Chương 8 Hệ thống thông tin quản lý PDF

Summary

This document is Chapter 8 on Information Systems Management. It covers the concept of management information systems (MIS), detailing its components, functionalities, and different specialized information systems. This includes reporting, data sources, and executive support systems. The chapter also explores practical examples and key concepts within the subject.

Full Transcript

## Chương 8 Hệ thống thông tin quản lý **Tóm tắt nội dung** - Tổng quan về các hệ thống thông tin quản lý - Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý - Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo và một số hệ thống thông tin đặc thù khác **Mục đích** - Hiểu được vai trò, vị trí của HTTT quản lý trong hệ th...

## Chương 8 Hệ thống thông tin quản lý **Tóm tắt nội dung** - Tổng quan về các hệ thống thông tin quản lý - Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý - Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo và một số hệ thống thông tin đặc thù khác **Mục đích** - Hiểu được vai trò, vị trí của HTTT quản lý trong hệ thống các HTTT hỗ trợ các mức quản lý trong tổ chức - Xác định được các nguồn đầu vào, các loại hình báo cáo đầu ra và các chức năng cơ bản của HTTT quản lý - Có kiến thức tổng quan về số hệ thống thông tin quản lý đặc thù khác **8.1. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý** **8.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý** Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information System) là hệ thống tích hợp các yếu tố con người, các thủ tục, các CSDL và các thiết bị được sử dụng để cung cấp những thông tin có ích cho các nhà quản lý và ra quyết định. Các hệ thống thông tin quản lý được phát triển bắt đầu từ những năm 60 nhằm cung cấp các báo cáo quản lý. HTTT quản lý là những hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như các nguồn dữ liệu từ bên ngoài tổ chức (Hình 8-1). **8.1.2. Các hệ thống thông tin quản lý chuyên chức năng** * Hình 8-1. Các nguồn đầu vào của HTTT quản lý * Hình 8-2. Các hệ thống thông tin quản lý chuyên chức năng **8.2. Các chức năng cố bản của hệ thống thông tin quản lý** - Cung cấp các báo cáo định kỳ, báo cáo theo yêu cầu, báo cáo ngoại lệ và báo cáo siêu liên kết - cung cấp các báo cáo có khuôn mẫu cố định và thống nhất để các nhà quản lý khác nhau có thể sử dụng cùng một báo cáo cho liệu mục đích khác nhau - Cung cấp các báo cáo ở dạng sao cứng hoặc sao mềm - Cung cấp các báo cáo dựa trên dữ liệu nội bộ lưu trữ trong hệ thống máy tính - Các báo cáo do hệ thống thông tin quản lý cung cấp được phát triển và thực hiện bỏ đội ngũ phát triển hệ thống thông tin - Yêu cầu chính thức về báo cáo quản lý phải xuất phát từ phía người dùng **8.3. Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo và một số hệ thống thông tin đặc thù khác** Bên cạnh các HTTT quản lý hỗ trợ chủ yếu các nhà quản lý mức trung là HTTT quản lý (Chương 8) và HTTT hỗ trợ ra quyết định (Chương 9), chúng ta xem xét thêm một số HTTT khác hỗ trợ quá trình ra quyết định mức lãnh đạo và các ứng dụng CNTT nhằm tích hợp các HTTT hỗ trợ quản lý và ra quyết định dựa trên công nghệ Web. **8.3.1. Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo** HTTT hỗ trợ lãnh đạo (ESS - Executive Support System) là dạng HTTT quản lý được chuyên biệt hóa cho cấp lãnh đạo, cung cấp các thông tin chiến lược cho lãnh đạo. Họ sẽ nhận được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: qua thư từ, các bản ghi nhớ, tạp chí và các báo cáo được lập thủ công hoặc bằng các hệ thống máy tính, thông tin từ các cuộc họp, điện thoại và các hoạt động xã hội khác. Có thể nói, phần lớn các thông tin phục vụ lãnh đạo có được là từ nguồn phi máy tính, các thông tin do máy tính cung cấp thường không đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu của lãnh đạo. Vậy nên, mục tiêu chính của HTTT hỗ trợ lãnh đạo dựa trên máy tính là cung cấp cho các nhà lãnh đạo cấp cao sự truy cập tức thời và dễ dàng đến một số nhất định các thông tin có tính chất chọn lọc về những yếu tố then chốt có ý nghĩa đặc biệt trong việc đạt được mục tiêu chiến lược. HTTT hỗ trợ lãnh đạo cần phải dễ sử dụng, tăng cường giao diện kiểu đồ họa, cho phép truy cập tức thời đến các CSDL nội bộ và CSĐL bên ngoài, có khả năng cung cấp các thông tin về tình trạng hiện thời và xu thế đối với các yếu tố then chốt mà các nhà lãnh đạo quan tâm. Giao diện đồ họa cũng cần được kết hợp với kỹ thuật quản trị ngược ( Drill Down Management) trong loại hình HTTT này, giúp các nhà lãnh đạo nhanh chóng tìm ra những điểm bất bình thường trong hoạt động của tổ chức và lý giải được nguyên nhân của các điểm bất bình thường đó đế có cơ sở ra những quyết định điều chỉnh kịp thời. Ngoài mục đích hỗ trợ các nhà lãnh đạo, các HTTT loại này cũng được sử dụng cho các nhà quản lý mức trung và các nhà chuyên môn. Ví dụ, HTTT hỗ trợ lãnh đạo dựa trên nền tảng Web có khả năng cung cấp cho các đối tượng này hàng loạt các thông tin chuyên biệt và các phân tích hỗ trợ ra quyết định với những giao diện hết sức đơn giản và ngắn gọn nhưng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người quản lý: từ nhập liệu, đến quản trị tác nghiệp và phân tích, lên báo cáo. Bên cạnh đó là những tính năng siêu liên kết giúp truy xuất ngược đến các dữ liệu chi tiết một cách nhanh chóng. * Hình 8-4. Mối quan hệ giữa các loại hình HTTT hỗ trợ lãnh đạo với các HTTT khác **8.3.2. Giới thiệu một số hệ thống thông tin đặc thù khác** - Cổng thông tin doanh nghiệp - Hệ thống quản lý tri thức **Câu hỏi ôn tập Chương 8** 1. Hệ thống thông tin quản lý là gì? Hãy phân biệt HTTT quản lý với các loại hình HTTT khác trong tổ chức doanh nghiệp. 2. Hãy cho biết các chức năng chính của HTTT quản lý. Cho ví dụ minh họa về một HTTT quản lý trong lĩnh vực giao thông vận tải. 3. Trình bày các phân hệ thông tin chuyên chức năng của HTTT quản lý trong tổ chức. Mối quan hệ giữa các phân hệ đó? 4. Trình bày về các đầu vào của hệ thống thông tin quản lý. Nguồn dữ liệu đầu vào chính của HTTT quản lý là gì? 5. Trình bày về các dạng báo cáo đầu ra của hệ thống thông tin quản lý. Cho ví dụ minh họa về báo cáo siêu liên kết trong lĩnh vực kế toán. 6. Hãy cho ví dụ báo cáo quản lý trong lĩnh vực bán hàng và Marketing. Cho biết đối tượng, tần xuất sử dụng và giá trị sử dụng của báo cáo đó. 7. Hãy cho biết các chiều thường được sử dụng trong các báo cáo quản lý để tổng hợp dữ liệu? Cho ví dụ minh họa về thiết kế báo cáo quản lý với các chiều khác nhau. 8. Hãy nêu các nguyên tắc thiết kế báo cáo quản lý. Mức độ hỗ trợ của phần mềm máy tính trong việc tuân thủ các quyết định này như thế nào? Cho ví dụ minh họa. 9. Hãy cho biết có thể sự dụng các HTTT quản lý để đạt được các ưu thế cạnh tranh trong tổ chức doanh nghiệp như thế nào? 10. Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo là gì? Hãy mô tả mối quan hệ giữa HTTT hỗ trợ lãnh đạo và các loại hình HTTT khác trong tổ chức doanh nghiệp. 11. Hãy tìm thông tin về báo cáo trực quan kiểu dashboard (Từ khóa: Dashboard Reporting). Cho ví dụ minh họa về cách tạo báo cáo dạng Dashboard trong MS-Excel. 12. Hãy tìm thông tin về hệ thống thông tin địa lý (Từ khóa: GIS). Hãy cho biết khả năng ứng dụng công nghệ GIS trong Marketing. 13. Hãy tìm thông tin về chuỗi giá trị (Từ khóa: Value chain). Phân tích các hoạt động cơ bản của chuỗi giá trị và phân tích khả năng ứng dụng CNTT trong việc tăng cường năng lực quản lý chuỗi giá trị. 14. Cổng thông tin điện từ doanh nghiệp là gì? Hãy cho biết vai trò của cổng thông tin điện tử trong việc hỗ trợ quản lý và ra quyết định. 15. Hệ thống quản lý tri thức là gì? Hãy nêu các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tri thức. **Tài liệu tham khảo Chương 8** - [5] James A. O'Brien, George M. Marakas. (2006), Management Information Systems, 7/E, McGraw-Hill. - [7] Kenneth C. Laudon, Jane P. Laudons (2006), Management Information Systems: Managing the Digital Firm, 9/E, Prentice Hall Publishing House. - [12] Ralph M. Stair, George W. Reynolds. (1998), Principles of Information Systems - A Managerial Approach, Third Edition.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser