ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GV CHÍNH THỨC
Document Details
Uploaded by IssueFreeRadon
Tags
Summary
This document contains a study guide or outline for a geography class, likely for a Vietnamese-speaking audience. It is organized by questions and answers.
Full Transcript
**PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.** Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. **Câu 1**. Miền địa lí tự nhiên có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, hai mùa mưa và khô rõ rệt là: A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ B. Miền Bắc Bộ. C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. [D.] Miề...
**PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.** Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. **Câu 1**. Miền địa lí tự nhiên có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, hai mùa mưa và khô rõ rệt là: A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ B. Miền Bắc Bộ. C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. [D.] Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. **Câu 2**. Miền địa lí tự nhiên nào sau đây có trữ lượng lớn về bôxit và dầu khí? [A.] Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. D. Miền Đông Bắc Bắc Bộ. **Câu 3.** Ranh giới phân chia giữa Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: [A.] Sông Hồng. B. Sông Cả. C. Dãy Hoành Sơn. D. Dãy Bạch Mã. **Câu 4**. Ranh giới phân chia giữa Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Dãy núi Trường Sơn. B. Sông Cả. [C.] Dãy núi Bạch Mã. D. Sông Mã. **Câu 5**. Miền duy nhất có địa hình núi cao với đủ ba đai cao ở Việt Nam là: A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. [B.] Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. D. Miền Nam Bộ. **Câu 6.** Dạng địa hình nào sau đây **không biểu hiện** ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. các cao nguyên ba dan. B. đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. C. đồng bằng châu thổ sông lớn. [D.] Địa hình núi cao trên 2600m. **Câu 7**. Những trở ngại lớn về mặt tự nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. bão lũ, trượt lỡ đất, hạn hán. [B.] nhịp điệu mùa khí hậu, dòng chảy thất thường, thời tiết không ổn định. C. ngập lụt trên diện rộng, thiếu nước nghiệm trọng vào mùa khô. D. bão lũ, ngập lụt trên diện rộng. A. miền Bắc núi cao hơn. [B.] miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. miền Bắc mưa nhiều nên mát mẻ hơn. D. miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nên mát hơn. **Câu 9:** Sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta chủ yếu do **A.** địa hình phần lãnh thổ phía Nam cao hơn phía Bắc. **B.** Tín phong Đông Bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc. **[C.]** gió mùa Đông Bắc giảm sút dần từ Bắc vào Nam. **D.** mùa mưa muộn dần theo chiều từ Nam ra Bắc. **Câu 10:** Sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của **[A.]** độ cao địa hình và hướng nghiêng chung. **B.** Tín phong Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới. **C.** gió mùa Đông Bắc và hướng các dãy núi. **D.** vị trí giáp Biển Đông và gió mùa Tây Nam. **Câu 11:** Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm nào sau đây? **A.** Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. **B.** Các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông. **C.** Đồng bằng mở rộng, đường bờ biển bằng phẳng. **[D.]** Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ. **A.** cận nhiệt. **B.** xích đạo. **C.** ôn đới. **[D.]** nhiệt đới. **Câu 13:** Thiên nhiên vùng núi nào sau đây của nước ta giống như vùng ôn đới? **A.** Vùng núi Trường Sơn Nam. **B.** Vùng núi Trường Sơn Bắc. **[C.]** Vùng núi cao Tây Bắc. **D.** Vùng núi thấp Tây Bắc. **Câu 14:** Khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây? **[A.]** Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. **B.** Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. **C.** Nhiệt độ trung bình năm rất thấp. **D.** Có mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng. **Câu 15:** Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có đất nào sau đây? **A.** Đất feralit có mùn và đất mùn. **B.** Đất mùn và đất mùn thô. **C.** Đất phù sa và đất mùn thô. **[D.]** Đất phù sa và đất feralit. **Câu 16.** Năm 2021, vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta? **[A.] Đồng bằng sông Hồng.** **B. Đồng bằng sông Cửu Long.** **C. Tây Nguyên.** **D. Đông Nam Bộ.** **Câu 17.** Năm 2021, vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? **A. Bắc Trung Bộ.** **B. Đồng bằng sông Cửu Long.** **[C]. Tây Nguyên.** **D. Đông Nam Bộ.** **Câu 18.** Năm 2021, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trong khu vực Đông Nam Á? **[A.] 3.** **B. 2.** **C. 4.** **D. 5.** **Câu 19.** Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có đặc điểm nào sau đây? **A**. Ít thành phần dân tộc. **B**. Giống nhau giữa các vùng. **[C]**. Có xu hướng già hóa. **D**. Cố định qua các giai đoạn. **Câu 20.** Năm 2021, dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất nước ta? **[A.] Kinh.** **B. Tày.** **C. Thái.** **D. Mường.** **Câu 21.** Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực nào sau đây? **A.** Công nghiệp. **B.** Thương mại. **C.** Du lịch. **[D.]** Nông nghiệp. **Câu 22.** Năng suất lao động xã hội của nước ta có đặc điểm nào sau đây? **A.** Còn thấp, chưa có dấu hiệu cải thiện. **[B].** Ngày càng tăng nhưng còn thấp so với thế giới. **C.** Cao và ngày càng tăng nhanh. **D.** Khá cao nhưng đang có dấu hiệu suy giảm. **Câu 23.** Nguồn lao động nước ta có đặc điểm nào sau đây? **A.** Tỉ lệ qua đào tạo liên tục giảm. **[B.]** Chất lượng đang được nâng lên. **C.** Phân bố đều giữa các vùng. **D.** Có trình độ cao so với thế giới. **Câu 24**. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc, điều này tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội song khó khăn lớn nhất của vấn đề này hiện nay là A. các dân tộc phân bố không đồng đều trên phạm vi cả nước. [B.] sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng dân tộc còn chênh lệch. C. bản sắc văn hóa quá khác nhau giữa các vùng dân tộc. D. chênh lệch về số lượng, dân tộc Kinh chiếm lớn nhất. **Câu 25**. Ý nào sau đây **không phải** là tác động tích cực của đô thị hóa: A. các đô thị đóng góp nhiều vào GDP cả nước. B. thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. C. tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. [D.] sức ép lên môi trường sống, y tế, văn hóa, giáo dục. **Câu 26.** Cho bảng số liệu: ***Lực lượng lao động và tổng số dân của nước ta giai đoạn 2010 -- 2021*** *(Đơn vị: triệu người)* +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Năm** | **2010** | **2015** | **2021** | | | | | | | **Tiêu chí** | | | | +=================+=================+=================+=================+ | Lực lượng lao | 50,4 | 54,3 | 50,6 | | động | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | Tổng số dân | 87,1 | 92,2 | 98,5 | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)* Nhận định nào sau đây đúng với lực lượng lao động ở nước ta? [A.] Lực lượng lao động luôn chiếm trến 50% tổng số dân. B. Lực lượng lao động đông, chiếm 2/3 tổng dân số. C. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng cao. D. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo chiếm trến 50%. **Câu 27.** Đặc điểm của nguồn lao động nước ta là **A.** lực lượng lao động chiếm dưới 20% số dân. **[B.]** số lượng nguồn lao động dồi dào. **C.** hằng năm tăng thêm khoảng 2 triệu lao động. **D.** trình độ lao động ngày càng thấp. **Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không đúng về tình hình sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta?** **[A]. Chiếm tỉ trọng cao nhất là trong khu vực Nhà nước.** **B. Ngày càng giảm khu vực kinh tế Nhà nước.** **C. Ngày càng tăng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.** **D.** **Chiếm tỉ trọng cao nhất là trong khu vực ngoài Nhà nước.** **Câu 29.** **Đặc điểm nào sau đây không đúng về tình hình sử dụng lao động phân theo thành thị và nông thôn của nước ta?** **A.** **Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị có xu hướng tăng.** **B. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng, nhờ xây dựng nông thôn mới.** **C. Tỉ lệ lao động trong khu vực nông thôn có xu hướng giảm.** **[D.] Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị có xu hướng giảm.** **Câu 30. Đặc điểm nào sau đây không đúng về tình hình sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta?** **[A]. Tăng tỉ lệ lao động khu vực Nhà nước** **B. Tăng tỉ lệ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.** **C. Giảm tỉ lệ lao động khu vực Nhà nước.** **D. Tăng tỉ lệ lao động khu vực ngoài Nhà nước.** **Câu 31. Đô thị nào sau đây được hình thành vào thế kỉ III trước Công nguyên và là đô thị đầu tiên của nước ta?** **[A.] Thành Cổ Loa. B. Hoa Lư. C. Thăng Long. D. Sài Gòn.** **Câu 32. Đô thị nào sau đây được hình thành từ thế kỉ XI với chức năng chính là hành chính và kinh tế?** **A. Hải Phòng. B. Huế. C. Đà Nẵng. [D.] Thăng Long.** **Câu 33. Giai đoạn 1975 - 1986, quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?** **A. Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.** **B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạng lưới đô thị được mở rộng.** **C. Kết cấu hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hiện đại.** **[D.] Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị còn thấp.** **Câu 34. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay, đô thị ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?** **A. Các đô thị được hình thành chủ yếu với chức năng kinh tế, quân sự.** **B. Số lượng đô thị rất ít, chủ yếu ở ven sông.** **C.** **Các đô thị được hình thành chủ yếu với chức năng hành chính, quân sự.** **[D]. Hình thành các vùng đô thị và đô thị thông minh.** **Câu 35. Đô thị nào sau đây có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa của cả nước?** **[A.] Hà Nội. B. Biên Hòa. C. Nha Trang. D. Hải Phòng.** **Câu 36. Đô thị nào sau đây gắn với chức năng công nghiệp, dịch vụ cảng biển?** **A. Đà Lạt. B. Biên Hòa. C. Hải Dương. [D.] Hải Phòng.** **Câu 37. Căn cứ vào cấp quản lí, đô thị nào sau đây thuộc loại đô thị trực thuộc trung ương?** **A. Bình Dương. [B.] Đà Nẵng. C. Biên Hòa. D. Khánh Hòa.** **Câu 38. Trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta không có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?** **A. Chú trọng ngành ứng dụng công nghệ cao.** **[B.] Tăng nhanh tỉ trọng ngành khai khoáng.** **C. Tăng tỉ trọng nhóm ngành chế biến, chế tạo.** **D. Phát triển các ngành đem lại giá trị gia tăng cao.** **Câu 39. Trong nội bộ ngành nông nghiệp nước ta không có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?** **A. Tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao.** **[B.] Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.** **C. Phát triển theo hướng an toàn sinh học.** **D. Giảm diện tích cây trồng hàng năm.** **Câu 40. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?** **A. Tăng tỉ trọng kinh tế Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.** **[B.] Giảm tỉ trọng kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước.** **C. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước.** **D. Giảm tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế Nhà nước.** **Câu 41. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?** **A. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.** **[B.] Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.** **C. Giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành trồng trọt.** **D. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.** **Câu 42. Hai vùng chuyên canh cây lương thực quan trọng của nước ta là** **A. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.** **[B.] Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.** **C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.** **D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.** **Câu 43. Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?** **A. Đồng bằng sông Hồng. [B.] Tây Nguyên.** **C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.** **Câu 44. Điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?** **A. Đồng bằng sông Hồng. [B.] Đông Nam Bộ.** **C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.** **Câu 45. Chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?** **A. Đồng bằng sông Hồng. [B.] Trung du và miền núi Bắc Bô.** **C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.** **Câu 46. Hai vùng phát triển nhất cả nước về chăn nuôi lợn và gia cầm là** **A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.** **B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.** **[C]. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.** **D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.** **Câu 47. Chăn nuôi bò sữa ở nước có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?** **A. Đồng bằng duyên hải. B. Các đồng bằng ven sông.** **[C.] Ven các thành phố lớn. D. Các cao nguyên badan.** **Câu 48. Vùng nào sau đây có nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta?** **A. Bắc Trung Bộ. [B.] Đồng bằng sông Cửu Long.** **C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.** **Câu 49. Nghề nuôi cá phát triển mạnh, tập trung nhiều ở vùng nào sau đây?** **A. Bắc Trung Bộ. [B.] Đồng bằng sông Cửu Long.** **C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.** **Câu 50. Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta?** **[A.] Bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. B. Vùng nước quanh đảo, quần đảo** **C. Ô trũng rộng lớn ở các đồng bằng. D. Sông suối, kênh rạch, ao hồ.** **Câu 51: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho phát triển khai thác thủy sản ở nước ta?** **A. Nhiều cửa sông, đầm phá. B. Sông ngòi, ao hồ dày đặc.** **C. Đồng bằng có nhiều ô trũng. [D.] Có các ngư trường trọng điểm.** **Câu 52: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta?** **A. Nhiều bãi triều, đầm, phá. [B.] Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.** **C. Nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn. D. Nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước.** **Câu 53. Trang trại không có vai trò nào sau đây?** **A. Thúc đẩy khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa.** **B. Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh.** **C. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải thiện môi trường sinh thái.** **[D.] Tạo nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến.** **Câu 54. Vùng sinh thái nông nghiệp không có vai trò nào sau đây?** **[A.] Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.** **B. Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng vùng.** **C. Là cơ sở để hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.** **D. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trên cả nước. ** **Câu 55. Điều kiện sinh thái nào sau đây không có ở vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long?** **[A]. Địa hình núi cao, có mùa đông lạnh.** **B. Có các dải đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn.** **C. Vùng biển nông, ngư trường rộng lớn.** **D. Vùng rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản.** **PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu hỏi, học sinh chọn đúng hoặc sai.** **Câu 1.** Cho đoạn thông tin sau: Khí hậu nước ta có sự phân mùa khác nhau ở các khu vực: miền Bắc có 2 mùa đông và hạ; miền Nam có 2 mùa mưa, khô rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có 2 mùa mưa, khô đối lập nhau. a\. Sự phân mùa trên của khí hậu là do chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời tạo nên. S b\. Mùa khô ở miền Nam do gió mùa Đông Bắc gây ra. S c\. Tây Nguyên và Trung Trung Bộ có 2 mùa mưa, khô đối lập là do ảnh hưởng của gió Đông Bắc và dãy Trường Sơn. Đ d\. Mùa đông miền Bắc chủ yếu do gió Tín phong Đông Bắc tạo nên. S **Câu 2.** Cho đoạn thông tin sau: Nhiệt độ trung bình năm trên 25^o^C. Biên độ nhiệt năm nhỏ, phổ biến dưới 10^o^C. Tổng số giờ nắng trên 2000 giờ. Khí hậu phân chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. a\. Đây là đặc điểm của miền khí hậu phía Bắc. S b\. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. Đ c\. Biên độ nhiệt năm nhỏ là do góc nhập xạ nhỏ. S d\. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa là do vị trí địa lí, gió mùa và hình thể lãnh thổ. Đ **Câu 3.** Cho đoạn thông tin sau: ***Nhiệt độ trung bình năm trên 20^o^C (trừ các vùng núi cao). Biên độ nhiệt năm có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Tổng số giờ nắng trên 2000 giờ/năm. Khí hậu phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.*** **a. Đây là đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đ** **b. Nhiệt độ trung bình trên *20^o^C, tổng số giờ nắng trên 2000 giờ/năm là biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta*. Đ** **c. Biên độ nhiệt năm khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam chủ yếu do sự chênh lệch về góc nhập xạ. S** **d. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa là do vị trí địa lí, gió mùa và hình thể. Đ** **Câu 4**. Cho thông tin sau: **Quy mô dân số nước ta lớn với khoảng 98,5 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới (năm 2021). Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc, gồm dân tộc Kinh và các dân tộc ít người khác. Các thành phần dân tộc cùng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.** **a) Nội dung trên thể hiện về đặc điểm sự phân bố dân cư nước ta. (Sai)** **b)** **Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên của nước ta đang có xu hướng tăng. (Sai)** **c) Số dân đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. (Đúng)** **d) Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên sự phong phú, đặc sắc về văn hóa. (Đúng)** **Câu 5. Cho thông tin sau:** **Thời gian qua, nguồn lao động của nước ta có nhiều thay đổi về số lượng, hằng năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động và chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên, đóng vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế, là nhân tố quan trọng thu hút vốn đầu tư. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta.** **a) Mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động. (Đúng) NB** **b) Nguồn lao động dồi dào là nhân tố quan trọng thu hút vốn đầu tư. (Đúng) NB** **c) Sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế là tích cực. (Đúng) TH** **d) Tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng và dịch vụ có xu hướng giảm. (Sai) TH** **Câu 6.** Cho thông tin sau: Người lao động Việt Nam với bản chất cần cù, chịu khó, cùng với quá trình đào tạo và cơ chế thị trường đang tạo ra một thế hệ người lao động năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ. Đất nước ngày càng phát triển, các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng tạo nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là một trở ngại của nước ta. **a)** Người lao động Việt Nam với bản chất cần cù, chịu khó, ham học hỏi. (Đúng) NB **b)** Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao nhờ đổi mới hệ thống đào tạo. (Đúng) NB **c)** Các ngành sản xuất đa dạng góp phần vào giải quyết vấn đề việc làm. (Đúng) TH **d)** Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường thấp hơn ở nông thôn. (Sai) TH **Câu 7.** Cho thông tin sau: Qua quá trình lịch sử, mạng lưới đô thị ở nước ta không ngừng phát triển phân bố rông khắp và ngày càng văn minh. Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến, mở rộng và lan tỏa ở nhiều khu vực nông thôn, giúp tăng thu nhập của người dân, cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật được cải thiện, bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần khắc phục. **a)** Mạng lưới đô thị chỉ tập trung ở các thành phố lớn. (Sai) NB **b)** Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi và lan tỏa đến các khu vực nông thôn. (Đúng) NB **c)** Đô thị hóa tạo sức ép về cơ sở hạ tầng và giáo dục. (Đúng) TH **d)** Đô thị hóa gây sức ép lên vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta. (Đúng) TH **Câu 8.** Cho thông tin sau: Vùng chuyên canh nông nghiệp là vùng tập trung sản xuất một hoặc một số loại cây trồng gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu như vùng chuyên canh cây ăn quả, trong những năm qua diên tích trồng cây ăn quả tăng nhanh, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (xoài, thanh long,\...), Đông Nam Bộ (bưởi, sầu riêng,\...). Trong tương lai, vùng chuyên canh nông nghiệp phát triển với nhiều xu hướng khác nhau. **a)** Diện tích trồng cây ăn quả ở nước ta có xu hướng giảm. (Sai) NB **b)** Vùng chuyên canh cây ăn quả lớn là Đồng bằng sông Cửu Long. (Đúng) NB **c)** Vùng chuyên canh có vai trò quan trọng tạo ra sản phẩm xuất khẩu. (Đúng) TH **d)** Vùng chuyên canh là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. (Sai) TH **PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.** **Câu 2. N**ăm 2022, tổng số dân nước ta là 99,5 triệu người, trong đó số dân nông thôn là 62,1 triệu người, hỏi tỉ lệ dân nông thôn nước ta là bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). **62,4%** **Câu 3. N**ăm 2022, tổng số dân nước ta là 99,5 triệu người, trong đó số dân nông thôn là 62,1 triệu người, hỏi tỉ lệ dân thành thị nước ta là bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). **37,6 %** **Câu 4. Cho bảng: Diện tích và dân số của Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên năm 2023** **Vùng** **Đồng bằng sông Hồng** **Tây Nguyên** ---------------------- ------------------------- ---------------- Diện tích (km^2^) 21.278,6 54.548,3 Dân số (nghìn người) 23.732,4 6.163,6 *(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023)* Căn cứ vào bảng trên, cho biết mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng gấp mấy lần của Tây Nguyên? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). 9,9 lần **Câu 5. Cho bảng: Diện tích và dân số của Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023** **Vùng** **Đồng bằng sông Cửu Long** **Trung du và miền núi Bắc Bộ** ---------------------- ----------------------------- --------------------------------- Diện tích (km^2^) 40.921,7 95.184,1 Dân số (nghìn người) 17.463,3 13.162,4 *(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023)* Căn cứ vào bảng trên, cho biết mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long gấp mấy lần của Trung du và miền núi Bắc Bộ? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). 3,1 lần **Câu 6**. Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản nước ta là 8826,7 nghìn tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là 4887,9 nghìn tấn, hỏi tỉ trọng sản lượng nuôi trồng của nước ta là bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). **55,4** **Câu 7**. Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản nước ta là 8826,7 nghìn tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là 4887,9 nghìn tấn, hỏi tỉ trọng sản lượng khai thác của nước ta là bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). **44,6** **Câu 8.** Năm 2022, sản lượng lương thực có hạt của nước ta là 47,1 triệu tấn, số dân là 99,5 triệu người. Hãy cho biết sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của nước ta là bao nhiêu kg/người (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). **473** **Câu 9.** Cho bảng số liệu: **Số lượt khách tại các cơ sở lưu trú du lịch nước ta, giai đoạn 2015 -- 2022 ** *(Đơn vị: Nghìn lượt khách* **2015** **2017** **2021** **2022** ----------------------- ---------- -------------- ---------- ----------- Khách **trong** nước 102200 **132837,9** 60453,24 124641,15 **Khách** quốc tế 11811 13747,3 3149,47 10791,18 *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam **2023***, *https://www.gso.gov.vn**) *** **Căn cứ** vào **bảng số** liệu trên, tính tốc độ tăng trưởng **của khách** trong nước ở Việt **Nam** năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). **122** **Câu 10.** Cho bảng số liệu: **Số lượt khách tại các cơ sở lưu trú du lịch nước ta, giai đoạn 2015 -- 2022 ** *(Đơn vị: Nghìn lượt khách* **2015** **2017** **2021** **2022** ----------------------- ---------- -------------- ---------- ----------- Khách **trong** nước 102200 **132837,9** 60453,24 124641,15 **Khách** quốc tế 11811 13747,3 3149,47 10791,18 *(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam **2023***, *https://www.gso.gov.vn**) *** **Căn cứ** vào **bảng số** liệu trên, tính tốc độ tăng trưởng **của khách** trong quốc tế đến Việt **Nam** năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). **91**