Hướng Dẫn Ôn Tập Cuối Kỳ I, Năm Học 2024–2025 Địa Lí 10 PDF

Summary

This document is a study guide for a geography exam, covering topics such as the atmosphere, temperatures, air pressure, winds, rainfall and other elements. It includes explanations and questions on the hydrological cycle, ocean currents, landforms, soils, biosphere and earth's crust.

Full Transcript

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2024–2025 MÔN: ĐỊA LÍ 10 A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT I. KHÍ QUYỂN, NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ, KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA - Nêu được khái niệm khí quyển. - Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ đ...

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2024–2025 MÔN: ĐỊA LÍ 10 A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT I. KHÍ QUYỂN, NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ, KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA - Nêu được khái niệm khí quyển. - Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình. - Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp. - Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới. - Giải thích được một số hiện tượng về thời tiết và khí hậu trong thực tế. - Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về nhiệt độ, khí áp, gió và mưa. II. THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA - Nêu được khái niệm thủy quyển. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông và trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể. - Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành. - Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm. - Vẽ được sơ đồ; phân tích hình vẽ về thủy quyển. - Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt. III. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG - Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương. - Giải thích được hiện tượng sóng biển và thủy triều. - Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương. - Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội. IV. ĐẤT VÀ SINH QUYỂN - Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hóa và đất; trình bày được các nhân tố hình thành đất. - Trình bày được khái niệm sinh quyển; phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. - Liên hệ được thực tế ở địa phương. V. VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI - Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất. - Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương. - Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và phi địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương. - Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí. - Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí và quy luật địa đới, phi địa đới. Chương 4: KHÍ QUYỂN BÀI 9: KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU 1. Khái niệm khí quyển - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. - Thành phần chính của khí quyển là không khí, bao gồm hỗn hợp các chất khí, chủ yếu là ni-tơ (78,1%), o-xy (20,9%) và các chất khí khác (SO2, CO2, hơi nước,...), ngoài ra còn có bụi và các tạp chất khác. - Về cấu trúc, khí quyển chia thành năm tầng có đặc điểm khác nhau, trong đó tầng đối lưu là quan trọng nhất. - Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí khác nhau. Mỗi bán cầu gồm 4 khối khí chính: Khối khí Kí hiệu Đặc điểm Cực A Rất lạnh Ôn đới P Lạnh Chí tuyến T Rất nóng Xích Đạo E Nóng ẩm 2. Nhiệt độ không khí a) Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: - Nhiệt độ trung bình năm (bảng 9 SGK trang 29): + Càng về vĩ độ cao có xu hướng giảm do góc chiếu sáng càng về vĩ độ cao càng nhỏ. + Vĩ độ 200 nhiệt cao nhất do diện tích lục địa khu vực này lớn hơn khu vực xích đạo. - Biên độ nhiệt độ năm: + Càng về vĩ độ cao có xu hướng tăng: do chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ngày đêm trong năm càng về vĩ độ cao càng lớn. - Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là sự hình thành các vòng đai nhiệt: + Vòng đai nóng: giữa đường đẳng nhiệt trung bình năm 20°C 2 bên bán cầu Bắc và Nam. + Vòng đai ôn hoà: giữa đường đẳng nhiệt trung bình năm 20°C và đường đẳng nhiệt 10°C. + Vòng đai lạnh: giữa đường đẳng nhiệt 10°C và 0°C của tháng nóng nhất + Vòng đai băng giá vĩnh cửu: đường đẳng nhiệt dưới 0°C của tháng nóng nhất. b) Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương - Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và toả nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước. Vì vậy vào mùa hạ, lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương; còn vào mùa đông, lục địa có nhiệt độ thấp hơn đại dương. Các địa điểm nằm sâu trong lục địa thường có biên độ nhiệt độ lớn hơn các địa điểm năm gần đại dương. - Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất đều nằm trên lục địa. - Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa, do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh. c) Nhiệt độ phân bố theo địa hình - Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu giảm dần theo chiều cao, trung bình giảm đi 0,60C khi chiều cao tăng lên 100 m. ), - Ngoài ra, nhiệt độ không khi còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi dối liên quan tới góc tới của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất. 3. Khí áp và gió. a) Khi áp - Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất. - Nguyên nhân thay đổi của khí áp: + Nhiệt độ: nhiệt độ cao khí áp giảm. + Độ cao: càng lên cao khí áp giảm. + Độ ẩm: không khí chứa hơi nước khí áp giảm. * Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí. – Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất + Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. + Áp nhiệt lực: áp thấp xích đạo, áp cao ở cực. + Áp động lực: áp cao ở cận chí tuyến, áp thấp ôn đới. * Tuy nhiên, các đai khi áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. b) Gió - Một số loại gió chính + Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chất của gió nói chung là khô. + Gió Tây ôn đới là gió thổi quanh năm từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ôn đới theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam và thường có độ ẩm cao, gây mưa. + Gió Đông cực là gió thổi từ vùng áp cao cực về áp thấp ôn đới theo hướng đông bắc bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam, rất lạnh và khô. + Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau. * Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương (gió mùa ngoại chí tuyến) hoặc giữa hai bán cầu (gió mùa nội chí tuyến). * Việt Nam gió mùa nội chí tuyến - Gió địa phương + Gió đất và gió biển: hình thành ở vùng ven biển. _ Gió đất: ban đêm, từ đất liền thổi ra biển. _ Gió biển: ban ngày, thổi từ biển vào đất liền. + Gió fơn là loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm đi và gây mưa ở sườn đón gió, khi vượt sang sườn khuất gió, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên, trở thành gió khô nóng. 4. Mưa a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: - Khí áp: Vùng áp thấp: thường có lượng mưa lớn (vùng xích đạo,ôn đới), vùng áp cao: ít mưa (vùng cực, vùng chí tuyến). - Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh: mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều. - Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió Tây ôn đới hoạt động sẽ mưa nhiều, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều. - Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít. - Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiêu, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo. b) Phân bố mưa - Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. - Theo vĩ độ: + Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo do áp thấp, diện tích đại dương nhiều cùng nhiệt cao nên bốc hơi nhiều. + Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến do áp cao, gió thổi đi không có gió thổi đến. + Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới: do áp thấp, gió tây ôn đới. + Mưa rất ít ở hai vùng cực do áp cao, nhiệt thấp khả năng bốc hơi ít, chỉ có gió thổi đi. - Ở mỗi một vùng theo chiều đông – tây lại có sự phân hoá thành những khu vực có lượng mưa khác nhau do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần biển hay xa biển,... BÀI 10. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁi ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CỦA MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU - Có 7 đới (kiểu) khí hậu từ xích đạo về cực: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới (nhiệt đới lục địa, nhiệt đới gió mùa), cận nhiệt (cận nhiệt lục địa, cận nhiệt hải dương, cận nhiệt Địa Trung Hải), ôn đới (ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương), cận cực, cực. - Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu phân hóa theo vĩ độ. - Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu ôn đới chủ yếu phân hóa theo kinh độ. * Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới ( kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa) CHƯƠNG V: THỦY QUYỂN BÀI 11: THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA 1. Thủy quyển - Thuỷ quyền là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật. - Vai trò thuỷ quyển: + Nước trong đại dương và nước băng tuyết: giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. + Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa: giúp duy trì sự sống trên đất liền. 2. Nước trên lục địa a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: - Ảnh hưởng của nguồn cấp nước + Hai nguồn cấp nước chính: nước ngầm, nước trên mặt (nước mưa, nước băng tuyết tan). + Chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hay băng tuyết tan. + Tuỳ thuộc vào số lượng nguồn cấp mà chế độ nước sông là phức tạp trong năm có nhiều mùa lũ, cạn xen kẽ hay đơn giản: - Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa cạn - mùa khô, mùa lũ – mùa mưa. - Sông có nguồn cấp nước từ băng tuyết tan: mùa cạn – mùa thu đông, mùa lũ – mùa xuân, hạ. - Ảnh hưởng của đặc điểm bề mặt lưu vực: + Địa hình: Độ dốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ. Ở sườn đón gió, sông thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn so với ở sườn khuất gió, + Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy chúng giữ lại trên lưu vực một phần nước mưa hay nước băng tuyết tan, làm giảm lũ. Lượng nước giữ lại sau đó sẽ chảy từ hồ ra hoặc thấm từ nước ngầm sang cung cấp cho sông. (Rừng được trồng ở đầu nguồn sông). + Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu: nếu các phụ lưu tập trung trên một đoạn sông ngắn, dễ xảy ra tình trạng lũ chồng lũ. Ngược lại, nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính, mỗi đợt lũ có thể kéo dài hơn nhưng là không quá cao. Sông có nhiều chi lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông sẽ bớt phức tạp. b. Hồ - Hồ là những vùng trung chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không thông với biển. * Theo nguồn gốc hình thành, hồ bao gồm các loại: - Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động ta thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu. - Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu. - Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyên dùng. Hồ dạng này thường nông,hình dạng cong như Hồ Tây (Hà Nội). - Hồ băng hà: trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng Cổ mang theo đã bào lõm mặt đất bên dưới. Về sau, khi sống bằng không còn, các hộ lõm trở thành lòng hồ như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa), - Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ chứa thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan,... c) Nước băng tuyết - Tuyết: khi nhiệt độ xuống dưới 00C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp. - Băng: nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nên thành băng. - Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thể tự dịch chuyển từ vài cm đến 30 m/ngày, tạo thành sông băng. - Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. - Hơn 90% lượng bằng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. - Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng (đỉnh lũ mùa hạ). d) Nước ngầm - Nước ngầm tồn tại ở dưới bề mặt đất. - Nguồn cấp nước cho nước ngầm: do nước trên mặt nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ. - Mực nước ngầm và lượng nước ngầm: + Tại các vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút: nước ngầm dồi dào và nằm khá nông. + Tại các vùng khô hạn, nước ngầm có thể nằm dưới sâu vài chục hay hàng trăm mét. - Thành phần và hàm lượng các chất khoáng trong nước ngầm phụ thuộc vào tính chất đất đá. - Vai trò nước ngầm: + Nguồn nước ngọt quan trọng của con người trong sinh hoạt và sản xuất. + Nguồn cấp nước cho sông, hồ đầm vào mùa khô. + Tầng nước ngầm có vai trò cố định các lớp đất đá để chống sụt lún. - Việc khai thác và sử dụng nước ngầm không hợp lí dẫn tới tình trạng suy giảm lượng nước ngầm. - Việc chôn lấp, xử lý rác thải không đúng cách ở nhiều nơi đã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. e) Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt Các giải pháp chủ yếu bảo vệ nguồn nước ngọt là: - Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí. - Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt. - Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới. BÀI 12: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 1. Tính chất của nước biển và đại dương a) Độ muối - Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35/00. - Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào. - Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5%o, vùng chí tuyến độ muối là 36,8%o, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35%o, vùng gần cực độ muối chỉ còn 34%o. - Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn. b) Nhiệt độ - Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khí. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 170C. - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm. Nhiệt độ nước biển mùa hạ cao hơn mùa đông. - Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. - Nhiệt độ nước biển cũng giảm dần theo độ sâu. 2. Sóng. Thủy Triều. Dòng biển. a. Sóng biển - Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân chủ yếu là do gió. - Sóng thần là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng ngang. Nguyên nhân chủ yếu là do động đất dưới lòng đại dương. b. Thuỷ triều - Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương. - Nguyên nhân do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời, và lực li tâm của Trái Đất. - Đặc điểm + Biên độ nước dâng lớn (triều cường): Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng (trăng tròn hoặc không trăng). + Biên độ nước dâng nhỏ (triều kém): Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau (trăng khuyết). c. Dòng biển - Khái niệm: Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương. - Nguyên nhân: Các dòng biển sinh ra chủ yếu do các loại gió. - Có hai loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh. - Phân bố + Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp (xích đạo) chảy về vùng vĩ độ cao (cực). + Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao (300- 400) chảy về vùng vĩ độ thấp. + Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biến đổi chiều theo mùa. - Tác động của dòng biển: + Đến khí hậu và cảnh quang ven bờ: _ Dòng biển lạnh: khí hậu khô, cảnh quang hoang mạc. _ Dòng biển nóng: khí hậu ấm, ẩm, cảnh quang xanh tốt, trù phú. + Nơi 2 dòng biển nóng và lạnh gặp nhau: hải sản nhiều (ngư trường). 3. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội: - Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển (dầu mỏ, khí tự nhiên, muối biển….), năng lượng sóng biển, thuỷ triều… - Môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển…. - Góp phần điều hoà khí hậu, đảm bảo đa dạng sinh học. * Cần khai thác biển và đại dương một cách hợp lí và bền vững. BÀI 13: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG 1. Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ đường. 2. Tính toán thời gian mùa lũ và mùa cạn: - Tính lưu lượng nước trung bình….. - Mùa lũ: các tháng có lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng nước trung bình…. - Mùa cạn từ: các tháng có lưu lượng nước lớn nhỏ lưu lượng nước trung bình…. CHƯƠNG 6: SINH QUYỂN BÀI 14. ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT * Đất: Nền tảng cho hầu hết các loài thực vật tồn tại và phát triển. 1. Khái niệm đất và vỏ phong hóa - Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá. - Thành phần chính: bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. - Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì. - Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt, khí,...), giúp thực vật sinh trưởng và phát triển. - Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng. 2. Các nhân tố hình thành đất: Nhân tố Vai trò trong việc hình thành đất Ví dụ - Nhân tố khởi đầu - Đá mẹ có tính chất chua (granit, thạch anh…) - Màu sắc, cấu tạo, thành phần  đất chua. 1. Đá mẹ khoáng vật tác động đến tính chất - Đá mẹ có tính chất kiềm (gabrô, badan..)  lí, hoá của đất. đất mang tính kiềm. - Rất quan trọng 2. Khí - Nhiệt độ và lượng mưa tác động - Vùng nhiệt đới tầng phong hoá dày hơn vùng hậu mạnh nhất đến quá trình phong hoá khí hậu lạnh. và hình thành đất. - Địa hình dốc tầng đất mỏng và dễ bạc màu nếu rừng bị phá. - Tác động chủ yếu đến sự phân - Vùng núi cao: nhiệt độ thấp – phong hoá diễn 3. Địa phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật ra chậm – vỏ phong hoá mỏng - hình thành đất hình liệu. yếu. - Nơi bằng phẳng: bồi tụ: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng. - Vai trò trong việc hình thành đất - Rễ cây góp phần phá huỷ đá. thông qua cung cấp chất hữu cơ cho 4. Sinh - Vi sinh vật giúp phân huỷ chất hữu cơ. đất. vật - Rễ thực vật, vi sinh vật, động vật đào hang - Tham gia quá trình phá huỷ đá. làm thay đổi tính chất lí hoá của đất. - Ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất - Miền nhiệt đới và cận nhiệt: tuổi đất già vì 5. Thời - Tuổi của đất quá trình hình thành đất không bị gián đoạn. gian - Miền cực và ôn đới: Tuổi đất trẻ. - Tích cực: bón phân, trồng cây hợp lí  bảo 6. Con Có vai trò quan trọng làm biến đổi vệ đất, tăng độ phì cho đất. người đất - Tiêu cực: phá rừng, canh tác không hợp lí  đất bạc màu. BÀI 15. SINH QUYỂN. 1. Khái niệm - Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại. - Giới hạn của sinh quyển: + Giới hạn trên cao: tiếp xúc với lớp ô-dôn của khí quyển. + Giới hạn dưới: _ Trên đất liền: đáy lớp vỏ phong hoá. _ Ở đại dương: xuống tận đáy sâu của các hố đại dương. * Như vậy, sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển. 2. Đặc điểm của sinh quyển Sinh quyền có một số đặc điểm cơ bản sau: - Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất. - Sinh quyền có khả năng tích luỹ năng lượng. - Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyền thành phần trên Trái Đất. (tác động đến khí quyển…., thuỷ quyển…., đất….) 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố sinh vật: Nhân tố Ảnh hưởng Ví dụ 1. Khí hậu Tác động đến quá trình sinh trưởng, phát - Loài ưa nhiệt: sống ở khu vực nhiệt Ảnh hưởng - Nhiệt độ triển và quy định vùng phân bố của sinh đới, cận nhiệt (lúa nước…) trực tiếp thông vật. qua: nhiệt độ, Tác động đến quá trình quang hợp của - Loài ưa sáng: vượt lên cao. độ ẩm, lượng - Ánh sáng thực vật, khả năng định hướng và sinh sản - Loài chịu bóng: ở tầng dưới. mưa, ánh sáng. của động vật. 2. Nước - Khí hậu xích đạo, nhiệt đới gió - Nguyên liệu cho cây quang hợp, là mùa, cận nhiệt gió mùa: sinh vật phương tiện vận chuyển và trao đổi nhiều, phát triển tốt. khoáng, chất hữu cơ trong cây, vận chuyển - Khí hậu nhiệt đới lục địa, cận nhiệt máu và chất dinh dưỡng ở động vật lục địa: sinh vật rất ít. 3. Đất Cấu trúc, độ pH, độ phì ảnh hưởng đến sự - Đất phù sa: cây lương thực… phát triển và phân bố thực vật. - Đất fe-ra-lít: cây công nghiệp…. 4. Địa hình - Thay đổi lượng nhiệt, lượng nước và các - Sự bắt đầu và kết thúc các vành đại chất dinh dưỡng trong đất. thực vật theo độ cao khác nhau. Độ cao - Nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao: vành đai thực vật theo độ cao. Hướng sườn khác nhau nên độ cao Độ dốc và Tác động đến nhiệt, ánh sáng và ẩm mà bắt đầu và kết thúc của các vành đai hướng sườn thực vật nhận được SV khác nhau. 5. Sinh vật - Nơi nào thực vật phong phú thì Nguồn thức ăn: ảnh hưởng đến sự phát động vật sẽ phong phú (xích đạo, triển và phân bố của động vật nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa) - Chuỗi thức ăn: ……. 6. Con người - Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất. - Mở rộng phạm vi phân bố các - Nâng cao năng suất cây trồng, vật loài…..; tạo ra các giống vật nuôi và - Tích cực nuôi…. cây trồng mới có khả năng thích nghi. - Phá rừng, mở rộng phạm vi phân bố Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động - Tiêu cực của các loài có hại cho cây trồng vật thực vật tuyệt chủng…. nuôi…. BÀI 11. VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI 1. Vỏ địa lí a) Khái niệm - Là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh. b) Giới hạn của vỏ địa lí - Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thủy quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. - Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km. 2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí. - Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. - Biểu hiện: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần và yếu tố còn lại. Lúc đó, thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu. - Ý nghĩa thực tiễn: Do vỏ địa lí có tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình, từ đó có các biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên. B. KĨ NĂNG ĐỊA LÍ 1. Bản đồ (nội dung bài 9, 10,12, 14,15,…) HS biết cách sử dụng bản đồ: xác định phương hướng, các phương pháp biểu hiện, nội dung biểu hiện trên bản đồ. 2. Hình ảnh HS biết cách phân tích, giải thích các hình ảnh để tìm nội dung kiến thức. 3. Bảng số liệu (nội dung bài 9, 13): HS biết phân tích, nhận xét (phải thấy được sự thay đổi) và giải thích bảng số liệu. 4. Biểu đồ: - Biết cách nhận biết các dạng biểu đồ để vẽ: (+ Thể hiện số lượng, khối lượng: biểu đồ cột. + Thể hiện sự thay đổi (tốc độ tăng trưởng): biểu đồ đường. + Thể hiện cơ cấu: - nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm: biểu đồ tròn hoặc cột chồng (đại lượng có tương quan nhau) + Bằng hoặc lớn hơn 4 năm: biểu đồ miền). - Lưu ý: + Khi vẽ biểu đồ đường và cột cần điền đầy đủ: tên, đơn vị của các trục, số liêu chuẩn của trục, khoảng cách năm (nếu có), vẽ xong nhớ số liệu của mỗi mốc vẽ theo bảng số liệu đã cho, chú giải (nếu vẽ từ 2 đối tượng trở lên), tên biểu đồ. + Biểu đồ đường: mốc thời gian đầu tiên nằm trùng với gốc toạ độ. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – KHỐI 10 Chương/ Nội dung/ Mức độ đánh giá Tỉ lệ chủ đề đơn vị kiến % thức TNKQ nhiều lựa TNKQ đúng - sai TNKQ trả lời ngắn Tự luận điểm chọn Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 1 Khí – Khái 4 1 2* quyển niệm khí quyển – Nhiệt độ không khí – Khí áp và gió – Mưa – Các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất 2 Thủy – Khái 3 1* 1* 1* 1* 2* 1 2* 1 1 quyển niệm thuỷ quyển – Nước trên lục địa – Nước biển và đại dương 3 Sinh – Đất 3 1* 1* 1* 1* 2* 1 quyển – Sinh quyển – Sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất 4 Một số – Khái 3 1* 1* 1* 1* 2* quy luật niệm vỏ của lớp địa lí vỏ địa lí – Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí Tổng số câu 13 1 2 2 2 4 1 1 2 2 1 3,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 2đ 1đ Tổng số điểm 4,0 2,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 40% 20% 10% 30% 100% C. CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. B. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. C. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. Câu 2. Khí áp là sức nén của A. không khí xuống mặt Trái Đất. B. luồng gió xuống mặt Trái Đất. C. không khí xuống mặt nước biển. D. luồng gió xuống mặt nước biển. Câu 3. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa? A. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. B. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình. C. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. D. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. Câu 4. Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió Mậu dịch. C. Gió Đông cực. D. Gió mùa. Câu 5. Thổi từ khu vực áp cao cực về khu vực áp thấp ôn đới là gió A. Mậu dịch. B. Tây ôn đới. C. Đông cực. D. mùa. Câu 6. Theo vĩ độ, khu vực nào có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Ôn đới. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Cực. Câu 7. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở A. biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông, suối, hồ. B. biển, đại dương; nước trên lục địa; hơi nước trong khí quyển, C. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương. D. sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương, hơi nước. Câu 8. Nguồn gốc hình thành băng là do A. nhiệt độ hạ thấp ở những nơi núi cao có nguồn nước ngọt. B. tuyết rơi trong thời gian dài, nhiệt độ thấp không ổn định. C. tuyết rơi ở nhiệt độ thấp, tích tụ và nén chặt thời gian dài. D. nước ngọt gặp nhiệt độ rất thấp, tích tụ trong nhiều năm. Câu 9. Nguồn nước ngầm không phụ thuộc vào A. nguồn cung cấp nước mặt. B. khối lượng lớn nước biển. C. đặc điểm bề mặt địa hình. D. sự thấm nước của đất đá. Câu 10. Tổng lượng nước sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố là A. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. B. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm. C. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. D. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật. Câu 11. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà? A. Nước mưa chảy trên mặt. B. Các mạch nước ngầm. C. Địa hình đồi núi dốc nhiều. D. Bề mặt đất đồng bằng rộng. Câu 12. Nguồn cung cấp nước ngầm không phải là A. nước mưa. B. băng tuyết. C. nước trên mặt. D. nước ở biển. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng về nước ngầm. A. Do nước trên mặt thấm xuống. B. Tồn tại ở trạng thái rắn. C. Tập trung chủ yếu ở cực. D. Rải rác trên đỉnh núi cao. Câu 14. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là A. điều tiết dòng chảy. C. giảm lưu lượng nước sông. B. nhiều thung lũng. D. địa hình dốc. Câu 15. Thủy quyển không phân bố ở đâu trên Trái Đất? A. Trong khí quyển. B. Trong nhân Trái Đất. C. Trong cơ thể sinh vật. D. Trong thạch quyển. Câu 16. Độ muối trung bình của nước biển là A. 33 %0. B. 34 %0. C. 35%0. D. 36%0. Câu 17. Loại gió nào sau đây thổi gần như quanh năm từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo? A. Gió Mậu dịch. B. Gió Tây ôn đới. C. Gió Phơn. D. Gió mùa. Câu 18. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào A. lượng mưa. B. lượng bốc hơi. C. lượng nước ở các hồ đầm. D. lượng nước sông chảy ra. Câu 19. Nhiệt độ trung bình của đại dương thế giới là A. 15,50C. B. 16,50C. C. 17,50C. D. 18,50C. Câu 20. Càng xuống sâu, nhiệt độ nước biển càng A. thấp. B. cao. C. tăng. D. không thay đổi. Câu 21. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm A. vuông góc với nhau. B. thẳng hàng với nhau. C. lệch nhau góc 45 độ. D. lệch nhau góc 60 độ. Câu 22. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày A. trăng tròn và không trăng. B. trăng khuyết và không trăng. C. trăng khuyết và trăng tròn. D. không trăng và có trăng. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều? A. Dao động thường xuyên. B. Dao động theo chu kì. C. Chỉ do sức hút Mặt Trời. D. khác nhau ở các biển. Câu 24. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc. B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc. C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng. D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá. Câu 25. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là A. tơi xốp. B. độ phì. C. độ ẩm. D. vụn bở. Câu 26. Nhân tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất? A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 27. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất? A. Nông nghiệp. B. Lâm nghiệp. C. Ngư nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất? A. Không đồng thời tác động. B. Tác động theo các thứ tự. C. Có mối quan hệ với nhau. D. Không ảnh hưởng nhau. Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. C. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí. D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. Câu 30. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có A. toàn bộ sinh vật sinh sống. B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng. C. toàn bộ động vật và vi sinh vật. D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật. Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. Câu 32. Ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố sinh vật không phải là A. Giảm diện tích rừng tự nhiện, mất nơi ở động vật. B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng. C. đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.D. trồng rừng, mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới. Câu 33. Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là A. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các loài trong sinh vật. B. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các bộ phận của trái đất. C. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các tầng của khí quyển. D. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí. Câu 34. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí? A. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. B. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. C. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển. D. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. Câu 35. Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây? A. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng. B. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển. C. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan. D. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti. Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho đoạn thông tin: " Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chế độ nước. Chế độ nước chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.” a) Chế độ nước sông đơn giản hay phức tạp là do số lượng nguồn cấp quyết định. b) Nguồn cung cấp chủ yếu từ nước ngầm sẽ có chế độ nước sông ít thay đổi. c) Rừng cây trong lưu vực sông không ảnh hưởng đến chế độ nước sông. d) Sông có nhiều phụ lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn. Câu 2: Cho hình ảnh sau: a) Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. b) Trong mỗi tháng âm lịch, khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, biên độ nước dâng nhỏ, gọi là triều kém. c) Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất. d) Ở Trái đất, ta thấy trăng khuyết vào những ngày triều cường. Câu 3: Cho đoạn thông tin sau “Để tránh nóng, động vật thường nấp vào bóng râm, vui thân vào cát sâu, chui xuống hang, leo lên cây cao,.... Để tránh lạnh, động vật ẩn minh trong các hốc cây sống qua mùa lạnh, một số loài thay đổi chỗ ở theo mùa. Động vật ở xứ lạnh thường có lông dày, ở xứ nóng có ít lông”. a) Mỗi loài sinh vật thích nghi với giới hạn nhiệt độ nhất định. b) Khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật qua nhiệt độ và ánh sáng. c) Đối với động vật ánh sáng ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển. d) Động vật đa dạng do khí hậu phân hoá đa dạng. Câu 4: Cho đoạn thông tin sau: Sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của lượng bức xạ mặt trời và nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí có sự thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra theo vĩ độ, theo kinh độ và độ cao địa hình tạo nên quy luật địa đới và phi địa đới trong vỏ địa lí. a) Biên độ nhiệt độ năm của nước ta giảm từ Bắc vào Nam là biểu hiện của quy luật địa đới. b) Tính phi địa đới biểu hiện rõ rệt nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. c) Sự đối lập về khí hậu giữa đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở nước ta là biểu hiện của quy luật đại cao và địa ô. d) Quy luật địa đới và phi địa đới là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí. Phần III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng Nhiệt độ trung bình tháng I (0C) VII (0C) Hà Nội 16,4 28,9 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 Căn cứ bảng số liệu trên, hãy tính biên độ nhiệt năm của Hà Nội (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 2: Cho biểu đồ sau: Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy tính cân bằng ẩm tại Huế (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 3: Tại độ cao 1000 m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ là 180C, cùng thời điểm này nhiệt độ ở độ cao 2800 m là bao nhiêu 0C? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của 0C) Câu 4: Cho bảng số liệu sau: Lưu lượng dòng chảy tháng tại trạm Yên Thượng trên sông Cả (Đơn vị: m3/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 215 169 150 147 275 419 560 918 1358 1119 561 295 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính lưu lượng dòng chảy trung bình năm tại trạm Yên Thượng trên sông Cả (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m3/s). Câu 5: Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa các tháng tại Hà Nội năm 2022. (Đơn vị: mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 46,8 103,7 47,2 68,7 414,9 296,9 392,5 486,3 242 84,4 7,8 13,7 mưa (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2022, NXB thống kê Việt Nam, 2023) Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng lượng mưa các tháng trong mùa mưa của Hà Nội năm 2022. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm). Câu 6: Cho bảng số liệu sau: Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Hồng tại Hà Nội. (Đơn vị: m³/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 1040 885 765 889 480 3510 5590 6660 4990 3100 2199 1370 Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết đỉnh lũ Sông Hồng rơi vào tháng mấy? Câu 7: Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa các tháng tại Huế năm 2021. (Đơn vị: mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 190,3 61,1 112,4 68,6 1,7 32,0 27,0 52,6 535,6 1438,3 825,9 490,5 mưa (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2020, NXB thống kê Việt Nam, 2021) Căn cứ vào bảng số liệu, hãy tính lượng mưa trung bình năm tại Huế (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm) Câu 8: Nhiệt độ nước biển ở vùng đới nóng (280C) gấp nhiệt độ nước biển ở đới ôn đới (150C) bao nhiêu lần? (làm tròn đến số thập phân thứ nhất) Phần IV TỰ LUẬN (02 câu – 3,0 điểm) Câu 1. Cho bảng số liệu: LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY TRUNG BÌNH CÁC THÁNG NĂM 2020 TẠI TRẠM MỸ THUẬN TRÊN SÔNG TIỀN (Đơn vị: m3/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu 3365 1870 1308 1204 1676 4104 7423 11726 13310 12984 9775 3886 lượng (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021) Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính: a) Tính lưu lượng dòng chảy trung bình năm. b) Tính lưu lượng nước trung bình tháng mùa cạn của sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm). Câu 2. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình năm của sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận năm 2020. ---- Hết ---- PHẦN ĐÁP ÁN I. Đáp án phần trắc nghiệm câu hỏi nhiều lựa chọn 1A 2A 3A 4D 5C 6C 7B 8C 9B 10A 11B 12D 13A 14A 15B 16C 17A 18C 19C 20A 21B 22A 23C 24B 25B 36B 27C 28C 29B 30A 31B 32A 33D 34A 35B II. Đáp án câu trắc nghiệm đúng - sai a Đ a Đ b Đ b Đ Câu 1 Câu 3 c S c S d S d Đ a Đ a Đ b S b S Câu 2 Câu 4 c Đ c Đ d S d Đ III. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 13 1868 7 516 1591 8 320 1,9 IV (Phần tự luận) Câu 1. Tính lưu lượng: ( 1,0điểm) - Lưu lượng dòng chảy trung bình năm và trung bình tháng mùa cạn của sông Tiền: 6053 -1451 m3/s Câu 2. Vẽ biểu đồ đường (1.0 điểm). (Thiếu một yếu tố trừ 0,25 điểm). - Tính lưu lượng nước trung bình (tổng lưu lượng các tháng/12) (0,5điểm) - Nhận xét các tháng mùa lũ, mùa cạn (dẫn chứng) (0.5 điểm). (Lưu ý: HS thiếu dẫn chứng sẽ trừ ½ số điểm) ---- Hết ----

Use Quizgecko on...
Browser
Browser