Kiểm tra giữa kì Tư tưởng Hồ Chí Minh PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Nguyễn Thị Ngọc Uyên
Tags
Summary
This document is an exam paper for a course on the philosophy of Ho Chi Minh. The questions cover the significance of studying Ho Chi Minh's thought and its relation to the future of Vietnam. It also asks about the historical context and the theoretical foundations, with an emphasis on the analysis of Vietnamese political and social thought.
Full Transcript
**KIỂM TRA GIỮA KÌ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH** Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Uyên MSSV: 49.01.754.208 Bài làm **Câu 1: Trình bày ý nghĩa việc học tập và nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ bản thân thể hiện niềm tin của bạn đối với tương lai của dân tộc?** 1. **Ý nghĩa học tập và nguyên cứu m...
**KIỂM TRA GIỮA KÌ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH** Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Uyên MSSV: 49.01.754.208 Bài làm **Câu 1: Trình bày ý nghĩa việc học tập và nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ bản thân thể hiện niềm tin của bạn đối với tương lai của dân tộc?** 1. **Ý nghĩa học tập và nguyên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh:** **Góp phần năng cao năng lực tư duy** -Cùng với tư tưởng Mác-Lênin làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. -Tư tưởng Hồ Chí Minh là những phương hướng về lí luận và thực tiễn hành động cho những người Việt Nam yêu nước. -Góp phần trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc. -Hình thành năng lực, niềm tin cách mạng, góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. -Tích cực chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. -Biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. **Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.** -Góp phần thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những điều tốt, điều thiện, ghét và tránh cái xấu, cái ác. -Nâng cao lòng tự hào dân tộc, về chế độ xã hội chủ nghĩa, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về Đảng cộng sản Việt Nam. -Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức kiên định và trách nhiệm công dân -Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -Ra sức học tập và phấn đấu đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. **Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách.** -Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện bản thân. -Góp phần giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hoàn thành và hoàn thiện nhân cách, trở thành những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. **1.2 Liên hệ bản thân thể hiện niềm tin của bạn đối với tương lai của dân tộc** -Tích cực học tập các lí luận chính trị, củng cố, nâng cao tình yêu quê hương đất nước. Phải luôn có cách nhìn đúng đắn về con đường cách mạng mà ông cha ta đã chọn. \- Đối với mỗi cá nhân cần phải tự tăng cường công tác để nâng cao về ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức tấm gương tốt. Bản thân mỗi chúng ta cần bảo vệ lối sống trung thực, thẳng thắn, theo lối sống liêm khiết, khiêm tốn và theo quan điểm của Đảng. Ngoài ra, cá nhân cần cải thiện thay đổi sự lười biếng, nói đi đôi với làm, không ỷ lại. \- Tích cực học tập, lao động và sáng tạo thúc đẩy phát triển về năng suất, hiệu quả, chất lượng đồng thời trân trọng những thành tích mà bản thân và người khác làm ra. \- Sau quá trình học tập thì bản thân cần rút ra kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp cải thiện, khắc phục nhằm hoàn thiện chính mình. \- Luôn luôn có ý thức để giữ gìn đoàn kết của toàn dân, trong cơ quan, tổ chức, trong Đảng, đấu tranh kiên quyết với những mưu đồ chia rẽ nhân dân, chia rẽ tình đoàn kết, yêu nước. \- Loại bỏ sự lạc hậu, những hạn chế gây ảnh hưởng tới việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức tốt hoặc không phù hợp với lối sống hiện nay. \- Thay đổi phương pháp phù hợp với việc học tập để cải thiện vốn hiểu biết, nâng cao kiến thức trong học tập. Không chỉ vậy, mỗi chúng ta cũng cần đưa ra phương hướng để phấn đấu và rèn luyện tu dưỡng về tư tưởng đạo đức, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà con người Việt Nam. **Câu 2: Phân tích được cơ sở, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh để thấy rõ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh?** **2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh** **a) Cơ sở thực tiễn** **Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX** -Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn lần lượt kí hết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp. -Từ năn 1858 đến cuối thế kỉ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược liên tục nổ ra: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thiện Thuật,.. -Sau khi hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về quân sự, thực dân Pháp bắt đầu khai thách thuộc địa Việt Nam và từng bước biến nước ta từ nước phong kiến thành nước" thuộc địa và phong kiến" dẫn tới sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội. -Thực dân Pháp vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, áp bức bóc lột nhân dân ta bằng tô thuế nặng nề. -Xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Từ đó, bên cạnh mâu thẫu cơ bản trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: giữa công nhân Việt Nam và tư sản , toàn thể nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp. -Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động,\... nhưng đều thất bại. -Đầu thế kỉ XX, công nhân phát triển hơn và trở thành một giai cấp. Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp lực, bóc lột: thực dân, tư bản, phong kiến. **Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX** -Vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. \- Tình hình đó làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở nước tư bản; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Sang đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt. Đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh. \+ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin \+ Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Matsxcơva **b) Cơ sở lí luận** **Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam** -Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. -Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc. -Hồ Chí Minh chú trọng kế thức những giá trị truyền thống dân tộc, trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng; dân là gốc của nước; nước lấy dân làm gốc. **Tinh hoa văn hóa nhân loại** *Tinh hoa văn hóa phương Đông* -Về Nho giáo, dùng nhân trị đức trị để quản lí xã hội, xây dựng một xã hội lí tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín , liêm được coi trọng.Tinh thần coi trọng đạo đức của Nho giáo. -Về Phật giáo, kế thừa phát huy tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc lương thiện. Đề cao quyền bình đẳng con người, khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước. Tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực của Phật giáo. -Về Lão giáo, Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng thoát khỏi mọi ràng buộc của vòng danh lợi. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn kế thừa các tư tưởng của trường phái khác: Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử,\... *Tinh hoa văn hóa phương Tây* -Quan tâm đến khẩu hiệu của Đại cách mạnh Pháp 1789: Tự do- Bình đẳng- Bác ái. \- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã sống , hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lí luận, tình hình kinh tế chính trị tại các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,\... -Tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền. **Chủ nghĩa Mác=Lênin** -Là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng. -Là tiền đề lí luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tương Hồ Chí Minh. **c) Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh** **Phẩm chất Hồ Chí Minh** -Có lí tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm than. Có ý chí, nghị lực to lớn, một mình dám đi ra nước ngoài. -Có bản lĩnh tư duy tự chủ, độc lập, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng. Có năng lực tổ chức biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực. -Là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. **Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lí luận** -Là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường. -Xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Thấu hiểu phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng Cộng sản. \- Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam người đã hiện thực hóa tư tưởng lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động. \- Người tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam, khai sinh nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. **2.2 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh** **a) Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới** \- Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương gia đình và của các dân tộc để thành lập theo tư tưởng yêu nước và tìm đường cứu nước. \+ Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước, nhiều nhân tài. \+ Gia đình: Cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của Người đỗ phó bảng, từng được bổ nhiệm chức Tri huyện. Cụ Hoàng Thị Loan- người mẹ Việt Nam điển hình với đức tính nhân hậu. -Hồ chí minh sống có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu nước trong hành động: Hồ Chí Minh đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì năm 1908, ngày 5/6/1911, ra đi nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân. **b) Thời kỳ năm 1911 đến năm 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản** \- Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản được hình thành từng bước trong quá trình Hồ Chí Minh đi tìm mục tiêu và con đường cứu nước. Đó là quá trình sinh sống làm việc học tập nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới \- Xác định đúng bản chất của đoạn tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình cảnh nhân dân của các nước thuộc địa. \- Bước nhận thức mới về quyền tự do dân chủ của nhân dân , qua hoạt động người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây. \- Tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc việt nam là theo con đường cách mạng vô sản. **c)Thời kì 1920 đến 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam.** \- Đây là thời kỳ mục tiêu phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể hóa thể hiện rõ trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. \- Tích cực sử dụng báo chí pháp để lên án chủ nghĩa thực dân Pháp thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thuộc địa và cả dân tộc Việt Nam. \- Đẩy mạnh hoạt động lý luận chính trị tổ chức chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. \- Hồ Chí Minh thành lập Đảng cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài từ cuối thế kỷ XIX sang đầu những năm 1930. **d) Thời kỳ 1930 đến 1941: Vượt qua thử thách giữ vững đường lối phương pháp cách mạng Việt Nam** -Những thử thách lớn đối với Hồ Chí Minh xuất hiện không chỉ từ phía kẻ thù mà còn từ trong một số người trong Quốc tế cộng sản và đảng cộng sản Đông Dương có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh xuất hiện trong đại hội thứ VI của Quốc tế Cộng sản do không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương nên tư tưởng mới mẻ đúng đắn sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cương lĩnh chính trị đầu tiên do bị coi là hữu khuynh , dân tộc chủ nghĩa. \- Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định, trở thành yếu tố chỉ đạo cách mạng Việt Nam. từ Hội nghị Trung ương Đảng 5/1941. \- Trải qua những thử thách những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân tiến hành các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. **e) Thời kỳ 1941 đến 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta** -Trong thời kỳ này tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất. Hồ Chí Minh nhiều lần đưa ra những quan điểm sáng tạo đi trước thời gian ngày càng được Đảng nhân dân ta làm sáng tỏ và tiếp tục phát triển soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. \- 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một thời điểm mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã được mở ra thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. \- Từ năm 1946 đến năm 1954 Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ này Hồ Chí Minh hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc từng bước hoàn thành tư tưởng và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam