Đề cương ôn tập cuối kì I Địa lý 6 - Năm học 2024-2025 PDF
Document Details
Uploaded by IlluminatingMystery5623
Đặng Thai Mai Secondary School
2024
Tags
Summary
This document is a study guide for Vietnamese sixth-grade geography students. It contains questions on topics such as the causes of volcanoes, earthquakes, and the differences between internal and external processes on Earth. The outline covers various geographic features and includes a section on natural disasters such as earthquakes and volcanoes.
Full Transcript
**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I ĐỊA 6-NĂM HỌC 2024-2025** **PHẦN 1:TỰ LUẬN** ***[Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng núi lửa, động đất. ]*** **a. Núi lửa:** Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa. Nguyên nhân là do tá...
**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I ĐỊA 6-NĂM HỌC 2024-2025** **PHẦN 1:TỰ LUẬN** ***[Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng núi lửa, động đất. ]*** **a. Núi lửa:** Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa. Nguyên nhân là do tác động của nội lực nén ép lớp đất đá, đẩy vật chất từ dưới sâu lên mặt dất hình thành núi lửa. **b. Động đất**:Là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất. \- Nguyên nhân là do \+ Hoạt động của núi lửa. \+ Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. \+ Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất. ***[Câu 2. Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.]*** ***Đặc điểm*** ***Quá trình nội sinh*** ***Quá trình ngoại sinh*** ----------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ***Nguồn gốc*** ***Quá trình xảy ra trong lòng đất*** ***Quá trình xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất*** ***Tác động đến địa hình*** ***Di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm uốn nếp, đứt gãy, gây ra núi lửa, động đất...*** ***Có xu hướng phá vỡ, bào mòn, san bằng các địa hình do nội sinh tạo ra, đồng thời tạo ra các dạng địa hình mới*** ***Kết quả tác động*** ***-\> làm địa hình gồ ghề, lồi lõm hơn*** ***-\> Làm hạ thấp, san bằng địa hình*** ***[Câu 3. Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất: Núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.]*** **Cácdạng địa hình** **Độ cao** **Đặc điểm(hình thái)** ---------------------- ------------------------------------------------ ---------------------------------------------------- **Núi** Trên 500m so với mực nước biển. Đỉnh nhọn, sườn dốc. **Đồi** Không quá 200m so với các vùng đất xung quanh. Đỉnh tròn, sườn thoải **Cao nguyên** Trên 500 m so với mực nước biển Khá bằng phẳng, có sườn dốc, dựng đứng thành vách. **Đồng bằng** Dưới 200m so với mực nước biển Tương đối bằng phẳng, có thể rộng hàng triệu km^2^ ***[Câu 4. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản. (xem lại bài 14)]*** *-**Đọc lược đồ địa hình tỷ lệ lớn:*** +Xác định khoảng cao của các đường đồng mức. +Căn cứ vào các đường đồng mức để tính độ cao của các địa điểm trên lược đồ địa hình. +Các đường đồng mức gần hay xa nhau để biết độ dốc địa hình. +Dựa vào tỷ lệ, tính khoảng cách giữa các điểm -**Đọc lát cắt địa hình:** +Xác định điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt. +Từ đó xác định hướng của lát cắt +Mô tả địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối. +Dựa vào tỷ lệ, tính khoảng cách giữa các địa điểm. ***[Câu 5.Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.]*** **-** Quá trình tạo núi là kết quả tác động lâu dài, liên tục đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. **- Tác động của quá trình nội sinh, ngoại sinh đến hiện tượng tạo núi:** \+ Quá trình nội sinh: là nguồn gốc hình thành địa hình núi, nâng cao địa hình núi. \+ Quá trình ngoại sinh có tác động làm thay đổi hình thái của địa hình núi ban đầu: Phá huỷ, bào mòn đất đá làm núi bị san bằng, hạ thấp. ***[Câu 6. Tìm kiếm được thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra]** (tìm kiếm trên sách báo, Internet....)* Thông tin cần nêu: Tên thảm họa, nơi xảy ra, thời gian xảy ra, hậu quả... Ví dụ: Động đất tại Nhật Bản năm 2011 \- Vào hồi 14h46 ngày 11.3.2011, Nhật Bản phải hứng chịu một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại với 9,0 độ richter xảy ra tại miền Đông Bắc Nhật Bản. \- Trong vòng 1 giờ xảy ra động đất, các đợt sóng thần cao 4-5 m đã phá hủy gần như hoàn toàn thị trấn dọc bờ biển, cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người, làm bị thương gần 2.400 người và số người bị nhiễm phóng xạ là 190 người. Thảm họa đã gây ra các sự cố liên tiếp tại nhà máy điện hạt nhân Phu -- ku -- si --ma số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động. \- Thảm họa kép ngày 11/3/2011 đã khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. **PHẦN 2:TRẮC NGHIỆM:** ***[Câu 1Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời]*** -Hệ Mặt Trời gồm 1 ngôi sao tự phát sáng và 8 hành tinh:Thủy tinh,Kim tinh,Trái đất,Hỏa tinh,Mộc tinh,Thổ tinh,Thiên vương tinh,Hải vương tinh -Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt trời. ***[Câu 2. Nêu]*** ***[hình dạng, kích thước của Trái đất.]*** \- Hình dạng: Trái đất có dạng hình cầu \- Kích thước: Bán kính đường xích đạo: 6378km Diện tích bề mặt: 510 triệu km2 ***[Câu 3. Trình bày chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời.]*** ***a. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất:*** \- Hướng tự quay quanh trục của Trái đất: từ Tây sang Đông. \- Thời gian tự quay 1 vòng: 24 giờ ( 1 ngày đêm) \- Trục Trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66°33' \- Hệ quả: + Ngày, đêm luân phiên \+ Giờ trên Trái đất \+ Sự lệch hướng chuyển động của vật thể. ***b. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời.*** \- Hình dạng quỹ đạo chuyển động: Hình Elip gần tròn. \- Hướng chuyển động: Từ Tây sang Đông. \- Thời gian chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ. \- Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động không thay đổi( giữ nguyên) nên gọi là chuyển động tịnh tiến. \- Hệ quả: + Sinh ra hiện tượng mùa trên Trái đất. \+ Sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. **[Câu 4. Trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất.]** \- Gồm có 3 lớp: Lớp vỏ Trái đất, lớp trung gian (man ti) và lớp lõi (nhân) \- Đặc điểm của các lớp -------------------- --------------- --------------------------- ---------------------------------------------------------------- **Lớp** **Độ dày** **Trạng Thái** **Nhiệt độ** **Vỏ Trái Đất** Từ 5 -- 70 km Rắn chắc Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1000^0^C **Lớp Trung gian** Gần 3000 km Từ quánh dẻo đến rắn Khoảng từ 1500^0^C đến 3700^0^C **Lõi** Trên 3000 km Lỏng ở ngoài, rắn ở trong Cao nhất khoảng 5000^0^C -------------------- --------------- --------------------------- ---------------------------------------------------------------- ***[Câu 5. Trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất. ]*** **a. Núi lửa:** **- Khái niệm:** Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa. \- Cấu tạo của núi lửa: lò mắc ma, miệng núi lửa, ống phun. **- Nguyên nhân** : Do tác động của nội lực nén ép lớp đất đá, đẩy vật chất từ dưới sâu lên mặt dất hình thành núi lửa. **- Ảnh hưởng:** \+ Núi lửa phun trào gây thiệt hại về người và tài sản cho các vùng lân cận. \+ Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. \+ Các dung nham núi lửa bị phong hóa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. \- Dấu hiệu nhận biết trước khi núi lửa phun trào: mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi.... **b. Động đất:** \- Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất. **- Nguyên nhân** : \+ Hoạt động của núi lửa. \+ Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. \+ Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất. - Hậu quả **-Hậu quả:** \+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. \+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển. \- Dấu hiệu nhận biết động đất: mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn.... ***[Câu 6.Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.(Xem H.2 trang 130)]*** -Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi 7 địa mảng lớn: 1.Mảng Âu -- Á. 5. Mảng Bắc Mỹ. 2.Mảng Thái Bình Dương. 6. Mảng Nam Mỹ. 3.Mảng Ấn Độ- Ô-xtrây-li-a,. 7. Mảng Nam Cực 4.Mảng Phi. -Các mảng xô vào nhau: \+ Mảng Âu -- Á và mảng Ấn Độ- Ô-xtrây-li-a. \+ Mảng Thái Bình Dương và mảng Âu -- Á. +Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ. +Mảng Âu Á và mảng Phi. +Mảng Nam Mỹ và mảng Nam cực. -Tại các đới tiếp xúc, vỏ Trái Đất không ổn định thường xảy ra núi lửa, động đất; hình thành núi, vực thẳm hoặc sống núi ngầm dưới đáy đại dương.