DIỄN NGÔN CHÍNH DANH PDF

Summary

This document discusses the concept of "diễn ngôn chính danh" (legitimate discourse). It explores the idea of discourse used in communication, including political, cultural, religious, and sociological aspects, and touches upon the significance of authority and consensus in discourse. The document also explains how discourse is linked to the teaching of Buddhism and the importance of personal experience in understanding discourse.

Full Transcript

DIỄN NGÔN CHÍNH DANH Chúng ta nói một chút về cái gọi là diễn ngôn, chính danh. T ừ di ễn ngôn trong tiếng Anh nó là discourse và nó cũng chính là từ sutta đấy, sutta hay là discourse. Khi dịch theo tiếng Việt thì được gọi là diễn ngôn. Tức là nó sử dụng ngôn ngữ để truyền tải trong các bài th...

DIỄN NGÔN CHÍNH DANH Chúng ta nói một chút về cái gọi là diễn ngôn, chính danh. T ừ di ễn ngôn trong tiếng Anh nó là discourse và nó cũng chính là từ sutta đấy, sutta hay là discourse. Khi dịch theo tiếng Việt thì được gọi là diễn ngôn. Tức là nó sử dụng ngôn ngữ để truyền tải trong các bài thuyết pháp, các bài thuyết giảng. Trong đó ph ản ánh r ất nhi ều các yếu tố về tư duy, về sự hiểu biết và một loạt các vấn đề liên quan. Đây nó là m ột công cụ để truyền tải, để giao tiếp. Chúng ta thấy với việc diễn ngôn thì nó có thể được trình bày trong r ất nhi ều các lĩnh vực khác nhau từ:  Chính trị,  Văn hóa,  Tôn giáo,  Xã hội,  Học thuật,  Truyền thông,  Văn học và triết học … Ở đây chúng ta sẽ có một cái, được gọi là tính chính danh. Tính chính danh c ủa s ự diễn ngôn. Tức là nó bao hàm trong đó năng lực gọi là th ẩm quy ền. Và n ữa nó có m ột cái là sự hợp lẽ hay là hợp pháp ở trong đó, nó mang tính gọi là legitimate. Nhi ều khi người ta gọi là diễn ngôn mà có tính chính danh. Đó là legitimate discourse. Cũng có nghĩa khi mà một cái diễn ngôn chính danh thì sẽ được công nh ận trong m ột b ối c ảnh xã hội, của một vấn đề nào đó, của một tôn giáo nào đó. Thì nó bao hàm trong đó m ột sự đồng thuận nữa, đúng không? Đồng thuận về tính thầm quyền và đồng thuận của một cộng đồng. Chúng ta thấy đối với Phật giáo chẳng hạn, cái diễn ngôn mà chính danh đó thì cũng có nghĩa là ở đây cái nền tảng đó là Tam Tạng Kinh Đi ển. Tipitaka, bao g ồm đó là Kinh, Sutta, Luật, Vinaya và Luật, Abhidhamma. Bao hàm trong đó là các lời dạy của Đức Phật được xem như là các diễn ngôn chính danh. Vì Đ ức Ph ật là ng ười đã hoàn toàn giác ngộ và những lời giảng của Ngài thường được ghi lại trong các kinh điển như Nikaya hoặc bao gồm cả các bản dịch ở các ngôn ngữ khác. Khi chúng ta nói tới một diễn ngôn mà có tính chính danh thì chúng ta l ại th ấy ở đây có một bài kinh, đó là bài kinh Kalama. Trong bài kinh Kalama này, Đức Phật khuyên là không nên vội tin vào bất kể điều gì, kể cả những điều đã được đề cập trong kinh điển. Khi mà trong kinh điển chúng ta tạm gọi là những diễn ngôn chính danh hoặc là từ các vị thầy có thẩm quyền. Ở đây cần đòi hỏi, có một sự xem xét, một 1 sự trải nghiệm thực tế. Thế thì có nghĩa là Đức Phật cũng không yêu cầu chúng ta là phải ngay lập tức tin vào những gì thuộc về truyền thống, thuộc về kinh điển, hay những gì mà do một vị thầy có thầm quyền nói ra, hay một quan điểm nào đó khá phổ biến. Và thay vào đó thì sao? Có nghĩa là người ta phải có một sự xem xét, một sự trải nghiệm. Không có ngay lập tức tin ngay và vội đánh giá. Do v ậy ở đây bi ểu hi ện m ột tinh thần gọi là tinh thần tự do về mặt tư tưởng. Có một cái t ự do đ ể ng ười tìm hi ểu chân lý đó có khả năng suy ngẫm, trải nghiệm thay vì đơn giản là tin thôi. Nhiều khi người ta cũng lười suy nghĩ hoặc lười trong việc trải nghiệm kinh nghiệm của bản thân và như vậy người ta tin rất nhanh. Thế thì chúng ta cũng thấy nếu một người nào đó mà không hiểu biết, mà tin mình thì có lẽ chúng ta cũng không có sự đánh giá cao l ắm, đúng không? Ví d ụ: có m ột ông thầy nào đó đang giảng bài thế rồi trong buổi đó, những người tham dự đó có một ông giáo sư, đúng không? Rồi ông giáo sư này đi cùng với một đứa con chẳng hạn một đứa nó cũng nhỏ thôi, học tiểu học. Sau bài giảng kết thúc thì ông giáo sư cùng với đứa con lên gặp ông thầy. Ông giáo sư mới có một vài đóng góp, tất nhiên là đứng ở trên cương vị của một vị được gọi là giáo sư thì ý kiến của ông có thể cần được cân nhắc và cần được xem xét. Rồi cái đứa nhỏ đi cùng nó cũng non non, nó khen ông thầy cháu rất thích nghe bài giảng của bác mặc dù cháu chẳng hi ểu gì nh ưng mà th ấy bác c ười, cháu rất thích. Chúng ta sẽ thấy nhiều khi nó sẽ theo kiểu như vậy, đơn giản vậy thôi, đúng không? Tức là có khi có những người tin theo nhưng mà thực sự là không có s ự hiểu biết rõ ràng về các vấn đề. Như vậy thì ở đây cái vấn đề đ ược g ọi là mang tính trải nghiệm, mang cái tính kinh nghiệm cá nhân trong việc thẩm định thì nó đóng m ột vai trò quan trọng. Như vậy cũng có nghĩa là nó có một sự kết hợp giữa cái được gọi là diễn ngôn chính danh và cái kinh nghiệm cá nhân. Chúng ta thấy trong bất kỳ một diễn ngôn chính danh nào thì đây nó là m ột ngu ồn mang tính chính thức căn bản và mang tính hướng dẫn. Nó cung c ấp v ề m ặt n ền t ảng và những định hướng căn bản nhất trong việc hiểu biết cũng như là thực hành. Nh ư vậy ở đây là những lời dạy của các bậc thầy kinh điển, các tài li ệu chính th ống. Có thể nói đây là những nguồn mang tính chính thống, mang tính chính danh và nó có m ột giá trị nhất định. Như vậy thì nó đóng vai trò là định hướng ban đầu, đ ưa ra nh ững khái niệm, đưa ra những lý thuyết, đưa ra những kiến thức n ền t ảng, t ừ đó mà ng ười học, người tìm hiểu có cơ sở tiếp cận và hiểu rõ vấn đề. Trong Phật giáo đó là những lời dạy về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, về Lí Duyên Khởi … Bên cạnh đó, chúng ta sẽ thấy với vai trò c ủa nh ững ngu ồn chính danh này, cũng sẽ giúp cho bảo tồn được những giá trị truyền thống và trí tuệ. Nó được củng c ố qua các trải nghiệm cùng với thời gian, nó giúp cho sự duy trì và bảo tồn đối v ới các giá trị. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng được các cộng đồng xoay quanh những nguồn chính danh này, tạo ra được những cộng đồng, những liên kết xét về mặt xã hội, cũng như xét về mặt tu tập. Như vậy nó bao hàm đối với các giá trị, các giá trị chung. Nhưng đó cũng chỉ là điều kiện cần. Và rồi phải xét tới điều kiện đủ, tức là c ần có nh ững s ự 2 trải nghiệm về mặt cá nhân cùng với sự thực hành. Thông qua những sự ki ểm ch ứng, những trải nghiệm và những kinh nghiệm cá nhân này sẽ giúp làm sâu s ắc đ ối v ới những sự hiểu biết. Như vậy nguồn chính danh sẽ cung cấp một nền tảng, đ ể t ừ đó các s ự th ực hành, các kinh nghiệm cá nhân là quá trình mà người ta có th ể ki ểm ch ứng đ ược nh ững l ời dạy thông qua những sinh hoạt của cuộc sống, thông qua thực tế, thông qua s ự d ấn thân. Ngay bản thân Đức Phật, Ngài cũng nhấn mạnh cái chân lý hay trí tuệ thật s ự đó thì không thể là chỉ đến từ việc nghe những lời dạy mà cần ph ải đ ược ki ểm ch ứng, thông qua đối với các trải nghiệm của mình. Chúng ta cũng thấy ở đây nó s ẽ có m ột cái được gọi là vai trò của kinh nghiệm cá nhân. Do vậy, mỗi người chúng ta thông qua việc thực hành, chúng ta sẽ có những kinh nghiệm cá nhân khác nhau. Có thể cái n ền tảng như vậy nhưng các trải nghiệm phát triển đối với sự hiểu biết, trí tuệ cá nhân thì khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn trên nền tảng tức là có một sự hiểu biết căn bản v ề cái diễn ngôn được ghi lại trong kinh điển. Như vậy, chúng ta sẽ thấy ở đây là đối với những diễn ngôn chính danh và kinh nghiệm cá nhân nó cần phải có một sự song hành, thông qua đó để b ổ sung cho nhau. Khi có sự song hành này thì có một lợi ích, đó là sẽ tránh được các trạng thái c ực đoan. Do vậy nếu chỉ dựa vào diễn ngôn chính danh mà không có kinh nghiệm cá nhân, không có những trải nghiệm thì rất có thể là người ta s ẽ r ơi vào nh ững tình tr ạng người ta gọi là giáo điều hay là chấp chặt vào lý thuyết mà không thấy được bản chất thực tế của vấn đề. Và rồi ngược lại, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà bỏ qua diễn ngôn chính danh thì người ta có thể dễ bị lạc lối hoặc là hiểu sai giáo lý. Có nh ững ng ười th ực hành rất tốt nhưng khi nói thì chật lất so với lại kinh điển, so v ới các di ễn ngôn mang tính chính danh thì chúng ta sẽ thấy là nó rất buồn cười. Có nghĩa là không có hiểu biết gì cả, khi nói theo ý của mình, hoàn toàn theo ý của mình, nó không đ ại di ện cho cái gì. Chúng tôi hay gọi đùa đó là các underground, đúng không?, cái gọi là kinh nghiệm ngầm, nó không mang tính đại diện, không khớp với kinh điển hay là một sự chính danh nào. Như vậy lợi ích của sự song hành ở đây là tránh được trạng thái cực đoan. Và thứ hai nữa là có thể phát triển được sự hiểu biết hay trí tuệ toàn diện. Có nghĩa là trong quá trình này người ta sẽ không ngừng tiếp thu nh ững kinh nghi ệm cá nhân cộng với những nguồn chính thống để từ đó có một sự hòa quyện, có một sự củng cố và có một sự xác thực nhất trong sự thực hành cũng nh ư trong s ự hi ểu bi ết của mình. Và rồi nữa, chúng ta thấy ở đây nó đóng một vai trò nữa là gì? Nó có m ột s ự linh hoạt trong khi áp dụng. Đó là khi chúng ta đưa những vấn đề gì đó từ lý thuyết và thực hành thì nó có sự linh hoạt, có sự sai biệt khác nhau. Xét ở một góc độ nào đó thì nó luôn là một sự xuyên suốt, đúng không? Luôn là một sự củng cố theo một hướng mà đã được đề ra. Có thể là ở các góc nhìn khác nhau nhưng nó có cùng m ột h ướng đi, 3 theo cùng một chiều hướng và nó không bị lệch lạc, không bị chệch h ướng. Chúng ta thấy với việc kết hợp của diễn ngôn chính danh và kinh nghiệm cá nhân. Ở đây chúng ta sẽ thấy nó với một cái vai trò của kinh nghiệm cá nhân. Tất nhiên, đối với kinh nghiệm cá nhân thì nhiều khi nó cũng có sự hạn chế nhất định. Vì sao? Vì nó có thể bị chi phối bởi các cảm xúc hoặc là nó có một sự thiên lệch khi mà người ta thích một cái gì đó, đúng không? Khi mà người ta có xu hướng thích cái gì ho ặc là c ảm thấy cái đó phù hợp với mình. Rất có khả năng với việc thực hành của kinh nghiệm cá nhân nếu không được kiểm chứng thông qua kinh điển, thông qua các diễn ngôn chính danh này thì nó sẽ không có sự xác thực. Như vậy thì rất cần thiết với việc thực hành, nó phải được giống như là khớp lệnh, nó có một sự ăn khớp giữa lý thuyết và thực hành để từ đó nó có thể tránh được đối với các thiên kiến cá nhân, tránh đi những sự thiếu khách quan và cũng tránh v ới việc giới hạn của sự hiểu biết. Tóm lại là tránh được những lầm lạc, như vậy thì kinh đi ển ở đây hay là các di ễn ngôn chính danh sẽ đóng vai trò như một bản đồ hướng dẫn, đúng không? Để giúp người ta có khả năng soi chiếu, phân biệt đúng sai, điều chỉnh chính văn, trong quá trình thực hành của mình. Như vậy thì cũng có thể nói là với kinh nghiệm cá nhân, nếu ch ưa đ ược ki ểm chứng với kinh điển thì cũng không hoàn toàn đáng tin cậy vì r ất có th ể ở đó v ẫn còn chứa nhiều những thiên kiến và thiếu đi sự hiểu biết trọn vẹn. Do vậy, khi kết hợp được kinh nghiệm cá nhân với sự kiểm chứng kinh điển mang tính chính danh thì người thực hành sẽ phát triển được một khả năng hiểu biết, một trí tuệ sâu sắc hơn tránh được sự lầm lạc và tiến gần hơn với chân lý th ực s ự. Đó là th ứ mà với những người thực hành, những người tu hành cần hướng tới. 4

Use Quizgecko on...
Browser
Browser