KIỂM TRA CHÍNH TRỊ 2024.docx

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Transcript

**KIỂM TRA CHÍNH TRỊ 2024** 1\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật thì dân chủ trong Quân đội có tầm quan trọng như thế nào?  **Đây là vấn đề thuộc về bản chất của quân đội cách mạng.** 2\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật thì kỷ luật trong Quân đội...

**KIỂM TRA CHÍNH TRỊ 2024** 1\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật thì dân chủ trong Quân đội có tầm quan trọng như thế nào?  **Đây là vấn đề thuộc về bản chất của quân đội cách mạng.** 2\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật thì kỷ luật trong Quân đội là gì?  **Là nền tảng nhận thức tư tưởng và kim chỉ nam định hướng cho hành động của cán bộ quản lý, chỉ huy ở đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.** 3\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật thì dân chủ và kỷ luật trong Quân đội có mối quan hệ như thế nào?  **Là hai mặt thống nhất, quan hệ chặt chẽ không thể tách rời** 4\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật thì dân chủ mà không đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thì dẫn đến mối nguy hại như thế nào?  **Là dân chủ cực đoan, dân chủ bừa bãi, dẫn đến sự hỗn loạn, vô chính phủ và như vậy cũng phá hoại luôn cả dân chủ.** 5\. Đồng chí cho biết yêu cầu đối với cán bộ để thực hành dân chủ rộng rãi và kỷ luật nghiêm minh trong Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh?  **Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; gương mẫu; thương yêu đội viên; gương mẫu tự phê bình và phê bình.** 6\. Đồng chí cho biết vai trò của việc thực hành dân chủ và kỷ luật đối với việc xây dựng các tổ chức trong Quân đội?  **Góp phần xây dựng các tổ chức trong Quân đội vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của toàn quân.** 7\. Đồng chí cho biết lực lượng nào là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?  **Lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt** 8\. Đồng chí cho biết trách nhiệm của tổ chức chỉ huy các cấp trong đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật trong Quân đội?  **Trực tiếp chịu trách nhiệm giáo dục, quản lý, rèn luyện bảo đảm việc thực hành dân chủ và kỷ luật của bộ đội một cách chặt chẽ, thường xuyên, thực chất và hiệu quả** 9\. Để có con đường, cách thức nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành dân chủ và giữ nghiêm kỷ luật thì phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc yêu cầu nào?  **Tiến hành thường xuyên, liên tục, kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", lấy "xây" là chính trong đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay** 10\. Đồng chí cho biết vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hành dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật của bộ đội?  **Vai trò tiền phong, gương mẫu** 11\. Để thực hành dân chủ và kỷ luật, cần coi trọng xây dựng các mối hệ tốt đẹp nào trong cơ quan, đơn vị?  **Coi trọng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với chỉ huy, quản lý, điều hành; cấp trên với cấp dưới, cán bộ với chiến sĩ; giữa tổ chức đảng với các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân nhằm xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, đoàn kết, phấn khởi trong đơn vị** 12\. Kiểm tra của Đảng là gì?  **Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước** 13\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng thì người đi kiểm tra phải là những người như thế nào?  **là những người rất có "uy tín\" và phải \"khéo kiểm soát\"** 14\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, muốn kiểm tra, giám sát đúng quy định, có kết quả cao, bảo đảm tính nhân văn thì công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện như thế nào?  **công tác kiểm tra, giám sát phải khoa học, có tính hệ thống, thường xuyên thực hiện và phải có người có đủ uy tín, kinh nghiệm, năng lực trình độ để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện.** 15\. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng thì đối với những người không chịu nổi kỷ luật của Đảng, có nguyện vọng xin ra khỏi Đảng thì xử lý như thế nào? **Tạo điều kiện cho họ ra khỏi Đảng và vẫn đối xử tốt, vẫn giữ tình cảm thân thiện với họ và chỉ yêu cầu một điều là: Không lộ bí mật của Đảng, không phản Đảng, không phá hoại Đảng.** **16. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại sao kỷ luật của Đảng là nghiêm túc và tự giác?** **Kỷ luật của Đảng, đó là "kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác"; bởi kỷ luật đó được xây dựng trên cơ sở giác ngộ của mỗi cán bộ, đảng viên, trên cơ sở sự thống nhất giữa lợi ích của Đảng, của dân tộc với lợi ích của mỗi cán bộ, đảng viên.** **17. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ nghiêm kỷ luật Đảng là trách nhiệm của ai?** **Theo Hồ Chí Minh, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng là trách nhiệm chung của toàn Đảng.** **18. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát là gì? ** **chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả** **19. Trong kiểm tra, giám sát, những trường hợp quanh co, giấu diếm sai lầm, khuyết điểm thì cần xử lý như thế nào? ** **Những trường hợp quanh co, giấu diếm sai lầm, khuyết điểm cần kiên trì động viên thuyết phục, kết hợp với đấu tranh và công tác thẩm tra, xác minh để làm rõ.** **20. Khi thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên phải căn cứ vào đâu để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp? ** **Khi thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp. Mọi đảng viên, cán bộ đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật, không có ngoại lệ, không phân biệt chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít\...** **21. Phê bình của cán bộ, đảng viên phải được thực hiện như thế nào?** **Phê bình của cán bộ, đảng viên phải trên tình đồng chí, đồng đội, khi phê bình cần thẳng thắn không hữu khuynh, né tránh, sai đến đâu, phê bình đến đó, không thêm bớt, phê bình việc, không phê bình người; đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, lợi dụng phê bình với động cơ xấu, để hạ bệ lẫn nhau.** **Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm, hạn chế, khuyết điểm, nhận thức lệch lạc của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác xây dựng Đảng hiện nay.** **Đồng thời, làm rõ những ưu điểm, việc làm tốt của cán bộ đảng viên để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng trong cơ quan, đơn vị.** **22. Yêu cầu đối với việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ?** **Yêu cầu, công tác sơ kết, tổng kết phải thiết thực hiệu quả, đánh giá đúng, trúng ưu, khuyết điểm, tránh qua loa, hình thức** **23. Luật Phòng thủ dân sự năm 2023 có bao nhiêu chương, điều?** **Luật gồm 7 chương, 55 điều** **24. Đối tượng áp dụng của Luật Phòng thủ dân sự năm 2023? ** **Luật này áp dụng cho tổ chức, cá nhân, kể cả những tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.** **25. Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự? ** **Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.** **26. Có bao nhiêu cấp độ phòng thủ dân sự? ** **Cấp độ phòng thủ dân sự gồm 3 cấp độ: Phòng thủ dân sự cấp độ 1, Phòng thủ dân sự cấp độ 2 và Phòng thủ dân sự cấp độ 3.** **27. Hành vi bị cấm trong hoạt động phòng thủ dân sự? ** **Để bảo đảm các hoạt động phòng thủ dân sự được thực hiện có kiểm soát và có trách nhiệm, tại Điều 10 của Luật đã quy định 09 hành vi cấm trong hoạt động PTDS, cụ thể như sau:** **a) Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.** **b) Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.** **c) Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sảncủa Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.** **d) Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.** **đ) Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.** **e) Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.** **g) Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích; khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.** **h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.** **i) Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.** **28. Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia? ** **Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia** **29. Lực lượng nòng cốt phòng thủ dân sự? ** **Lực lượng nòng cốt bao gồm Dân quân tự vệ và Dân phòng; Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương; lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.** **30. Quyền của cá nhân trong phòng thủ dân sự? ** **Cá nhân có các quyền sau:** **- Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;** **- Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;** **- Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;** **- Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;** **- Khi tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định.\\** 31\. Nghĩa vụ của cá nhân trong phòng thủ dân sự?  **- Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;** **- Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tham gia hoạt động phòng thủ dân sự khi được huy động;** **- Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa;** **- Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi sự cố, thảm họa xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống sự cố, thảm họa; giúp đỡ người bị thiệt hại do sự cố, thảm họa tại địa phương; thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc;** **- Chấp hành hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra, vào khu vực nguy hiểm; chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, tài sản để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của người có thẩm quyền;** **- Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về diễn biến, thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra khi có điều kiện thực hiện.** 32\. Quyền của cơ quan, tổ chức trong phòng thủ dân sự? **- Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;** **- Tham gia hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;** **- Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật;** **- Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa; trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật;** **- Tham gia, phối hợp thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng thủ dân sự.** 33\. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong phòng thủ dân sự? **- Tuyên truyền, vận động người lao độngthành viên trong cơ quan, tổ chức mình, người dân chấp hành quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự;** **- Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa;** **- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thảm họa;** **- Chấp hành quyết định huy động nhân lực trang thiết bị, nhu yếu phẩm của người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động phòng thủ dân sự;** **- Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý;** **- Chủ động khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sự cố, thảm họa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.** 34\. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự? **Luật quy định 04 nguyên tắc sau:** **- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.** **- Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.** **- Kết hợp quản lý, bảo vệ CTQP và KQS với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ CTQP và KQS.** **- Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm CTQP và KQS.** 35\. Đối tượng ưu tiên trong chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?  36\. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân thành mấy loại?  **Được phân thành 4 loại: loại A, loại B, loại C và loại D** 37\. Công trình quốc phòng và khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ gì? **CTQP và KQS loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.** 38\. Công trình quốc phòng và khu quân sự thuộc nhóm I bao gồm những công trình nào?  **Nhóm I gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự rất quan trọng có yêu cầu quản lý, bảo vệ rất nghiêm ngặt, bảo đảm bí mật, an toàn** 39\. Hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?  Luật quy định 06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, bảo vệ CTQP và KQS, gồm: **- Chiếm đoạt, chiếm giữ, lấn chiếm, xâm nhập trái phép; phá hoại, làm hư hỏng kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị của CTQP và KQS.** **- Thu thập trái phép, chiếm đoạt, hủy hoại, làm lộ bí mật hồ sơ, tài liệu, thông tin CTQP và KQS.** **- Sử dụng trái phép, sai mục đích; chuyển mục đích sử dụng, phá dỡ công trình quốc phòng và di dời khu quân sự trái quy định của pháp luật.** **- Xây dựng, khai thác, đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến kiến trúc, kết cấu, công năng sử dụng, an toàn, bí mật của CTQP và KQS.** **- Cản trở, chống đối việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ CTQP và KQS.** **- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao trong quản lý, bảo vệ CTQP và KQS. để trục lợi, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.** 40\. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp sử dụng hoặc được giao có trách nhiệm quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự thuộc nhóm nào?  **Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp sử dụng hoặc được giao có trách nhiệm quản lý CTQP, KQS Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III, trừ công trình quy định tại khoản 1 Điều này** 41\. Phạm vi an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự được tính như thế nào?  **Phạm vi vành đai an toàn CTQP và KQS được tính từ ranh giới phía ngoài của khu vực bảo vệ hoặc khu vực cấm trở ra xung quanh một khoảng cách nhất định theo loại, nhóm, yêu cầu quản lý, bảo vệ, vị trí, điều kiện địa hình, dân cư, được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ, văn bản của cấp có thẩm quyền.** 42\. Các trường hợp công trình, vật kiến trúc nằm trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự được xử lý như thế nào?  **Các trường hợp công trình, vật kiến trúc nằm trong phạm vi bảo vệ CTQP, KQS phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang mục đích quốc phòng hoặc di dời, phá dỡ để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ CTQP và KQS** 43\. Quyền của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?  **- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sau đây:** **+ Cư trú, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xây dựng và các hoạt động khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;** **+ Được bồi thường, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ CTQP và KQS theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;** **+ Được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.** **- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây:** **+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ CTQP và KQS;** **+ Thông báo, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị quản lý, bảo vệ ngay khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ CTQP và KQS;** **+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý, bảo vệ CTQP và KQS; hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm thực hiện quản lý, bảo vệ CTQP và KQS.** 44\. Nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?  **Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây:** **+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ CTQP và KQS;** **+ Thông báo, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị quản lý, bảo vệ ngay khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ CTQP và KQS;** **+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý, bảo vệ CTQP và KQS; hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm thực hiện quản lý, bảo vệ CTQP và KQS.** 45\. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 gồm bao nhiêu chương, điều?   **Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 gồm 12 chương và 121 điều** 46\. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh?  **- Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.** **- Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh** 47\. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh? **- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh (Điều 11):** **+ Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp theo quy định của Luật.** **+ Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.** 48\. Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh?  **- Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 13):** **+ Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh.** **+ Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh.** 49\. Việc thực hiện quyền của người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình, không có người đại diện thì được thực hiện như thế nào?  **Thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh**. 50\. Quyền của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?  **+ Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.** **+ Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.** **+ Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật.** **+ Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.** 51\. Người hành nghề có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?  **Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:** **+ Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;** **+ Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;** **+ Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;** **+ Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;** **+ Người bệnh, người đại diện của người bệnh là người thành niên bị rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong làm chủ nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.** 52\. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố y khoa trong trường hợp nào?  **+ Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.** **+ Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.** 53\. Nghĩa vụ của người hành nghề đối với người bệnh?  **+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được phép theo quy định của Luật.** **+ Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.** **+ Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định của Luật này.** **+ Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.** **+ Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.** 54\. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề đối với những chức danh nào?  **Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.** 55\. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định thời hạn cấp giấy phép hành nghề là bao nhiêu năm?  **05 năm** 56\. Nguyên nhân gây cháy nào chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay?  **Theo Thông cáo báo chí về cháy nổ, nguyên nhân gây cháy liên quan đến hệ thống thiết bị điện chiếm tỉ lệ cao (81,4%).** 57\. Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy?  **Theo Điều 4 Luật quy định nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy như sau:** **- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy (PCCC).** **- Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.** **- Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.** **- Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết băng lực lượng và phương tiện tại chỗ.** 58\. Cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy?  **Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.** 59\. Công dân có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn nào?  **Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.** 60\. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình trong phòng cháy, chữa cháy?  **+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;** **+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;** **+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.** 61\. Trách nhiệm của cá nhân trong phòng cháy, chữa cháy?  **+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;** **+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy, chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy thông dụng;** **+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;** **+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy;** **+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật Phòng cháy, chữa cháy.** 62\. Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy, chữa cháy?  **- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.** **- Cản trở các hoạt động phòng cháy, chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy.** **- Lợi dụng phòng cháy, chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.** **- Báo cháy giả.** **- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.** 63\. Thông tin báo cháy được thực hiện bằng cách nào?  **bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại trong cả nước là 114** 64\. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho đơn vị nào?  **+ Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;** **+ Đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;** **+ Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.** 65\. Luật Phòng cháy, chữa cháy quy định về phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư như thế nào?  **- Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.** **- Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy.** 66\. Mức phạt tiền đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông? **sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.** 67\. Mức phạt tiền đối với người lái xe ô tô sử dụng giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng?  **sẽ bị phạt 5 - 7 triệu đồng**. 68\. Mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển?  **bị phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng.** 69\. Mức phạt đối với hành điều khiển xe ô tô dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe trên đường cao tốc?  **10 - 12 triệu đồng** 70\. Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở?  **- Phạt tiền từ 6 triệu - 8 triệu** **- Tước quyền sử dụng Giấy phép 10 -- 12 tháng** 71\. Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở?  **- Phạt tiền từ 6 triệu - 8 triệu** **- Tước giấy phép lái xe 22 -- 24 tháng** 72\. Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô, loại xe tương tự ô tô vượt quá tốc độ từ 5km - 10km?  **Phạt tiền từ 800 nghìn - 01 triệu** 73\. Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện vượt quá tốc độ \>20km? **- Phạt tiền từ 4 triệu - 5 triệu (điểm a khoản 7)** **- Tước quyền sử dụng GPLX 02 - 04 tháng** 74\. Mức phạt đối với người nào sử dụng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000?  **phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.** 75\. Mức phạt đối với người tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên?  **phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm** 76\. Đánh bạc trái phép là gì?  **Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kì hình thức nào với mục đích được, thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy được cấp phép.** 77\. Mặt chủ quan của tội phạm đánh bạc?  **Người phạm tội đánh bạc thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội là sát phạt nhau, tư lợi và mục đích là nhằm lấy tiền, tài sản từ người thua bạc.** 78\. Gá bạc là gì?  **Gá bạc là hành vi cho phép người khác đánh bạc trong địa điểm do mình quản lý, sử dụng hay còn gọi là hành vi chứa chấp việc đánh bạc.** 79\. Việc xử lý hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại đâu?  **Tại Điều 42 "Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc" Thông tư số 143/2023/TT- BQP ngày 27/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc** 80\. Hình thức xử lý đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép; cho vay nặng lãi dưới bất cứ hình thức nào nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng? - - 81\. Nhận thức, trách nhiệm của quân nhân đối với đơn vị là gì? 82\. Vai trò của việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quân nhân đối với gia đình?  83\. Vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của đồng chí, đồng đội đối với mỗi quân nhân? 84\. Những biểu hiện cho thấy quân nhân thiếu trách nhiệm với gia đình? **Trách nhiệm của một số quân nhân với gia đình chưa thật đầy đủ, sâu sắc, còn** **xem nhẹ, đơn giản. Một số quân nhân còn bế tắc trong giải quyết mâu thuẫn tình cảm gia đình, cuộc sống riêng tư, nguyện vọng bản thân, vay nợ quá khả năng thanh toán. Một số quân nhân bản lĩnh, tâm lý còn non kém, đứng trước những vấn đề khó khăn phát sinh trong cuộc sống đã có suy nghĩ cực đoan, tự ti hoặc bức xúc, bế tắc dẫn đến hành động tiêu cực** 85\. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhận thức, trách nhiệm của quân nhân đối với đơn vị, gia đình, đồng chí, đồng đội hạn chế?  **Nguyên nhân chủ yếu thuộc về chủ quan của quân nhân.** 86\. Trách nhiệm của quân nhân với đơn vị, gia đình, đồng chí, đồng đội luôn gắn với nghĩa vụ của người công dân với chủ thể nào?  **Trách nhiệm của quân nhân với đơn vị, gia đình, đồng chí, đồng đội luôn gắn với nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc** 87\. Nhận thức, trách nhiệm của quân nhân đối với gia đình, đơn vị, đồng chí, đồng đội được hình thành như thế nào?  **Nhận thức, trách nhiệm của quân nhân đối với gia đình, đơn vị, đồng chí, đồng đội không hình thành một cách tự phát, thụ động, mà phải trải qua quá trình giáo dục, giác ngộ, bồi dưỡng, rèn luyện một cách hệ thống, thường xuyên, có tổ chức, toàn diện của các chủ thể giáo dục và tự giáo dục.** 88\. Vai trò của đội ngũ cán bộ Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu?  **Cán bộ và công tác cán bộ giữ vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng** 89\. Trong những năm tới, Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng "tinh, gọn, mạnh", thực hiện chủ trương giảm quân số ở những loại hình đơn vị nào?  **Thực hiện giảm quân số ở các cơ quan, đơn vị bảo đảm, phục vụ.** 90\. Mục tiêu trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ Quân đội đến năm 2025? **Cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt 98% (riêng sau đại học đạt 14%)** 91\. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, chỉ huy các cấp đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đến năm 2030?  **Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội phát triển toàn diện, chuyên nghiệp, chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ; có trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chức danh đảm nhiệm; xây dựng được đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược ngang tầm nhiệm vụ, phấn đấu từ 20 - 30% cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.** 92\. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đến năm 2030?  **100% được đào tạo cơ bản, hệ thống, chuyên sâu. Hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học ở những lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh, đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới; có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đảm nhiệm.** 93\. Quy định về giãn cách độ tuổi giữa các lớp trong quy hoạch cán bộ chủ trì ở các cấp?  **Quy hoạch cán bộ chủ trì ở các cấp phải có 3 lớp, giãn cách độ tuổi giữa các lớp từ 3 đến 5 tuổi trở lên;** 94\. Trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ phải thực hiện đồng bộ các khâu, trong đó khâu nào là quan trọng nhất? **Công tác quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất** 95\. Quy định 144-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới có bao nhiêu Điều?  **6 Điều ** 96\. Nội dung chuẩn mực "Yêu nước, tôn trọng Nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc" theo Quy định 144-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới?  **1. Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng; nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.** **2. Tôn trọng, tin tưởng, gần gũi và gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; tạo điều kiện để Nhân dân phát huy quyền làm chủ, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh.** **3. Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân lên trên hết, trước hết; kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành vi gây phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân.** 97\. Nội dung chuẩn mực "Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập" theo Quy định 144-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới?  **1. Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực hiện nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.** **2. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ý chí vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị.** **3. Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân.** **4. Chủ động nâng cao kiến thức, kỹ năng; năng lực công tác, làm việc trong môi trường quốc tế. Tích cực tham gia quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng theo đường lối đối ngoại của Đảng phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng cộng đồng vì hòa bình, ổn định, tiến bộ và phát triển.** 98\. Nội dung chuẩn mực "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" theo Quy định 144-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới?  **1. Tâm huyết, trách nhiệm, dấn thân, nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, có ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.** **2. Quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, đúng quy định; tiết kiệm và hiệu quả; không xa hoa, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và các nguồn lực vật chất khác của tập thể và cá nhân.** **3. Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện \"tự diễn biến\", \"tự chuyển hóa\" trong nội bộ.** **4. Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.** **5. Nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực. Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng. Thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.** 99\. Nội dung chuẩn mực "Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" theo Quy định 144-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới?  **1. Luôn luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, cơ quan, tổ chức và trong Nhân dân, trước hết là ở chi bộ, cơ quan, đơn vị công tác, khu dân cư; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện.** **2. Nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương, nhất là kỷ luật phát ngôn. Nói và làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành các quy định của cơ quan, đơn vị; phục tùng sự phân công của Đảng, của tổ chức.** **3. Sống có nghĩa tình, chân thành, thương yêu, đối xử, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và mọi người theo lẽ phải, phù hợp với đạo lý dân tộc, cùng nhau tiến bộ.** **4. Nêu cao trách nhiệm trong công tác và sinh hoạt; sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh, đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm. Làm tốt trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.** 100\. Nội dung chuẩn mực "Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời" theo Quy định 144-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới?  **1. Gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, đảng viên chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, cấp trên gương mẫu trước cấp dưới, cấp ủy gương mẫu trước đảng viên, đảng viên gương mẫu trước quần chúng.** **2. Tích cực vận động, thuyết phục gia đình, người thân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.** **3. Khiêm tốn, cầu thị, giản dị; không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác. Nói đi đôi với làm, làm đi đôi với nói, đã nói là làm.** 101\. Nguyên tắc thi đua?  **- Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;** **- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.** 102\. Khen thưởng công trạng là gì?  **Khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc** 103\. Danh hiệu "Lao động tiên tiến" để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn nào?  **Danh hiệu "Lao động tiên tiến" để tặng hằng năm cho lao động hợp đồng; người làm việc trong tổ chức cơ yếu, người lao động thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.** 104\. Theo Thông tư Quy định và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tổng kết phong trào thi đua hằng năm, chỉ khen thưởng cán bộ chủ trì khi đơn vị hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào?  **Đơn vị được khen thưởng hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.** 105\. Danh hiệu "Chiến sĩ tiên tiến" để tặng hằng năm cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động đạt các tiêu chuẩn nào?  **1. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội;** **2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% nội dung thi hoặc kiểm tra đạt yêu cầu, trong đó có 75% trở lên đạt khá, giỏi;** **3. Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.**

Tags

political theory Ho Chi Minh military discipline Vietnamese politics
Use Quizgecko on...
Browser
Browser