Hướng Dẫn Ôn Tập Giữa HK1 Lịch Sử 6 2024-2025 PDF
Document Details
Uploaded by RenewedCircle3491
Vinschool
Tags
Summary
Đây là tài liệu hướng dẫn ôn tập giữa học kỳ I môn Lịch sử lớp 6 năm học 2024-2025 của trường Vinschool. Tài liệu bao gồm giới hạn kiến thức và nội dung ôn tập, tập trung vào các chủ đề như lịch sử, xã hội nguyên thủy, thời gian, nguồn gốc loài người.
Full Transcript
Logo Vinschool\_duyet - Copy **HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I** **NĂM HỌC 2024 - 2025** **MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6** **I. GIỚI HẠN KIẾN THỨC.** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Bài học** | **Nội dung chính** | +======...
Logo Vinschool\_duyet - Copy **HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I** **NĂM HỌC 2024 - 2025** **MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6** **I. GIỚI HẠN KIẾN THỨC.** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Bài học** | **Nội dung chính** | +===================================+===================================+ | ***Chương 1: Vì sao phải học Lịch | **- Vì sao phải học Lịch sử?** | | sử*** | | | | **- Các nguồn sử liệu** | | | | | | **- Cách tính thời gian trong | | | lịch sử** | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Chương 2: Xã hội nguyên | **- Nguồn gốc loài người** | | thuỷ*** | | | | **- Xã hội nguyên thuỷ** | | | | | | **- Sự chuyển biến và phân hoá | | | của xã hội nguyên thuỷ.** | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **II. NỘI DUNG ÔN TẬP** ***Bài 1: Vì sao phải học lịch sử?*** \- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. \- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến nay. \- Học Lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và của cả nhân loại. ***Bài 2: Các tư liệu lịch sử*** \- **Tư liệu hiện vật**: Là *những di tích, đồ vật*,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Các nguồn tư liệu này cho ta *biết khá cụ thể và trung thực* về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. \- **Tư liệu chữ viết:** Những bản ghi, tài liệu chép tay, sách được in, khắc chữ. Tài liệu ghi chép *tương đối đầy đủ* về đời sống con người, nhưng thường *mang ý thức chủ quan của tác giả*. \- **Tư liệu truyền miệng:** *Những câu chuyện dân gian* (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,...) được kể từ đời này qua đời khác. Tư liệu này *không cho biết chính xác về thời gian, địa điểm*, nhưng *phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.* \- **Tư liệu gốc:** Là tư liệu cung cấp những *thông tin đầu tiên và trực tiếp* về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là *nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử*. ***Bài 3: Thời gian trong lịch sử.*** \- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Người Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc cổ đại và một số quốc gia phương Đông khác tính theo lịch âm. \- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Người La Mã và nhiều tộc người châu Âu,... tính theo dương lịch. ***Bài 4: Nguồn gốc loài người*** **Theo thuyết tiến hoá của Darwin, loài người được tiến hoá từ một loài vượn cổ.** *\* Quá trình tiến hoá từ vượn thành người* \- Vượn người: - Thời gian: vượn người xuất hiện sớm nhất cách ngày nay khoảng 6 triệu năm - Đặc điểm ngoại hình: vượn người đã có thể đi đứng bằng 2 chân, tay có thể cầm nắm. \- Người tối cổ: - Thời gian: người tối cổ xuất hiện sớm nhất cách ngày nay khoảng 4 triệu năm - Đặc điểm ngoại hình: đầu nhỏ, trán thấp, hàm nhô về phía trước, đã có thể đi và đứng bằng 2 chân, trên cơ thể còn bao phủ bởi 1 lớp lông mỏng. \- Người tinh khôn: - Thời gian: xuất hiện cách ngày nay khoảng 150.000 năm (15 vạn năm) - Đặc điểm ngoại hình: dáng đứng thẳng, thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước, lớp lông mỏng không còn nữa. \* Dấu tích quá trình tiến hoá của loài người ở Đông Nam Á và Việt Nam. \- Dấu tích của Vượn người ở Đông Nam Á được tìm thấy ở Myanmar và Indonesia. \- Dấu tích của người tối cổ tìm thấy ở Thái Lan, Phillipine, Malaysia,... \- Ở Việt Nam phát hiện răng của người tối cổ ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). Những công cụ đá của người tối cổ cũng tìm thấy ở An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hoá),.... ***Bài 5: Xã hội nguyên thuỷ*** *Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ* *\* Người tối cổ* \- Tổ chức xã hội: Bầy người nguyên thuỷ \- Kĩ thuật chế tác công cụ: ghè đẽo đá \- Đời sống vật chất: săn bắt, hái lượm; sống trong các hang động, mãi đá. \- Đời sống tinh thần: làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá. *\* Người tinh khôn:* \- Tổ chức xã hội: công xã thị tộc \- Kĩ thuật chế tác công cụ: mài đá, chế tạo cung tên. \- Đời sống vật chất: săn bắt, hái lượm, trồng trọ, chăn nuôi, dệt vải, làm gốm; dựng lều làm bằng cành cây, xương thú. \- Đời sống tinh thần: làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá, chôn cất người chết. ***Bài 6: Sự chuyển biến và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ*** ***\*** Sự phát hiện ra kim loại* *Con người đã phát hiện và dùng kim loại chế tạo công cụ vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cụ thể:* \- *Đồng đỏ* được tìm thấy cách ngày nay khoảng 3500 năm TCN \- *Đồng thau* được sử dụng cách ngày nay khoảng 2000 năm. \- Con người biết chế tạo các công cụ bằng *sắt* vào khoảng cuối thiên niên kì II đến đầu thiên niên kỉ I TCN. *\* Chuyển biến về [đời sống vật chất]* \- Nhờ *công cụ lao động bằng kim loại* con người đã khai hoang, *mở rộng diện tích trồng trọt*. \- *Năng suất lao động tăng lên*, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, con người không chỉ đủ ăn mà còn có *của cải dư thừa.* \* *Chuyển biến về [đời sống xã hội]* \- Đàn ông có vai trò càng lớn và trở thành chủ gia đình (gia đình phụ hệ). \- Cùng với sự xuất hiện càng nhiều *của cải dư thừa*, xã hội dần có sự phân hoá kẻ giàu, người nghèo. *Xã hội nguyên thuỷ tan rã.* \- Quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. \-\-\-\-- **HẾT \-\-\-\--**