Tập Huấn CPR PDF
Document Details
Uploaded by StimulatingPipeOrgan
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tags
Summary
This document is a guide on Cardiopulmonary Resuscitation (CPR). It covers the procedures and steps involved in performing CPR, including airway management, chest compressions, and rescue breathing. It also provides guidelines for different age groups.
Full Transcript
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN (CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) A.MỤC TIÊU: Sau khi được tập huấn, người tham gia phải: 1/ Nhận biết được những trường hợp ngưng tuần hoàn, ngưng hô hấp. 2/ Thực hiện được thao tác cấp cứu ngưng hô hấp và tuần hoàn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho b...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN (CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) A.MỤC TIÊU: Sau khi được tập huấn, người tham gia phải: 1/ Nhận biết được những trường hợp ngưng tuần hoàn, ngưng hô hấp. 2/ Thực hiện được thao tác cấp cứu ngưng hô hấp và tuần hoàn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho bản thân. 3/ Sẵn sàng tâm lý, có thể thực hiện cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn trong thực tế. B. NỘI DUNG: 1/ Đại cương - Ngưng hô hấp tuần hoàn là sự ngưng hô hấp và các nhát bóp tim có hiệu quả. - Não là cơ quan nhạy nhất với tình trạng thiếu oxy, thiếu oxy lên não trong khoảng 5 phút sẽ dẫn đến tình trạng chết não. - Ngưng hô hấp tuần hoàn là một vấn đề cấp cứu khẩn cấp, yêu cầu phải được xử lý nhanh và hiệu quả. Nếu chậm trễ, bệnh nhân sẽ chết hoặc để lại di chứng nặng nề do não thiếu oxy. - Hồi sức tim phổi cơ bản bao gồm: + C (Circulation): Ép tim tim ngoài lồng ngực. + A (Airway): Làm thông thoáng đường thở. + B (Breathing): Hô hấp miệng qua miệng. - Một số trường hợp phổ biến dẫn đến ngưng hô hấp tuần hoàn: + Rung thất + Ngạt thở do đuối nước + Ngạt thở do dị vật + Ngừng tim do bị giật điện, sét đánh 2/ Các bước thực hiện CPR - Khi phát hiện ra người gặp nạn, cần thực hiện theo các bước sau: BƯỚC 1: Nhận diện - Kiểm tra môi trường xung quanh, loại bỏ các mối nguy hiểm cho bản thân và nạn nhân như dây diện, nước… (Hình 1). Hình 1: Cách ly nguồn nguy hiểm cho bản thân và nạn nhân. BƯỚC 2: Đáp ứng - Kiểm tra đáp ứng của nạn nhân bằng cách lay và gọi to. - Nếu nạn nhân không trả lời, thực hiện kích thích đau bằng cách day mạnh vào chính giữa ngực (vị trí xương ức) hoặc bấm mạnh vào cơ thang 2 bên của nạn nhân. (Hình 2.1 và 2.2) - Nếu nạn nhân không đáp ứng, lập tức gọi hỗ trợ và xe cấp cứu. Hình 2.1: Vị trí day xương ức. Hình 2.2: Vị trí bấm cơ thang. BƯỚC 3: Đánh giá tình trạng ngưng tim, ngưng thở - Thực hiện trong tối đa 10 giây. a/ Kiểm tra hô hấp - Làm thông đường thở bằng cách ngửa đầu bệnh nhân tối đa. (Hình 3) - Xác định bệnh nhân có thở hay không ĐỒNG THỜI bằng 2 cách: (Hình 4) + Đặt tai ta gần miệng bệnh nhân để nghe tiếng thở và cảm giác khí thở trên má. + Quan sát sự chuyển động của lồng ngực bệnh nhân. - Nạn nhân được xác định là ngưng thở nếu không cảm nhận được hơi thở, không di chuyển lồng ngực hoặc thở ngáp cá. Hình 3: Nâng cằm nạn nhân đến tối Hình 4: Cảm nhận nhịp thở của nạn đa. nhân, đồng thời nhìn lồng ngực. b/ Kiểm tra tuần hoàn - Bắt động mạch cảnh: trước cơ ức đòn chũm, bờ trên sụn giáp(Hình 5) - Bắt mạch bẹn: mạch bẹn nằm ở 1/3 trong nếp bẹn. (Hình 6) - Nếu không bắt được mạch thì tức là bệnh nhân đã ngưng tim, nếu mạch nảy chậm, rời rạc ta cũng coi như là ngưng tim. Hình 5: Vị trí mạch cảnh. Hình 6: Vị trí mạch bẹn. BƯỚC 4: C - Compression (Ép tim) - Đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng. - Quỳ xuống cạnh nạn nhân (ngang tim), nếu nạn nhân nằm trên giường thì cấp cứu viên đứng cạnh ngực nạn nhân. - Xác định điểm ấn: phía trên mũi kiếm xương ức 2 khoát ngón tay. (Hình 7) - Đặt một bàn tay lên vị trí ấn, tay thẳng vuông góc với xương ức, các ngón tay duỗi. Đặt tiếp bàn tay còn lại lên bàn tay kia, các ngón đan vào nhau. - Tư thế quỳ, thẳng lưng, đưa người về phía trước để 2 vai nằm thẳng phía trên bệnh nhân. 3 điểm sau phải thẳng hàng: cánh tay, cẳng tay và điểm ấn trên ngực bệnh nhân. (Hình 8) - Dồn toàn bộ sức nặng của thân người ép xuống ngực bệnh nhân, thẳng hướng xuống cột sống, sâu khoảng 5 cm. - Nới lỏng bàn tay, giảm lực ép nhưng không xê dịch tay khỏi vị trí ấn. Lồng ngực của bệnh nhân phải giãn nở hoàn toàn. - Thực hiện ép tiếp tục đều đặn và nhịp nhàng, tần số 100-120 lần 1 phút. Kết hợp với việc đếm to theo từng nhịp: 1,2,3,... Hình 7: Vị trí đặt tay trên nạn nhân. Hình 8: Cách đặt tay trên nạn nhân. BƯỚC 5: A - Airway (Khai thông đường thở) - Đặt đầu nạn nhân nghiêng qua một bên để đàm nhớt, dịch nôn… tự trôi ra ngoài. Có thể dùng 1 miếng gạc để móc nhẹ các dịch tiết giúp nạn nhân. (Hình 9) - Nếu thấy rõ dị vật, dị vật nằm ở bên ngoài thì có thể dùng tay lấy ra. Nếu không, không nên cố gắng móc vì có thể làm dị vật trôi vào sâu hơn. Hình 9: Kiểm tra và khai thông đường thở. BƯỚC 6: B - Breathing (Thổi ngạt) - Một tay kẹp mũi nạn nhân bằng 2 ngón cái và trỏ, lòng bàn tay này đặt trên trán bệnh nhân đẩy mạnh làm cho đầu ngửa tối đa. Tay kia nâng cằm hoặc nâng dưới cổ nạn nhân. - Hít một hơi thật sâu và kề miệng mình vào miệng bệnh nhân rồi thổi mạnh, tránh thoát hơi ra ngoài. Mắt hướng về ngực nạn nhân xem lồng ngực có nhô lên sau mỗi lần thổi hay không, nếu có thì là thổi hiệu quả. (Hình 10) - Mỗi hơi thổi trong 1 giây, mỗi lần thổi từ 6-8 giây. Hình 10: Cách nâng đầu và thổi ngạt. BƯỚC 7: Tiếp tục thao tác và đánh giá - Lặp lại bước 4 và 6 với tỷ lệ 30 lần ép tim : 2 lần thổi ngạt (đối với người trưởng thành). Với các độ tuổi khác nhau, tra bảng 1. Nhóm tuổi >8 tuổi 1-8 tuổi