Đáp Án Sử HK1 PDF
Document Details
Uploaded by SharperPoisson
2023
Tags
Summary
Đây là đáp án của bài kiểm tra học kỳ một môn Lịch sử lớp 10. Đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về lịch sử.
Full Transcript
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I - LỊCH SỬ 10 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1. Học thuyết nào sau đây đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc? A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Hồi giáo D. Phật giáo Câu 2. Cư dân Ai Cập cổ đại đã...
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I - LỊCH SỬ 10 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1. Học thuyết nào sau đây đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc? A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Hồi giáo D. Phật giáo Câu 2. Cư dân Ai Cập cổ đại đã sớm tạo ra chữ viết riêng của mình, gọi là chữ A. Quốc ngữ B. Hán Nôm C. La – tinh D. tượng hình Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm lịch sử? A. Những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ. B. Khoa học nghiên cứu về sự tương tác của con người với xã hội. C. Những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. D. Sự tưởng tượng của con người về xã hội tương lai. Câu 4. Ngày 24 - 11 - 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg, lấy ngày 23 - 11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm giáo dục và phát huy truyền thống nào sau đây của dân tộc ta? A. Trung thực, tự tôn dân tộc và ý thức trách nhiệm của công dân toàn cầu. B. Đoàn kết quyết tâm phấn đấu giữ vững những công trình văn hóa hiện đại. C. Yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa. D. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công tác tôn tạo di sản văn hóa. Câu 5. Vở kịch nổi tiếng Romeo và Juliet do tác giả nào sáng tác? A. Shakespeare. B. Dante. C. Cervantes. D. Michelangelo. Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm về chữ viết của cư dân Trung Hoa thời kì cổ - trung đại? A. Chữ viết nhiều lần được chỉnh lý và phát triển B. Tạo nền tảng cho hệ chữ viết La – tinh ngày nay C. Tiếp thu sáng tạo thành tựu chữ viết bên ngoài D. Ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới Câu 7. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có những tác động nào sau đây? A. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa. B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị. C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động. D. Thúc đẩy toàn cầu hoá, tự động hoá, thương mại điện tử, tự do thông tin. Câu 8. “Giúp con người hiểu được các quy luật phát triển của xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại” là chức năng nào sau đây của Sử học? A. Xã hội B. Khoa học C. Dự báo D. Giáo dục Câu 9. Thành tựu nào sau đây không phải là phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại? A. Thuốc súng. B. Làm giấy. C. La bàn. D. Bê tông. Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của công tác bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể? A. Góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp, biến dạng và hư hỏng của di sản. B. Tạo nhấn tố quyết định cho sự phát triển của kinh tế, xã hội của địa phương. C. Giúp giữ gìn và lưu truyền giá trị của di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên đối với di sản. Câu 11. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành ở châu lục nào sau đây? A. Châu Mĩ B. Châu Á C. Châu Âu D. Châu Phi Câu 12. Đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh họa nổi tiếng là A. Michelangelo, Dante. B. Leonardo da Vinci, Cervantes. C. Dante, Cervantes. D. Leonardo da Vinci, Michelangelo. Câu 13. Sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, trạng thái phát triển cao của văn hóa được gọi là A. văn minh B. xã hội C. trí tuệ D. đẳng cấp Câu 14. Nội dung nào sau đây là nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện sớm của chữ viết ở Ai Cập thời kì cổ đại? Mã đề 101 Trang 1/8 A. Nhu cầu ghi chép và lưu trữ những gì đã diễn ra B. Nhu cầu đo đạc lại ruộng đất theo định kì hàng năm C. Nhu cầu của sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ D. Nhu cầu sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Câu 15. Chữ tượng hình của người Trung Hoa khắc trên mai rùa, xương thú được gọi là A. Chữ Lệ thư B. Chữ Tiểu triện C. Chữ Giáp cốt D. Chữ Đại Triện Câu 16. Một trong những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là A. quá trình cướp bóc thuộc địa, ô nhiễm môi trường. B. tạo ra các tiền đề cho cách mạng tư sản. C. chủ nghĩa tư bản độc quyền thay thế tự do cạnh tranh. D. hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hóa. Câu 17. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động A. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản. B. phát triển và lan toả các giá trị di sản. C. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản. D. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản. Câu 18. Phát huy giá trị di sản là A. Khắc phục tác động xấu từ bên ngoài lên di sản. B. Giữ nguyên dạng giá trị của di sản như ban đầu. C. Sử dụng hiệu quả giá trị của di sản trong đời sống. D. Giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có. Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ ý nghĩa những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại? A. Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình. B. Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học. C. Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học. D. Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại. Câu 20. Lĩnh vực nào sau đây có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học thời kì văn hóa phục hưng? A. Các môn thể thao. B. Tư tưởng, tôn giáo. C. Khoa học – kĩ thuật. D. Kiến trúc, điêu khắc. Câu 21. Điểm khác biệt của nền văn minh cổ đại phương Tây so với nền văn minh cổ đại phương Đông là: A. tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao. B. hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác hơn. C. chỉ đạt được thành tựu to lớn trên lĩnh vực hội họa và âm nhạc. D. đều hình thành cùng thời gian nhưng phương Đông phát triển cao hơn. Câu 22. Phong trào văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” vì lí do nào sau đây? A. Thị trường thế giới mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới. C. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của tư sản chống phong kiến. D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Câu 23. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích. B. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội. C. đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội Câu 24. Ngày 2 – 9 – 1945 , tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này là kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình. Đoạn tư liệu phản ảnh nội dung nào của khái niệm lịch sử? A. Tất cả những trí thức về quy luật lịch sử được đúc kết lại. B. Tư liệu gốc phục vụ việc nghiên cứu và học tập lịch sử. C. Tất cả những tri thức về lịch sử đã được nhận thức lại. Mã đề 101 Trang 2/8 D. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Câu 25. Người Hy Lạp - La Mã cổ đại sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên cơ sở nào? A. Sự thay đổi của thủy triều. B. Quan sát các vì sao. C. Sự vận động theo chu kì của mặt trời. D. Sự vận động theo chu kì của mặt trăng. Câu 26. “Tứ đại danh tác” của nền văn học Trung Quốc thời Minh, Thanh là A. Tây du ký, Thuỷ hử, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa. B. Tây du ký, Kim Vân Kiều, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa. C. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa. D. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị. Câu 27. Người đã đưa ra thuyết “Nhật tâm” (Mặt Trời là trung tâm vũ trụ) là A. Michelangelo. B. Copernicus. C. Bruno. D. Galileo. Câu 28. Lựa chọn tên các phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. A. Thuyết tương đối, sinh sản vô tính, vạn vật kết nối, cỗ máy IBM Watson. B. Sinh sản vô tính, giải mã ADN, thuyết tương đối, tia laser. C. Cỗ máy IBM Watson, sinh sản vô tính, tia laser, dữ liệu lớn. D. Giải mã AND, thuyết tương đối, thuyết vạn vật hấp dẫn, thuyết tiến hóa. Câu 29. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa thế kỉ XVIII) là A. Mĩ. B. Pháp. C. Đức. D. Anh. Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện đại? A. Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo ở các nước. B. Hạn chế sự giao lưu, tiếp xúc giữa các dân tộc. C. Làm xói mòn bản sắc văn hóa của các cộng đồng. D. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ. Câu 31. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là A. Hà Lan. B. Anh. C. Đức. D. Italia. Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của văn minh so với văn hóa? A. Văn minh xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện con người trên trái đất B. Văn minh chỉ được sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội C. Văn minh chỉ xuất hiện khi con người biết chế tạo công cụ lao động D. Văn minh ra đời trước văn hóa và hoàn toàn độc lập với văn hóa Câu 33. Trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV – XVII, “nghệ thuật phục hưng” A. bị suy tàn và biến mất. B. tiếp tục phát triển. C. hòa tan với các lĩnh vực khác. D. đạt đến đỉnh cao của nó. Câu 34. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua tưởng tượng. B. tái tạo lại các biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm. C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách khách quan. D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Câu 35. Những định lí, định đề đầu tiên của toán học “có giá trị khái quát cao” ra đời ở: A. Rôma. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Hy Lạp. Câu 36. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử? A. Không phụ thuộc vào ý muốn của con người B. Có trước lịch sử được con người nhận thức C. Được trình bày theo nhiều cách khác nhau. D. Có tính duy nhất và không thể thay đổi được. Câu 37. Kĩ thuật ướp xác là một trong những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập trên lĩnh vực nào sau đây? A. Kiến trúc B. Văn học C. Y học D. Thiên văn Câu 38. Nội dung nào sau đây là yếu tố cơ bản để xác định loài người bước vào thời kì văn minh? A. Chữ viết, nhà nước. B. Nguyên tắc công bằng. C. Công cụ bằng đá. D. Tín ngưỡng, tôn giáo. Mã đề 101 Trang 3/8 Câu 39. Phát minh ra chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu nổi bật của nền văn minh nào sau đây? A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ. Câu 40. Nền văn học cổ đại Hy Lạp –La Mã được tạo “nguồn cảm hứng và đề tài phong phú” từ: A. truyện cười. B. tiểu thuyết. C. thần thoại. D. truyện ngắn. Câu 41. Người Hi Lạp-La Mã cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào? A. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. B. Trái Đất có hình quả cầu và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. C. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. D. Trái Đất có hình quả cầu và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 42. Hiện thực lịch sử là tất cả những A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập. B. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn của con người. C. nhân vật trong quá khứ có đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. D. hiện tượng siêu nhiên tác động đến tiến trình phát triển loài người. Câu 43. Đối với Tây Âu thời hậu kỳ Trung đại, phong trào văn hóa Phục hưng đã: A. mở đường cho văn hóa Đức phát triển hưng thịnh. B. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển rực rỡ. C. mở đường cho văn hóa I-ta-li-a phát triển mạnh mẽ. D. mở đường cho văn hóa thế giới phát triển cao hơn. Câu 44. Một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là A. Hoàng thành Thăng Long. B. Đờn ca tài tử Nam Bộ. C. Phố cổ Hội An. D. Mộc bản triều Nguyễn. Câu 45. Tác phẩm nào sau đây không phải thành tựu văn học của Ấn Độ thời cổ - trung đại? A. Tây du kí. B. Kinh Vê - đa. C. Ra – ma – y – a - na. D. Ma – ha – bha – ra - ta. Câu 46. Phật giáo có nguồn gốc từ quốc gia nào sau đây? A. Ấn Độ. B. Myanmar. C. Trung Quốc. D. Thái Lan. Câu 47. Loại hình văn học nào sau đây ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ dưới thời kì Minh – Thanh? A. Ca dao, tục ngữ B. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện ngắn, phóng sự D. thơ ca, phú, kịch Câu 48. Những tác phẩm: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mona Lisa thuộc lĩnh vực nào trong thời văn hóa Phục hưng thế kỉ XV-XVI? A. Kịch. B. Kiến trúc. C. Hội họa. D. Văn học. Câu 49. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lịch sử được con người nhận thức? A. Những hiện vật, di tích lịch sử được con người phát hiện B. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan. C. Những suy nghĩ và hiểu biết của con người về quá khứ. D. Những tưởng tượng của con người về xã hội tương lai Câu 50. “Tính được căn bậc 2 và bậc 3, tính được diện tích các hình tiêu biểu” là thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ trên lĩnh vực nào sau đây? A. Toán học B. Y học C. Kiến trúc D. Điêu khắc Câu 51. Động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là A. Lao động máy móc. B. Lao động trí tuệ. C. Tự động hóa sản xuất. D. Nguồn năng lượng mới. Câu 52. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản là kết quả nghiên cứu của A. Toán học. B. Địa lí. C. Văn học. D. Sử học. Câu 53. Trung Quốc là nơi khởi nguồn của tôn giáo nào sau đây? A. Hồi giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Thiên chúa giáo Câu 54. Sự ra đời của chữ viết đã tạo cơ sở cho nền văn minh Ấn Độ phát triển rực rỡ trên lĩnh vực nào sau đây? A. Văn học B. Kiến trúc C. Điêu khắc D. Tín ngưỡng Câu 55. Chữ viết của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc đến chữ viết của nhiều quốc gia ở khu vực A. Đông Nam Âu B. Đông Bắc Á C. Mĩ La – tinh D. Đông Nam Á Mã đề 101 Trang 4/8 Câu 56. Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là A. văn hóa B. chữ viết C. nhà nước D. văn minh Câu 57. Những thành tựu về toán học của cư dân Ai Cập cổ đại đã được ứng dụng rộng rãi trong việc A. phân chia đẳng cấp B. đo đạc ruộng đất C. hội nhập quốc tế D. sáng tác văn học Câu 58. Văn hóa Phục hưng là phong trào: A. phục hưng văn hóa Hy Lạp-La Mã và sáng tạo nền văn hóa mới. B. khôi phục lại những gì đã mất của văn hóa phương Đông cổ đại. C. phục hưng lại các giá trị văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại. D. khôi phục lại tinh hoa văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. Câu 59. Phát minh kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải? A. Kĩ thuật in. B. Thuốc súng. C. Làm giấy. D. La bàn. Câu 60. Nhận định nào sau đây về James Watt là nhận thức lịch sử? A. Ông đã chế tạo thành công máy hơi nước năm 1784. B. Ông là người đưa ra khái niệm Mã lực, đơn vị Watt được đặt theo tên ông. C. Ông là nhà phát minh và là một kỹ sư người Scotland. D. Ông là nhà phát minh có tác động to lớn đến cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Câu 61. Thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành và phát triển gắn với con sông nào sau đây? A. Sông Hằng. B. Trường Giang. C. Hoàng Hà. D. Sông Nin. Câu 62. “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của nhà khoa học nào dưới đây? A. Galileo. B. Copernicus. C. Michelangelo. D. Bruno. Câu 63. Sự ra đời của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại có ý nghĩa nào sau đây? A. Tạo cơ sở để cư dân Ai Cập cổ đại hội nhập quốc tế. B. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập. C. Tạo cơ sở cho sự ra đời trực tiếp của chữ La – tinh sau này. D. Phản ánh sự phát triển cao độ của nhà nước chuyên chế. Câu 64. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những nội dung cơ bản của phong trào văn hóa Phục hưng? A. Giải phóng con người khỏi trật tự, lễ giáo phong kiến thối nát. B. Đề cao nội dung và giáo lí Cơ Đốc giáo và tư tưởng phong kiến. C. Lên án, đả kích Giáo hội Cơ Đốc và giai cấp thống trị phong kiến. D. Đòi quyền tự do cá nhân và đề cao giá trị con người, tinh thần dân tộc. Câu 65. Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại được hình thành ở châu lục nào sau đây? A. Châu Phi B. Châu Á C. Châu Mĩ D. Châu Âu Câu 66. Italia trở thành quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Kinh tế phát triển làm nền tảng cho tri thức và nghệ thuật. B. Italia không có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ giáo hội Công giáo. C. Là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa từ thời cổ đại. D. Italia là quê hương của nền văn minh Rô-ma cổ đại. Câu 67. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Cervantes là A. sử thi Iliad. B. tiểu thuyết Những người khốn khổ. C. tập thơ Mùa hái quả. D. tiểu thuyết Don Quixote. Câu 68. Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của cư dân Ai Cập cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Chữ viết. D. Toán học. Câu 69. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của lịch sử được con người nhận thức so với hiện thực lịch sử? A. Được tái hiện duy nhất thông qua các bản ghi chép B. Có tính đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian C. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan con người Mã đề 101 Trang 5/8 D. Không chịu sự chi phối của mục đích nghiên cứu Câu 70. Năm 776 TCN, tại đền thờ thần Dớt ở Ô-lim-pi-a (Hy Lạp) đã diễn ra sự kiện nào sau đây? A. Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo bùng nổ. B. Đại hội Ô-lim-píc đầu tiên được tổ chức. C. Chính quyền La Mã chính thức công nhận Cơ Đốc giáo. D. Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a tại A- ten. Câu 71. Cư dân Ấn Độ đã sớm tạo ra chữ viết riêng của mình, gọi là chữ A. Nôm B. La – tinh C. Hán D. Phạn Câu 72. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng? A. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng vào thế kỷ XVIII. B. Giáo lí Giáo hội Cơ Đốc nặng những quan điểm lỗi thời. C. Tầng lớp tư sản mới ra đời chưa có địa vị xã hội tương ứng. D. Con người nhận thức về bản chất của thế giới xung quanh. Câu 73. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì? A. Điện thoại, điện, ô tô, tàu hoả. B. Ô tô, máy bay, máy tính, internet. C. Máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô. D. Điện thoại, điện, ô tô, máy bay. Câu 74. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời sớm của ngành lịch pháp và thiên văn ở Ai Cập cổ đại là do A. nhu cầu sản xuất trong nông nghiệp. B. nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin. C. nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng D. nhu cầu tính toán trong xây dựng Câu 75. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến lịch sử được con người nhận thức có sự khác nhau? A. Nguồn sử liệu B. Hiện thực lịch sử C. Phương pháp nghiên cứu D. Mục đích nghiên cứu Câu 76. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là A. Cách mạng kĩ thuật số. B. Cách mạng công nghiệp nhẹ. C. Cách mạng 4.0. D. Cách mạng kĩ thuật. Câu 77. Nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại được hình thành ở lưu vực con sông nào sau đây? A. Sông Hằng B. Hoàng Hà C. Sông Nin D. Trường Giang Câu 78. Quê hương của triết học phương Tây là: A. văn minh Ấn Độ cổ đại. B. văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. C. văn minh Trung Hoa cổ đại. D. văn minh Phục hưng. Câu 79. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là những tác giả văn học nổi tiếng của văn minh Trung Hoa với thể loại nào sau đây? A. Truyện ngắn B. Thơ Đường C. Sử thi D. Tiểu thuyết Câu 80. Tôn giáo nào sau đây không được khởi nguồn từ Ấn Độ? A. Bà La Môn giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Hồi giáo. Mã đề 101 Trang 6/8 PHẦN II – TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch phát triển góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia. Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm hơn đến việc giữ gìn, bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản. Đó là sự chăm lo bảo tồn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20) a. Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu đề cập đến vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa. b. Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến của ngành du lịch, dựa vào nguồn tài nguyên quan trọng là các di tích lịch sử - văn hóa. c. Sự phát triển của du lịch là nguyên nhân duy nhất khiến các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản. d. Sự phát triển của ngành du lịch và việc bảo vệ các di tích, di sản có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Vào thế kỉ VIII, người Ả Rập nhờ dịch tác phẩm Sít-han-ta mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ Ả Rập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi nhầm là chữ số Ả Rập. Tư liệu sớm nhất về những chữ số này là các bia đá của A-sô-ca khắc từ thế kỉ III TCN. Tuy nhiên, con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Ả rập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dầu vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo. (Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a. Việc sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên là một thành tựu nổi bật của người Ả Rập trên lĩnh vực Toán học. b. Hệ thống chữ số tự nhiên được cư dân Ả Rập sáng tạo ra vào khoảng thế kỉ VIII. c. Dựa trên các tư liệu lịch sử, hiện nay, hầu hết ý kiến đều cho rằng chữ số 0 là do người Ấn Độ sáng tạo nên. d. Chữ số tự nhiên được sáng tạo từ phương Đông, sau đó được lan truyền rộng rãi sang phương Tây. Câu 4: Cũng như Hi Lạp, nền văn hóa Rôma phát triển toàn diện, rực rỡ. Những thành tựu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học... cho tới nay vẫn là những bộ phận hết sức quý báu trong kho tàng văn hóa thế giới, thậm chí còn là những mẫu mực để người đời sau bắt chước. Thành tựu văn hóa Rôma (và cả Hi Lạp) không những đã đảm bảo cho những quốc gia này trở thành những quốc gia điển hình trong thế giới cổ đại mà nó còn góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng ở những thời kỳ lịch sử tiếp theo đúng như nhận xét của Ph.Enghen: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc Rôma thì cũng không có châu Âu hiện đại”. (Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, 2009, tr. 238) a. Nền văn hóa Rô ma đã được kế thừa một cách trực tiếp nền văn hóa Hi Lạp. b. Nền văn hóa Rôma, giống như Hi Lạp, chỉ đạt được những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực triết học và khoa học xã hội. c. Thành tựu của Rôma không để lại bất kỳ dấu ấn nào đối với sự phát triển của nền văn minh châu Âu hiện đại. d. Văn hóa Rôma có chung một phong cách với văn hóa Hi Lạp nhưng vẫn có bản sắc riêng. Câu 5: Với tính chất tiến bộ, phong trào Văn hóa Phục hưng đã mở ra cho xã hội Trung và Tây Âu một chân trời mới, bước đầu xóa bỏ những xiềng xích về tư tưởng trói buộc con người, đem lại tự do cho họ bất chấp mọi trở lực của tòa án tôn giáo và pháp luật Trung cổ. Con người được tự do phát triển, được đến với Thiên đường ngay trên trần gian chứ không phải trong một khái niệm trừu tượng. Phong trào Văn hóa Phục hưng là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử văn minh Tây Âu. Phong trào đã cống hiến cho nền văn minh nhân loại "những con người khổng lồ" và những tác phẩm bất hủ của họ làm phong phú thêm kho tàng văn hóa thế giới. Có thể tóm gọn ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng trong câu nói nổi tiếng của F. Engels: “Những hình thái lừng lẫy tiếng tăm của thời đại này đánh tan những ma quỷ tăm tối thời Trung cổ...”. (Lê Phụng Hoàng, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, 2011, tr. 155) Mã đề 101 Trang 7/8 a. Phong trào Văn hóa Phục hưng chỉ có tác động đến xã hội Tây Âu mà không ảnh hưởng đến xã hội Trung Âu. b. Phong trào Văn hóa Phục hưng đã giúp con người thoát khỏi sự trói buộc về tư tưởng dưới thời Trung cổ. c. Phong trào Văn hóa Phục hưng không có sự gắn kết nào với những kiệt tác nghệ thuật hay những vĩ nhân đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử. d. F. Engels cho rằng phong trào Văn hóa Phục hưng đã đánh tan những yếu tố tiêu cực của thời kỳ Trung cổ. Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Làn sóng công nghiệp hóa, mức tăng dân số cao, quá trình đô thị hóa tăng tốc đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt các nước tư bản phương Tây những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khoảng gần 50% dân số các nước phương Tây sống trong các đô thị. Những tòa nhà chọc trời bắt đầu được xây dựng như một biểu trưng cho sự phồn vinh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà Mĩ là nước đi đầu. Năm 1885, tòa nhà 10 tầng đầu tiên được xây dựng ở Chicagô, sau đó là tòa nhà cao 57 tầng được khánh thành ở New York năm 1913. Xã hội công nghiệp dần dần hình thành trong lòng các nước tư bản phương Tây giàu có và thật sự khẳng định ưu thế, sức mạnh của nó đối với phần còn lại của thế giới. (Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020), NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 81) a. Đoạn tư liệu phản ánh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về mặt xã hội. b. Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất vật chất cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã kéo theo những biến đổi quan trọng trong cơ cấu dân cư các nước tư bản chủ nghĩa. c. Đầu thế kỉ XX, do sự suy giảm của nông nghiệp và sự phát triển của công nghiệp, dân số sống trong các đô thị ở phương Tây đã chiếm một nửa tổng dân số đất nước d. Sự xuất hiện của các trung tâm kinh tế như Chicagô, New York là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các nước phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1972, tiến sĩ Alan Kay, một nhà khoa học máy tính ở Mỹ, đã trình bày khái niệm về máy tính cá nhân. Năm 1973, máy tính Alto được ra mắt, được trang bị một giao diện đồ họa (GUI) và là thế hệ đầu tiên của máy tính cá nhân. Giao diện này cho phép người dùng có hình ảnh trực quan hơn thông qua việc sử dụng các thiết bị trỏ như chuột hoặc bàn cảm ứng. Năm 1984, Macintosh, một máy tính cá nhân được trang bị hệ điều hành và giao diện đồ họa được phát triển bởi công ty máy tính Apple tại Mỹ. Sự ra đời của giao diện đồ họa (GUI) đã hiện thực hóa việc người dùng phổ thông có thể sử dụng được máy tính bởi chúng cung cấp một hệ sinh thái thân thiện với người dùng. Những năm sau đó, giá thiết bị giảm xuống làm cho việc sử dụng máy tính cá nhân trở nên cực kì phổ biến. (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2018), “Định hướng hiện thực hóa xã hội siêu thông minh của Nhật Bản”, Tổng luận Khoa học – công nghệ, số 4, tr.4) a. Máy tính cá nhân ra đời đầu tiên ở nước Mĩ vào thập niên 70 của thế kỉ XIX. b. Máy tính cá nhân ra đời là một trong những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba. c. “Alto” và “Macintosh” được nhắc đến trong đoạn tư liệu là các thế hệ khác nhau của máy tính cá nhân. d. Một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng máy tính cá nhân ngày càng trở nên phổ biến là do chi phí sản xuất ngày càng rẻ. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 8/8