Document Details

AlluringFoil

Uploaded by AlluringFoil

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tags

ecg cardiology heart rhythm

Full Transcript

**I/ Rối loạn nhịp trên nhĩ** 1. **Ngoại tâm thu nhĩ** Đặc điểm ECG: -Sóng P' đến sớm (khoảng PP' ngắn hơn khoảng PP nền) nên phức bộ QRS đến sớm. -Hình dạng phức bộ QRS của NTT trên thất bình thường -Khoảng P'Q có thề bằng, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng PQ cơ sở. -Thường có hiện t...

**I/ Rối loạn nhịp trên nhĩ** 1. **Ngoại tâm thu nhĩ** Đặc điểm ECG: -Sóng P' đến sớm (khoảng PP' ngắn hơn khoảng PP nền) nên phức bộ QRS đến sớm. -Hình dạng phức bộ QRS của NTT trên thất bình thường -Khoảng P'Q có thề bằng, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng PQ cơ sở. -Thường có hiện tượng dịch nhịp sau NTT do xung NTT cũng có thể quay về kích thích nút xoang phát nhịp sớm hơn. -Có thể 1 ổ hoặc đa ổ. Nếu đa ổ thì có nhiều dạng sóng P' khác nhau -Có thể thưa, rải rác hoặc đi thành nhịp đôi, nhịp ba. -Có thể có NTT nhĩ kèm dẫn truyền lệch hướng làm biến đổi QRS -Có thể có NTT nhĩ bị block (có P' mà không có QRS theo sau) do NTT quá sớm khi mà nút nhĩ thất và bó His còn đang ở thời kỳ trơ. 2. **Cơn nhịp nhanh nhĩ ( atrial tachycardia)** Các ổ ngoại vị ở tâm nhĩ phát nhịp nhanh và có vòng vào lại ngay ở tâm nhĩ. Đặc điểm ECG -Tần số tim 100-250 lần/phút -Sóng P' có dạng khác sóng P nhịp xoang cơ sở -Dẫn truyền đáp ứng nhĩ thất 1:1 hay 2:1 -P'Q thường vẫn \>0,12s -Phức bộ QRS ít biến đổi -Nếu đa ổ thì có nhiều dạng P' 3. **Cơn nhịp tim nhanh kịch phát trên thất (supraventricular tachycardia)** Cơn nhịp tim nhanh mà các ổ ngoại vị ở tầng trên của tâm thất, tạo thành các cơn khởi phát và kết thúc đột ngột. Cơ chế do vòng vào lại, vòng vào lại có thể ở ngay nút nhĩ thất hoặc có đường dẫn truyền bất thường nhĩ-thất. Đặc điểm ECG -Khởi phát đột ngột (thường từ 1 ngoại tâm thu nhĩ) -Tần số thất 160-220 lần phút -Phức bộ QRS ít biến đổi -Thường không thấy sóng P có thể do bị lẫn vào phức bộ thất, vì vậy đôi khi thấy P' ở ngay sau QRS. -Khoảng PQ (nếu thấy) thường ngắn \100 lần/phút. -Rung nhĩ đáp ứng chậm có thể do có block nhĩ thất hoặc có dùng thước chống loạn nhịp. 6. **Hội chứng tiền kích thích Wolff-Parkinson-White** Cơ chế: Có đường dẫn truyền phụ đi thẳng từ nhĩ xuống thất, do đó xung từ nút xoang vừa dẫn truyền qua nút nhĩ thất đồng thời cũng dẫn truyền tắt qua đường dẫn truyền phụ. Như vậy, xung qua đường dẫn truyền phụ xuống tâm thất nhanh hơn, sớm hơn, gây khử cực sớm một phần tâm thất tạo ra sóng delta nối ngay vào chân sóng R làm cho QRS giãn rộng và khoảng PR ngắn lại \3 nhịp NTT thất liên tục thì gọi là cơn nhịp thanh thất. \*Nguy cơ: Khoảng ghép là khoảng từ nhịp cơ sở tới nhịp NTT, chính là khoảng RR'. Trường hợp NTT thất đa ổ, có những xung có khoảng ghép quá ngắn, kích thích ngay vào cuối sóng T gọi là ngoại tâm thu thất dạng R/T có thể gây rung thất. xoắn đỉnh. **2.2.Cơn nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia)** Là cơn nhịp nhanh do ổ ngoại vị ở ngay tâm thất, có từ \>3 nhịp NTT thất với tần số \>100 lần/phút. Cơn nhịp nhanh thất không bền bỉ có thể qua nhanh trong 30 giây, có thể bền bỉ kéo dài hơn 30 giây. Nếu chỉ có 1 ổ ngoại vị thì QRS có 1 dạng, nếu có nhiều ổ ngoại vị thì có nhiều dạng QRS. Đặc điểm ECG: -Phức bộ QRS biến dạng, có móc, giãn rộng \>0,12s. ST-T đảo chiều QRS -Tần số thất 120-200 lần/phút, thường khá đều -Có thể phân ly nhĩ thất: khi thấy sóng P tách biệt với QRS và tần số thất nhanh hơn tần số nhĩ. Nếu may mắn "bắt được" một nhịp có đầy đủ PQRS bình thường, tức là tâm thất "bắt được" xung phát ra từ nút xoang sẽ rất có ý nghĩa trong chẩn đoán cơn nhịp nhanh kịch phát thất. **2.3.Rung thất (Ventricular Fibrillation)** ** Là tình trạng cấp cứu** -Nhịp ECG không còn hình dạng của phức bộ QRS -Thay vào đó là sóng khử cực thất đa hình dạng **2.4.Nhịp xoắn đỉnh** Nhịp nhanh thất có sóng đa hình dạng. Cơn xoắn đỉnh xảy ra đột ngột, kéo dài vài giây tới vài chục giây. Trường hợp kéo dài thường chuyển sang rung thất -Thường xuất hiện sau QT kéo dài, tiếp theo mà một NTT thất rồi phức bộ thất biến dạng trên 3 nhịp, tần số 200-250 lần/phút -Nhịp rối loạn, đa hình dạng và biên độ sóng lên xuống trên và dưới đường đẳng điện. **III.RỐI LOẠN NHỊP CHẬM** Nhịp chậm là khi tần số tim dưới 60 lần/phút. Nhịp chậm có thể do rối loạn phát xung hoặc do block dẫn truyền từ nhĩ xuống thất. Nguyên nhân có thể viêm cơ tim, thoái hóa nút xoang, thoái hóa đường dẫn truyền, thiếu máu cơ tim, một số thuốc... ** 3.1.Nhịp xoang chậm** Có thể do cường phó giao cảm, hoặc các vận động viên, cũng có khi do bệnh lý suy nút xoang hay bệnh mạch vành -Có đủ phức bộ PQRST của nhịp cơ sở -Tần số \2,5 giây rồi sau đó xuất hiện nhịp thoát. (Hội chứng Stokes Adam Attack là hội chứng lâm sàng có thể gặp trong ngừng xoang) ** 3.5.Nhịp thoát** Khi có suy nút xoang thì sẽ xuất hiện các nhịp từ các ổ phát nhịp ở tâm nhĩ, từ nút nhĩ thất hay từ tâm thất phát ra giữ quyền chủ nhịp thay cho nút xoang, là nhịp thoát. Trên Holter 24h có thể thấy các đoạn nhịp chậm xoang, nhịp bộ nối... ** 3.6.Hội chứng nhịp nhanh-chậm** Suy nút xoang và các nhịp thoát xuất hiện, trên Holter 24h có thể thấy có những đoạn nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, nhịp bộ nối, đoạn ngưng xoang... ** IV.BLOCK DẪN TRUYỀN** Tổn thương trong các đường dẫn tuyền từ bó His tới tế bào cơ tim. ** 4.1.Block phân nhánh trái trước** Do dẫn truyền nhánh trái trước bị nghẽn nên khử cực bắt đầu theo nhánh trái sau khử cực vùng thấp của thất trái, rồi sau đó lan đến khử cực vùng trên của nhánh trái trước. Trình tự và hướng khử cực bị thay đổi, từ dưới lên trên. Trục QRS lệch trái. Đặc điểm ECG: -Phúc bộ PQRST ít biến đổi -Trục trái -(loại trừ các bệnh gây trục trái) ** 4.2.Block phân nhánh trái sau:** Do dẫn truyền nhánh trái sau bị nghẽn nên khử cực bắt đầu theo nhánh trái trước khử cực vùng trên của nhánh trái trước sau đó mới lan đến khử cực vùng thấp của thất trái. Trình tự và hướng khử cực bị thay đổi, từ trái sang phải. Trục QRS lệch phải. Đặc điểm ECG: -Phức bộ PQRST ít biến đổi -Trục phải -(loại trừ các bệnh gây trục phải) ** 4.3.Block nhánh trái(left bundle branch block)** Do nhánh trái bị nghẽn, xung khử cực thất phải trước theo nhánh phải rồi lan sang khử cực thất trái. Đặc điểm ECG: -Phức bộ QRS giãn \>0,12s -Tại V1: QRS có dạng rS hoặc chữ QS -Tại V6: QRS có dạng chỉ có R lớn, hoặc rR' hay RR. -Thời gian nhánh nội điện kéo dài \>0,05 -Trục trái ** 4.4.Block nhánh phải(right bundle branch block)** Do nhánh phải bị nghẽn, xung khử cực thất trái trước theo nhánh trái rồi lan sang khử cực thất phải. Đặc điểm ECG: -Phức bộ QRS giãn \>0,12s -Tại V1: QRS có dạng rSR' hoặc chữ M -Thời gian nhánh nội điện kéo dài \>0,05 -Tại V6: QRS có dạng qRS hoặc W ** 4.5.Block nhĩ-thất cấp I** Do dẫn truyền từ nhĩ xuống thất kéo dài, thường do tổn thương ở nút nhĩ thất, do thoái hóa, cường phó giao cảm, thiếu máu, một số thuốc... Đặc điểm ECG: -Còn phức bộ PQRST -Khoảng PR \>0,20s ** 4.6.Block nhĩ thất cấp II kiểu Mobitz I (chu kỳ Wenckebach)** Tổn thương gây chậm dẫn truyền từ nhĩ xuống thất, thường tại nút nhĩ thất. Các xung động chậm dần cho đến khi bị chặn lại. Sau thời điểm nghỉ và phục hồi, chu kỳ lặp lại. Đặc điểm ECG: -Sóng P xoang và Phức bộ QRS bình thường -Chu kỳ lặp lại: Khoảng PR dài dần dài dần cho đến một nhịp có P nhưng không có QRST -Tỷ lệ dẫn truyền có thể 4:3 hoặc 5:4 ** 4.7.Block nhĩ thất cấp II kiểu Mobitz II** Dẫn truyền nhĩ thất bị chặn từng lúc Đặc điểm ECG: -Các phức bộ PQRST bình thường -Khoảng PR không kéo dài -Đột ngột có phức bộ có P nhưng không có QRST -Có thể kèm block nhánh. -Tỷ lệ có thể 2:1 hay 3:1 ** 4.8.Block nhĩ thất cấp III (hoàn toàn)** Dẫn truyền nhĩ thất bị chặn hoàn toàn. -Sóng P còn đều đặn -Có các phức bộ PQRST, thường đều và chậm -Mất liên hệ giữa P với QRST do khử cực thất do thoát nhịp, xung chủ nhịp từ bộ nối hay từ tâm thất.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser