Lịch Sử Nông Nghiệp Và Thủ Công Nghiệp Vĩnh Phúc PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Chương 1 PDF - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lenin
- Bài 4: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản (Vietnamese)
- Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Vùng Trung Du, Miền Núi Bắc Bộ (2010-2021) PDF
- Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn - Bài 4 PDF
- Đặc Điểm Cây Xoài PDF
- Giáo trình Máy thực phẩm Nguyen Thanh Hai 2018 PDF
Summary
Bài viết trình bày khái quát về lịch sử nông nghiệp và thủ công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nó đề cập đến các giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của Vĩnh Phúc trong thời Lý Trần; Lê sơ, và thời kỳ Mạc - Lê Trung Hưng. Bài viết cũng cung cấp thông tin về sự phát triển của các làng nghề và những công trình kiến trúc tiêu biểu.
Full Transcript
***Nông nghiệp*** Dưới thời Lý -- Trần, nhà nước rất chăm lo đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình trực tiếp quản lý các loại ruộng quốc khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng để bạn thưởng phân phong cho các công thần...
***Nông nghiệp*** Dưới thời Lý -- Trần, nhà nước rất chăm lo đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình trực tiếp quản lý các loại ruộng quốc khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng để bạn thưởng phân phong cho các công thần. Ngoài ra, ruộng của nhà chùa là một loại hình sở hữu ruộng đất phổ biến ở thời kỳ Phật giáo thịnh đạt. Thời Lê sơ, vua Lê cho điều tra tình hình ruộng đất và tài sản trong nước. Cuối năm, lập địa bạ (sổ ruộng đất) và hộ tịch. Ruộng lộc điền được ban cấp với diện tích lớn, nhưng chỉ dành cho quý tộc và quan lại cao cấp từ hàng tứ phẩm trở lên. Ruộng đất công làng xã theo định kỳ phân chia cho mọi người trong xã cày cấy, gọi là quân điền. Thời Mạc -- Lê Trung Hưng, nước ta rơi vào nhiều cuộc nội chiến, phân tranh của các thế lực khác nhau trong nước nên nông nghiệp không được quan tâm, ruộng đất bỏ hoang nhiều, đời sống nhân dân khổ cực. ***Thủ công nghiệp*** Nhiều ngành nghề thủ công nghiệp ở Vĩnh Phúc kế thừa kinh nghiệm, kỹ thuật ở giai đoạn trước, tiếp tục phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vị thế như: nghề gốm, luyện kim,... Ở thời Lý -- Trần, Người thợ nung gốm Vĩnh Phúc đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc như: tháp Đạo Trù, tháp Kim Tôn, tháp Bình Sơn,... Đến thời Lê sơ, kinh tế được phục hồi sau chiến tranh, các làng nghề ở Vĩnh Phúc giai đoạn này cũng từng bước phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công như: làm gốm Kẻ Cánh (Tam Canh, Bình Xuyên), rèn sắt, làm nông cụ Thùng Mạch (Lý Nhân, Vĩnh Tường), đục cối đá Hải Lựu (Sông Lô),\... ***Tín ngưỡng*** Đạo Phật được truyền bá vào Vĩnh Phúc từ sớm. Thời Lý -- Trần, khi Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trên đất Vĩnh Phúc: chùa Cói (phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), chùa Yên Nhiên (xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường), chùa Then (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô), tháp Bình Sơn (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô),... Thời Lê Sơ, triều đình đề cao Nho giáo, khuyến khích khoa cử Nho học. Vĩnh Phúc đã có nhiều người đỗ đạt cao, giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước cũng như có đóng góp lớn cho sự phát triển văn hóa - giáo dục nước nhà và quê hương Vĩnh Phúc như Triệu Thái (quê huyện Lập Thạch) đỗ Tiến sĩ thời Vĩnh Lạc (ở Trung Quốc), sau về nước theo Lê Lợi lại đỗ khoa thi năm 1429. Dưới triều Lê, Triệu Thái làm quan tới chức Thị Ngự sử. Nguyễn Văn Chất, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi năm 1448, từng giữ chức Thượng thư. Đào Sư Tích đỗ đầu cả ba khoa: thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông cũng là tác giả của bộ sách "Việt điện u linh tập". Thời Mạc -- Lê Trung Hưng, Nho giáo tiếp tục được đề cao, vùng đất Vĩnh Phúc xuất hiện nhiều nhân sĩ đỗ đạt cao, ra làm quan cống hiến cho đất nước. ***Quân sự*** Nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theo phương châm "binh lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều". Ngoài lực lượng quân đội chính quy, nhà Trần cho phép các vương hầu, chủ trại, phụ đạo tự lập đội tự vệ riêng. Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh phụ trách trật tự trị an; khi có giặc, lực lượng này tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương. Vùng đất Vĩnh Phúc ở vị trí xung yếu, từ Vân Nam (Trung Quốc) theo ngả sông Hồng, qua vùng đất này vào kinh đô Thăng Long và tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt. Nhà Trần đã chọn vùng đất Vĩnh Phúc làm nơi chức phòng ngự, tấn công tiêu diệt địch trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên -- Mông xâm lược. Nhiều chủ trại địa phương và lực lượng dân binh đã góp phần không nhỏ vào việc cản bước quân giặc.Tiêu biểu là các đội quân của Hà Bổng, Hà Đặc, bảy anh em họ Lỗ...