Mô hình can thiệp sớm DENVER PDF
Document Details
Uploaded by NoteworthyMoldavite7784
Tags
Summary
This document provides an overview of the Denver Early Intervention Model (ESDM), including its approach, objectives, processes, and evaluation tools. The content highlights different aspects of ESDM, such as the stages of intervention and the role of family involvement. ESDM focuses on early intervention and development support.
Full Transcript
M ô hình can thiệp sớm DENVER DENVER (ESDM) Phân biệt các cách tiếp cận Chương trình can thiệp sớm Denver - ESDM Thực hành Cách can thiệp: 1.Can thiệp tâm lý - giáo dục 2.Can thiệp y sinh: Thuốc, tế bào gốc, oxy cao áp.....
M ô hình can thiệp sớm DENVER DENVER (ESDM) Phân biệt các cách tiếp cận Chương trình can thiệp sớm Denver - ESDM Thực hành Cách can thiệp: 1.Can thiệp tâm lý - giáo dục 2.Can thiệp y sinh: Thuốc, tế bào gốc, oxy cao áp... PHÂN BIỆT DENVER VÀ ESDM ESDM được hình thành dựa trên sự tổng hòa của nhiều phương pháp khác nhau, trong đó bao gồm mô hình Denver truyền thống (bởi Roger và cộng sự 1981) ESDM bao gồm Bảng checklist các danh mục và Miêu tả các mục được sắp xếp theo trình tự phát triển. Được cung cấp cho trẻ RLPTK bắt đầu ở tuổi 1-3 và tiếp tục trị liệu cho đến 4-5 tuổi Các mốc phát triển bắt đầu từ 7-9 tháng cho tới 48 tháng tuổi Không dùng với trẻ quá 60 tháng tuổi và có sự phát triển nhỏ hơn 7-9 tháng Trẻ ít nhất phải hiểu được đồ vật, có khả năng làm một số thứ đơn giản như: lấy ra, đặt vào kết hợp 2 đồ vật để chơi ESDM ESDM là một mô hình can thiệp sớm dành cho trẻ từ 12 đến 48 tháng tuổi có chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Đây là mô hình Can thiệp Hành vi Phát triển Tự nhiên (Naturalistic Developmental Behavioral Intervention - NDBI), kết hợp giữa phương pháp can thiệp hành vi ứng dụng (ABA) với các nguyên tắc phát triển của trẻ em. Nó được tạo ra bởi hai chuyên gia nghiên cứu về chứng tự kỷ, Tiến sĩ Sally Rogers và Tiến sĩ Geraldine Dawson. Liệu pháp ESDM có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh, bao gồm tại nhà, tại phòng khám hoặc ở trường học. Liệu pháp được cung cấp trong cả bối cảnh nhóm và một kèm một. Mục tiêu chính của ESDM: Phát triển khả năng điều Tăng cường kỹ năng giao Thúc đẩy các kỹ năng tương chỉnh hành vi và tăng cường tiếp, ngôn ngữ và nhận thức tác và chơi mang tính chất sự hứng thú tham gia vào xã hội. xã hội. các hoạt động xã hội. ESDM Bảng kiểm được tổ chức thành 4 cấp độ (CĐ) kỹ năng, tương ứng với các giai đoạn phát triển lứa tuổi: CĐ 1 (12-18 tháng) CĐ 2 (18-24 tháng) CĐ 3 (24-36 tháng) CĐ 4 (36-48 tháng) Bao gồm 10 lĩnh vực: giao tiếp tiếp nhận, giao tiếp diễn đạt, các kỹ năng xã hội, nhận thức, chơi, vận động thô, vận động tinh, tự lập, bắt chước, hành vi Nguyên tắc cơ bản Phát triển tự nhiên: ESDM sử dụng các hoạt động và thói quen hàng ngày để dạy trẻ, giúp trẻ học trong những bối cảnh gần gũi với cuộc sống thực. Dựa trên mối quan hệ: Tập trung xây dựng mối quan hệ tin tưởng và yêu thương giữa trẻ với người lớn, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tích hợp hành vi và phát triển: Sử dụng các chiến lược hành vi để củng cố kỹ năng nhưng luôn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Phương pháp: Phương pháp tiếp cận tích cực và tương tác, Tích hợp giữa học tập và chơi, Kỹ thuật phát triển kỹ năng xã hội, Kỹ thuật phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Vai trò của gia đình trong quá trình can thiệp: Phụ huynh được khuyến khích tham gia vào quá trình trị liệu và áp dụng các chiến lược của ESDM tại nhà; ESDM nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ và huấn luyện phụ huynh, giúp họ trở thành một phần tích cực trong quá trình phát triển của con mình. Cách tiếp cận của ESDM Dạy thông qua chơi và hoạt động hàng ngày: Các bài học được lồng ghép tự nhiên vào các hoạt động trẻ yêu thích, làm cho việc học trở nên hấp dẫn. Phản hồi kịp thời: Người dạy luôn đưa ra phản hồi nhanh chóng và tích cực để củng cố hành vi hoặc kỹ năng mới của trẻ. Tăng cường sự tham gia: Trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động tương tác hai chiều để phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Trả lời: Thời gian can thiệp có thể thay đổi tùy thuộc Thời gian can thiệp là vào nhu cầu của trẻ, nhưng thường là từ 10 đến 20 giờ bao lâu? mỗi tuần trong một khoảng thời gian dài, thường là từ 6 tháng đến 1 năm. Có cần phải có chẩn Trả lời: Mặc dù chẩn đoán tự kỷ hoặc các vấn đề phát đoán chính thức để triển khác có thể giúp xác định nhu cầu can thiệp, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Các dấu tham gia chương hiệu sớm của sự phát triển chậm cũng có thể đủ để trình không? tham gia chương trình. Sử dụng Danh sách kiểm tra chương trình ESDM để đánh giá kỹ năng của trẻ và đặt mục tiêu can thiệp cá Đánh giá và điều nhân. chỉnh Theo dõi sự tiến bộ của trẻ một cách liên tục để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của trẻ. Đánh giá trong ESDM Sử dụng Checklist của ESDM Danh sách kiểm tra bao gồm nhiều kỹ năng được sắp xếp theo các lĩnh vực phát triển khác nhau, tương ứng với độ tuổi từ 12 đến 48 tháng. Các lĩnh vực chính gồm: Giao tiếp và ngôn ngữ: o Ngôn ngữ tiếp nhận (hiểu ngôn ngữ). o Ngôn ngữ diễn đạt (sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp). Vận động: o Kỹ năng vận động thô (như chạy, nhảy). o Kỹ năng vận động tinh (như cầm nắm đồ vật, điều khiển ngón tay). Nhận thức: o Khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, và xử lý thông tin. Kỹ năng xã hội và cảm xúc: o Tương tác xã hội, nhận biết cảm xúc, và đáp ứng với người khác. Kỹ năng tự lập: o Các hành vi sinh hoạt hằng ngày, như ăn uống, mặc đồ, vệ sinh. Có thể sử dụng công cụ đánh giá khác khi sử dụng ESDM được không? Xác định các ưu tiên can Theo dõi sự thiệp: Các công Đánh giá đa tiến bộ toàn cụ khác có thể diện: Mỗi công diện: Một số kỹ giúp xác định cụ đánh giá có năng hoặc khía thêm các ưu điểm mạnh cạnh phát triển tiên mà chương riêng trong việc của trẻ có thể trình ESDM có khám phá các không được thể không nhấn kỹ năng hoặc phản ánh đầy mạnh, đặc biệt hành vi cụ thể đủ trong Danh khi trẻ có những của trẻ sách Kiểm tra khó khăn cụ thể ESDM ngoài phạm vi của ESDM. Vineland Adaptive Behavior Scales (VABS): Đánh giá các kỹ năng thích nghi của trẻ, bao gồm giao tiếp, kỹ năng sống hàng ngày, kỹ năng xã hội và vận động. Thang này rất hữu ích để theo dõi sự phát triển và mức độ tự lập của trẻ trong các hoạt động thường ngày. Mullen Scales of Early Learning (MSEL): Đánh giá sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ từ 0 đến 68 tháng tuổi. MSEL là Các Công Cụ một công cụ phù hợp để đo lường sự phát triển tổng thể và giúp định hướng các chiến lược can thiệp cụ thể. Đánh Giá Bổ Trợ Autism Diagnostic Observation Schedule (ADOS): Sử dụng để Thường Dùng đánh giá và chẩn đoán các rối loạn phổ tự kỷ. Mặc dù ADOS không được sử dụng để theo dõi tiến trình như Danh sách Kiểm tra ESDM, nó có thể được sử dụng để xác định nhu cầu can thiệp ban đầu. Peabody Developmental Motor Scales (PDMS): Thích hợp để đánh giá kỹ năng vận động thô và vận động tinh ở trẻ nhỏ, giúp xác định các khó khăn trong vận động mà trẻ có thể gặp phải và cần can thiệp. Có thể sử dụng ESDM cho trẻ tuổi lớn hơn 48 tháng được không? Khi Nào ESDM Có Thể Không Hiệu Quả? Có thể sử dụng ESDM cho trẻ lớn hơn 48 tháng, nhưng cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ. Can thiệp ESDM vẫn mang lại lợi ích nếu trẻ tiếp tục cần hỗ trợ để phát triển kỹ năng giao tiếp, xã hội, và ngôn ngữ, nhưng cần kết hợp linh hoạt với các phương pháp và hoạt động khác để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả tối đa. XÂY DỰNG MỤC TIÊU VỚI ESDM Quy trình 1. Lập mục tiêu 2. Phân tích nhỏ mục tiêu 3. Lập một cuốn sổ tay trị liệu 4. Đạo đức nghề nghiệp Lập mục tiêu Phân tích nhỏ mục tiêu và dạy theo từng bước Phân tích mục tiêu thành các bước nhỏ hơn Đánh giá dựa vào bảng kiểm ESDM Dạy dần từng bước Trưởng nhóm chọn 2-3 mục tiêu ngắn hạn/ lĩnh vực Đánh giá sau mỗi buổi dạy. Sau 15p, dừng lại đánh Sẽ dạy trong 12 tuần giá 1 lần Đánh giá theo tuần S ử dụng bảng đánh giá hàng ngày. Trong này có hết tất Hết 12 tuần dựa vào kết quả ĐG để lên mục tiêu mới cả mục tiêu của 12 tuần Cuốn sổ tay trị liệu bao gồm: Vấn đề về đạo đức nghề: Mục tiêu Phân tích nhỏ mục tiêu Nhà trị liệu được đào tạo cách làm việc với gia đình Bảng theo dõi hàng ngày Những thông tin liên Làm việc tại nhà của trẻ như thế nào quan khác (lịch học hàng ngày, thông tin chung Đưa ra quyết định và các giải pháp dựa vào bối về trẻ) cảnh văn hóa, niềm tin, tôn giáo của gia đình Được để ở nơi trị liệu diễn ra nhiều nhất VD1: Mục tiêu số 2, lĩnh vực Bắt Chước, Level 1 Bắt chước 10 hành động vận động được thấy trong bài hát hoặc trong trò chơi thường ngày. Mục tiêu SMART: "Sau 5 giây được làm mẫu các hành động thấy trong bài hát hoặc trong các trò chơi thông thường, con sẽ bắt chước được 10 hành động vận động khác nhau bao gồm ít nhất 2 động tác/1 bài hát. Làm được 4.5 lần được tính là đạt. Một số gợi ý về bài hát “bà còng đi chợ”, “chú voi con”, chú ếch con” hoặc các trò chơi vận động kèm âm nhạc “một đoàn tàu nhỏ xíu” Mục tiêu chia nhỏ: 1.Con sẽ bắt chước 1-2 động tác trong giờ học cá nhân, đối với bài hát hoặc trò chơi quen thuộc. Lúc đầu cô có thể làm mẫu, hoặc cầm tay chỉ việc để giúp con có cảm nhận và hiểu được vị trí của động tác. Khi con đã bắt đầu làm được, con cần tự làm mà không cần s ự giúp đỡ. 2.Bắt chước 3-5 động tác một cách đơn lẻ trong giờ cá nhân. 3.Ứng dụng 3-5 động tác trong giờ vận động theo nhạc. 4.Bắt chước 6-10 động tác trong giờ cá nhân và ứng dụng trong giờ vận động. * Để dạy được kỹ năng này, nên chọn 1 hành động dạy trước, sau khi thành thục rồi mới dạy sang hành động thứ 2. Câu hỏi: Mục tiêu trên được chia nhỏ theo công thức chiếc bánh hay chiếc thang? VD2: Mục tiêu số 6, lĩnh vực Giao tiếp tiếp nhận, Level 1 "Hiểu các khái niệm không gian đơn giản (ví dụ: ở trong, ở trên…)" Mục tiêu SMART: "Con sẽ hiểu được ít nhất 3 vị trí (trên, dưới, trong) thông qua việc thưc hiện yêu cầu liên quan tới các vị trí của đồ vật. Thực hiện được 4/5 lần, trong 3 ngày liên tiếp được coi là đạt" Mục tiêu chia nhỏ 1. Con nhận biết vị trí qua hình ảnh. Ví dụ, cô có hình ảnh bạn búp bê ngồi trên cái hộp, con lấy được hình ảnh ở trên. 2. Con thực hành việc cho búp bê ngồi ở trên khi nhìn hình ảnh. 3.Con cho búp bê ngồi trên hộp khi không có hình ảnh hỗ trợ. 4.Con đặt búp bê ngồi trên các bề mặt khác nhau: trên ghế, trên bàn, trên hộp, trên đầu… Khi này con đã hiểu khái niệm trên và ứng dụng nó trong trò chơi. 5.Con học các vị trí khác theo các bước tương tự. Sau khi học xong, con sẽ phân biệt hai đến 3 vị trí khác nhau. 6.Con ứng dụng việc lấy/ để đồ vật quen thuộc ở các vị trí đã biết. VD3: Mục tiêu số 9, lĩnh vực KNXH, Level 1 "Hồi đáp với lời chào bằng cử chỉ điệu bộ hoặc lời nói." Mục tiêu SMART: Con thể hiện việc hiểu về chào hỏi bằng cách quay đầu và cơ thể về phía người nói, kèm giao tiếp mắt từ 2-3 giây. Không cần kèm theo cử chỉ hoặc lời nói. Thực hiện được 3 ngày liên tục được tính là đạt." Mục tiêu chia nhỏ 1. Con phản ứng với việc chào hỏi mỗi buổi sáng tới trường và mỗi khi được đón về, với sự hỗ trợ bằng thể chất và cử chỉ. 2. Con phản ứng với việc chào hỏi mỗi buổi sáng tới trường và mỗi khi được đón về khi cô hoặc bố mẹ chào con trước. 3. Con chủ động mà không cần sự nhắc nhở. Xác định mục tiêu ư u tiên Khó khăn cốt lõi (?) Tháp học tập Tháp ngôn ngữ Kỹ năng hiện tại của trẻ (Mốc phát triển)