệt đới, độ mặn 28%o. C. di cư ra vùng cửa sông nước ngọt, độ mặn 1%o. D. di cư ra vùng cửa sông nước lợ, độ mặn 15%o. Câu 82. Điều kiện sinh sản của tôm sú là A. di cư ra vùng cửa sông nước lợ, độ mặn 12%o. B. di cư ra vùng biển nhiệt đới, độ mặn 29%o. C. di cư ra vùng biển nhiệt đới, độ mặn 32%o. D. di cư ra vùng cửa sông nước lợ, độ mặn 15%o. Câu 83. Trong giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương thì khâu lựa chọn và thả giống cần lưu ý điều gì? A. Cá bột ăn khỏe và vận động nhanh. B. Cá bột có kích thước lớn và tự bơi kiếm ăn. C. Cá bột đã tiêu hết noãn hoàng và tự bơi kiếm ăn. D. Cá bột còn noãn hoàng để dễ thích nghi với môi trường mới. Câu 84. Trong giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương thì người nuôi cần áp dụng biện pháp nào sau đây để cải thiện môi trường nước? A. Bón phân hóa học kết hợp với khoáng vi lượng. B. Thường xuyên thay nước nuôi trong ao. C. Thường xuyên bổ sung nước vào ao nuôi. D. Sử dụng chế phẩm sinh học. Câu 85. Khi nói về kĩ thuật ương nuôi cá giống có những phát biểu như sau: (1) Mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi. (2) Khi nước trong ao đã ổn định và có màu xanh nõn chuối mới thả cá vào ao. (3) Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. (4) Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, loại bỏ các sinh vật hại cá và phòng trừ dịch bệnh. (5) Thường xuyên thay nước cho ao nuôi nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 86. Cho các phát biểu sau: 1/ vét bớt bùn; 2/ lấp hang hốc; 3/ phát quang bụi rậm; 4/ Rắc vôi bột và phơi đáy ao. Hỏi: Những hoạt động nào sau đây phù hợp với công việc cải tạo đáy ao? Α. (1), (2), (4). Β. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 87. Thu hoạch cá hương vào thời điểm nào trong ngày là phù hợp? A. Sáng sớm hoặc buổi trưa. B. Buổi trưa hoặc chiều mát. C. Sáng sớm hoặc chiều mát. D. Tất cả các thời điểm trong ngày. Câu 88. Khi thả cá vào ao ương, người nuôi cần chú ý điều gì? A. Chuẩn bị thức ăn để cho cá ăn ngày sau khi cá thả xuống ao nuôi. B. Cân bằng nhiệt độ giữa trong túi và ngoài môi trường để tránh cá bị sốc nhiệt. C. Chuẩn bị thực vật thủy sinh thả vào ao làm nơi trú ngụ cho cá. D. Cho cá tắm qua nước muối loãng 2% để diệt khuẩn trước khi thả vào ao. Câu 89. Trước khi đưa cá hương vào dụng cụ vận chuyển đến ao ương thì người nuôi cần chú ý điều gì? A. Sau khi thu hoạch cá, cần đưa cá vào bể chứa từ 1-2 giờ giúp cá quen dần với nhiệt độ nước trong túi chứa. B. Sau khi thu hoạch cá, cần đưa cá vào bể chứa từ 3-4 giờ giúp cá quen dần với môi trường thiếu oxygen. C. Sau khi thu hoạch cá, cần đưa cá vào bể chứa từ 2-3 giờ giúp cá quen dần với môi trường hẹp. D. Sau khi thu hoạch cá, cần đưa cá vào bể chứa từ 4-5 giờ giúp cá quen dần với mật độ cao. Câu 90. Tiêu chuẩn của ao ương nuôi cá bột lên cá hương là A. diện tích từ 500 – 1000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m B. diện tích từ 500 – 2000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m C. diện tích từ 1000 – 2000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m D. diện tích trên 2000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m Câu 91. Tiêu chuẩn của ao ương nuôi cá hương lên giống là A. diện tích từ 500 – 1000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m B. diện tích từ 500 – 2000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m C. diện tích từ 1000 – 2000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m D. diện tích trên 2000m2; độ sâu từ 1,2 – 1,5m Câu 92. Giai đoạn ương nuôi cá hương lên cá giống thì chiều dài của cá dao động trong khoảng A. từ 0,7cm – 7cm tùy từng loài. B. nhỏ hơn 0,7cm tùy từng loài. C. lớn hơn 0,7 cm tùy từng loài. D. từ 7cm – 10cm tùy từng loài. Câu 93. Giai đoạn ương nuôi cá hương lên cá giống cần sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm dao động từ A. nhỏ hơn 30% tùy từng loài. B. 30% - 40% tùy từng loài. C. lớn hơn 40% tùy từng loài. D. 25% - 35% tùy từng loài. Câu 94. Thời gian ương nuôi cá hương lên cá giống khoảng A. 25 – 30 ngày tùy từng loài. B. 30 – 50 ngày tùy từng loài. C. 30 – 60 ngày tùy từng loài. D. 40 – 70 ngày tùy từng loài. Câu 95. Mật độ ương nuôi tôm giống phù hợp đối với tôm sú là A. từ 150 đến 250 ấu trùng/L. B. từ 100 đến 300 ấu trùng/L. C. từ 200 đến 250 ấu trùng/L. D. từ 10 đến 20 ấu trùng/L. ---------------------------HẾT---------------------------