Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên (THPT Vĩnh Bình)
Document Details
Uploaded by Deleted User
Trường THPT Vĩnh Bình
Trịnh Thị Thùy Dương
Tags
Related
- Địa Lí 8 Kiến Thức Cơ Bản Ôn Tập Giữa HK1 PDF
- Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên PDF
- Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ PDF
- Bài 1. Vị Trí Địa Lý Và Phạm Vi Lãnh Thổ PDF
- Đề cương 12 giữa kì 1 - Khoa học tự nhiên - Giáo án
- Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 12 - Năm học 2024 - 2025 PDF
Summary
This document is a lesson plan for a Vietnamese high school geography class. It covers the topic of the diverse natural environments of Vietnam, examining regional variations in physical geography and their impact on socio-economic development. The lesson plan outline includes learning objectives, activities, and assessment methods.
Full Transcript
**Trường**: THPT Vĩnh Bình **Tổ**: Hóa - Địa **Họ và tên giáo viên**: Trịnh Thị Thùy Dương **BÀI 3 - SỰ PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN** *Thời gian thực hiện: 3 **tiết*** **I. MỤC TIÊU** **1. Kiến thức** \- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc -- Nam, Đông -...
**Trường**: THPT Vĩnh Bình **Tổ**: Hóa - Địa **Họ và tên giáo viên**: Trịnh Thị Thùy Dương **BÀI 3 - SỰ PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN** *Thời gian thực hiện: 3 **tiết*** **I. MỤC TIÊU** **1. Kiến thức** \- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc -- Nam, Đông -- Tây, độ cao. \- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. \- Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế -- xã hội đất nước. \- Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. **2. Năng lực** \- Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,... \- Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học. **3. Phẩm chất** \- Chăm chỉ: \+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. \+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày. \- Trách nhiệm: tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá. **II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU** **1. Chuẩn bị của GV** \- SGK Địa lí 12 -- bộ sách Chân trời sáng tạo. \- Bản đồ phân hoá thiên nhiên Việt Nam. \- Hình ảnh, video về thiên nhiên phân hoá đa dạng. \- Phiếu học tập, phiếu đánh giá sản phẩm infographic. Tivi,... **2. Chuẩn bị của HS** \- SGK Địa lí 12 -- bộ sách Chân trời sáng tạo. \- Atlat Địa lí Việt Nam. \- Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),... **III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC** **1. Hoạt động 1: Khởi động** **a. Mục tiêu** Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. **b. Tổ chức thực hiện** *- Bước 1.* GV đọc 2 câu sau và đặt câu hỏi: *Cho biết 2 câu trên nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta*. *Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quây* *Hải Vân đèo lớn vừa qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè* *- Bước 2.* HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời. *- Bước 3.* GV mời một số HS phát biểu, những HS khác bổ sung. *- Bước 4.* GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học. **2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới** **2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thiên nhiên phân hoá đa dạng** ***a. Mục tiêu*** \- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc -- Nam, Đông -- Tây, độ cao. \- Sử dụng được Bản đồ phân hoá thiên nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. ***b. Tổ chức thực hiện*** *- Bước 1.* GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật "Các mảnh ghép". **Vòng 1 (nhóm chuyên gia)** GV chia lớp thành 2 cụm, mỗi cụm 3 nhóm, mỗi nhóm đọc thông tin mục I trong SGK để tìm hiểu nội dung: *Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thiên nhiên phân hoá Bắc -- Nam.* *Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thiên nhiên phân hoá Đông -- Tây.* *Nhóm 5, 6: Tìm hiểu thiên nhiên phân hoá theo độ cao.* +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Cụm 1** | | **Cụm 2** | +=======================+=======================+=======================+ | Nhóm 1 | Lối di chuyển | Nhóm 2 | | | | | | Nhóm 3 | | Nhóm 4 | | | | | | Nhóm 5 | | Nhóm 6 | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **Vòng 2 (nhóm mảnh ghép)** HS hình thành nhóm mảnh ghép sao cho các nhóm mới ở mỗi cụm đều có đủ các thành viên đại diện của 3 nhóm chuyên gia. Các nhóm tiến hành trình bày và thảo luận những nội dung đã tìm hiểu ở vòng 1. GV giao nhiệm vụ cho nhóm mới: *Thiết kế infographic về sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam*. Sơ đồ di chuyển của HS: **Vòng 1 (chuyên gia)** **Vòng 2 (mảnh ghép)** *- Bước 2.* HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm như hướng dẫn. *- Bước 3.* HS di chuyển theo kĩ thuật "Phòng tranh" để tham quan sản phẩm. Các nhóm đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc và đánh giá đồng đẳng theo phiếu đánh giá *(xem phụ lục 2)*. *- Bước 4.* GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức. +-----------------------------------------------------------------------+ | **I. Thiên nhiên phân hoá đa dạng** | | | | **1. Phân hoá Bắc -- Nam (Do lãnh** thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến | | và ảnh hưởng của gió mùa) | | | | **a) Phần lãnh thổ phía Bắc** (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở ra Bắc) | | | | \- Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt | | độ trung bình năm trên 20°C, có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình năm | | dưới 18°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. | | | | \- Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Thành phần loài | | nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn | | đới, các loài thú có lông dày. | | | | **b) Phần lãnh thổ phía Nam** (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam) | | | | \- Khí hậu đặc trưng là cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt | | độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Khí | | hậu có 2 mùa: mưa và khô. | | | | \- Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng | | xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, một số nơi hình | | thành kiểu rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên), động vật thuộc vùng | | nhiệt đới và xích đạo. | | | | **2. Phân hoá Đông-Tây (Do tác** động của gió mùa kết hợp với địa | | hình) | | | | **a) Vùng biển và thềm lục địa** | | | | \- Vùng biển nước ta có diện tích rộng, thiên nhiên đặc trưng cho | | vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa, giàu tài nguyên khoáng sản và sinh | | vật. | | | | \- Thềm lục địa thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi | | núi và thay đổi theo từng đoạn bờ biển: thềm lục địa phía bắc và phía | | nam mở rộng, có đáy nông trong khi thềm lục địa miền Trung bị thu hẹp | | và tiếp giáp với vùng biển sâu. | | | | **b) Vùng đồng bằng** | | | | \- Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, bằng phẳng, có đất | | phù sa màu mỡ. Đồng bằng Bắc Bộ được đặc trưng bởi hệ thống đê trong | | khi đồng bằng Nam Bộ được đặc trưng bởi hệ thống sông ngòi, kênh, | | rạch chằng chịt. | | | | \- Đồng bằng ven biển Trung Bộ nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi nhiều dãy | | núi lan sát ra biển. Đất đai kém màu mỡ nhưng có nhiều hệ sinh thái | | tiêu biểu ở vùng cửa sông, đầm, phá, rừng ngập mặn,\... | | | | **c)Vùng đồi núi** | | | | Sự phân hoá tự nhiên diễn ra phức tạp nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn | | và Trường Sơn. | | | | \- Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang | | tính cận nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc có đủ 3 đai | | cao. | | | | \- Đông Trường Sơn và Tây Nguyên: dãy núi Trường Sơn đã tạo nên sự | | đối lập về thời kì mưa và khô giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. | | | | **3. Phân hoá theo độ cao**. | | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | | | **Đặc | **Đai | | **Đai ôn | | | | | điểm** | nhiệt đới | | đới gió | | | | | | gió mùa** | | mùa** | | | | | | | | | | | | | | | | **trên | | | | | | | | núi** | | | | +============+============+============+============+============+ | | | | | | | Trên 2 600 | | | | | | | | m | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | | | | | | | | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | | | | | | | | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | | | | | | | | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | | | | | | | | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | | | | | | | | | | +------------+------------+------------+------------+------------+ | +-----------------------------------------------------------------------+ **2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các miền địa lí tự nhiên** **a. Mục tiêu** Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. **b. Tổ chức thực hiện** *- Bước 1.* GV hướng dẫn HS xác định ranh giới các miền địa lí tự nhiên của Việt Nam trên hình 3.1 trong SGK. Sau đó, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục II trong SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1 *(xem phụ lục 1)*. *Nhóm 1, 2: Tìm hiểu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.* *Nhóm 3, 4: Tìm hiểu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.* *Nhóm 5, 6: Tìm hiểu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.* *- Bước 2.* HS làm việc theo nhóm. *- Bước 3.* GV mời ngẫu nhiên 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa. *- Bước 4.* GV đánh giá và chuẩn kiến thức. +-----------------------------------------------------------------------+ | **II. Các miền địa lí tự nhiên** | | | | **1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ** | | | | \- Ranh giới phía tây và tây nam của miền nằm dọc theo hữu ngạn sông | | Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Bắc Bộ. | | | | \- Địa hình của miền là đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung, | | thung lũng sông lớn và đồng bằng châu thổ sông Hồng mở rộng. Địa hình | | ven biển khá đa dạng, nhiều vũng, vịnh, đảo và quần đảo. | | | | \- Khí hậu có mùa đông lạnh sâu sắc do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng | | mạnh mẽ, thiên nhiên thay đổi theo mùa. | | | | \- Sinh vật bao gồm nhiều loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt | | đới. | | | | \- Khoáng sản nhiều, đặc biệt là than, đá vôi, chì, kẽm, khí tự | | nhiên,\... | | | | **2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ** | | | | \- Giới hạn của miền từ ranh giới phía tây - tây nam của miền Bắc và | | Đông Bắc Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã. | | | | \- Địa hình: núi xen kẽ thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông | | nam, lan ra sát biển, đồng bằng thì hẹp ngang. Núi cao chủ yếu ở Tây | | Bắc cùng với nhiều sơn nguyên, cao nguyên; núi trung bình ở Bắc Trung | | Bộ. Miền có vùng biển rộng, có nhiều cồn cát, đầm, phá, bãi tắm đẹp, | | đảo và quần đảo. | | | | \- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy giảm, làm cho mùa đông ngắn và ít | | sâu sắc. | | | | \- Khoáng sản dồi dào, có trữ lượng khá lớn như sắt, crôm, ti-tan, | | a-pa-tít, vật liệu xây dựng,\... | | | | \- Sinh vật phong phú, rừng còn diện tích lớn ở nhiều nơi. | | | | **3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ** | | | | \- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. | | | | \- Địa hình đa dạng, các khối núi cổ, cao nguyên badan ở Trường Sơn | | Nam; dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, bị chia cắt, đồng | | bằng Nam Bộ bằng phẳng và rộng lớn. Vùng biển rộng lớn, địa hình bờ | | biển đa dạng, có các vịnh biển sâu và nhiều đảo, quần đảo, đặc biệt | | là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. | | | | \- Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nhiệt độ trung bình năm cao, biên | | độ nhiệt năm nhỏ, phân hóa 2 mùa mưa-khô. Thiên nhiên của miền có sự | | đối lập giữa hai sườn Đông-Tây của dãy Trường Sơn Nam. | | | | \- Tài nguyên sinh vật đặc trưng là kiểu rừng cận xích đạo gió mùa, | | rừng rụng lá, nửa rụng lá, rừng ngập mặn. | | | | \- Một số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao | | như bô-xít ở Trường Sơn Nam, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía | | nam. | +-----------------------------------------------------------------------+ **2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên đến phát triển kinh tế -- xã hội** **a. Mục tiêu** Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế -- xã hội đất nước. **b. Tổ chức thực hiện** *- Bước 1.* GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III trong SGK và thực hiện kĩ thuật "Think -- Pair -- Share" trong thời gian 10 phút. *- Bước 2.* HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn cùng bàn để chuẩn bị báo cáo trước lớp. GV hỗ trợ HS. *- Bước 3.* GV mời một số HS trả lời. Các HS khác theo dõi, góp ý và bổ sung. *- Bước 4.* GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức. +-----------------------------------------------------------------------+ | **III. Ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên đến phát triển kinh tế - | | xã hội** | | | | \- Thiên nhiên đa dạng là cơ sở để quy hoạch các vùng kinh tế, xây | | dựng các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế. | | | | \- Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng | | theo vùng, miền. | | | | \- Tạo sự phân hoá về tài nguyên và các điều kiện phát triển kinh tế | | giữa các vùng, miền; đòi hỏi các vùng phải đảm bảo tính liên kết khi | | tổ chức lãnh thổ sản xuất. | +-----------------------------------------------------------------------+ **3.Hoạt động 3: Luyện tập** ***a. Mục tiêu*** Củng cố kiến thức, kĩ năng về sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam. ***b. Tổ chức thực hiện*** *- Bước 1.* GV giao nhiệm vụ: *Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy lấy ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế -- xã hội nước ta.* *- Bước 2.* HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. *- Bước 3.* GV gọi ngẫu nhiên 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, góp ý. *- Bước 4.* GV ghi nhận điểm cộng cho HS có những câu trả lời tốt. **4. Hoạt động 4: Vận dụng** ***a. Mục tiêu*** Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí trong tự nhiên. ***b. Tổ chức thực hiện*** *- Bước 1.* GV yêu cầu HS đánh số thứ tự. HS có số thứ tự lẻ hoàn thành phiếu học tập số 2, HS có số thứ tự chẵn hoàn thành phiếu học tập số 3 (*xem phụ lục 1*). *- Bước 2.* HS hoàn thành phiếu học tập. *- Bước 3.* GV mời 2 HS trình bày. *- Bước 4.* GV nhận xét, cộng điểm cho HS. **PHỤ LỤC** **1. Phụ lục 1** **Phiếu học tập số 1** +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Đặc điểm** | **Miền Bắc và** | **Miền Tây Bắc | **Miền Nam | | | | và** | Trung Bộ và Nam | | | **Đông Bắc Bắc | | Bộ** | | | Bộ** | **Bắc Trung | | | | | Bộ** | | +=================+=================+=================+=================+ | Phạm vi | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | Địa hình | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | Khí hậu | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | Sinh vật | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | Khoáng sản | | | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ **Phiếu học tập số 2** Đọc đoạn thơ sau và thực hiện nhiệm vụ: *Anh lên xe, trời đổ cơn mưa* *Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ* *Em xuống núi nắng về rực rỡ* *Cái nhành cây gạt mối riêng tư* *(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)* **Câu 1.** Cho biết chàng trai và cô gái trong đoạn thơ trên chia tay nhau ở đâu. \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Câu 2.** Nêu sự khác biệt về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Câu 3.** Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó. \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Phiếu học tập số 3** Đọc đoạn thơ sau và thực hiện nhiệm vụ: *Anh ở trong này chưa thấy mùa đông* *Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ* *Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ* *Thật diệu kì là mùa đông phương Nam* *Muốn gửi ra em một chút nắng vàng* *Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy* *Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy* *Có tình thương tha thiết của trong này* *(Bùi Văn Dung, Gửi nắng cho em)* **Câu 1**. Cho biết chàng trai và cô gái trong đoạn thơ trên đang ở miền nào của nước ta. Đoạn thơ đề cập đến mùa nào trong năm? \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Câu 2.** Nêu sự khác biệt về thiên nhiên ở 2 miền trong đoạn thơ trên. \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **Câu 3.** Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó. \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\..... **2. Phiếu đánh giá sản phẩm infographic** Nhóm đánh giá:........................... Nhóm được đánh giá:............................... +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | | | **Điểm** | | | | +===========+===========+===========+===========+===========+===========+ | | | | | | | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | | | | | | 1-4 | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | | | \- Màu | | | 0,5-2 | | | | sắc hài | | | | | | | hoà. | | | | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | | | | | | 0,25-1 | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | | | | | | 0,5-3 | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+ | | \..../10 | | | | | +-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+-----------+