THỰC HÀNH DƯỢC LÝ- Bài 1: Đường hấp thu (PDF)
Document Details
Uploaded by SaneCharacterization
2021
Tags
Summary
This document is a past paper from a pharmacology course in 2021 covering drug administration routes and effects. It details answers to questions about absorption methods. It includes details on the various routes of administration for the preparation of Phenobarbital IV, IM, IP and PO and the impact of dosage on different routes.
Full Transcript
Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU I.MỤC TIÊU: **Mục tiêu kiến thức: - Trinh bày đặc điểm hấp thu các đường: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống. - Trình bày sự l...
Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU I.MỤC TIÊU: **Mục tiêu kiến thức: - Trinh bày đặc điểm hấp thu các đường: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống. - Trình bày sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và các đường hấp thu **Mục tiêu kỹ năng: - Thực hiện được thủ thuật: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống trên chuột nhắt trắng. - Xác định các giai đoạn tác dụng của thuốc ngủ. II. NGUYÊN TẮC - Dựa vào tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Phenobarbital. - Đánh giá hoạt tính dược lực của phenobarbital dựa vào 3 thông số: Tốc độ tác dụng (thời gian tiềm phục), Cường độ tác dụng tối đa, Thời gian tác dụng. III. Trả lời câu hỏi. 1/ Thế nào là cá thể dung nhận và không dung nhận thuốc? - Cá thể dung nhận thuốc là cá thể đáp ứng kém với thuốc hơn cá thể bình thường, phải sử dụng liều cao hơn để gây ra tác dụng dược lý. - Cá thể không dung nhận thuốc là cá thể đáp ứng với thuốc cao hơn cá thể bình thường, chỉ cần dụng liều nhỏ cũng có thể gây ra tác dụng dược lý. 2/Phương pháp tiến hành thí nghiệm - Đánh dấu chuột và cân chuột. - Quan sát cử động và đếm nhịp thở của chuột trọn 1 phút. - Đưa dd Phenobarbital 2% liều 70mg/kg vào cơ thể chuột qua đường IM, IV, PO, IP o Tính liều: Liều 70mg/ kg tức là 70mg cho chuột 1kg. Phenolbarbital 2% tức là 2g/100ml. o VD: chuột 300g thì liều Phenobarbital là (300*70/1000) * (100/2000) ml. - Quan sát các con chuột và ghi nhận thời gian tiềm phục, cường độ tác dụng tối đa và thời gian tác dụng. Đếm nhịp thở ở từng giai đoạn. 3/ Các giai đoạn trải qua sau khi tiêm phenobarbital 2%: Giai đoạn kích thích: rối loạn vận động hoặc thất đều - Thất điều: Chuột đi lảo đảo như người say. - RL vận động: di chuyển nhanh nhẹn hơn bình thường hoặc lấy chân quẹt mũi, râu. Giai đoạn ngủ: - Ngủ nông: Mất phản xạ ngửi (đặt que trước mũi chuột, không chạm râu, chuột không phản ứng) - Ngủ sâu: Mất phản xạ co chân (ở vị trí nghỉ kéo chân chuột về sau 2-5s mà chân không co lại) Giai đoạn mê: - Mê nông: Mất phản xạ thăng bằng (Lật chuột 5s sau không tự lật được lại). - Mê sâu: Mất cảm giác đau (kim đâm nhẹ đuôi, chuột nằm yên chỉ rung giật đuôi), mất phản xạ đau (kim đâm nhẹ đuôi, chuột nằm yên không rung giật đuôi). 1 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem Giai đoạn ức chế hành tủy: khi nhịp thở giảm < 100 lần/ phút. - Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy - Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết 4/ Đặc điểm các đường hấp thu - Tiêm tĩnh mạch (IV, F=1): thuốc được đưa thẳng vào máu và chịu hiệu ứng vượt qua lần đầu ở phổi. - Tiêm phúc mô (IP, F SC > IM > IP > IV + Cường độ tác dụng tối đa: IV > IP > IM > SC > PO + Thời gian tác dụng: IV > IP > IM > PO - Kết quả thu được ở bảng trên: + Thời gian tiềm phục: IM>IP>IV (phù hợp) và PO thì không ghi nhận được + Cường độ tác dụng tối đa: IP>IM>IV (không phù hợp) và PO thì không ghi nhận. Nếu theo lý thuyết thì IV > IP >IM> PO tức là IV phải có cường độ tác dụng từ mê sâu đến ức chế hành tủy. Chuột PO không ghi nhận được cường độ tác dụng tối đa là do cùng các nguyên nhân với không ghi nhận được thời gian tiềm phục. Nguyên nhân: + Điều kiện thí nghiệm: Âm thanh lớn, quạt, ánh sáng ảnh hưởng phản ứng của cơ thể chuột Chuột không cùng giới, tuổi, dinh dưỡng Chuột chênh lệch trọng lượng Bố trí thí nghiệm khác nhau, người thực hiện khác nhau + Kỹ thuật: Cân chuột sai (chuột PO và IV có thể nặng hơn trọng lượng cân được) Tính liều sai (tính thiếu liều cần thiết để gây tác dụng trên chuột hoặc rút thuốc sai) Tiêm thuốc và cho chuột uống thuốc sai cách Quan sát sai Nhận định kết quả sai + Cơ địa : Chuột dung nhận thuốc (chuột PO và IV dung nhận thuốc nên cần lượng lớn thuốc để gây ra tác dụng dược lý và cường độ tác dụng tối đa lớn hơn chuột bình thường). 3 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem * Bảng kết quả PO IM IP IV Thời gian tiềm phục 25 phút 4 phút 3 phút 7 phút Cường độ tác dụng tối đa Kích thích Mê nông Mê sâu Ngủ nông - Biện luận: Theo lý thuyết, sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và đường hấp thu được thể hiện như sau: + Thời gian tiềm phục: PO > IM > IP > IV + Cường độ tác dụng tối đa: IV > IP > IM > PO + Thời gian tác dụng: IV > IP > IM > PO - Kết quả ở bảng ghi nhận được + Thời gian tiềm phục: IP < IM < PO < IV (không phù hợp) + Cường độ tác dụng tối đa: IP > IM > IV > PO (không phù hợp) Nếu theo lý thuyết thì thời gian tiềm phục của chuột IV phải nhỏ nhất tức là IM > IP > IV + Cường độ tác dụng tối đa: IV > IP > IM > PO + Thời gian tác dụng: IV > IP > IM > PO - Theo bảng kết quả ghi nhận: + Thời gian tiềm phục: IV < IP < IM < PO (phù hợp) + Cường độ tác dụng tối đa: IP = PO > IM > IV (Không phù hợp). Theo lý thuyết cường độ tác dụng tối đa chuột IV phải lớn nhất tức là mê sâu hoặc ức chế hành tủy, chuột PO phải nhỏ nhất tức là kích thích hoặc ngủ nông hoặc ngủ sâu 4 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem Các nguyên nhân có thể làm sai lệch kết quả: + Điều kiện thí nghiệm: Âm thanh lớn, quạt, ánh sáng ảnh hưởng chuột Chuột không cùng giới, tuổi, dinh dưỡng Chuột chênh lệch trọng lượng Bố trí thí nghiệm khác nhau, người thực hiện khác nhau + Kỹ thuật: Cân chuột sai Tính liều sai Tiêm thuốc và cho chuộc uống thuốc sai cách Quan sát sai Nhận định kết quả sai + Cơ địa: Chuột dung nhận thuốc (chuột IV cần liều lớn hơn để gây cường độ tác dụng tối đa như chuột bình thường) Chuột không dung nhận thuốc. (chuột PO chỉ cần liếu thấp cũng có thể gây ra cường độ tác dụng tối đa như chuột bình thường) 5 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem BÀI 2: KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG ĐỐI KHÁNG GIỮA 2 DƯỢC PHẨM I. MỤC TIÊU: * Mục tiêu kiến thức - Trình bày được cơ chế tác dụng của Strychnin. - Trình bày được cơ chế chống co giật của Phenobarbital - Định nghĩa và phân loại được tính chất đối kháng giữa 2 dược phẩm * Mục tiêu kỹ năng - Khảo sát được tác động đối kháng giữa hai dược phẩm Phenobarbital và Strychnin - Xác định được các giai đoạn ức chế TKTW của Phenobarbital - Xác định được liều điều trị của Phenobarbital có khả năng chống co giật do ngộ độc Strychnin - Xác định giai đoạn kích thích thần kinh trung ương của Strychnin II. NGUYÊN TẮC Hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của 1 trong 2 dược phẩm đó làm giảm hoặc làm mất tác động của dược phẩm kia. Để khảo sát tác động đối kháng giữa Phenobarbital và Strypchnin, dựa vào: - Khảo sát tác động ức chết TKTW của Phenobarbital có khả năng chông co giật - Khảo sát riêng rẽ tác động của Strypchnin và tác động của Strypchnin sau khi tiêm Phenobarbital ở liều thấp vầ liều cao trên chuột thực nghiệm III. Trả lời câu hỏi. 1/ Định nghĩa và phân loại đối kháng dược phẩm - Hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của 1 trong 2 dược phẩm đó làm giảm hoặc làm mất tác động của dược phẩm kia - Phân loại: + Đối kháng dược lý: chất đối kháng gắn cùng receptor với chất chủ vận. + Đối kháng sinh lý: chất đối kháng gắn lên receptor khác chất chủ vận. + Đối kháng hóa học: chất chủ vận gắn trực tiếp lên chất bị đối kháng. - Ý nghĩa trong điều trị: + Tránh phối hợp hai dược phẩm đối kháng dẫn đến làm giảm hiệu lực thuốc. + Giải độc trong trường hợp ngộ độc. 2/ Trình bày cơ chế co giật của Strypchnin Strypchnin đối kháng cạnh tranh với Glycin tại receptor của glycin làm các neuron vận động thoát khỏi ức chế của Glycin làm hạ thấp ngưỡng kích thích, dưới tác động của các yếu tố kích thích sẽ gây cơn co giật Đối kháng dược lý 3/ Trình bày cơ chế chống co giật của Phenobarbital Phenobarbital gắn lên receptor GABA làm tăng thời gian mở kênh Cl-, làm xuất hiện điện thế hậu synap ức chế dẫn đến tăng ngưỡng kích thích của tế bào. Ngoài ra, còn làm giảm hoạt tình của Glutamat. 6 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem 4/ Trình bày cơ chế đối kháng của Phenobarbital và Strypchnin Phenobarbital và Strypchnin là đối kháng sinh lý do: -Phenobarbital gắn lên Rc GABAa -Strychnin gắn lên Rc Glycin 5/Trình bày các nhóm thuốc kích thích TKTW (theo vị trí tác động) -Vỏ não: cafein, theophylin, theotramin… + Tăng hoạt động tự nhiên cơ thể + Giúp giảm mệt mỏi và buồn ngủ -Hành não: kích thích trung tâm hô hấp, vận mạch (camphor, niketanik,) + Tăng sức co bóp cơ tim + Tăng nhịp tim -Tủy sống: strychnin + Tăng dinh dưỡng và hoạt động cơ + Tác động lên hệ thống nổn vận động ở tủy sống làm tăng dẫn truyền thần kinh cơ + Tăng phản xạ các cơ quan cảm giác, vị giác, xúc giác, khứu giác (liều thấp) + Ở liều cao và liều độc strychnin tác động lên cả hành não và vỏ não + Ở liều độc Strychnin gây cơn co giật kiểu uốn ván, BN bị tím tái do thiếu oxy 6/ Nêu phương pháp thí nghiệm Khảo sát 3 con chuột: - Chuẩn bị: Đánh dấu chuột, cân chuột => đếm nhịp thở => tính liều => đặt chuột vào một bocal riêng theo dõi - Tiến hành: o Chuột A: Tiêm dưới da strychnin liều 3mg/kg -> Sau 2 phút kích thích nhẹ bằng gõ nhẹ vào bocal => Quan sát tác động strychnin (ghi nhận thời điểm xảy ra co giật nhẹ, mạnh và mô tả co giật kiểu phong đòn gánh) o Chuột B: Tiêm qua phúc mô phenobarbital liều 40mg/kg => Quan sát tác động của phenobarbital, ghi nhận thời điểm xảy ra thất điều, ngủ, mê (Xác định tốc độ tác động, thời gian tác động và cường độ tác động tối đa 25 phút) => Sau 25 phút, tiêm Strychnin => Quan sát tác động strychnin (ghi nhận thời điểm xảy ra co giật nhẹ, mạnh và mô tả co giật kiểu phong đòn gánh) o Chuột C: Tiêm qua phúc mô phenobarbital liều 70mg/kg rồi thực hiện tiếp như chuột Nguyên nhân 25 phút: Đây là thời gian để nồng độ phenobarbital tối đa trong máu IV. Giải thích, biện luận các kết quả TH1: Kết quả thí nghiệm lý tưởng: Chuột A (-), chuột B (-), chuột C (+) - Khi dùng Strypchnin liều cao sẽ tác động lên hành não: tăng tần số hô hấp, tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim - Khi dùng Strypchnin liều độc (3mg/kg tiêm dưới da): tăng phản xạ tủy sống quá độ, gây cơ co giật kiểu uốn ván, cuối cùng liêt cơ hô hấp gây chết chuột A - Khi dùng Phenobarbital ở liều 50 mg/kg tiêm phúc mô – liều thấp: đây là liều gây ngủ, không đủ mạnh để giải độc Strypchnin (3mg/kg) nên chuột B co giật và chết - Khi dùng Phenobarbital ở liều 80 mg/kg tiêm phúc mô – liều cao: đây là liều giải độc, đủ mạnh để giải độc Strypchnin (3mg/kg) nên chuột C không co giật và sống 7 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem TH2: Nếu chuột A sống: - Điều kiện thí nghiệm: không kiểm soát tốt + Ánh sáng + Tiếng động - Kỹ thuật: + Cân chuột + Tính liều + Lấy thuốc ➔ sai số, lấy thiếu strychnin + Tiêm thuốc: tiêm dưới da (SC) và tiêm phúc mô (IP) ➔ Sai kỹ thuật, tiêm ra ngoài + Động tác kích thích + Quan sát-nhận định ➔ không thực hiện đúng - Thống kê sinh học: số lượng động vật quá ít, số lượng động vật càng lớn,kết quả càng chính xác - Cơ địa: dung nhận Strychnin TH3: Nếu chuột B sống: - Điều kiện thí nghiệm: không kiểm soát tốt + Ánh sáng + Tiếng động - Kỹ thuật: + Cân chuột + Tính liều + Lấy thuốc ➔ sai số, lấy thiếu strychnin hoặc lấy dư phenobarbital hoặc cả 2 TH + Tiêm thuốc: tiêm dưới da (SC) và tiêm phúc mô (IP) ➔ Sai kỹ thuật, tiêm thuốc ra ngoài hoặc không đúng đường tiêm + Động tác kích thích + Quan sát ➔ không thực hiện đúng - Thống kê sinh học: số lượng động vật quá ít, số lượng động vật càng lớn,kết quả càng chính xác - Cơ địa chuột: + Dụng nhận Strychnin + Không dụng nhận Phenobarbital + Hoặc cả 2 trường hợp trên TH4: Nếu chuột C chết: - Điều kiện thí nghiệm: không kiểm soát tốt + Ánh sáng + Tiếng động - Kỹ thuật: + Cân chuột + Tính liều + Lấy thuốc ➔ sai số, lấy dư strychnin hoặc dư phenobarbital hoặc cả 2 TH 8 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 2: Khảo sát tác động đối kháng giữa hai dược phẩm KieuDiem + Tiêm thuốc: tiêm dưới da (SC) và tiêm phúc mô (IP) ➔ Sai kỹ thuật, tiêm thuốc vào bắp cơ (IM) hoặc không đúng đường tiêm ➔ Tiêm phenobarbital thời gian chờ lọc máu khi có chỉ định - Sử dụng Phenobarbital liều 70mg/kg (tiêm phúc mô) có tác dụng giải độc 9 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 4: Sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của thuốc tê KieuDiem BÀI 4: SỰ ỨC CHẾ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG THẦN KINH CỦA THUỐC TÊ I. Mục tiêu: - Mục tiêu kiến thức: + Trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc tê + Trình bày được tính chất của thuốc tê - Mục tiêu kỹ năng: + Thực hiện được thủ thuật trên cóc như: hủy não, nâng đám rối thần kinh hông, thử phản xạ co rút chân, chấm thuốc tê + Xác định đúng thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng của 3 cóc ở 3 liều thuốc khác nhau + Giải thích được các biểu hiện khác thường của cóc II. Đại cương: - Thuốc gây tê là loại thuốc có tác dụng ức chế chuyên biệt và tạm thời lượng xung động thần kinh từ ngoại biên truyền đến thần kinh trung ương để làm mất cảm giác, xúc giác và cuối cùng là vận động. - Thuốc tê nằm trong nhóm thuốc tác động ức chế lên hệ TKTW. - Đánh giá hoạt tính dược lực dựa vào o Thời gian tiềm phục: thời gian từ lúc thuốc được đưa vào cơ thể cho đến khi cắt được dẫn truyền xung động thần kinh. o Thời gian tác dụng: thời gian từ cắt được dẫn truyền xung động thần kinh cho đến khi khôi phục lại dẫn truyền xung động thần kinh. * Nhóm thuốc này bao gồm: - Thuốc gây mê (ức chế hết toàn bộ hệ TKTW, mất hết cả ý thức & phản xạ, không ức chế dẫn truyền mà làm tổn thương luôn cấu trục lưới - hệ thống dẫn truyền của tế bào TK) - Thuốc gây ngủ (tác dụng nhẹ hơn thuốc gây mê) - Thuốc an thần (tác dụng ức chế TKTW nhẹ nhất) - Thuốc chống động kinh (thuốc chống lại các tác nhân gây kích thích) - Thuốc giảm đau (thuốc ức chế TKTW có tác dụng toàn thân) - Thuốc gây tê (tác động lên TKTW bởi hiệu lực gây mất cảm giác đau) - Cơ chế tác dụng thay đổi theo tùy loại thuốc, nhưng đều dựa trên tác động đến điện thế màng tế bào. III. Nguyên tắc Dựa vào hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của thuốc gây tê trên phản xạ co chân của cóc đã hủy não IV. Cơ chế Chẹn kênh Na+ điện thế, ngăn không cho dòng Na+ đi vào tế bào ngăn cản sự hình thành điện thế động nên ức chế dẫn truyền xung động thần kinh từ ngoại biên về trung ương làm mất cảm giác đau. V.Mục đích - Khảo sát thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng của lidocain 1% trên cóc. - Chứng minh một số đặc tính của dược phẩm gây tê. 13 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 4: Sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của thuốc tê KieuDiem VI.Phương pháp thí nghiệm: 1. Hủy não cóc 2. Bộc lộ đám rối TK hông của cóc 3. Kiểm tra lại phản xạ co chân của bên bộc lộ đám rối thần kinh. 4. Châm thuốc gây tê lên mô thần kinh đã bộc lộ. 5. Tìm thời gian tiềm phục: - Thử phản xạ co chân 1 phút/lần bằng tác nhân kích thích (HCl 5‰) cho đến khi mất phản xạ. - Mất phản xạ là khi ngâm chân cóc vào lọ đựng dd HCl 5‰ với thời gian trên 20s, cóc không co rút chân. - Tính thời gian tiềm phục: từ lúc chấm thuốc đến khi cóc mất phản xạ co chân. 6.Tìm thời gian tác dụng: - Thử phản xạ 2 phút/lần bằng tác nhân kích thích (HCl 5‰) cho đến khi có phản xạ trở lại - Khôi phục phản xạ là khi ngâm chân cóc trong lọ đựng dd HCl 5‰với thời gian không quá 20s, cóc co rút chân - Tính thời gian tiềm phục: từ lúc cóc mất phản xạ co chân đến khi có phản xạ trở lại. 7.Kiểm tra phản xạ co chân của chân đối chứng để biết cóc còn sống hay chết 8.Dùng nước muối sinh lý nuôi mô tk bộc lộ nếu bị khô. VII.Câu hỏi 1/Thuốc tê nhóm amid: Lidocain, Prilocain, Dibucain, Etidocain, Mepivacain. 2/ Phân biệt phản xạ đau và cảm giác đau - Phản xạ đau: Đường dẫn truyền gồm 2 nơron. Trung tâm của phản xạ đau là tủy sống. - Cảm giác đau: Đường dẫn truyền gồm 3 noron và đi qua đồi thị. Trung tâm của cảm giác đau là vỏ não. Một khi đã hình thành được cảm giác đau thì sẽ hình thành thái độ đáp ứng & trí nhớ. 3/Tại sao chọn phản xạ co chân? Dễ quan sát, ghi nhận Dễ bộc lộ thần kinh 4/Tại sao phải hủy não? Loại bỏ đi những cử động có ý thức do não chi phối 5/Tại sao bộc lộ đám rối thần kinh? -Để thuốc tác dụng trực tiếp lên mô thần kinh chứng minh hiệu lực gây tê tại chỗ -Chọn đám rối để có tác dụng hiệu quả 6/Tại sao chọn bộc lộ thần kinh hông? Nằm cao so với chân cóc nên khi rửa chân cóc không bị trôi thuốc 14 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 4: Sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của thuốc tê KieuDiem 7/Các đặc tính thuốc gây tê từ thí nghiệm -Hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh →Minh họa: cóc mất phản xạ dưới tác nhân kích thích -Hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh mang tính chất khu trú, cục bộ →Minh họa: chân cóc bên không bộc lộ không mất phản xạ dưới tác nhân kích thích -Hiệu lực ức chế dẫn truyền xung động thần kinh mang tính hồi phục →Minh họa: cóc có phản xạ trở lại 8/Tại sao chọn thời gian là 20s? Thời gian tối đa để một cung phản xạ hình thành VII.Nhận xét - biện luận - Theo lý thuyết khi tăng liều thì thời gian tiềm phục giảm xuống và thời gian tác dụng tăng lên - Nhưng trên thực tế kết quả thu được cho thấy liều không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng lên tác dụng dược lý của thuốc gây tê. Có 3 trường hợp xảy ra: a) Không tác dụng: + Không đủ liều + Kĩ thuật + Dung nhận thuốc b) Chết: hủy não sai phương pháp. c) Ngược lý thuyết: + Điều kiện thí nghiệm: o Trọng lượng o Giới tính o Sức khỏe o Bố trí thí nghiệm (cách mắc cóc lên giá, vị trí đặt cóc, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) + Kĩ thuật: yếu tố tác dụng ngoài liều Hủy não (chưa hoàn toàn, cử động thay vì phản xạ) Bộc lộ thần kinh (độ dài tới hạn, nồng độ, thời gian thuốc bám mô thần kinh) Chấm thuốc (nồng độ thuốc) Thử phản xạ (tần số kích thích, ngưỡng kích thích) + Cơ địa: Dung nhận: là sự giảm tác dụng của thuốc so với các cá thể khác khi dùng cùng liều. Nhạy cảm: là sự tăng tác dụng của thuốc so với các cá thể khác khi dùng cùng liều. Chỉ sử dụng khi so sánh kết quả + Thống kê sinh học: Kích cỡ mẫu (kích cỡ mẫu càng lớn thì sai số càng bé và ngược lại 15 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 4: Sự ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của thuốc tê KieuDiem IX/ Ví dụ: a. Chỉ ra 3 điểm sai kỹ thuật b. Tính thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng 1 giọt 2 giọt 3 giọt Nhóm TGTP TGTD TGTP TGTD TGTP TGTD 1 28 12 3 24 1 >60 2 10 9 4 21 2.10s 30 3 Không Không 1 Chưa hồi phục lại 3 18 4 Không Không 5 9 1 18 5 Không Chưa hồi phục phản xạ 2 18 1 24 6 Không 0 1 15 1 20 Câu a: Ba điểm sai: - Cóc 3 giọt nhóm 2 làm raTGTP có lẻ giây - Cóc 3 giọt nhóm 6 làm ra TGTD sai vì 20’ không phải bội số của 3 (Đề cho tần số thử 3 phút/lần) - Cóc 1 giọt nhóm 5 không có TGTP thì không có TGTD nên không thể kết luận chưa hồi phục được. Câu b: Tính Đề: tối đa thí nghiệm 60 phút 1 giọt 2 giọt 3 giọt TGTP 0→28+10 3+4+1+5+2+1 1+3+2+1+1+1 2 6 6 TGTD 0→12+9 24 + 21 + 60 + 9 + 18 + 15 60 + 30 + 18 + 18 + 24 2 6 5 Cách tính: -Bỏ mẫu của TGTP hoặc TGTD khi: Kết quả có giây Kết quả sai bội số của thí nghiệm Chuột chết. -Nguyên tắc tính: TGTP đúng, TGTD sai => TGTP tính bình thường, bỏ mẫu TGTD TGTP sai => quy cho TGTD sai => TGTP và TGTD đều bỏ mẫu TGTP = 0 => quy cho TGTD = 0 => sau đó tính bình thường TGTP lớn hơn rất nhiều TGTD, sẽ có 2 trường hợp: +TGTD = bội số => quy cho TGTP = 0 và TGTD = 0 => sau đó tính bình thường +TGTD lớn hơn bội số =>giữ nguyên TGTP và TGTD=>sau đó tính bình thường TGTD = chưa hồi phục / quá thời gian thí nghiệm => quy cho TGTD về thời gian tối đa của thí nghiệm => sau đó tính bình thường. Đối với 1 giọt: nếu TGTP = 0 và/hoặc TGTD = 0 => bỏ mẫu Đối với từ 2 giọt trở lên: nếu TGTP = 0 và/hoặc TGTD = 0 => tính bình thường Cách ghi kết quả: -Đối với 1 giọt: TGTP: 0 → số TGTD: 0 → số -Đối với từ 2 giọt trở lên: TGTP: số TGTD: số 16 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 5: Thí nghiệm Claude Bernard về thuốc giãn cơ giống Curare KieuDiem BÀI 5: THÍ NGHIỆM CLAUDE BERNARD VỀ THUỐC GIÃN CƠ GIỐNG CURARE I. MỤC TIÊU: *Mục tiêu kiến thức: - Khảo sát được tác động gây liệt cơ của Rocuronium - Chứng minh vị trí tác động của Rocuronium bằng kết quả thí nghiệm **Mục tiêu kỹ năng: - Bộc lộ được thần kinh đùi và bắp cẳng chân 2 bên - Thực hiện đúng các thao tác: tiêm thuốc, kích thích thần kinh và cơ - Ghi nhận đươc: hiện tượng sụp mi, hiện tượng giả chết, thời gian tiềm phục. II. Nguyên tắc - Acetylcholin là chất hóa học trung gian dẫn truyền thần kinh được tiết ra ở đầu mút sợi thần kinh vận động, gắn vào thụ thể Nicotinic tại các tấm động thần kinh – cơ tạo điện thế hoạt động -> cơ co - Tranh chấp với Acetylcholin tại thụ thể Nicotinic trên tấm động thần kinh-cơ sẽ gây liệt cơ (hay giãn cơ) III. Trả lời câu hỏi 1/ Tác động gây liệt cơ của Rocuronium -Cơ chế tác dụng của Rocuronium: Không khử cực, tranh chấp với acetylcholin tại thụ thể Nicotinic/ tấm động thần kinh cơ. -Gây liệt cơ theo thứ tự cơ mi mắt -> cơ tứ chi -> cơ cổ -> cơ thân mình -> cơ hoành & phục hồi theo chiều ngược lại 2/ Ứng dụng của Rocuronium - Làm mềm cơ thành bụng trong gây mê hồi sức - Nội soi - Chống co giật trong co thắt cơ vân Bài thí nghiệm không hủy não cóc để chứng minh thuốc tác động vào thần kinh ngoại biên. 3/ Có mấy nhóm thuốc tác động lên cơ chế co cơ - Nhóm tác động cơ chế không khử cực (cạnh tranh Acetylcholine): D tubo cararin (Curare) - Nhóm tác động cơ chế khử cực (Succinyl cholin, Decamethonium) IV. Nêu phương pháp thí nghiệm Claude Bernard về thuốc giãn cơ giống Curare. - Quan sát cử động tự ý của cóc (tư thế, hoạt động tự nhiên) - Cố định cóc (không hủy não, ghim chặt 4 chi vào tấm mổ bằng kim gút, tư thế nằm sấp) - Bộc lộ thần kinh đùi và bắp cơ cẳng chân 2 bên - Kích thích thần kinh, cơ (bằng móc kích điện) và quan sát đáp ứng co cơ cẳng chân - Tiêm thuốc: o Dùng chỉ cột chặt đùi phải không cho máu lưu thông (không cột thần kinh) o Tiêm thuốc vào phúc mô cóc 0,2ml Rocuronium 1% 17 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 5: Thí nghiệm Claude Bernard về thuốc giãn cơ giống Curare KieuDiem Lưu ý dùng bơm tiêm 1ml lấy thuốc sau đó đổi kim 25G*1”, luồn kim dưới da bắt đầu từ đầu trên xương ức đến đoạn bụng (vị trí kim nằm dưới da và trên xương ức), bơm thuốc vào bụng cóc - Theo dõi tác dụng liệt cơ: o Hiện tượng sụp mi (theo dõi đồng tử), hiện tượng giả chết (sụp mi mắt, cổ rụp xuống, tứ chi liệt, tim vẫn còn hoạt động) o Kích thích thần kinh chân trái (chân không cột) mỗi 30 giây cho đến khi mất phản xạ co cơ cẳng chân T ghi nhận thời gian o Kích thích thần kinh chân phải và kích thích trực tiếp bắp cơ cẳng chân 2 bên, ghi nhận đáp ứng co cơ cẳng chân o Quan sát hiện tượng giả chết: sụp mi, cổ cụp xuống, tứ chi liệt, tim vẫn còn hoạt động V. Giải thích, biện luận các kết quả Đáp ứng co cơ cẳng chân sau khi kích thích Chân T Chân P Thần kinh Bắp cơ cẳng chân Thần kinh Bắp cơ cẳng chân Trước tiêm Rocuronium + + + + Sau tiêm Rocuronium _- + + + *Giải thích - Do ta sử dụng tác nhân là điện kích thích trực tiếp lên tế bào cơ nên bắp cơ co là do điện gây khử cực màng tế bào cơ -Bắp chân bên chân không cột thuốc đến được nhưng khi dùng điện kích thích trực tiếp bắp cơ thì cơ vẫn co => Thuốc không làm trơ màng tế bào cơ *Biện luận - Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình co cơ: + Acetylcholin được phóng thích vào vị trí synap thần kinh cơ. + Acetylcholin gắn được lên thụ thể trên synap thần kinh - cơ. + Màng tế bào cơ không bị trơ. Nếu ít nhất 1 trong 3 yếu tố không thỏa thì không có hiện tượng co cơ - Sau khi tiêm Rocuronium, khi kích thích điện lên thần kinh chân trái (không cột) -> không co => Chứng tỏ thuốc đã làm mất 1 trong 3 yếu tố tạo hiện tượng co cơ (1) - Trước khi tiêm Rocuronium, kích thích điện lên thần kinh và bắp cơ cẳng chân của cả 2 chân -> đều co => Chứng tỏ về tính toàn vẹn của thần kinh và bắp cơ của cóc (2) - Sau khi tiêm Rocuronium, kích thích điện lên bắp cơ bên chân cột (P) và chân không cột (T) -> đều co => Chứng tỏ thuốc không làm trơ màng tế bào cơ (3) - Sau khi tiêm Rocuronium, khi kích thích điện lên thần kinh chân phải (cột) -> co cơ và chân trái (không cột) -> không co cơ => Chứng minh thuốc không ức chế xung động thần kinh (4) (do dây thần kinh đùi có nguyên ủy từ tủy sống nên khi tiêm thuốc vào phúc mô thì cả 2 chân thuốc đều đến được nhưng chỉ 1 chân không cột là không co tức không t/d tại dây tk) Vậy: (1),(2),(3),(4) Kết luận: Rocuronium tác dụng tại khe synap. 18 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 5: Thí nghiệm Claude Bernard về thuốc giãn cơ giống Curare KieuDiem * Biện luận bảng kết quả sau: Đáp ứng co cơ cẳng chân sau khi kích thích Chân T Chân P Thần kinh Bắp cơ cẳng chân Thần kinh Bắp cơ cẳng chân Trước tiêm Rocuronium + + + - Sau tiêm Rocuronium _- - - + - Bắp cơ cẳng chân T không co: thuốc không tác dụng tại tiền synap + vị trí tác dụng của thuốc tại khe synap + TN không chứng minh được thuốc không cạnh tranh Acetycholin + Cơ chế chưa biết - Thần kinh chân P (-): nguyên nhân + Buộc chưa chặc + Chưa bóc tách mạch máu khi thắt + Do để lâu, thần kinh bị khô khi không nhỏ NaCl + Khi dùng điện cực, nâng cao dây tk quá dẫn đến đứt dây - Bắp cơ cẳng chân P trước tiêm Rocuronium không co (-): + Cơ bị khô + Tiếp xúc điện cực chưa tốt, chưa tiếp xúc với bắp cơ * Câu hỏi: Nguyên nhân vì sao kết quả sai: - Do thuốc chưa đủ liều - Cóc dung nhận thuốc - Kỹ thuật tiêm sai - Khi bóc tách thần kinh đùi, tách mạch máu làm đứt mạch máu làm thuốc không xuống được. *Các TH sai: Các trường hợp khác có thể xảy Thần kinh Bắp cơ Thần Kinh Bắp cơ ra sau khi tiêm Rocuronium (T) (T) (P) (P) 1 - + - + 2 - - - - 3 + + + + 4 - + + - 5 - - + - 6 - - + + (1): -Cột không chặt/ chỉ cột cơ mà không cột mạch máu -Mất dẫn truyền thần kinh: sợi tk bị khô, tổn thương thần kinh, điện cực tiếp xúc không tốt, kích thích liên tục làm trơ dây tk (2): cóc chết (3): không tiêm đúng phúc mô (4,5,6): -Tổn thương màng cơ -Điện cực tiếp xúc không tốt -Màng cơ khô -Kích thích liên tục làm màng bị trơ. 19 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 6: Thử nghiệm phát hiện tác động kích ứng da nhờ phẩm xanh lam Stryppan KieuDiem BÀI 6: THỬ NGHIỆM PHÁT HIỆN TÁC ĐỘNG KÍCH ỨNG DA NHỜ PHẨM XANH LAM STRYPPAN I. MỤC TIÊU: **Mục tiêu kiến thức: - Trình bày được các nhóm yếu tố phóng thích histamin - Trình bày được cơ chế tăng tính thấm thành mạch **Mục tiêu kỹ năng: - Thực hiện được thủ thuật: tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da ở thỏ - Xác định được 1 số dược phẩm có khả năng gây kích ứng trên thỏ - Đánh giá mức độ kích ứng II. Nguyên tắc Khi mô bị kích ứng, histamin sẽ được phóng thích, làm tổn thương thành mạch, gây thoát huyết tương vào mô kẽ tạo ra hiện tượng phù Quinck. Để phát hiện sự hư hại của mao quản, ta dùng 1 phẩm màu có trọng lượng phân tử cao (xanh lam Stryppan) tiêm vào tĩnh mạch rìa tai thỏ: + Thành mạch bình thường (không có hiện tượng kích ứng): khi tiêm vào tĩnh mạch, phân tử xanh lam stryppan được giữ ở trong lòng mạch. + Thành mạch bị tổn thương (có hiện tượng kích ứng): phân tử xanh lam stryppan thoát ra ngoài mô kẽ, làm nơi đó có màu xanh lam của stryppan. III.Câu hỏi 1/Đặc điểm xanh stryppan - Phân tử lượng lớn - Có màu - Không độc với cơ thể - Qua gan không mất màu 2/Các yếu tố phóng thích Histamin - Vật lý: nóng, lạnh, tổn thương tế bào. - Hóa học: chất tẩy, muối mật, thuốc, chất cản quang, … - Sinh học: nọc côn trùng, rắn, phấn hoa, bụi nhà, … 3/Cơ chế tăng tính thấm thành mạch Histamin gắn vào thụ thể H1 làm cho tế bào nội mô mạch máu co lại dẫn đến khoảng cách giữa 2 tế bào nội mô mở rộng nên huyết tương trong lòng mạch thoát ra mô kẽ → phù. 4/Tại sao lại chọn thỏ để thí nghiệm? - Loài gặm nhấm: + Sự phân bố histamin nhiều nhất + Dễ quan sát nhất + Đạt hiệu quả cao nhất - Diện tích da lớn: cho 1 vùng da thoải mái để tiến hành thí nghiệm so sánh giữa các vùng - TM rìa tai lớn: xanh stryppan tiêm vào TM nên cần TM lớn, sử dụng kim tiêm 3ml do xanh tryppan là hợp chất phân tử cao dễ gây vỡ TM nếu dùng lực lớn khi tiêm. 20 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 6: Thử nghiệm phát hiện tác động kích ứng da nhờ phẩm xanh lam Stryppan KieuDiem 5/Tại sao phải cạo lông thỏ trước 12-24h? Khi cạo lông sẽ gây kích ứng nên để da thỏ có thời gian phục hồi, tránh cho da thỏ bị kích ứng vì tác động vật lý do cạo lông => làm sai kết quả thí nghiệm 6/Thang điểm đánh giá mức độ kích ứng 0: không gây kích ứng 1-3: tác động kích ứng yếu 4-7: trung bình >8: mạnh IV. Kết quả-biện luận A B C D - Dược phẩm: 0,2ml - Dược phẩm: 0,4ml - Dược phẩm: 0,2ml -Dược phẩm: Lidocain 5% chloroform Nacl 0,9% 0,4ml chloroform - Không kích ứng - Kích ứng TB -Không kích ứng - Kích ứng TB *A: Lidocain -Không kích ứng: (-) + Lidocain không phải là KN của thỏ + Lidocain là KN nhưng tiếp xúc lần đầu -Kích ứng: (+) + Lidocain là KN của thỏ và tiếp xúc lần thứ 2 trở đi + Dị ứng chéo - Lindocain tiêm trong da vì để thuốc khu trú, thử nghiệm tại chỗ để quan sát *C: NaCl 0,9% - Không kích ứng: (-) nước muối sinh lý không bị kích ứng - Kích ứng: (+) + Tiêm vỡ mạch (tiêm sai) + Quá trình thao tác dính chloroform lên tay + Sử dụng chung ống tiêm với lidocain Nếu ô A (+) thì mới đúng với lý do này + Thời gian cạo lông thỏ gần thời gian thí nghiệm (nếu 4 ô đều + mới đúng với lý do này) - Gọi C là ô kiểm chứng vì: + Vấn đề về đường tiêm + Chứng minh: đường tiêm không gây kích ứng, khẳng định nếu ô A (+), lý do chung nhất là do lindocain *B và D: đắp Chloroform - 2 ô B và D chéo nhau vì: + vì khẳng định, xác định đúng vùng da thí nghiệm + Chứng minh histamin phân bố không đều trên cơ thể + 2 vùng da đối xứng thì kết quả giống nhau nên phải làm chéo nhau để có kết quả đúng nhất + Có thể chọn vị trí A – C -> do chéo nhau - Miếng bông không quá dày, không quá mỏng: + Đảm bảo tiếp xúc toàn bộ phần da + Đắp trong 20s: 21 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 6: Thử nghiệm phát hiện tác động kích ứng da nhờ phẩm xanh lam Stryppan KieuDiem 20s gây bỏng da của thỏ => không quan sát được phản ứng da thỏ - Thực hiện đúng: 6 – 8 điểm + Đúng liều lượng + Đúng kỹ thuật: đắp liền sau khi lấy chloroform, ấn bông gòn để tiếp xúc hết ô vuông trên da + Đúng thời gian: 20s Chloroform: là chất acid gây bỏng, tác nhân vật lý gây bỏng, nóng, phóng thích histamin trực tiếp ngay lần tiếp xúc đầu tiên - Thực hiện sai: 3 – 4 điểm + Liều lượng không đủ + Đắp không đúng thời gian + Đắp chưa hết vùng da ** Bảng kết quả mô phỏng đề thi Thỏ A B C D Thang điểm đánh giá mức độ: 1 0 6 2 8 0: không gây kích ứng 1 – 3: tác động kích ứng yếu 2 0 4 0 6 4 – 7: tác động kích ứng trung bình 3 2 6 2 8 >8: tác động kích ứng mạnh 4 0 3 2 7 Biện luận thỏ 1: Thỏ 1 A B C D Dược phẩm 0,2ml Lidocain 5% 0,4ml chloroform 0,2ml Nacl 0,9% 0,4ml chloroform 0 6 2 8 Độ kích ứng Không kích ứng Kích ứng TB Không kích ứng yếu Kích ứng mạnh - A: không kích ứng o Lindocain không phải là kháng nguyên của thỏ o Thỏ tiếp xúc lần 1 với lindocain - B, D: có tác động kích ứng (B: trung bình; D: kích ứng mạnh) o Thực hiện đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, đúng thời gian (20s) Chloroform: là chất acid gây bỏng, tác nhân vật lý gây bỏng, nóng, phóng thích histamin trực tiếp ngay lần tiếp xúc đầu tiên - C: tác động kích ứng yếu (+) o Tiêm NaCl bị vỡ mạch, tiêm sai o Quá trình thao tác dính chloroform lên tay 22 Thực hành Dược lý_ 2021 Bài 6: Thử nghiệm phát hiện tác động kích ứng da nhờ phẩm xanh lam Stryppan KieuDiem * Các câu hỏi thêm 1. Cơ chế gây phóng thích histamin? - Histamin được dự trữ và phóng thích ở tế bào mastocyte và bạch cầu ái kiềm. - Khi có dị nguyên xâm nhập cơ thể, phân tử IgE đặc hiệu cho dị nguyên sẽ đến gắn lên bề mặt hoạt hóa tế bào mastocyte qua thụ thể Fc. - Kháng nguyên mẫn cảm liên kết chéo với kháng thể IgE trên bề mặt tế bào mast tạo phức hợp KN - KT gây kích thích enzyme phospholipase làm thủy phân phospholipid màng tế bào tạo ra IP3 và DG có vai trò như chất truyền tin thứ 2 2..Thỏ kích ứng da là gì? Có hiện tượng tăng tính thấm thành mạch, có tế bào nội mô, khoảng gian bào giãn rộng, thoát huyết tương, kèm theo màu xanh stryppan. 3.Tác dụng histamin? - Giãn mạch - Tăng tính thấm thành mạch 4.Tác dụng sinh học của histamin? - Hô hấp: co thắt khí quản....khó thở | Tiêu hóa: tăng nhu động ruột....tiêu chảy - Tim mạch: + Dãn tiểu động mạch: hạ HA + tăng tính thấm thành mao mạch + Thụ thể H1: chậm dẫn truyền nút nhĩ thất + Thụ thể H2: tăng nhịp tim Thần kinh: + Ngoại vị: dây tk cảm giác gây ngứa - Trung ương: kích thích khó ngủ 5.Tổng hợp histamine? Histidin qua men decarboxylase -> histamine 6.Tại sao có chấm xuất huyết da thỏ? Histamin phóng thích gây co mạch, tế bào nội mô cô lại tạo khoảng rộng lớn làm cho hồng cầu thoát ra và động lại. 7.Xử trí sốc phản vệ? - Adrenalin : vai trò quan trọng co mạch - Nằm đầu thấp-> thông đường thở - Kháng RH1 diphehydiamine - Chống dị ứng depersolon 8. Dị nguyên là gì? - Là những chất có tính kháng nguyên - Tính kháng nguyên phụ thuộc : phân tử lượng cao, thuốc là một protein lạ với cơ thể. 9. Sốc phản vệ ? Là biểu hiện của dị ứng xảy ra nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong 10. Biểu hiện của sốc phản vệ ? -Da : ngứa, nổi mề đay. - Mắt : chảy nước mắt, đỏ mắt - Mũi : chảy nước mũi - Tiêu hóa : Co rút, nôn mửa, tiêu chảy - Tim mạch : tim đập nhanh, tụt huyết áp 23