Ôn tập Giữa Kì Công nghệ 12 PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document is a set of practice questions for an exam on Vietnamese vocational subjects. It includes objectives, learning competencies, and evaluation criteria. The questions cover a range of topics in forestry, including the role and future of forestry, basic forestry operations, factors causing deforestation, forest management, growth and development rules, and forest cultivation techniques, along with general skills such as making wise choices from available resources for study.
Full Transcript
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (1Tiết) ======================== I. MỤC TIÊU ----------- 1. ### Kiến thức ***Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ trình bày kĩ các nội dung Từ B1-B5*** +-----------------------------------------------------------------------+ | Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp...
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (1Tiết) ======================== I. MỤC TIÊU ----------- 1. ### Kiến thức ***Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ trình bày kĩ các nội dung Từ B1-B5*** +-----------------------------------------------------------------------+ | Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp | +=======================================================================+ | Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái | | | | tài nguyên rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ | Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ | Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ | Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ ### 2.1. Năng lực công nghệ: +-----------------------------------------------------------------------+ | Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp | +=======================================================================+ | Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái | | | | tài nguyên rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ | Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ | Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ | Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng | +-----------------------------------------------------------------------+ **2.2. Năng lực chung:** \- Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để ôn tập, mở rộng kiến thức. \- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lâm nghiệp. 2. ### Phẩm chất \- Có ý thức trân trọng các sản phẩm từ rừng. \- Có ý thức tìm hiểu về vai trò, góp phần bảo vệ và phát triển rừng. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU ------------------------ ### 1. Đối với giáo viên \- Máy chiếu projector, máy tính xách tay. \- SGK và SGV Công nghệ 12 -- Lâm nghiệp -- Thuỷ sản. \- Đề cương ôn tập. **2. Đối với học sinh** Đọc và làm trước tài liệu đề cương cô phát III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ----------------------- ### 1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu Giúp các em HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về rừng, đồng thời củng cố khắc sâu kiến thức giúp các em kiểm tra, và vận dụng kiến thức vào đời sống. b. Nội dung và cách thức tiến hành \- GV đặt câu hỏi, yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi (có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi 3p nhóm nào kể được nhiều nhóm được tích điểm). Câu 1. Kể tên các cây gỗ quý từ rừng mà em biết em biết, các sản phẩm mà con người sử dụng có nguồn gốc từ rừng? \- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. \- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. **2. Hoạt động 2:** Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu Giúp HS củng cố, khắc sâu những nội chính của các bài học thông qua hệ thống câu hỏi. b. Sản phẩm Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong đề cương. c. Nội dung và cách thức tiến hành \- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi trong đề cương trước ở nhà. \- Trên lớp GV chia nhóm, gọi nhóm HS lên chữa bài, giải thích, cô chốt kiến thức, với các câu trắc nghiệm thiết kế qua trò chơi Câu hỏi đề cương: **Phần tự luận:** **Câu 1:** Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái? Trả lời: Rừng có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái vì: \- Rừng hít khí cacbonic và nhả ra khí oxy nhằm điều tiết không khí; \- Là nơi trú ngụ và bảo tồn tự nhiên những hệ gen quý giá, giữ đa dạng sinh học \- Rừng ngăn chặc được bão lũ lụt tàn phá đất đất liền, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống sạt lở núi, đảm bảo duy trì sự sống, bảo vệ môi trường sinh thái và tính mạng của con người **Câu 2:** Tìm hiểu một số loai lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng trồng của nước ta. TL: Các loài lâm sản ngoài gỗ là: \- Các loại sản phẩm tre, luồng, giang, nứa,.. \- Các loại sản phẩm song, mây,\... \- Các loại lâm đặc sản: cánh kiến, quế, hồi, sa nhân,.. \- Các sản phẩm cho thực phẩm có nguồn gốc động vật. \- Các loại dược liệu. \- Các loại nhựa: nhựa thông, nhựa trám,\... \- Các loại tinh dầu chiết suất từ các bộ phận của cây. \- Các dịch vụ du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu lâm học. **Câu 3:** Vì sao khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng lại là nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng? TL: Gỗ và các sản phẩm khác bị khai thác quá mức, không theo kế hoạch, không kiểm soát chặt chẽ thì dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng \- Hoạt động khai thác gỗ trái phép diễn ra phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài nguyên rừng. Việc khai thác gỗ trái phép thường sử dụng các phương pháp tàn phá, gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái rừng. \- Việc áp dụng kỹ thuật khai thác lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến lãng phí tài nguyên rừng và gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và các sản phẩm từ rừng. \- Sau khi khai thác gỗ, nhiều diện tích rừng không được tái trồng, dẫn đến tình trạng đất trống, đồi trọc. Việc thiếu tái trồng khiến cho tài nguyên rừng không được phục hồi, dẫn đến suy thoái rừng. **Câu 4**: Nêu một số nguyên nhân gây cháy rừng và phân tích tác hại của cháy rừng đối với sức khỏe con người và môi trường. TL: Một số nguyên nhân gây cháy rừng: \- Một số người dân sử dụng phương pháp đốt nương rẫy để làm đất trồng trọt, nhưng không kiểm soát được nguồn lửa dẫn đến cháy rừng. \- Vứt tàn thuốc, chai lọ thủy tinh có thể gây cháy rừng khi gặp điều kiện thích hợp về không khí, ánh sáng mặt trời,\... \- Về môi trường, sét đánh là nguyên nhân phổ biến nhất gây cháy rừng ở nhiều khu vực trên thế giới. Nắng nóng, han hán khi thời tiết khô nóng kéo dài, độ ẩm thấp, cỏ cây dễ bốc cháy và lan rộng nhanh chóng. \- \... Phân tích tác hại của cháy rừng đối với sức khỏe con người và môi trường: \- Đối với sức khỏe con người: \+ Cháy rừng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như ho, khó thở, viêm phổi, hen suyễn. \+ Ngoài ra, Cháy rừng có thể gây ra các tai nạn và thương tích cho người dân khi tham gia chữa cháy hoặc di dời. \+ \... \- Đối với môi trường: Cháy rừng làm mất đi diện tích rừng lớn, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học; làm xói mòn đất, ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nước; làm phát thải khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu; gây thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng. **Câu 5**: Phân tích các nguyên nhân làm suy thoái rừng do con người gây ra. Theo em, học sinh cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ suy thoái rừng. TL: a. Phân tích các nguyên nhân làm suy thoái rừng do con người gây ra. \- Phá rừng: \+ Hoạt động khai thác gỗ trái phép, phá rừng lấy đất canh tác, làm rẫy, xây dựng nhà cửa,\... là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái rừng. \+ Hoạt động khai thác gỗ quá mức, không theo quy hoạch dẫn đến mất đi nguồn tài nguyên rừng quý giá. \- Cháy rừng: \+ Cháy rừng do con người gây ra do nhiều nguyên nhân như: đốt nương làm rẫy, bất cẩn khi sử dụng lửa, vứt tàn thuốc bừa bãi,\... \+ Cháy rừng làm mất đi diện tích rừng lớn, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động thực vật, gây ô nhiễm môi trường. \- Khai thác lâm sản trái phép: \+ Hoạt động khai thác lâm sản trái phép như: khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã,\... làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. \- Hoạt động du lịch sinh thái chưa được kiểm soát: \+ Hoạt động du lịch sinh thái phát triển không kiểm soát dẫn đến các tác động tiêu cực đến môi trường rừng như: xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. \+ Du lịch sinh thái chưa được kiểm soát có thể làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động thực vật. b\. Theo em để ngăn chặn nguy cơ suy thoái rừng, học sinh cần: \- Tìm hiểu về tầm quan trọng của rừng thông qua sách báo, internet, phim ảnh,\... \- Không tham gia vào các hoạt động phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. \- Phát hiện và báo cáo với cơ quan chức năng các hành vi phá rừng, gây cháy rừng. \- Tham gia tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng cho cộng đồng. **Câu 6**: Nêu một số vai trò của trồng rừng đối với địa phương em hợc đối với một địa phương khác mà em biết. TL: Vai trò của trồng rừng đối với tỉnh Quảng Bình: \- Hạn chế ảnh hưởng của thiên tai: Quảng Bình thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ. Trồng rừng ven biển giúp giảm thiểu tác động của bão lũ, bảo vệ đê biển. \- Phát triển du lịch sinh thái: Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trồng rừng góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái. \- Phát triển kinh tế: Quảng Bình có diện tích rừng lớn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, lâm sản. Góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người dân. \- Bảo vệ môi trường: Rừng giúp điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rừng phòng hộ đầu nguồn giúp bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất. **Câu 7**: Vì sao nên tiến hành khai thác rừng ở giai đoạn thành thục? TL: Vì đây là giai đoạn mà cây rừng có tính trạng về năng suất và chất lượng lâm sản tương đối ổn định; khả năng ra quả, đậu quả nhanh nhất. Và quan trọng nhất đây là giai đoạn kinh doanh hạt giống tốt nhất nên cần tiến hành khai thác cây rừng **Câu 8**: Giải thích cơ sở lựa chọn thời vụ trồng rừng ở các vùng miền khác nhau của nước ta. TL: - Miền bắc: \+ Mùa xuân: Mưa phùn, ẩm ướt, thích hợp cho cây con bén rễ, phát triển. \+ Mùa xuân hè: Trời mát mẻ, ít mưa, ít sâu bệnh, cây dễ thích nghi và phát triển tốt. \- Miền trung: \+ Mùa mưa: Có lượng mưa lớn, giúp cây con sinh trưởng mạnh mẽ. Ẩm độ cao, ít nắng nóng, hạn chế bốc hơi nước, cây dễ sống. \- Miển nam: \+ Mùa mưa: Lượng mưa dồi dào, thích hợp cho nhiều loại cây rừng phát triển. **Câu 9**: Mô tả kĩ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con. Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp. TL: 1. Trồng rừng bằng hạt: \- Kỹ thuật: \+ Chọn hạt giống: Chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực trồng. \+ Làm đất: Xử lý đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ dại, cành cây, tạo hố trồng. \+ Gieo hạt: Gieo hạt trực tiếp vào hố đã chuẩn bị, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước giữ ẩm. \+ Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên, theo dõi sự phát triển của cây con, bón phân, vun xới, phòng trừ sâu bệnh. \- Ưu điểm: \+ Chi phí thấp hơn so với trồng bằng cây con. \+ Tỷ lệ cây sống cao do cây con thích nghi tốt với điều kiện môi trường. \+ Có thể áp dụng cho những khu vực có địa hình phức tạp, khó vận chuyển cây con. \- Nhược điểm: \+ Thời gian sinh trưởng của cây dài hơn so với trồng bằng cây con. \+ Tỷ lệ cây chết cao hơn trong giai đoạn đầu do cây con yếu ớt. \+ Khó kiểm soát chất lượng cây con do gieo hạt trực tiếp. 2\. Trồng rừng bằng cây con: \- Kỹ thuật: \+ Chọn cây con: Chọn cây con có bầu đất nguyên vẹn, rễ cây phát triển tốt, không sâu bệnh. \+ Làm đất: Xử lý đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ dại, cành cây, tạo hố trồng. \+ Trồng cây: Đặt cây con vào hố đã chuẩn bị, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước giữ ẩm. \+ Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên, theo dõi sự phát triển của cây con, bón phân, vun xới, phòng trừ sâu bệnh. \- Ưu điểm: \+ Thời gian sinh trưởng của cây ngắn hơn so với trồng bằng hạt. \+ Tỷ lệ cây sống cao do cây con đã phát triển khỏe mạnh. \+ Dễ dàng kiểm soát chất lượng cây con. \- Nhược điểm: \+ Chi phí cao hơn so với trồng bằng hạt. \+ Khó vận chuyển cây con đến những khu vực có địa hình phức tạp. **\ ** **Phần trắc nghiệm (đáp án đúng được gạch chân và tô màu vàng)** **Bài 1:** Câu 1: Ý nào sau đây nói về vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người? \(1) Cung cấp lâm sản: chủ yếu là gỗ để phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu tiêu dùng của xã hội. \(2) Cung cấp nhiều loại thực vật, nguyên liệu chế biến thực phẩm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. \(3) Cung cấp các loại dược liệu để thực hiện chế biến thành nhiều loại thuốc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe của con người. \(4) Cung cấp các nguyên liệu cho hoạt động xây dựng cơ bản, lĩnh vực công nghiệp. \(5) Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ khu đô thị và công nghiệp, phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư, bảo vệ, giữ gìn các khu di tích lịch sử, bảo vệ cảnh quan. \(6) Vai trò đặc biệt trong các nghiên cứu khoa học, tiêu biểu như việc khám phá ra nhiều loại gen quý hiếm mang giá trị to lớn đối với ngành khoa học nói riêng và xã hội nói chung. \(7) Giúp nhân dân phát triển kinh tế bằng việc thực hiện các phương thức sản xuất nhằm tăng thu nhập đặc biệt là đối với nhân dân vùng núi. \(8) Phát triển du lịch. A. 1,2,3,4,5,6,7,8 [B]. 1,2,3,4,6,7,8 C. 1,2,3,4,8 D. 1,2,3,4,5,6,7 Câu 2: Chức năng nào sau đây là của rừng phòng hộ đầu nguồn? [A]. Giúp ngăn chặn được các vấn đề về mưa lũ, gió bão lớn xảy ra, điều hòa dòng chảy và giữ được nguồn năng lượng lớn cho thủy năng, tránh được những tình trạng xói mòn. B. Bảo vệ tối ưu các vùng đồng ruộng, khu vực ven biển, chống gió, cát thổi bay đối với rừng phòng hộ ven biển. C. Phòng hộ khu đô thị và công nghiệp sẽ có hiệu quả trong việc làm sạch không khí, điều hòa khí hậu ổn định để thúc đẩy chi sự phát triển của các hoạt động công nghiệp ngày càng mạnh mẽ, đem lại những hiệu quả kinh tế. D. Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: với vai trò tăng độ ẩm cho đất, duy trì nguồn nước và hạn chế được các vấn đề lũ lụt, hạn hán đã làm cho hoạt động nông nghiệp luôn được phát triển ở mức ổn định. Câu 3: Nối các loại rừng phòng hộ (A) với chức năng phù hợp (B) +-----------------------------------+-----------------------------------+ | (A) | (B) | +===================================+===================================+ | 1. **1. Rừng phòng hộ đầu | 2. a\. Bảo vệ đất và ngăn chặn c | | nguồn** | át | | | bay. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 3. **2. Rừng phòng hộ chắn sóng, | 4. b\. Nhằm điều tiết nguồn nước | | lấn biển** | cho các dòng chảy, các hồ chứ | | | a | | | để hạn chế lũ lụt, giảm xói | | | mòn, bảo vệ đất, và ngăn sự b | | | ồi | | | lấp lòng sông, lòng hồ. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 5. **3. Rừng bảo vệ nguồn nước | 6. c\. Đảm bảo an ninh quốc gia | | của cộng đồng dân cư** | và | | | bảo vệ biên giới. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 7. **4. Rừng phòng hộ biên | 8. d\. Cung cấp nguồn nước cho c | | giới** | uộc | | | sống hàng ngày và bảo vệ nguồ | | | n | | | nước sạch. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 9. **5. Rừng phòng hộ chắn gió, | e\. Bảo vệ bờ biển khỏi sóng và | | chắn cát bay** | lấn biển. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ [A]. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a C. 1-c, 2-d, 3-e, 4-b, 5-a D. 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d Câu 4: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu? \(a) Là nguồn hấp thụ và bể chứa khí carbon : Rừng lá phổi xanh hấp thụ khí CO2, tác nhân gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên. Chúng tạo thành sinh khối trong cây, thành đất, và sản phẩm của cây, lưu trữ chúng theo nguyên tắc lâu dài. \(b) Đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí \(c) Rừng cung cấp nhiên liệu gỗ khi chúng được quản lý bền vững. Điều này có thể là một bắt đầu cho sự thay thế luân phiên giữa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu gỗ. \(d) Bảo vệ nước ngầm, chống sạt lở, xói mòn, hạn hán \(e) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước. \(f) Cung cấp dược liệu A. 4 [B]. 5 C. 6 D. 3 Câu 5: Việc làm nào sau đây KHÔNG giúp bảo vệ đa dạng sinh học của rừng? \(a) Bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.\ (b) Tích cực trồng rừng, hạn chế khai thác tài nguyên.\ (c) Đẩy mạnh quản lý sử dụng đất \(d) Đẩy mạnh khai thác gỗ cho chế biến và xuất khẩu\ (e) Thúc đẩy sử dụng các công nghệ bảo vệ môi trường. \(f) Tăng cường giáo dục, tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân.\ A. (c) B. (c), (d) [C]. (d) D. (c), (d), (e) Câu 6: Giải pháp nào sau đây giúp tạo thu nhập thường xuyên và nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng? A. Trồng nhiều giống cây gỗ lớn. B. Tăng cường khai thác tài nguyên rừng. C. Cho thuê rừng. [D]. Trồng xen cây trồng ngắn ngày phù hợp dưới tán rừng. Câu 7: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất. A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng. **[B]. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO~2~ và thải ra O~2~ giúp điều hòa khí hậu.** C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người. D. Khả năng bảo tồn và lưu trữ nguồn gene sinh vật. Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng phòng hộ ###### [C]. Bảo vệ đất, chống xói mòn Câu 8: Cho biết tên rừng: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình; vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định; rừng tràm Trà Sư, An Giang. Đây là loại rừng nào? ###### [C]. Rừng đặc dụng. D. Rừng di sản Câu 9: Rừng chắn cát ở nước ta tập trung ở đâu? ###### [C.] Vùng ven biển. D. Vùng trung du. Câu 10: Đâu là các phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng đặc dụng? 1 -- Bảo tồn nguồn gene thực vật. 2 -- Bảo vệ di tích lịch sử. 3 -- Mở rộng diện tích trồng trọt. 4 -- Phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. 5 -- Cung cấp nguồn gỗ quý cho con người. 6 -- Phục vụ nghiên cứu khoa học. Câu 11: Đâu là các thành phần sinh vật rừng? 1\. Động vật. 2\. Vi sinh vật. 3\. Không khí. ---------------- ------------------- ---------------- 4\. Thực vật. 5\. Nước. 6\. Nấm. 7\. Con người. 8\. Máy tỉa cành. DẠNG CÂU ĐÚNG/SAI (vàng = đúng) Câu 12: Khi nói về vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, một học sinh đã phát biểu như sau, theo em ý nào đúng, ý nào sai? a\) Rừng là nơi sinh sống, bảo tồn nhiều loại thực vật, động vật, nấm và các sinh vật khác. b\) Rừng là nơi bảo tồn vốn gen của các loài sinh vật. c\) Rừng có vai trò giữ đất, giữ nước, điều hòa không khí, phòng hộ thiên tai, chống biến đổi khí hậu. d\) Rừng cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp chế biến. **Bài 2:** Câu 1: Quản lí rừng gồm những hoạt động nào sau đây? \(a) Giao rừng.\ (b) Trồng rừng.\ (c) Cho thuê rừng. \(d) Chuyển loại rừng.\ (e) Thu hồi rừng. \(f) Khai thác tài nguyên rừng\ A. (a), (b), (c), (d), (e) B. (a), (b), (c), (d), (f) [C]. (a), (c), (d), (e) D. (c), (d), (e) Câu 2: Có bao nhiêu hoạt động sau đây là hoạt động bảo vệ rừng? \(a) Phòng chữa cháy rừng.\ (b) Trồng rừng.\ (c) Phòng, trừ sinh vật hại rừng. \(d) Bảo tồn sinh vật rừng.\ (e) Thu hồi rừng. \(f) Khai thác tài nguyên rừng\ [A]. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân gây suy thoái rừng A. Khai thác rừng trái phép, quá mức. B. Cháy rừng C. Phá rừng trồng cây công nghiệp, cây đặc sản. [D]. Cho thuê rừng Câu 4: Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc những hoạt động lâm nghiệp cơ bản? A. Bảo vệ rừng [B]. Đốt nương làm rẫy C. Chế biến thương mại và lâm sản D. Quản lí rừng. Câu 5: Phát triển giống cây rừng, trồng cây rừng thuộc hoạt động lâm nghiệp cơ bản nào sau đây? A. Bảo vệ rừng [B]. Phát triển rừng C. Chế biến thương mại và lâm sản D. Quản lí rừng. Câu 6: Cá nhân, tổ chức nào sau đây có trách nhiệm bảo vệ rừng? A. Cơ quan nhà nước, người có chức trách. B. Hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng rừng. C. Cộng đồng dân cư sống gần rừng. [D]. Tất cả mọi người. Câu 7: Lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng là ai sau đây? A. Bộ đội B. Công an [C]. Kiểm lâm D. Cảnh sát Câu 8: Theo [Điều 103 Luật Lâm nghiệp 2017](https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-lam-nghiep-367277.aspx?anchor=dieu_103), nội dung nào sau đây quy định chức năng của Kiểm lâm? A. là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng. B. là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng có quyền khai thác rừng. C. là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng, trồng rừng và khai thác rừng. [D]. là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng. Câu 9: Vườn quốc gia nào sau đây có diện tích lớn nhất Việt Nam? A. Cát Tiên B. Cúc Phương [C]. Phong Nha -- Kẻ Bàng D. Tam Đảo CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 10: Các hoạt động sau đây là sử dụng rừng, đúng hay sai? \(a) Khai thác tài nguyên rừng\ (b) Nghiên cứu khoa học, học tập, du lịch, nghỉ dưỡng trong rừng.\ (c) Phòng, trừ sinh vật hại rừng. \(d) Bảo tồn sinh vật rừng. Câu 11: Hậu quả của việc khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng là: \(a) Khai thác trái phép, quá mức làm suy thoái tài nguyên rừng\ (b) Khai thác hợp lí để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.\ (c) Khai thác cây gỗ nhiều làm nhiều loài động vật không còn nơi trú ẩn \(d) Khai thác quá mức làm suy thoái đất, xói mòn, sạt lở. **Bài 3:** **Câu 1:** Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây? A. Bảo vệ rừng đầu nguồn B. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên ###### [C]. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép D. Mở rộng diện tích rừng **Câu 2:** Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây? A. Giúp tiết kiệm công lao động ###### [B]. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng **Câu 3:** Mục đích chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì? A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn ###### [B]. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất **Câu 4:** Có bao nhiêu phát biểu KHÔNG đúng về nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng. 1-Cháy rừng 2-Đốt nương làm rẫy 3-Chặt phá rừng bừa bãi 4-Khai thác rừng không đúng cách 5-Chăn thả gia súc 6-Trồng rừng 7-Sử dụng đất rừng để xây dựng nhà ở A. 2 B. 5 C. 6 [D]. 1 A. 1 B. 2 C. 3 [D]. 4 Câu 6: Nối một số loại lâm sản và vai trò của chúng cho đúng +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 1. Gỗ | a. Làm thực phẩm | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 2. Tre nứa | b. Làm sản phẩm thủ công nghiệp | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | 3. Mật ong | c. Làm nguyên liệu cho ngành | | | công nghiệp | +-----------------------------------+-----------------------------------+ A. 1-c, 2-c, 3-a [B]. 1-c, 2-b, 3-a B. 1-b, 2-b, 3-a D. 1-b, 2-c, 3-a CÂU HỎI ĐÚNG/SAI Câu 8: Hoạt động chăm sóc rừng có ý nghĩa \(a) Tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt. \(b) Giúp khai thác rừng hợp lí \(c) Chất lượng gỗ khai thác tốt. \(d) Đảm bảo các chức năng của rừng. Câu 9: Ý nào sau đây là đúng/sai khi nói về nhiệm vụ của trồng rừng \(a) Tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt. \(b) Phủ xanh diện tích rừng gồm trồng mới và trồng sau khai thác. \(c) Rừng khác nhau thì lựa chọn loại cây và biện pháp kĩ thuật trồng rừng khác nhau \(d) Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp. **Bài 4:** Câu 1: Sinh trưởng của cây rừng là quá trình: A. tăng chiều dài cây rừng (chiều cao) B. tăng về chiều ngang cây rừng (đường kính) C. tăng về khối lượng cây rừng (thể tích) ###### [D]. tăng về khối lượng và kích thước cây rừng (chiều cao, đường kính, thể tích) ###### [Câu 2]: Nhóm cây rừng nào sau đây có tốc độ sinh trưởng nhanh ? [A]. Tre, nứa, trúc,... B. Cây keo, bạch đàn, cây thông... C. Lim, sến, táu,.... D. Gụ, thông, óc chó,... Câu 3: Phát triển của cây rừng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống được biểu hiện qua A. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) B. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) ###### [C]. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) [A]. 5-10 năm B. \> 10 năm C. 5 năm D. \< 5 năm Câu 5: Đối với rừng sản xuất, cây rừng nên được khai thác ở giai đoạn nào A. chuyển sang giai đoạn thành thục [B]. Cuối giai đoạn thành thục C. Giai đoạn gần thành thục D. Giai đoạn già Câu 6: Lí do nào sau đây mà cây rừng nên được khai thác ở cuối giai đoạn thành thục? A. Cây phát triển nhanh B. Cây rừng có năng suất gỗ cao C. Cây rừng có nhiều hoa, quả. [D]. Cây sinh trưởng chậm, năng suất, chất lượng lâm sản ổn định. Câu 7: Loại rừng nào sau đây cây rừng được khai thác ở giai đoạn già. [A]. Rừng phòng hộ B. Rừng đặc dụng C. Rừng sản xuất D. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 CÂU HỎI ĐÚNG/SAI Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng/sai khi nói về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng. \(a) Cây rừng sinh trưởng, phát triển qua 3 giai đoạn: non, gần thành thục, thành thục. \(b) Giai đoạn non cây rừng có sức đề kháng thấp, cần được chăm sóc tốt. \(c) Giai đoạn gần thành thục sinh trưởng của cây rừng mạnh, không cần chăm sóc. \(d) Giai đoạn thành thục sinh trưởng của cây rừng mạnh, có thể khai thác lâm sản. Câu 1: Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây? A. Giúp tiết kiệm công lao động ###### [B]. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng Câu 2: Thời vụ trồng rừng thích hợp với Miền Trung là thời điểm nào sau đây? A. Mùa mưa (tháng 5-11) [B]. Mùa mưa (tháng 9-12) C. Mùa xuân hoặc hè (tháng 2-7) D. Mùa xuân (tháng 2-5) Câu 3: Thời vụ trồng rừng thích hợp với Miền Bắc là thời điểm nào sau đây? A. Mùa mưa (tháng 5-11) B. Mùa mưa (tháng 9-12) [C]. Mùa xuân hoặc hè (tháng 2-7) D. Mùa xuân (tháng 2-5) Câu 4: Thời vụ trồng rừng thích hợp với Miền Nam là thời điểm nào sau đây? [A]. Mùa mưa (tháng 5-11) B. Mùa mưa (tháng 9-12) C. Mùa xuân hoặc hè (tháng 2-7) D. Mùa xuân (tháng 2-5) Câu 5: Cơ sở của việc lựa chọn thời vụ trồng rừng đối với từng vùng là lí do nào sau đây? A. Thời điểm mưa nhiều, dễ bị xói mòn đất. B. Thời điểm mưa nhiều, không cần phải tưới cây. [C]. Thời điểm mưa nhiều, mát mẻ, đủ ẩm cho cây rừng sinh trưởng, phát triển. D. Thời điểm mát mẻ, người trồng rừng đỡ vất vả. Câu 8: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con có bầu? A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn. B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ ###### [C]. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng D. Để rễ cây không bị ngập úng Câu 9: Xử lí hạt giông trước khi gieo nằm mục đích gì sau đây? **A.** loại trừ mầm bệnh có trên hạt giống, giúp diệt nấm và vi khuẩn gây hại cho hạt**.** **B.** Tăng tốc độ nảy mầm của hạt, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh. C. Giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh. **[D].** loại trừ mầm bệnh có trên hạt giống, giúp diệt nấm và vi khuẩn gây hại cho hạt**,** tăng tốc độ nảy mầm của hạt, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh. Câu 10: Vì sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam khác nhau? [A]. Do điều kiện khí hậu tự nhiên có sự khác nhau rõ rệt. B. Do tập quán 3 miền khác nhau. C. Do lối sống, sinh hoạt của người dân 3 miền khác nhau. D. Do địa hình, địa chất của 3 miền khác nhau. -- -- -- -- ### 3. Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu HS vận dụng kiến thức đã học để đề xuất một số việc nên làm nhằm phát triển rừng b. Sản phẩm Bản đề xuất một số việc nên làm của HS (có thể có thêm hình ảnh, video minh hoạ). c. Nội dung và cách thức tiến hành \- GV hướng dẫn HS về nhà phân tích thực tiễn rừng ở địa phương (thuận lợi, khó khăn), từ đó đề xuất một số việc nên làm để phát triển rừng phù hợp với xu thế chung. \- HS về nhà khảo sát, phân tích thuận lợi, khó khăn trong trồng rừng, khai thác rừng ở địa phương, đề xuất một số việc nên làm để phát triển rừng.