ĐỀ CƯƠNG KÌ 1 LỚP 10 - VẬT LÍ 2024-2025 PDF

Summary

This document is a physics study guide for 10th graders in the 2024-2025 academic year. It covers topics from the first semester, including motion and forces, along with sample problems to help students understand important concepts in physics.

Full Transcript

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1- MÔN VẬT LÍ 10-NĂM HỌC 2024-2025. A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được 2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian 3. Tốc độ - vận tốc 4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc 5. Chuyển động thẳng biến đổi đều...

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1- MÔN VẬT LÍ 10-NĂM HỌC 2024-2025. A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được 2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian 3. Tốc độ - vận tốc 4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc 5. Chuyển động thẳng biến đổi đều 6. Rơi tự do 7. Chuyển động ném ngang 8. Tổng hợp và phân tích lực 9. Ba Định luật Newton B. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO PHẦN I. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Một ô tô đi 17 km theo hướng đông và sau đó đi 10 km về hướng bắc. Quãng đường ô tô đó đi được là 27 km. Tìm độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô. Bài 2. Bạn An được mẹ nhờ đi mua hàng ngoài chợ cách nhà 60 m lúc đi hết 45 giây, mua hàng xong lúc quay về bạn đi hết 35 giây. a. Xác định tốc độ của bạn khi đi và khi về b. Tốc độ trung bình cả đi lẫn về Bài 3. Một con kiến bò trên một thanh củi với vận tốc 3 km/h, thanh củi trôi xuôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h. Tính vận tốc của con kiến so với bờ. Bài 4. Một vật chuyển động thẳng có đồ thị (d – t) được mô tả như hình. Hãy xác định tốc độ tức thời của vật tại các vị trí A, B và C Bài 5. Dựa vào đồ thị ở hình bên xác định: a. Vận tốc của mỗi chuyển động. b. Phương trình độ dịch chuyển của mỗi chuyển động. Bài 6. Dựa vào đồ thị, ta xác định: a. Vận tốc của mỗi chuyển động. b. Phương trình độ dịch chuyển – thời gian của mỗi chuyển động. c. Vị trí và thời điểm các chuyển động gặp nhau. Bài 7. Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc , sau 5 s đạt vận tốc 12 m/s. a) Tính gia tốc của xe. b) Nếu sau khi đạt vận tốc 12 m/s, xe chuyển động chậm dần với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc trên thì sau bao lâu xe sẽ dừng lại? Bài 8. Một bắt đầu vật chuyển động nhanh dần đều trong 10 s với gia tốc của vật 2 m/s2. Tính quãng đường vật đi được trong 2 s cuối cùng? Bài 9. Một người chạy xe máy theo một đường thẳng và có vận tốc theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ bên dưới. a. Vào thời điểm 1 giây gia tốc của xe là ? b. Tại điểm B xe có gia tốc bằng ? c. Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy đến thời điểm 4 s là ? Bài 10. Đồ thị vận tốc - thời gian (v – t) của chuyển động thẳng được cho như hình vẽ dưới đây. Biết 1ô tương ứng 1m/s và 1 giây. a. Mô tả chuyển động của xe trong các giai đoạn b. Tính gia tốc của xe trong các giai đoạn trên c. Viết biểu thức vận tốc của xe trong giai đoạn PQ Bài 11. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s². a. Tính thời gian rơi của vật và vận tốc khi chạm đất. b. Tính vận tốc của vật khi còn cách mặt đất 9,6 m. Bài 12. Từ độ cao 20m một vật được thả rơi tự do. Lấy g = 10 m/s². Tính thời gian rơi và vận tốc của vật trước khi chạm đất 1s. Bài 13. Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s², thời gian rơi là 10s. a. Tính thời gian vật rơi một mét đầu tiên. b. Thời gian vật rơi một mét cuối cùng. Bài 14. Ở một tầng tháp cách mặt đất 75 m, một người ném một vật xuống theo hướng thẳng đứng với vận tốc ném là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản không khí. Tìm thời gian rơi và vận tốc lúc chạm đất. Bài 15. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng từ mặt đất sau 4 s lại rơi xuống mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Tính vận tốc lúc ném và độ cao cực đại của vật. Bài 16. Một người đứng ở độ cao 45 m so với mắt đất, ném một hòn đá theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 2 m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của không khí, lấy g= 10 m/s2. Tính khoảng thời gian từ lúc ném hòn đá đến khi nó chạm đất và tính tầm bay xa của hòn đá. Bài 17. Một viên đạn được bắn theo phương ngang ở độ cao 180 m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để ngay lúc chạm đất có v = 100 m/s. Tính tầm ném xa của vật khi chạm đất. Coi sức cản không khí không đáng kể. Bài 18. Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vectơ vận tốc đầu 20 m/s hợp với phương nằm ngang một góc 300. Coi sức cản không khí không đáng kể. Hãy tính a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất. b) Độ cao lớn nhất ( so với mặt đất ) mà vật đạt tới. c) Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất đến điểm rơi). Lấy g = 10 m/s2. Bài 19. Giải sử lực kéo mỗi tàu có độ lớn 8000 N và góc giữa hai dây cáp là 300. a) Biểu diễn các lực kéo của mỗi tàu và hợp lực tác dụng vào tàu chở hàng. b) Tính độ lớn hợp lực của hai lực kéo c) Nếu góc giữa hai dây cáp bằng 900 thì hợp lực của hai lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào ? Bài 20. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của ba lực F1 , F2 , F3 như hình vẽ. Biết độ lớn của các lực lần lượt là F1 = 5 N , F2 = 2 N , F3 = 3N. Tìm độ lớn hợp lức tác dụng lên chất điểm đó. Bài 21. Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi được 50 m thì vật có vận tốc 6 m/s. Bỏ qua ma sát a) Gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên. b) Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ? Bài 22. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang thì được truyền 1 lực F. Sau 10s vật này đạt được vận tốc 4m/s. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng, nếu gữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 5s vận tốc của vật là bao nhiêu? PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN I/ ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC Câu 1. Trường hợp nào sau đây quỹ đạo của vật là đường thẳng? A. Một học sinh đi xe từ nhà đến trường C. Một ôtô chuyển động trên đường B. Một viên đá được ném theo phương ngang D. Một viên bi sắt được thả rơi tự do Câu 2. Hệ quy chiếu gồm A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. B. hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. D. vật làm mốc, hệ toạ độ; mốc thời gian và đồng hồ. Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. B. Lúc 8 giờ một ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 4. Cho biết Giờ Phối hợp Quốc Tế gọi tắt UTC. So với 0 giờ Quốc Tế, Việt Nam ở múi giờ thứ 7 (UTC+7) và Nhật Bản ở múi giờ thứ 9 (TUC+ 9). Ngày 20/12/2021, máy bay VN300, thuộc hãng hàng không Vietnam Airlines, khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh lúc 0 giờ 20 phút và đến Tp. Tokyo lúc 7 giờ 45 phút, theo giờ địa phương. Thời gian di chuyển của chuyến bay này là A. 5 giờ 25 phút. B. 9 giờ 25 phút. C. 7 giờ 25 phút. D. 8 giờ 05 phút. Câu 5. Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Quãng đường và độ dịch chuyển của vật tương ứng bằng A. 2m; -2m. B. 8m; -2m. C. 2m; 2m. D. 8m; -8m. Câu 6. Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ). Cả hai đều về đích cùng một lúc. Hãy chọn kết luận sai. A. Người thứ nhất đi được quãng đường 8 km. B. Độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người thứ nhất bằng nhau. D. Độ dịch chuyển của người thứ nhất là 5,7 km, hướng 450 Đông – Bắc. Câu 7. Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô lần lượt là A. 13 km; 5km. B. 13 km; 13 km. C. 4 km; 7 km. D. 7 km; 13km. Câu 8. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Độ dịch chuyển của người đó là A. 50m. B. 50 2 m. C. 100 m. D. 100 2 m. Câu 9. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật. A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 10. Hình H4 mô tả đường đi của cơn bão số 7 (tên quốc tế là LIONROCK) đổ bộ vào nước ta vào tháng 10 năm 2021. H Độ dịch chuyển của bão tính từ 13h ngày 08/10/2021 đến 13h ngày 11/10/2021 được mô tả bởi hình vẽ A. B. C. D. II/ TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC Câu 11. Một hành khách ngồi trong xe A, nhìn qua cửa sổ thấy xe B bên cạnh và sân ga đều chuyển động như nhau. Như vậy A. xe A đứng yên, xe B chuyển động. B. xe A chạy, xe B đứng yên. C. xe A và xe B chạy cùng chiều. D. xe A và xe B chạy ngược chiều. Câu 12. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là 𝑘𝑚/ℎ. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương xác định. Câu 13. Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời: A. Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường. B. Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định. C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình. Câu 14. Khi vật chuyển động có độ dịch chuyển 𝑑⃗ trong khoảng thời gian t. Vận tốc của vật được tính bằng 𝑑⃗ 𝑡 A. v ⃗⃗ = 𝑡. ⃗⃗ = ⃗⃗ B. v d.t. C. v ⃗⃗ = 𝑑⃗. ⃗⃗ = ⃗⃗ D. v d +t. Câu 15. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. A. 48 km/h. B. 40 km/h. C. 58 km/h. D. 42 km/h. 2 1 Câu 16. Một người đi xe đạp trên đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 10km/h và 3 đoạn đường sau với tốc 3 độ trung bình 20 km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là A. 12 km/h. B. 15 km/h. C. 17 km/h. D. 13,3 km/h. Câu 17. Một chiếc xuồng đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Vận tốc của xuồng so với dòng nước và quãng đường AB là A. 36km/h; 160km. B. 63km/h; 120km. C. 60km/h; 130km. D. 36km/h; 150km. Câu 18. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông 100 sau 1 phút trôi được m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng 3 A. 8 km/h. B. 10 km/h. C. 15 km/h. D. 12 km/h. Câu 19. Hai ô tô A và B chạy cùng chiều trên cùng một đoạn đường với vận tốc 70 km/h và 65 km/h. Vận tốc của ô tô A so với ô tô B bằng A. 30 km/h. B. 5 km/h. C. 135 km/h. D. 65 km/h. Câu 20. Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của xe trong thời gian này là A. 60 km/h; 60km/h. B. 30 km/h; 0km/h. C. 60 km/h; 0km/h. D. 40 km/h; 0km/h. III/ ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN Câu 21. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật như hình. Chọn phát biểu đúng. A. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều âm. C. Vật đang đứng yên. D. Vật động thẳng đều theo chiều dương rồi đổi chiều chuyển động ngược lại. chuyển Câu 22. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật như hình. Chọn phát biểu đúng. A. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều âm. C. Vật đang đứng yên. D. Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương rồi đổi chiều chuyển động ngược lại. Câu 23. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một chất điểm có dạng như hình vẽ. Trong thời gian nào xe chuyển động thẳng đều? A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. C. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.. Câu 24. Phương trình độ dịch chuyển của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: d = 10t (x đo bằng kilomét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là: A. -20 km. B. 20 km. C. -8 km. D. 8km. Câu 25. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ. Vật chuyển động A. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. B. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. C. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. D. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. Câu 26. Hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn đường thẳng. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Tốc độ của hai ô tô lần lượt là A. v1 = 80 km/h; v2 = 20 km/h. B. v1 = 60 km/h; v2 = 40 km/h. C. v1 = 40 km/h; v2 = 20 km/h. D. v1 = 50 km/h; v2 = 30 km/h. IV/ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Câu 27. Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 28. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. có độ lớn không đổi. C. cùng hướng với vectơ vận tốc. D. ngược hướng với vectơ vận tốc. 2 Câu 29. Phương trình độ dịch chuyển của một vật trên trục Ox có dạng: d = −2t + 15t. Trong đó t tính bằng giây, x tính bằng mét. Vật này chuyển động A. nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox. B. chậm dần đều theo chiều dưong rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. C. nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox. D. chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. Câu 30. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu vo, gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có A. tích v.a >0. B. a luôn dương. C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v. Câu 31. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều. B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều. C. a.v < 0 là chuyển chậm dần đều. D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều. Câu 32. Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian. C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian. D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. Câu 33. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Chuyển động có véc tơ gia tốc không đổi. B. Gia tốc của chuyển động không đổi. C. Vận tốc của chuyển động tăng dần đều theo thời gian. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 34. Một ô tô chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ, đạt vận tốc 20m/s sau 5 s. Quãng đường mà ô tô đã đi được là A. 100 m. B. 50 m. C. 25 m. D. 200 m. Câu 35. Xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 20 m/s thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Quãng đường xe đi được từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng hẳn là 100m. Gia tốc của xe là A. 1 m/s2. B. – 1 m/s2. C. – 2 m/s2. D. 5 m/s2. Câu 36. Tàu hỏa đang chuyển động với vận tốc 60 km/h thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 450 m thì vận tốc của tàu chỉ còn 15 km/h. Quãng đường tàu còn đi thêm được đến khi dừng hẳn là A. 60 m. B. 45 m. C. 15 m. D. 30 m. Câu 37. Xe chạy chậm dần đều lên một cái dốc dài 50 m, tốc độ ở chân dốc là 54 km/h, ở đỉnh dốc là 36km/h. Chọn gốc tọa độ tại chân dốc, chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi lên được nửa dốc thì tốc độ của xe bằng A. 11,32 m/s. B. 12,25 m/s. C. 12,75 m/s. D. 13,35 m/s. Câu 38. Một chiếc xe chuyển động thẳng chậm dần đều khi đi qua A có tốc độ 12m/s, khi đi qua B có tốc độ 8m/s. 3 Khi đi qua C cách A một đoạn bằng 4 đoạn AB thì có tốc độ bằng A. 9,2m/s. B. 10m/s. C. 7,5m/s. D. 10,2m/s. Câu 39. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình độ dịch chuyển là:𝑑 = 4𝑡 + 𝑡 2 (m; s). Hãy viết phương trình đường đi và phương trình vận tốc của vật? A. s = 4t + t2; v = 4 + 2t. B. s = t + t2; v = 4 + 2t. C. s = 1t + t2; v = 3 + 2t. D. s = 4t + t2; v = 2t. Câu 40. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 20 m/s và gia tốc có độ lớn 2 m/s2. Chọn Ox có gốc tại vị trí lúc đầu của vật, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Phương trình độ dịch chuyển của vật là A. d = - 20t + t2 (m). B. d = 20t + t2 (m). C. d = - 20t - t2 (m). D. d = 20t - t2 (m). Câu 41. Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong giây thứ 5 xe đi được quãng đường 13,5m. Gia tốc của ô tô là A. 4 m/s2 B. 3 m/s2 C. 2 m/s2 D. 6 m/s2. Câu 42. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ở hình dưới. Quãng đường vật đã đi được sau 30s là: A. 200 m. B.250 m. C.300 m. D. 350 m. V/ SỰ RƠI TỰ DO Câu 43. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi của vật trong không khí? A. Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau. B. Các vật rơi nhanh hay chậm không phải do chúng nặng nhẹ khác nhau. C. Các vật rơi nhanh hay chậm là do sức cản của không khí tác dụng lên các vật khác nhau là khác nhau. D. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Câu 44. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 45. Chọn phát biểu sai A. khi rơi tự do tốc độ của vật tăng dần. B. Vật rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực. C. Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do. D. Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng. Câu 46. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60m/s, g = 10m/s 2. Xác định quãng đường rơi của vật, tính thời gian rơi của vật. A. 180m; 10s. B. 180m; 6s. C. 120m; 3s. D. 110m; 5s. Câu 47. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 5m. Lấy g = 10m/s. Tốc độ của nó khi chạm đất 2 bằng A. 50 m/s. B. 10 m/s. C. 40 m/s. D. 30 m/s. Câu 48. Thả rơi môt hòn đá từ miệng một cái hang sâu xuống đáy. Sau 4s kể từ khi thả thì nghe tiếng hòn đá chạm đáy. Tìm chiều sâu của hang, biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s, Lấy g=10m/s2 A. 60m. B. 90m. C. 71,6m. D. 54m. Câu 49. Cho một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được quãng đường 60m. Tính thời gian rơi và độ cao h của vật lúc thả. Biết g = 10 m/s2. A. 3s; 70m. B. 5s; 75m. C. 6s; 45m. D. 4s; 80m. VI/ CHUYỂN ĐỘNG NÉM Câu 50. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian rơi A. chỉ phụ thuộc vào M. B. chỉ phụ thuộc vào h. C. phụ thuộc vào v0 và h. D. phụ thuộc vào M, v0 và h. Câu 51. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào A. M và v0. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h. Câu 52. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một A. đường thẳng. B. đường tròn. C. đường xoáy ốc. D. nhánh parabol. Câu 53. Một vật được ném từ độ cao 10 m so với mặt đất với góc ném α = 60° so với mặt phẳng ngang (hướng chếch lên). Vật rơi đến đất cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 100 m. Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Vận tốc của vật khi ném là A. 33 m/s. B. 50 m/s. C. 18 m/s. D. 27 m/s. Câu 54. Một vật được ném với vận tốc 12 m/s từ mặt đất với góc ném α = 30° so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10 m/s2. Coi sức cản không khí không đáng kể. Vật đạt đến độ cao cực đại là A. 3,6 m. B. 1,8 m. C. 9,8 m. D. 7,2 m. Câu 55. Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 50 m/s và rơi chạm đất sau 10 s. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa của vật là A. 400 m. B. 400 m. C. 500 m. D. 300 m. Câu 56. Một vật được ném ngang với vận tốc v0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10m/s2. Tầm bay xa và vận tốc của vật khi chạm đất là A. 120 m; 50 m/s. B. 50 m; 120 m/s. C. 120 m; 70 m/s. D. 70 m; 120 m/s. Câu 57. Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 20 m so với mặt đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng súng là 300 m/s. Lấy g = 10m/s2. Điểm đạn rơi xuống cách điểm bắn theo phương ngang là A. 600 m. B. 360 m. C. 480 m. D. 180 m. Câu 58. Ném một vật nhỏ theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu là 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là A. 2 s. B. 4 s. C. 1 s. D. 3 s. VII/ TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. CÂN BẰNG LỰC Câu 59. Lực đặc trưng cho điều gì sau đây : A. Năng lượng của vật nhiều hay ít C.Vật có khối lượng lớn hay nhỏ B. Tương tác giữa vật này lên vật khác D.Vật chuyển động nhanh hay chậm Câu 60. Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc α là: A. F 2 = F1 2 + F22 + 2 F1 F2 cosα. B. F 2 = F1 2 + F22 − 2 F1 F2 cosα. C. F = F1 + F2 + 2 F1 F2 cosα. D. F 2 = F1 2 + F22 − 2 F1 F2. Câu 61. Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? A. 25N. B. 15N. C. 2N. D. 1N. Câu 62. Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không. B. vật đứng yên. C. vật chuyển động với gia tốc không đổi. D. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số. Câu 63. Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Cùng chiều. B. Cùng giá. C. Ngược chiều. D. Cùng độ lớn. Câu 64. Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng? A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2. B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. D. Trong mọi trường hợp: F1 − F2  F  F1 + F2. Câu 65. Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600N.Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600N. A.  = 00. B.  = 900. C.  = 1800. D. 120o. Câu 66. Lực tổng hợp của hai lực tác dụng vào chất điểm có giá trị lớn nhất khi A. hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không. B. hai lực thành phần vuông góc với nhau. C. hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều. D. hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều. Câu 67. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 15N, 20N và 25N. Hỏi góc giữa hai lực 15N và 20N bằng bao nhiêu ? A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 68. Cho hai lực đồng quy cùng phương, cùng chiều có độ lớn F1 =6N, F2 = 8N. Khi đó hợp lực của hai lực này là: A. 10N B. 12N C. 14N D. 2N   Câu 69. Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực F1 = 6N, F2 = 8N. Biết F1 vuông góc với F2 , khi đó hợp lực của hai lực này là: A. 10N B. 12N C. 14N D. 2N Câu 70. Một vật (coi là chất điểm) chịu tác dụng của 3 lực F1 , F2 , F3 có cùng độ ( ) ( ) lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các lực F1 ,F2 = F2 ,F3 = 600. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là A. 6,0 N. B. 24,0 N. C. 10,4 N. D. 20,8 N. VIII/ BA ĐỊNH LUẬT NEWTON Câu 71. Chọn câu phát biểu đúng. A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. Câu 72. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên một đường thẳng. C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Câu 73. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 74. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. Câu 75. Chọn phát biểu đúng. A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật. C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật. D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi. Câu 76. Chọn câu phát biểu đúng. A. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực tác dụng vào vật. B. Vật bắt buộc phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng vào nó. C. Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì vật phải lập tức dừng lại. D. Một vật không thể liên tục chuyển động mãi mãi nếu không có lực nào tác dụng vào nó. Câu 77. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. cùng chiều với chuyển động. B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Câu 78. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật. C. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được. D. khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi. Câu 79. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự tương tác giữa các vật? A. Tác dụng giữa các vật bao giờ cũng có tính chất hai chiều (gọi là tương tác). B. Khi một vật chuyển động có gia tốc, thì đã có lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc ấy. C. Khi vật A tác dụng lên vật B thì ngược lại, vật B cũng tác dụng ngược lại vật A. D. Khi vật A tác dụng lên vật B thì chỉ có vật B thu gia tốc, còn vật A giữ thì không. Câu 80. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 81. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì A. lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa. B. lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. C. lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa. D. tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. Câu 82. Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho A. vật chuyển động. B. hình dạng của vật thay đổi. C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. hướng chuyển động của vật thay đổi. Câu 83. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường. Câu 84. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính? A. Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra. B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ. C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại. D. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về phía trước. Câu 85. Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 86. Câu nào sau đây là đúng ? A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động. B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 87. Chọn câu đúng. Khi một xe buýt đang chạy thì bất ngờ hãm phanh đột ngột, thì các hành khách A. ngả người về phía sau. B. ngả người sang bên cạnh. C. dừng lại ngay. D. chúi người về phía trước. Câu 88. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. B. Vật dừng lại ngay. C. Vật đổi hướng chuyển động. D. Vật chuyển động chậm dần rồi mói dừng lại. Câu 89. Định luật I Niutơn cho biết: A. Nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật. B. Mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật. C. Nguyên nhân của chuyển động. D. Dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào. Câu 90. Định luật I Niutơn xác nhận rằng: A. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại. B. Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì vật nào khác. C. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối. D. Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được. Câu 91. Định luật I Niuton cho ta biết: A. trọng lượng của vật B. sự hiện diện các lực trong tự nhiên C. quán tính của mọi vật D. sự liên hệ giữa gia tốc và khối lượng Câu 92. Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng A. 0,008 m/s. B. 2 m/s. C. 8 m/s. D. 0,8 m/s. Câu 93. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là A. 4N. B. 1N. C. 2N. D. 100N. Câu 94. Một hợp lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là A. 8m. B. 2m. C. 1m. D. 4m. Câu 95. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là A. 2 N. B. 5 N. C. 10 N. D. 50 N. Câu 96. Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là A. 0,5 m. B. 1 m. C. 2 m. D. 3 m. Câu 97. Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều và đi thêm được 500m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là A. 800 N. B. - 800 N. C. 400 N. D. - 400 N. Câu 98. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s². Câu 99. Một vật có khối lượng 50kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2m/s và khi đi được quãng đường 50cm vận tốc đạt được 0,9m/s. Lực tác dụng vào vật trong trường hợp này có độ lớn A. 38,5N. B. 38N. C. 24,5N. D. 34,5N. Câu 100. Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Lực của bóng tác dụng lên tường là A. 700N. B 550N. C 450N. D. 350N. Câu 101. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. 2 Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc A. 1,5 m/s2. B. 2 m/s2. C. 4 m/s2. D. 8 m/s2. Câu 102. Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm phanh là 250N. Quãng đường hãm phanh là A. 14,45 m. B. 20 m. C. 10 m. D. 30 m. Câu 103. Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2.Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2.Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là A. 1,0 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2,0 tấn. D. 2,5 tấn. Câu 104. Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển động.Tìm đoạn đường vật đi được trong 10s đầu tiên. A. 120 m. B. 160 m. C. 150 m. D. 175 m. Câu 105. Một xe tải khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành được 10s đạt vận tốc 18 km/h. Biết lực cản mà mặt đường tác dụng lên xe là 500 N. Tính lực phát động của động cơ A. 500 N. B. 750 N. C. 1000 N. D. 1500 N. IX/ TRỌNG LỰC – LỰC CĂNG Câu 106. Ta có 𝑔⃗ là véctơ gia tốc trọng trường. Vậy câu nào sau đây sai khi nói về 𝑔⃗? A. Trị số g là hằng số và có giá trị là 9,81m/s2. B. Trị số g thay đổi theo từng nơi trên Trái đất. C. Trị số g thay đổi theo độ cao. D. Có chiều thẳng đứng từ trên xuống. Câu 107. Chọn câu sai trong các câu sau A. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống. B. Điểm đặt của trọng lực tại trọng tâm của vật. C. Trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụng lên vật khi vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều so với trái đất. D. Nguyên tắc cân là so sánh trực tiếp khối lượng của vật cần đo với khối lượng chuẩn. Câu 108. Một cần cẩu đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lực căng lớn nhất trong trường hợp: A. Vật được nâng lên thẳng đều. B. Vật được đưa xuống thẳng đều. C. Vật được nâng lên nhanh dần. D. Vật được đưa xuống nhanh dần. Câu 109. Chọn ý sai. Trọng lượng của vật A. là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật. B. là trọng tâm của vật. C. kí hiệu là P. D. được đo bằng lực kế. Câu 110. Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trọng lực có độ lớn được xác định bới biểu thức P = mg. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 111. Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng 0. Câu 112. Tại cùng một điểm, hai vật có khối lượng m1 < m2, trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P1 và P2 luôn thỏa mãn điều kiện A. P1 = P2. B. P1  m1. C. P1  P2. D. P1 = m1. P2 m2 P2 m2 Câu 113. Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây? A. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi. B. Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. C. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây. D. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén. Câu 114. Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cùng hướng với lực căng dây. B. cân bằng với lực căng dây. 0 C. hợp với lực căng dây một góc 90. D. bằng không. Câu 115. Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt. B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt. C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt. D. lực căng sợi dây là 4,9 N và lực và sợi dây không bị đứt. Câu 116. Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và ở chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s2 và 9,810 m/s2. Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là A. 0,9999. B. 1,0001. C. 9,8095. D. 0,0005. Câu 117. Đo trọng lượng của một vật trên Trái Đất, ta được P1 = 19,6 N. Tính khối lượng của vật, biết gia tốc rơi tự do của vật trên mặt đất là g1 = 9,8 m/s2. Nếu đem vật lên Mặt Trăng có g2 = 1,67 m/s2 và đo trọng lượng của nó thì được bao nhiêu? A. 19,6 N. B. 3,34 N. C. 2 N. D. 4,56 N. 2 Câu 118. Biết khối lượng của một hòn đá là 2 kg, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s. Tính độ lớn lực hút của hòn đá lên Trái Đất. A. 20 N. B. 4,9 N. C. 19,6 N. D. 9,8 N. Câu 119. Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Hãy xác định trọng lượng của nhà du hành vũ trụ này trên Mặt Trăng, biết độ lớn gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng bằng 1 gia tốc trọng trường ở 6 2 Trái Đất. Gia tốc trọng trường ở mặt đất là 9,8 m/s. A. 11,6 N. B. 54,9 N. C. 114,3 N. D. 119,8 N. Câu 120. Một vật được treo vào một sơi dây đang nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Biết vật có trọng lực P = 80N,  = 300. Lực căng của dây là bao nhiêu ? A.80N B.40√3N C.40N D.40√2N Câu 121. Một vật có khối lượng m=20kg đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang được giữ bởi một sợi dây gắn vào tường. Tác dụng lên vật một lực F F= 100N hướng chếch lên một góc 600 so với phương ngang như hình vẽ nhưng vật vẫn không chuyển động. Lực căng của sợi dây khi đó là A. 71N. B. 110N C. 100N D. 50N PHẦN III. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10 m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau: Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 d (m) 10 10 10 10 10 10 10 10 10 t (s) 8 8 10 10 12 12 12 14 14 a) Độ lớn của độ dịch chuyển bằng quãng đường mà người ấy đi được b) Quãng đường mà người này đi được là 90m c) Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là 6,42 m/s d) Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 5 là 0,71 m/s. Câu 2. Một ô tô đang chạy với tốc độ 54 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy thẳng chậm dần đều. Sau khi chạy thêm 250 m thì tốc độ ô tô chỉ còn 5 m/s. a) Trong quá trình chuyển động của xe thì gia tốc cùng phương cùng chiều với vận tốc. b) Gia tốc của ô tô. -0,4 m/s2 c) Thời gian ô tô chạy thêm được 250 m kể từ khi bắt đầu hãm phanh là 2,5s d) Xe mất 37,5s để dừng hẳn kể từ lúc hãm phanh. Câu 3. Một vật nhỏ được thả rơi tự do. Biết vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất bằng 90m/s. Lấy g = 10 m/s2. a) Thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất là 9s b) Độ cao thả rơi vật là 45m c) Quãng đường mà vật rơi được trong giây cuối cùng trước khi chạm đất là 85m d) Thời gian để vật rơi được trong 20 m cuối cùng trước khi chạm đất là 2s Câu 4. Ném một vật nhỏ theo phương nằm ngang từ độ cao h so mặt đất, với vận tốc ném là 10 m/s, tầm xa ném vật là 40 m. Cho gia tốc g = 10m/s2 a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất là 4s b) Độ cao h có gia trị là 320m c) Quỹ đạo chuyển động của vật có dạng elip d) Khoảng cách từ vị trí ném tới vị trí vật chạm đất là 80m Câu 5. Quả cầu I có khối lượng gấp đôi quả cầu II. Cùng một lúc tại độ cao h, quả cầu I được thả rơi còn quả cầu II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. a) Cả hai quả cầu I và II chạm đất cùng một lúc. b) Cả hai quả cầu đều là chuyển động rơi tự do vì chỉ chịu tác dụng của trọng lực. c) Quả cầu I có gia tốc lớn gấp đôi quả cầu II. d) Quĩ đạo chuyển động của quả cầu I là đường thẳng đứng, của quả cầu II là 1 nhánh parabol. Câu 6. Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d? a. Đơn vị của lực là Niuton. b. Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật. c. Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải khác 0. d. phân tích lực là thay thế hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực. Câu 7. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16 N, F2 = 12 N. a. Độ lớn hợp hai lực nằm trong khoảng 4 N đến 28 N. b. Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều thì hợp lực của chúng bằng 4 N. c. Độ lớn của hợp lực là 28 N, góc giữa hai lực là 41,4º d. Để góc hợp giữa 2 lực bằng 90º thì độ lớn của hợp lực bằng 22N. Câu 8. Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d? a. Trong định luật II Newton, độ lớn gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. b. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. c. Cặp lực trong định luật III Newton cùng tác dụng vào một vật nên không thể triệt tiêu lẫn nhau. d. Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động. Câu 9. Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d? a. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển thì đó là nhờ quán tính của xe. b. Đại lượng đặc trưng cho quán tính của một vật là vận tốc. c. Khi bút máy bị tắc mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra là thể hiện quán tính. d. Vật chuyển động theo quán tính là vật chuyển động trên một đường thẳng. PHẦN IV. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Một vật chuyển động biến đổi đều có phương trình (d-t) là d = - 10t + t2(m; t tính bằng s). Tính vận tốc của vật tại t = 2s, theo đơn vị m/s? Câu 2. Một vật được thả rơi tự do từ nơi có độ cao h0=80m so với mặt đất, cho g=10m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng ngay trước lúc chạm đất? Câu 3. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6km theo hướng Đông. Người đó tiếp tục lên xe bus đi tiếp 8km về hướng Nam, đến nhà người bạn. Xác định độ lớn của độ dịch chuyển khi người đó đi từ nhà mình đến nhà bạn? Câu 4. Một vật chuyển động có đồ thị dịch chuyển – thời gian như A B hình vẽ. Tỉ số tốc độ của vật trong hai đoạn đồ thị 0A và BC là bao 300 nhiêu? 600 C Câu 5. Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động với tốc độ 10m/s trên mặt phẳng ngang thì tăng tốc dưới tác dụng của lực kéo F ( F có phương song song với mặt phẳng ngang). Sau khi tăng tốc được 20s thì vật đạt được tốc độ 50m/s, cho lực cản tác dụng lên vật có độ lớn 4N. Tính độ lớn của lực kéo F ? Câu 6. Dưới tác dụng của lực F có phương ngang, vật có khối lượng M bắt đầu chuyển động thẳng, đi được quãng đường 5(m) trong thời gian t. Nếu đặt thêm lên vật khối lượng 500g thì vật chỉ đi được quãng đường 4m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng M? Câu 7. Cho hai lực đồng quy có độ lớn là F1 = 9 N, F2 = 12 N. Khi góc giữa hai lực là 90° thì hợp lực của chúng có giá trị là bao nhiêu ? Câu 8. Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là bao nhiêu Newton Câu 9. Sử dụng định luật mấy Newton để giải thích hiện tượng sau? Xe đang chạy mà bỗng nhiên không còn lực nào tác dụng lên xe thì xe tiếp tục chuyển động thẳng đều Câu 10. Một bóng đèn có khối lượng 150g được treo vào một sợi dây không dãn như hình vẽ. Lực căng của dây khi đèn cân bằng có độ lớn là bao nhiêu Newton? Câu 11. Lực 𝐹 truyền cho vật khối lượng m1 một gia tốc a= 2 m/s². Cũng chính Lực 𝐹 truyền cho vật khối lượng m2 một gia tốc a’= 6 m/s²; nếu truyền cho vật khối lượng m = m1+m2 thì gia tốc nhận được có giá trị bao nhiêu? Câu 12. Ném vật theo phương ngang với vận tốc 10 m/s từ độ cao 40 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vật chạm đất cách vị trí ném theo phương ngang một khoảng bao nhiêu mét? ( kết quả lấy đến hàng phần mười)

Use Quizgecko on...
Browser
Browser