ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA PDF
Document Details
Uploaded by ConfidentIron
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Tags
Summary
This document covers the geography of inland water transport, including the effects of weather phenomena like fog, tornadoes, and typhoons on ships and ports. It includes definitions, characteristics, and impacts of various weather conditions.
Full Transcript
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác động của các yếu tố sương mù, lốc xoáy, vòi rồng, dông, tố đối với hoạt động của tàu và cảng? Tên hiện tượng Khái niệm Đặc điểm, nguyên nhân Tác động...
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác động của các yếu tố sương mù, lốc xoáy, vòi rồng, dông, tố đối với hoạt động của tàu và cảng? Tên hiện tượng Khái niệm Đặc điểm, nguyên nhân Tác động - Sương mù là kết quả của sự - Mù bức xạ : Do sự lạnh giá bức xạ vào - Ảnh hưởng đến chất lượng ảnh ngưng kết của hơi nước trong ban đêm và những giờ gần sáng, trong rađa. khí quyển tạo nên những hạt thời kỳ quang mây mà chủ yếu trên đất - Giảm tốc độ tàu. nước nhỏ hoặc hạt băng. liền -Tầm nhìn xa hạn chế dễ đâm va - Sự tích tụ những hạt như vậy - Mù bình lưu : Do sự di chuyển của gây tổn thất cho sinh mạng con Sương mù trong không khí ở bề mặt trái không khí nóng ẩm trên mặt đệm lạnh người, hàng hoá và phương tiện đất gọi là sương mù. hơn vận tải. - Mù bốc hơi : Do sự bốc hơi nước từ mặt nước ấm hơn so với không khí xung quanh - Lốc là những xoáy trong đó - Do những dòng khí nóng bốc lên cao 1 - Phá huỷ mạnh mẽ nhà, tàu, xe cỡ gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng cách mạnh mẽ vài chục tấn Lốc xoáy chục, hàng trăm mét. - Xuất hiện trong đám mây dông khi - Kèm theo có dông và mưa đá - Lốc xoáy là những xoáy nhỏ chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng cuốn lên, có trục thẳng đứng đứng - Là những xoáy khí nhỏ, cực - Xuất hiện khi khối không khí nóng ẩm - Sức gió cực mạnh, có khả năng mạnh, có trục gần thẳng đứng, chuyển động di chuyển dưới 1 khối cuốn lên cao những vật như bụi, lá, Vòi rồng song thường uốn cong. không khí lạnh khô. nước, cá, sỏi, đá,…. - Không khí nóng ẩm bị hút lên tạo thành - Tác động mạnh lên tàu nhỏ, bị vòi chuyển đông xoáy rất mãnh liệt phá huỷ - Là hiện tượng gồm sấm + - Do đối lưu rất mạnh trong khí quyển - Được xếp vào hàng nguy hiểm vì chớp - Thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm sét có thể đánh chết người, gây Dông - Thường kèm theo gió mạnh, cháy rừng, cháy nhà, hư hỏng máy mưa rào, mưa đá, vòi rồng,… móc,… - Hiện tượng gió tăng đột ngột, - Xảy ra khi không khí lạnh tràn vào - Đối với tàu thuyền và cảng thì Tố đổi hướng bất ngờ, nhiệt độ vùng nóng và nâng không khí nóng lên gây hỏng các trang thiết bị ngoài đột ngột không khí giảm mạnh, độ ẩm trời và gây nguy hiểm cho người tăng nhanh làm công tác khai thác vận tải. Câu 2: Đặc điểm của các hệ thống thời tiết (khí đoàn, áp cao, áp thấp, bão nhiệt đới)? Hệ thống thời tiết Đặc điểm - Ở phía bắc bán cầu + Khí đoàn dịch chuyển từ bắc đến nam phần nhiều là khí đoàn lạnh. + Khí đoàn dịch chuyển từ nam đến bắc hầu hết là khí đoàn ấm. - Trong khí đoàn lạnh thường có những đặc điểm không ổn định của thời tiết. Trong khí đoàn lạnh dịch Khí đoàn chuyển từ biển tới, vì trong đó có chứa nhiều hơi nước, khi đến lục địa dễ tạo thành mây tích và mây tích vũ, qua trình đối lưu làm xuất hiện giáng thuỷ từng cơn và sấm chớp, hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa hè. - Khí đoàn ấm thường có đặc điểm thời tiết ổn định. Trong khí đoàn ấm có sương mù hoặc mưa nhẹ xuất hiện thì tầm nhìn xa của lớp không khí thấp rất kém. - Áp cao còn gọi - Đường kính của đẳng áp của khối khí áp - Khí áp tại trung tâm của áp cao trên Áp cao là xoáy nghịch cao loại lớn có khi bao quát cả một lục địa 1020 hPa, vùng ranh giới của áp cao hoặc đại dương, loại nhỏ cũng vài trăm km. thường có gió lớn, lớn nhất đạt tới 30 m/s. - Áp thấp còn gọi - Đường kính của đường đẳng áp trung bình Khí áp trung tâm của áp thấp khoảng Áp thấp là xoáy hoặc lốc 1000km, nhỏ chừng 200km, lớn nhất 970~1010 hPa. Tốc độ gió lớn nhất ở khoảng 3000km. trung tâm trên 30m/s. - Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh => Hình thành bão nhiệt đới - Khu vực trong vùng bão: Khu vực vòng ngoài, khu vực gió lớn, khu vực cuộn xoáy, khu vực mắt bão (Tốc độ gió yếu, trời quang mây tạnh) Bão nhiệt đới - Đường di chuyển: Hầu hết di chuyển về phía Tây, sau đó về hướng Tây Bắc (Bắc bán cầu) hoặc Tây Nam (Nam bán cầu) - Tốc độ di chuyển: Rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Vĩ độ thấp đi chậm, vĩ độ cao đi nhanh) Câu 3: Khái niệm, đặc điểm, ảnh hưởng và tác động của các hiện tượng: thuỷ triều, sóng biển, hải lưu? Hiện tượng Khái niệm Ảnh hưởng, tác động - Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng mực nước - Đối với tàu: biển dâng lên cao và hạ xuống thấp trong 1 ngày + Hải lưu do thuỷ triều gây ra có thể làm lệch hướng đi của các một cách nhịp nhàng (tuần hoàn) có quy luật. tàu nhỏ khi hành hải ở vùng ven bờ - Nguyên nhân: Sự thay đổi lực hấp dẫn từ các + Đối với các tàu lớn: sự thay đổi độ sâu luồng do nước lớn, nước thiên thể mà chủ yếu là mặt trăng và mặt trời lên ròng làm cho tàu mắc cạn. Đồng thời cũng phải coi trọng chênh bề mặt trái đất trong khi trái đất quay. lệch giữa mực nước lớn và nước ròng khi neo, đậu tàu. Thuỷ triều - Phân loại: - Đối với cảng: + Bán nhật triều đều: Trong 24h50’: 2 lần nước + Các cảng đặt ở vùng có biên độ thuỷ triều lớn phải trang bị các lớn + 2 lần nước ròng cách nhau 12h25’ thiết bị đóng mở các vùng cảng để thuận lợi cho công tác xếp dỡ + Nhật triều đều: Trong 24h50’: 1 lần nước lớn + và tránh trường hợp bị mắc cạn trong vùng. 1 lần nước ròng + Khi độ lớn của thuỷ triều > 4m hoạt động của các cần trục trong + Thuỷ triều hỗn hợp: Bán nhật triều không đều cảng sẽ gặp khó khăn và công tác xếp dỡ có thể bị ngưng trệ. và Nhật triều không đều - Khái niệm: Là các dòng chảy với tốc độ và - Đối với tàu phương hướng tương đối ổn định trên các đại + Đẩy lệch hướng đi của tàu, đặc biệt là các tàu nhỏ dương + Làm giảm tốc độ của tàu khi đi ngược dòng - Phân loại: + Làm giảm tầm nhìn tại nơi giao nhau của 2 dòng ôn lưu và hàn + Hải lưu gió lưu do sương mù + Hải lưu khối lượng riêng + Kéo theo những núi băng trôi từ cực về gây nên tai nạn cho tàu. Hải lưu + Hải lưu thuỷ triều ( Triều lưu ) - Đối với cảng + Ôn lưu có tác dụng đối với cảng ở vùng vĩ độ cao, kéo dài thêm thời gian khai thác của cảng này + Những hải lưu địa phương gần bờ gây khó khăn cho tàu ra vào cảng. Đồng thời kéo sa bồi phù sa bồi lấp luồng ra vào cảng. ảnh hưởng đến việc khai thác cảng, phải tiến hành công tác nạo vét - Khái niệm: Sóng biển là hiện tượng các phần - Đối với tàu tử nước chuyển động theo quỹ đạo vòng dưới tác + Tàu lắc mạnh, hàng hoá bị va đập, đổ vỡ đặc biệt là đối với dụng của các lực khác nhau. những kiện hàng nặng nếu không được chèn lót đúng quy cách sẽ Sóng biển - Đặc trưng: Có chu kỳ, nghĩa là lập đi lập lại gây tổn thất hàng hoá. trong một khoảng thời gian nào đó. Sóng biển là + Sóng làm giảm tốc độ của tàu. + Ảnh hưởng tới sức khoẻ thuyền viên, hành khách. một loại động lực có thể gây hư hại cho tàu - Đối với cảng thuyền, phá hoại cảng và các công trình biển. + Gây lụt lội, nước tràn qua các bãi, các công trình bị ngập khi nước dâng lên. + Tác động xói mòn: sóng làm xói lở các cồn, đập đá và các công trình khác của cảng. + Tác động phá huỷ: dưới sức gây công phá của sóng các công trình có thể bị phá vỡ. + Sóng gây hiện tượng sa bồi. Các sa bồi có thể cắt ngang các luồng lạch, làm giảm độ sâu của luồng, lấp lối vào cảng cũng như bên trong cảng, buộc người ta phải tiến hành công tác nạo vét rất tốn kém. Câu 4: Bài tập xác định khối lượng hàng hoá cần chuyển tải? a. Tính mớn nước tối đa cho phép tàu ra vào cảng Tmax = H – (Hdt + Hnv + Hs ) (m) Trong đó: H = H1 + h H1 : Chiều sâu luồng so với số “0 hải đồ” (m) h: Độ cao thuỷ triều tra trong bảng thuỷ triều (m) Hdt : Chiều dày đệm nước dự trữ dưới sống tàu được lấy từ 0,2 – 0,5 m, phụ thuộc và loại vật liệu vỏ tàu và cấu tạo địa chất đáy luồng Hnv : Độ sâu dự trữ đáy luồng không bằng phẳng do công tác nạo vét gây ra (thường lấy 0,3m) Hs : Độ sâu dự trữ khi có sóng (Hs = 1/3 chiều cao sóng) Khi TH > Tmax (Khi chiều chìm của tàu trước khi vào cảng > Mớn nước tối đa) => Khối lượng hàng hoá cần chuyển tải Qct = 𝜸. 𝑳𝒕𝒌. 𝑩𝒕𝒌. (𝜷𝟏. 𝑻𝑯 − 𝜷𝟐. 𝑻𝒎𝒂𝒙 ) Câu 5: Trình bày các đặc điểm của hiện tượng thuỷ văn? - Hiện tượng thuỷ văn mang tinh chất ngẫu nhiên. + Hiện tượng thủy văn chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố khí hậu, địa chất địa hình, thực vật và sự tác động của con người. + Do tính ngẫu nhiên này nên để phán đoán đầy đủ quy luật của hiện tượng thuỷ văn cân có tài liệu thu thập theo thời gian. - Hiện tượng thủy văn mang tính chất chu kỳ. + Hiện tượng thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố khí hậu. Vì nhân tố khí hậu mang tính chất chu kỳ nên hiện tượng thuỷ văn có tính chất chu kỳ + Nhận thức được tính chất chu kỳ của hiện tượng thuỷ văn ta có thể nắm vững được quy luật của các dòng sông, phòng ngừa nước lũ, kiệt một cách có hiệu quả. - Hiện tượng thủy văn có tính chất khu vực. + Mỗi vùng địa lý có những đặc trưng địa hình, địa chất, khí hậu khác nhau nên hiện tượng thuỷ văn cũng khác nhau theo từng khu vực. -> Hiện tượng thuỷ văn có tính địa lý rõ rệt. Câu 6: Trình bày đặc trưng thuỷ văn mực nước: ý nghĩa, các danh từ mực nước, cách đo? - Định nghĩa mực nước + Mực nước ở một thời điểm nào đó tại một mặt cắt nào đó trong sông là cao trình của mặt nước tại mặt cắt đó vào thời điểm quan trắc tính từ mặt phẳng chuẩn. + Mực nước ký hiệu là H, đơn vị tính là m. - Ý nghĩa của việc nghiên cứu mực nước. + Tài liệu về mực nước là một tài liệu thuỷ văn cơ bản; mực nước là một trong những yếu tố quan trọng của tình thế thuỷ văn của dòng sống, vì sự biến hoá của mực nước thể hiện sự biến hoá của lưu lượng dòng chảy. + Căn cứ vào các mực nước cao nhất, thấp nhất, trung bình công trình thuỷ và kích thước luồng lạch. - Các danh từ về mực nước. + Mực nước cao nhất (Hmax) là những mực nước cao nhất trong thời kỳ quan trắc; có Hmax tháng, ngày, năm. + Mực nước thấp nhất (Hmin) : là mực nước thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; có Hmin ngày, tháng, năm. + Mực nước trung bình (HTB) : là mực nước trung bình trong thời kỳ quan trắc. HTBngày, HTBtháng, HTBnăm. + Mực nước trung bình cao nhất HTBmax: là trị số trung bình số học của các MN cao nhất trong khoảng thời gian nào đó, thường là nhiều năm. + Mực nước trung bình thấp nhất HTBmin: là trị số TB số học của các mực nước thấp nhất trong một khoảng thời gian nào đó, thường là nhiều năm. - Cách đo mực nước + Đo bằng cảm biến thủy tĩnh + Đo bằng cảm biến mức dạng siêu âm + Đo bằng cảm biến mức điện dung + Đo bằng rada dẫn sóng Câu 7: Trình bày đặc trưng thuỷ văn lưu tốc: định nghĩa, cách xác định (đo và tính) và các đặc điểm khác? - Khái niệm: + Lưu tốc tức thời tại một thời điểm trong sông là lưu tốc đo tại thời điểm ấy. Lưu tốc tức thời của một chất điểm nước luôn luôn biến đổi về trị số cũng như hướng. Sự biến đổi liên tục về hướng và độ lớn của lưu tốc tức thời được gọi là hiện tượng mạch động của lưu tốc. + Lưu tốc trung bình: do lưu tốc tức thời biến đổi liên tục cả về hướng và trị số. Trong thuỷ văn thường dùng lưu tốc trung bình (đo trong 2-5 phút) - Đo lưu tốc: - Lưu tốc kế là dụng cụ chính xác để đo lưu tốc của dòng sông tại các vị trí khác nhau, có 2 dạng là cơ học và cảm ứng - Gồm các bộ phận: 1-Cánh quạt; 2-Trục; 3-Bộ phận giữ thăng bằng; 4-Hộp số (Hộp tiếp điện) - Nguyên lý hoạt động: + Lưu tốc kế cơ học: Quy đổi tốc độ quay của cánh quạt thành vận tốc dòng chảy theo công thức Đo bằng lưu tốc kế V = V0+k.n Trong đó V0 - lưu tốc ban đầu (cánh quạt bắt đầu quay) n - số vòng quay trong một đơn vị thời gian k - hằng số ứng với mỗi máy đo nhất định + Lưu tốc kế cảm ứng: Sử dụng đầu đo cảm ứng biến năng áp suất để xác định áp suất thuỷ động tác dụng lên thiết bị, từ đó xác định vận tốc dòng chảy - Để đo lưu tốc ta có thể dùng phao, tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể dùng phao nổi hoặc phao chìm Đo bằng - Nguyên lý hoạt động: Dùng máy kinh vĩ đặt trên bờ để ghi hướng di chuyển của phao. Sau khi vẽ được đồ thị hướng phao đi của phao theo thời gian ta có thể tìm được vận tốc dòng chảy - Chủ yếu là tìm hướng chủ lưu của dòng chảy mặt hoặc đáy Câu 8: Trình bày đặc trưng thuỷ văn lưu lượng: khái niệm, cách xác định? - Lưu lượng là thể tích nước chảy qua mặt cắt có nước trong 1 đơn vị thời gian - Ký hiệu: Q, đơn vị m3/s, m3/h - Công thức: Q = .vTB Trong đó: : diện tích mặt cắt ước (m2) VTB: vận tốc trung bình trên mặt cắt ngang Câu 9: Trình bày các đại lượng đặc trưng cho dòng chảy sông ngòi? Lưu lượng Q (m3/s) - Thể tích nước chuyển qua mặt cắt xuất lưu của lưu vực trong 1 đơn vị thời gian Tổng lượng dòng chảy W (m3) - Lượng nước chảu qua mặt cắt xuất lưu của lưu vực trong 1 khoảng thời gian T - Độ sau dòng chảy hay còn gọi là lớp dòng chảy là chiều dày lớp nước nếu đem tổng lượng Độ sâu dòng chảy Y (mm) dòng chảy trải đều trên lưu vực Modun dòng chảy M (1/s –km2) - Trị số lưu vực trên 1 đơn vị diện tích lưu vực Hệ số dòng chảy - Là tỷ số giữa độ sâu dòng chảy và lượng mưa tương ứng sinh ra độ sâu dòng chảy đó Câu 10: Nêu các dạng lưới sông chính? Lưới sông hình lông chim - Sông chính dài, sông nhánh phân đều 2 bên => Ít sinh ra lũ đồng thời, lũ ở hạ lưu không lớn Lưới sông hình nan quạt - Sông chính không dài, các nhánh sông đổ vào => Khả năng sinh ra lũ, lũ ở hạ lưu khá lớn - Sông chính và sông nhánh gần như song song, sông nhánh đổ vào sông chính ở gần cửa sông Lưới sông song song chính => Sinh ra lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu tương đối lớn và nhanh Lưới sông hỗn hợp - Tổng hợp các loại trên Câu 11: Khái niệm lưu vực sông và các đặc trưng địa lý tự nhiên của lưu vực? - Khái niệm: Lưu vực sông là diện tích mặt đất trên đó nước trực tiếp chảy từ các sườn dốc và dồn vào lòng sông, hoặc theo các nhánh sông chảy vào sông chính. Hay nói cách khác là khu vực tập trung nước của con sông - Các đặc trưng địa lý tự nhiên - Xác định trên cơ sở các toạ độ địa lý và các vùng tiếp giáp - Chỉ rõ xung quanh lưu vực có ngọn núi nào, đề cập đến con sông cách biển bao nhiêu và xem xét hơi nước Vị trí địa lý vận chuyển từ biển vào lưu vực sông như nào - Vị trí lưu vực đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thuỷ văn - Những lưu vực nhiều đồi núi thường có mưa nhiều Địa hình - Độ cao, hướng núi có ảnh hưởng đến tình hình khí hậu, khí tượng Cấu tạo địa chất, - Tính chất nham thạch, cấu tạo địa chất thổ nhưỡng - Cấu tạo địa chất thổ nhưỡng có tác dụng điều tiết thuỷ văn, ảnh hưởng khả năng cung cấp nước ngầm - Rừng, các loại cây trồng trên lưu vực, có tác dụng điều tiết dòng chảy, ảnh hưởng đến khí hậu, làm chậm Thảm phủ thực vật dòng chảy mặt, tăng cường dòng chảy ngầm Ao hồ đầm lầy - Điều tiết làm chậm quá trình tập trung dòng chảy mặt. 1 phần nước được dự trữ trong ao hồ về mùa lũ Câu 12: Trình bày phân đoạn dòng sông? Nguồn sông - Nơi bắt đầu của dòng sông. Bao gồm diện tích rất lớn, khó xác định - Đoạn sông nối trực tiếp với nguồn sông. Thượng lưu - Lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nước chảy xiết, xói mòn theo chiều sâu, có thác ghềnh lớn, không thuận lợi cho GTVT - Độ dốc giảm, không có thác ghềnh lớn, nước chảy yếu, lòng sông mở rộng, bãi sông xuất hiện, trên mặt sông có Trung lưu dạng uốn khúc, tương đối thuận lợi cho GTVT. - Độ dốc rất bé, nước chảy chậm, bồi nhiều hơn xói, nhiều bãi sông nằm ngang giữa lòng sông, hình dạng quanh co Hạ lưu uốn khúc nhiều, lòng sông mở rộng, thuận lợi cho phát triển GTVT Cửa sông - Lòng sông mở rộng, lưu tốc bé dần, phù sa lắng đọng tạo thành tam giác châu Câu 13: Vai trò, đặc điểm chung của hệ thống sông, kênh Việt Nam? - Đặc điểm về dòng chảy + Do sông bắt nguồn từ núi cao, nên sông ở thượng lưu rất dốc => Mùa mưa dòng chảy xiết, các phương tiện vận tải chạy ngược dòng rất khó khăn, đến vùng đồng bằng êm hơn + Dòng chảy được hình thành nhờ các khối nước di chuyển từ thượng xuống hạ lưu + Dòng chảy trên sông kênh chủ yếu cho nguồn nước mưa. Sông kênh phần lớn đều ngắn và dốc, lưu vực rộng lớn. Dòng chảy diễn biến phức tạp, luôn thay đổi theo mùa, vùng. + Mùa mưa, mực nước trung bình cao hơn mùa cạn. Lưu lượng nước tăng. Mùa lũ rất khó phân biệt chướng ngại vật, nhận biết luồng đi, lưu tốc dòng chảy mạnh, dòng chảy diễn biến phức tạp. + Mùa khô, mực nước thấp, lưu lượng ít, lưu tốc chậm. Phần thượng và trung lưu luồng thu hẹp, phần hạ lưu, đủ nước vận chuyển, lưu tốc dòng chảy chậm và chịu ảnh hưởng của các chế độ thuỷ triều. - Đặc điểm về thời tiết + Tình hình thuỷ văn do mưa Tình hình mưa ở nước ta rất phức tạp, diễn biến theo mùa rõ rệt, mùa mưa lưu lượng và lưu tốc dòng chảy tăng cao, mùa khô lưu lượng nước giảm lưu tốc dòng chảy êm hơn. Ngoài ra địa hình của nước ta có độ dốc thoải dần từ tây sang đông, miền núi, trung du bình đồ cao hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng và mặt nước biển. Do đó chỉ cần một trận mưa vừa cũng làm thay đổi mực nước các sông rất nhanh. Nước từ thượng lưu đổ về hạ lưu rất nhanh, khi nước về hạ lưu chảy dồn ra các cửa sông, trước khi đổ ra biển gặp thuỷ triều làm cho tốc độ thoát nước chậm. + Mùa lũ: Mùa lũ của lòng sông ứng với mùa của thời tiết, ở miền Bắc và miền Trung mùa lũ có lượng mưa lớn, nước chảy xiết và dâng cao đột ngột, gây khó khăn cho việc đi lại của phương tiện. Nam Bộ mùa lũ lưu lượng nước cũng khá lớn, mực nước trên các triền sông dâng cao. + Mùa khô: Mùa nước cạn của lòng sông ứng với mùa khô của thời tiết, nước sông xuống thấp nhất vì lượng nước mưa rất ít, một số sông ở khu vực vùng núi miền Trung, phương tiện thuỷ hoạt động rất khó khăn, nhiều nơi không hoạt động được. Câu 14: Hãy cho biết hệ thống sông Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm nào? * Đặc điểm sông miền bắc - Phía Bắc giáp Trung Quốc , phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp miền Nam Trung Bộ, phía Tây giáp Lào. - Đặc điểm sông ngòi có sự phân hóa rõ rệt. - Sông phía Bắc có chế độ lũ phức tạp: mùa lũ tập trung vào các 6 đến tháng 10, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Do miền Bắc có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm. Lũ lên nhanh và xuống nhanh do sông ngòi thường là sông nhỏ, ngắn và dốc. * Đặc điểm sông miền Trung - Các sông thuộc khu vực Trung Bộ kéo dài từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, nhìn chung không liên kết hình thành các hệ thống sông mà phân bố rải rác và phần lớn sông chỉ có 1 cửa ra biển, sông có từ 2 cửa trở lên rất ít. - Do địa hình miền Trung vừa dài lại vừa hẹp nên các sông đều bắt nguồn từ các cao nguyên biên giới phía tây Việt – Lào của dãy núi Trường Sơn, chính vì các yếu tố này mà sông ngòi miền trung đều ngắn và dốc. * Đặc điểm sông miền Nam - Có phạm vi từ dãy Bạch Mã trở vào. Phía bắc giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông, nam và tây nam giáp Biển Đông. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đặc biệt là Nam Bộ. Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Tiền, , sông Đà Rằng, sông Đồng Nai… - Chế độ nước: Chế độ nước theo mùa, phân hóa phức tạp: Câu 15: Hệ thống sông miền Bắc, Trung, Nam có những dòng chảy chính nào? - Miền Bắc: Hệ thống sông Bắc Giang-Kỳ Cùng, Hệ thống sông Thái Bình, Hệ thống sông Hồng, Hệ thống sông Mã - Miền Trung: Sông Lam, Sông Ngàn Sâu, Sông Hiếu, Sông Gianh, Sông Nhật Lệ, Sông Bến Hải, Sông Hương, Sông Thu Bồn, Sông Đà Rằng - Miền Nam: Hệ thống sông Đồng Nai, Hệ thống sông Mê Công(Cửu Long) Câu 16: Hãy cho biết đặc điểm của hệ thống sông Thái Bình? - Sông Thái Bình không có nguồn chính, hợp thành bởi Sông Cầu, Sông Thương và sông Lục Nam dồn về Phả Lại, sau đó tách ra nhiều chi lưu. Dòng chính của sông Thái Bình đổ ra cửa Thái Bình, cửa Văn Úc, cửa Lạch Tray. - Lưu tốc dòng chảy trung bình từ 1,5 - 4m/s. So với Sông Hồng, sông Thái Bình chịu ảnh hưởng của lũ, quanh năm chịu ảnh hưởng thủy triều biển chế độ nhật triều. Về mùa lũ thường xuất hiện dòng chảy phủ luồng, lòng sông Thái Bình rộng, nước chảy yếu, mực nước ít thay đổi đột biến, luồng lạch ổn định, ít bãi bồi, ghềnh, lở.... nên tàu thuyền lưu thông được quanh năm. Câu 17: Hãy cho biết đặc điểm của hệ thống sông Hồng gồm? - Dòng chảy theo hướng từ Tây Bắc – Đông Nam, sông có độ dốc trung bình trên dòng chính là 0,23m / km. - Nguồn nước chủ yếu là do mưa mùa hạ, mùa cạn mực nước trung bình 2,8m. Mùa lũ trung bình là 9m, mực nước tối đa có lúc lên tới 14m, vùng hạ lưu sông chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều biển với biên độ ± 2m. Luồng lạch trên Sông Hồng thay đổi thất thường và có rất nhiều cồn bãi ở ven bờ hoặc ở các cửa sông. - Thượng lưu: Lòng sông hẹp, dốc, nhiều thác, ghềnh, lưu tốc dòng chảy mạnh thuyền bè đi lại ở giai đoạn này rất khó khăn. - Trung lưu: Đoạn sông này còn có tên gọi là Sông Thao, lòng sông rộng, mực nước sâu hơn, nhiều ghềnh đá và bãi cát. Về mùa cạn tàu thuyền có mớn nước 1m có thể đến được Yên Bái. - Hạ lưu: Lòng sông rộng, mực nước sâu, lưu tốc dòng chảy nhỏ, sông quanh co, luồng lạch thay đổi theo mùa, thậm chí sau một trận lũ lớn thì ven sông thường xuất hiện những bãi cát, có khi hình thành cồn lan ra đến giữa sông. Giai đoạn này tàu thuyền đi lại rất thuận tiện nhưng phải hết sức chú ý cồn bãi, chướng ngại vật vì luồng lạch thường không ổn định Câu 18: Hãy cho biết đặc điểm của hệ thống sông Đồng Nai? - Bắt nguồn từ những cao nguyên trong nước và biên giới phía Tây - Thượng lưu: Chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Có nhiều ghềnh thác, đá ngầm, nổi - Trung và hạ lưu: Bắc – Nam. Ít đá ngầm và chướng ngại vật - Sông tương đối quanh co, khúc khuỷu. Lưu tốc dòng chảy trung bình khoảng 3m/s, lượng phù sa 2-6kg/m3. Chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều, luồng lạch tương đối ổn định, khu vực hạ lưu tàu thuyền đi lại quanh năm, tàu biển có trọng tải hàng vạn tấn có thể vào sâu trong nội địa. Câu 19: Hãy cho biết đặc điểm của hệ thống sông Cửu Long? - Mùa lũ: Tháng 7 – Tháng 11, đỉnh điểm cuối tháng 9 đầu tháng 10. Lũ lên từ từ, rút chậm do độ dốc của sông thấp kết - Mùa khô: Tháng 12 – Tháng 6, đỉnh điểm tháng 4 - Chế độ thuỷ văn phức tạp, chịu ảnh hưởng của 2 chế độ thuỷ triều: bán nhật triều không đều (biển Đông), nhật triều không đều (khu vực vịnh Thái Lan) Câu 20: Các tuyến sông chính ở miền Bắc? - Hệ thống sông Hồng: Sông Đà, Sông Lô, Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Đào Nam Định, Sông Ninh Cơ, Sông Trà Lý - Hệ thống sông Thái Bình: Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam, Sông Cấm, Sông Bạch Đằng - Sông Kỳ Cùng - Sông Bằng Giang - Hệ thống sông Mã: Sông Bưởi, Sông Chu Câu 21: Các tuyến sông chính ở miền Trung? - Sông Lam, Sông Gianh, Sông Nhật Lệ, Sông Bến Hải, Sông Hương, Sông Thu Bồn, Sông Đà Rằng Câu 22: Các tuyến sông chính ở miền Nam? - Hệ thống sông Đồng Nai: Sông Vàm Cỏ Đông, Sông Vàm Cỏ Tây, Sông Sài Gòn - Hệ thống sông Cửu Long: Sông Tiền Giang, Sông Hậu Giang, Sông Cổ Chiên, Sông Hàm Luông, Sông Ba Lai, Sông Mỹ Tho, Sông Cái Bé, Sông Cái Lớn, Sông Ông Đốc Câu 23: Các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa chủ yếu miền Bắc? Đặc điểm của chúng? Tuyến vận tải thuỷ nội địa ở miền Bắc có 17 tuyến chính: - Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì qua sông Đuống - Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc, từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc) - Tuyến từ cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ) - Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai từ cảng Hà Nội đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai) - Tuyến cửa Đáy - Ninh Bình (từ cửa Đáy đến cảng Ninh Phúc) - Tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa từ cảng Ninh Phúc đến cảng Lễ Môn - Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua cửa Lạch Giang, kênh nối Đáy - Ninh Cơ) từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc - Tuyến Việt Trì - Hòa Bình từ cảng Việt Trì đến cảng Hòa Bình - Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang - Tuyến Phả Lại - Đa Phúc từ cảng Phả Lại đến cảng Đa Phúc - Tuyến Phả Lại - Á Lữ từ cảng Phả Lại đến cảng Á Lữ - Tuyến Vạn Gia - Ka Long từ Vạn Gia đến bến Ka Long (thành phố Móng Cái) - Tuyến vùng hồ Hòa Bình - Tuyến vùng hồ thủy điện Sơn La từ đập thủy điện Sơn La đến đập thủy điện Lai Châu - Tuyến vùng hồ thủy điện Lai Châu từ đập thủy điện Lai Châu đến thượng lưu - Tuyến vùng hồ thủy điện Thác Bà từ đập thủy điện Thác Bà đến Cẩm Nhân - Tuyến vùng hồ thủy điện Tuyên Quang từ đập Tuyên Quang lên thượng lưu theo sông Gâm cũ Câu 24: Hãy cho biết hệ thống sông Hồng gồm những tuyến vận tải chính nào? - Cảng Hà Nội - Hà Giang - Cảng Hà Nội - Bắc Mé - Cảng Hà Nội - Lào Cai - Cảng Hà Nội - Thủy điện Hòa Bình - Cảng Hà Nội - Hải Phòng - Cảng Hà Nội - Điền Công,Quảng Yên - Cảng Hà Nội - Đáp Cầu,Thái Nguyên - Cảng Hà Nội - Bố Hạ - Cảng Hà Nội - Lục Ngạn - Cảng Hà Nội - Cống Câu Câu 25: Hãy cho biết hệ thống sông Thái Bình gồm những tuyến vận tải chính nào? - Cảng Hải Phòng - Mạo Khê - Cảng Hải Phòng - Điền Công - Cảng Hải Phòng - Bố Hạ - Cảng Hải Phòng - Lục Ngạn - Cảng Hải Phòng - Tuyên Quang - Cảng Hải Phòng - cảng Cống Câu - Cảng Hải Phòng - Hòa Bình - Cảng Hải Phòng - Nam Định,Ninh Bình - Cảng Hải Phòng - Phát Diệm - Cảng Hải Phòng - cảng Cái Lân - Cảng Hải Phòng - Cẩm Phả - Cảng Hải Phòng - cảng Cửa Ông - Cảng Hải Phòng - Móng Cái Câu 26: Các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa chủ yếu miền Nam? Đặc điểm của chúng? Tuyến vận tải thuỷ nội địa miền Trung có 18 tuyến chính: - Tuyến cửa Tiểu - biên giới Campuchia - Tuyến cửa Định An - biên giới Campuchia - Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No) từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn đến cảng Cà Mau) - Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ từ cảng Bến Đình đến cảng Cần Thơ - Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương qua kênh Lấp Vò Sa Đéc từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên - Tuyến Duyên Hải Sài Gòn - Cà Mau (gồm đoạn tuyến Sài Gòn - Đại Ngãi - Tuyến kênh Sài Gòn - Bến Súc (sông Sài Gòn) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Súc - Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo - Tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa - Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1) từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn - Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên từ cảng Mộc Hóa đến Hà Tiên - Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Hiếu Liêm - Tuyến kênh 28 - kênh Phước Xuyên từ thị trấn Cái Bè đến thị trấn Sa Rài (Tân Hồng, Đồng Tháp) - Tuyến Rạch Giá - Cà Mau (từ cảng Tắc Cậu - cảng Cà Mau) - Tuyến Sài Gòn - Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2) - Tuyến Cần Thơ - Cà Mau (kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp) từ cảng Cần Thơ đến cảng Cà Mau - Tuyến sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông - Tuyến sông Cổ Chiên từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba sông Tiền Câu 27: Hãy cho biết hệ thống sông Đồng Nai gồm những tuyến vận tải chính nào? - Tuyến Sài Gòn - Tây Ninh - Tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa - Tuyến Sài Gòn - Vũng Tàu - Tuyến Sài Gòn - Thủ Dầu Một Câu 28: Hãy cho biết hệ thống sông Cửa Long gồm những tuyến vận tải chính nào? - Tuyến Cần Thơ- Cà Mau - Tuyến Cần Thơ- Bạc Liêu - Tuyến Long Xuyên- Hà Tiên - Tuyến Mỹ Tho- Long Xuyên Câu 29: Khái niệm, phân loại cảng, bến thuỷ nội địa? Cảng thuỷ nội địa Bến thuỷ nội địa - Cảng thuỷ nội địa là hệ thống công trình được xây dựng - Bến thuỷ nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, để phương tiện thuỷ nội địa, tàu biển, phương tiện thuỷ gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách và thuỷ nội địa neo, đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách và Khái thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. niệm - Cảng thuỷ nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. - Bến thuỷ nội địa gồm bến hàng hoá, bến hành khách, - Cảng thuỷ nội địa gồm cảng hàng hoá, cảng hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông và bến chuyên dùng. cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng. - Căn cứ vào chức năng: Cảng tổng hợp và cảng chuyên - Bến chuyên dùng: Là bến thuỷ nội địa của tổ chức, cá dụng nhân dùng để xếp dỡ hàng hoá, vật tư phục vụ sản xuất - Căn cứ theo vị trí, vai trò và tầm quan trọng cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa + Cảng loại I là cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng chữa phương tiện thuỷ nội địa đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Bến khách ngang sông: Là bến thuỷ nội địa chuyên Phân loại + Cảng loại II là cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia. đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương + Cảng loại III là cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi 1 khu vực của địa phương Câu 30: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và chức năng của cảng biển? - Khái niệm: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. - Đặc điểm của cảng biển + Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. + Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác. + Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. + Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. + Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. + Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn. - Phân loại cảng biển a. Căn cứ vào vị trí của cảng - Cảng trên sông sâu trong nội địa. - Cảng trên cửa sông. - Cảng trên vịnh. - Cảng trên đảo cận địa - Cảng trên biển trống - Cảng trên bán đảo ven bờ - Cảng trong vùng nước kín - Cảng trên bờ biển tự nhiên b. Căn cứ vào tổ chức kinh doanh - Cảng tổng hợp - Cảng chuyên dụng c. Căn cứ theo bộ luật hàng hải Việt Nam - Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng. - Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương. - Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. - Chức năng của cảng biển: + Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động + Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu neo đậu, bốc dỡ hàng hoá và đón trả hành khách + Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá trong cảng + Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. + Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá Câu 31: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của vùng hậu phương và tiền phương cảng? Vùng hậu phương Vùng tiền phương - Là vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh cảng bao gồm - Tiền phương cảng biển là vùng đối diện với vùng hậu Khái niệm thành phố cảng, các thành phố lân cận và cũng có thể là phương của cảng qua 1 khoảng không gian ở giữa là quốc gia lân cận không có biển biển. - Hậu phương của cảng có thể là vùng đất tạo nên thị - Vùng tiền phương của cảng là khu vực không có ranh trường tiêu thụ tự nhiên và phục vụ cho cảng. Thị trường giới cụ thể, nó chỉ xác định cho từng cảng trong từng đó liên quan đến hàng hóa, hành khách. thời gian nhất định. - Mỗi 1 cảng không chỉ có một hậu phương mà nhiều hậu - Mọi cảng khác nằm ở phía bên kia vùng nước đều có phương, mỗi một mặt hàng có một hậu phương riêng biệt. thể trở thành tiền phương của 1 cảng nhất định nào đó. - Hậu phương của cảng không có danh giới cố định mà nó Đặc điểm thường thay đổi theo thời gian, với 1 mặt hàng nào đó trong 1 thời gian nhất định là hậu phương của cảng A nhưng đến thời gian khác là hậu phương của cảng B. - Hậu phương của cảng không chỉ là hậu phương trên đất liền mà cả vùng hậu phương trên biển. - Hậu phương khoảng cách: là khu vực có quan hệ với - Phân loại theo khoảng cách cảng và có khoảng cách đến cảng là gần nhất. + Tiền phương gần: là những cảng nằm trong phạm vi - Hậu phương lý thuyết: là khu vực có giá thành vận 1 nước với cảng xác định. chuyển đến cảng là nhỏ nhất (Hậu phương này không trùng + Tiền phương khu vực: là những cảng nằm trong với Hậu phương khoảng cách vì có thể giá thành vận phạm vi một vùng biển nào đó. chuyển ở các nơi xa thấp hơn so với các vùng gần). + Tiền phương Hải ngoại: là các cảng nằm trên vùng - Hậu phương thực tế: là khu vực không kể khoảng cách, tiền phương cách xa với cảng xác định 1 khoảng không giá thành vận chuyển. gian bao la. (Các đại dương hoặc các biển). Phân loại - Phân loại theo luồng hàng + Tiền phương nhập của cảng xác định: là những cảng có khối lượng hàng đến cảng xác định lớn hơn lượng hàng nhập từ cảng xác định. + Tiền phương xuất của cảng xác định: là những cảng có khối lượng hàng xuất đi từ cảng xác định nhiều hơn khối lượng hàng xuất đi từ cảng đó đến cảng xác định. Câu 32: Sơ lược, đặc điểm vùng biển Việt Nam? *Sơ lược - Diện tích 330.991,5 km2 Việt Nam có bờ biển dài trên 3260 km, trung bình 100km2 có 1km bờ biển. Bờ biển nước ta quanh co khúc khuỷu và chạy theo nhiều hướng khác nhau. + Từ Móng Cái đến Bắc Thanh Hoá bờ biển chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam + Từ Nam Thanh Hoá đến Quảng Ngãi bờ biển chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam + Từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận bờ biển chạy theo hướng Bắc – Nam. Bờ biển khúc khuỷu + Từ Ninh Thuận đến Mũi Cà Mau bờ biển chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam + Từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên bờ biển chạy theo hướng Nam – Bắc *Đặc điểm - Nước ta có nhiều sông ngòi, trung bình 25km bờ biển có 1 con sông đổ ra biển. Tạo ra luồng gió địa phương. Ảnh hưởng đến các yếu tố thuỷ triều, độ mặn, độ trong suốt của nước biển. - Biển có thềm lục địa rộng, có nhiều đảo và quần đảo phân bố từ Bắc vào Nam do đó hướng và tốc độ gió ít thay đổi - Biển Việt Nam chiếm phần lớn Biển Đông, có các tuyến đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương, Úc lên Bắc Thái Bình Dương. Việc giao thông an toàn thuận lợi do biển Đông tương đối kín. Câu 33: Các hệ thống thời tiết chính chi phối đến khí hậu vùng biển Việt Nam ? *Hệ thống phía Bắc - Tiêu biểu: Áp cao mùa Đông Châu Á có tâm ở vùng Xi bê ri. Ảnh hưởng vùng biển nước ta vào mùa đông (T11 – T4 năm sau) + Tháng 11 – Tháng 1: Thời kỳ phát triển mạnh của áp cao Xi bê ri. Đặc trưng là lạnh và khô. Gió mùa Đông Bắc trong đất kiền cấp 4,5 ; trên biển cấp 6,7 ; Vịnh Bắc Bộ có thể cấp 8,9. + Tháng 2 – Tháng 4: Thời ký suy yếu của áp cao Xi bê ri, trung tâm của nó dịch chuyển về phía Đông hình thành 1 áp cao phụ phía biển Đông Trung Hoa, tác động trực tiếp vào biển nước ta cuối mùa đông. Thời tiết lạnh, ẩm, trời âm u, mưa phùn, sương mù làm giảm tầm nhìn. Gió mùa Đông Bắc ở Vịnh BB cấp 6,7 ; trong đất liền cấp 4,5, làm hư hại nhà cửa. *Hệ thống phía Nam - Tác động trực tiếp đến khí hậu nước ta từ Tháng 5 – Tháng 9. Khi hệ thống phía Bắc suy yếu và hết ảnh hưởng thì áp thấp mùa Hạ Châu Á phát triển và mở rộng , kết hợp với dải áp thấp xích đạo đang dịch chuyển từ Nam đến Bắc. - Đặc trưng thời tiết: Gió mùa Tây Nam phát triển và tác động đến vùng biển nước ta - Trong điều kiện bình thường thời tiết trong dải hội tụ nhiệt đới có mưa rào và dông, lượng mưa không lớn, gió cấp 3,4. Khi trong dải hội tụ nhiệt đới, sự bất ổn định của không khí phát triển mạnh hình thành xoáy thuận thì thời tiết có mưa rào. Có thể phát triển thành áo thấp nhiệt đới và bão Câu 34: Các tuyến vận tải ven biển Việt Nam? - Tuyến đường Việt Nam – Hồng Kông – Nhật Bản - Tuyến Hải Phòng – Sài Gòn - Tuyến Việt Nam – Đông Nam Á