Chapter 7: Why are there financial regulations? PDF
Document Details
Uploaded by CharmingPearl
Tags
Summary
This chapter provides an overview of financial regulations and why they are important in a dynamic economy. It discusses how these systems facilitate the transfer of funds from savers to borrowers and the role of financial institutions in optimizing capital allocation.
Full Transcript
MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chương 7: TẠI SAO CÓ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH? Khái quát chương (1/3) Một nền kinh tế sôi động cần có hệ thống tài chính để chuyển tiền từ người tiết kiệm sang người đi vay. Nhưng bằng cách nào để nó đảm bảo tiền mồ hôi nước mắt của bạn được sử dụng bởi nh...
MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chương 7: TẠI SAO CÓ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH? Khái quát chương (1/3) Một nền kinh tế sôi động cần có hệ thống tài chính để chuyển tiền từ người tiết kiệm sang người đi vay. Nhưng bằng cách nào để nó đảm bảo tiền mồ hôi nước mắt của bạn được sử dụng bởi những đối tượng có cơ hội đầu tư hữu hiệu nhất? Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Khái quát chương (2/3) Trong chương này, chúng ta xem xét kỹ hơn lý do định chế tài chính tồn tại và chúng thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế như thế nào. Các chủ đề bao gồm: Thông tin cơ bản về cấu trúc tài chính thế giới Chi phí giao dịch Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Khái quát chương (3/3) Vấn đề Lemon: Lựa chọn bất lợi ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ra sao Rủi ro đạo đức ảnh hưởng lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần ra sao Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong thị trường nợ ra sao Xung đột lợi ích Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Thông tin cơ bản về cấu trúc tài chính thế giới (1/2) Hệ thống tài chính là một kết cấu phức tạp bao gồm nhiều định chế tài chính: ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, thị trường cổ phiếu và trái phiếu, v.v. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Thông tin cơ bản về cấu trúc tài chính thế giới (2/2) Biểu đồ ở slide tiếp theo cho thấy các công ty phi tài chính huy động vốn bên ngoài ra sao ở Mỹ, Đức, Nhật và Canada. Chú ý rằng mặc dù các nước này có nhiều điểm khác biệt, nguồn tài trợ lại gần tương đồng, và Mỹ có sự khác biệt về độ tập trung vào nợ. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Hình 7.1: Các nguồn huy động vốn bên ngoài của công ty phi tài chính: So sánh Mỹ với Đức, Nhật và Canada Nguồn: Andreas Hackethal and Reinhard H. Schmidt, “Financing Patterns: Measurement Concepts and Empirical Results,” Johann Wolfgang Goethe-Universitat Working Paper No. 125, January 2004. Dữ liệu từ năm 1970–2000 và là tỉ trọng dòng tiền trên tổng số, không tính thương mại và thông tin tín dụng khác do không có thông tin. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Thông tin về cấu trúc tài chính (1/2) 1. Cổ phiếu không phải là nguồn huy động vốn bên ngoài quan trọng nhất của doanh nghiệp. 2. Phát hành chứng khoán nợ và vốn cổ phần bán được không phải phương thức chính doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh. 3. Tài trợ gián tiếp, vốn liên quan đến hoạt động của định chế trung gian, quan trọng hơn nhiều lần tài trợ trực tiếp, khi doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ người cho vay trong thị trường tài chính. 4. Định chế trung gian, đặc biệt là ngân hàng, là nguồn huy động vốn bên ngoài tài trợ kinh doanh quan trọng nhất. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Thông tin về cấu trúc tài chính (2/2) 5. Hệ thống tài chính là một trong những bộ phận được điều tiết nghiêm ngặt nhất của nền kinh tế. 6. Chỉ các công ty lớn, uy tín lâu năm có thể tiếp cận dễ dàng thị trường chứng khoán để huy động vốn cho hoạt động của mình. 7. Thế chấp là đặc tính thường thấy ở hợp đồng nợ của hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. 8. Hợp đồng nợ thường là văn bản pháp lý rất phức tạp, hạn chế đáng kể hành vi của người đi vay. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Chi phí giao dịch (1/2) Chi phí giao dịch ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính – Ví dụ, một khoản đầu tư 5,000 USD chỉ cho phép bạn mua 100 cổ phiếu đơn giá 50 USD – Không đa dạng hóa – Trái phiếu còn tệ hơn—đa số bán theo lô 1,000 USD Tóm lại, chi phí giao dịch có thể cản trở dòng vốn đến những ai có cơ hội đầu tư hữu hiệu Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Chi phí giao dịch (1/2) Định chế trung gian kiếm lời bằng cách giảm chi phí giao dịch 1. Tận dụng kinh tế quy mô (ví dụ: quỹ tương hỗ) 2. Phát triển chuyên môn để giảm chi phí giao dịch ▪ Ngoài ra cũng cung cấp thanh khoản cho nhà đầu từ, từ đó giải thích được Điểm 3 (slide 7–9) Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức (1/5) Ở khóa tài chính cơ bản, có thể bạn giả định một thế giới cân xứng thông tin—khi tất cả các bên tham gia giao dịch hay hợp đồng có thông tin giống nhau, dù nhiều hay ít. Nhiều trường hợp không như vậy. Đây gọi là bất cân xứng thông tin. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức (2/5) Bất cân xứng thông tin có nhiều dạng, và khá phức tạp. Tuy nhiên, để bắt đầu hiểu được hàm ý của bất cân xứng thông tin, chúng ta tập trung vào hai dạng: – Lựa chọn bất lợi – Rủi ro đạo đức Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức (3/5) Lựa chọn bất lợi 1. Xảy ra khi một bên giao dịch có thông tin tốt hơn bên kia 2. Xảy ra trước giao dịch 3. Người đi vay tiềm năng có khả năng dẫn đến kết quả tệ nhất lại là những người nhiều khả năng tìm khoản vay và được lựa chọn nhất Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức (4/5) Rủi ro đạo đức 1. Xảy ra khi một bên có động cơ hành động khác đi sau khi các bên đạt được thỏa thuận 2. Xảy ra sau giao dịch 3. Rủi ro là người đi vay có động cơ để thực hiện hành vi phi đạo đức, làm tăng khả năng không trả được nợ Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức (5/5) Việc phân tích vấn đề bất cân xứng thông tin ảnh hưởng thế nào đến hành vi được gọi là học thuyết đại diện (agency theory). Giờ chúng ta sử dụng ý niệm lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức để giải thích ảnh hưởng của chúng lên cấu trúc tài chính. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Vấn đề Lemon: Lựa chọn bất lợi ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ra sao (1/3) Vấn đề Lemon ở xe đã qua sử dụng 1. Nếu không phân biệt được “xe tốt” với “xe dỏm” (lemon), chúng ta chỉ sẵn sàng trả giá trị trung bình của hai loại xe đó 2. Kết quả: Xe tốt không bán được, và thị trường xe đã qua sử dụng trở nên kém hiệu quả. Cách nào có thể giúp ta tránh được vấn đề này ở xe đã qua sử dụng? Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Vấn đề Lemon: Lựa chọn bất lợi ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ra sao (2/3) Vấn đề Lemon ở thị trường chứng khoán 1. Nếu không phân biệt được “chứng khoán tốt” với “chứng khoán dỏm”, chúng ta chỉ sẵn sàng trả giá trị trung bình của hai chứng khoán đó. 2. Kết quả: Chứng khoán tốt bị định giá thấp và công ty không phát hành chúng; chứng khoán dỏm bị định giá cao, nên phát hành quá nhiều Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Vấn đề Lemon: Lựa chọn bất lợi ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ra sao (3/3) Vấn đề Lemon ở thị trường chứng khoán 3. Nhà đầu tư không muốn mua chứng khoán dỏm, nên thị trường kém hiệu quả ▪ Giải thích Điểm 1 và 2 (slide 7–8) ▪ Đồng thời giải thích Điểm 6 (slide 7–10): Các công ty danh tiếng có thông tin cân xứng hơn, nên ít gặp vấn đề Lemon hơn Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Công cụ giúp giải quyết vấn đề lựa chọn bất lợi (Lemon) (1/3) 1. Tư nhân hóa sản xuất và buôn bán thông tin – Vấn đề free-rider cản trở giải pháp này 2. Quy định của chính phủ nhằm gia tăng thông tin (giải thích Điểm 5, slide 7–10) – Ví dụ, kiểm toán hằng năm các công ty đại chúng (mặc dù Enron là ví dụ điển hình cho thấy tại sao điều này không giải quyết được vấn đề—sẽ thảo luận sau) Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Công cụ giúp giải quyết vấn đề lựa chọn bất lợi (Lemon) (2/3) 3. Trung gian tài chính – Tương tự như các giải quyết vấn đề Lemon của nhà buôn xe đã qua sử dụng – Tránh vấn đề free-rider bằng các lập các khoản vay riêng (giải thích Điểm 3 và # 4, slide 7–9) – Đồng thời giải thích Điểm #6—các công ty lớn nhiều khả năng dùng tài trợ trực tiếp hơn gián tiếp Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Công cụ giúp giải quyết vấn đề lựa chọn bất lợi (Lemon) (3/3) 4. Thế chấp và giá trị ròng – Giải thích Điểm 7, slide 7–11 Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Sự sụp đổ của Enron (1/2) Cho đến năm 2001, Enron trông có vẻ như một công ty buôn bán năng lượng rất thành công. Tuy nhiên, công ty gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng, và che giấu nhiều vấn đề của nó đằng sau cấu trúc tài chính phức tạp cho phép Enron không báo cáo chúng. Mặc dù Enron làm hồ sơ báo cáo thường xuyên cho SEC, vấn đề không được ngăn chặn. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Sự sụp đổ của Enron (2/2) Tệ hơn nữa, công ty kiểm toán của nó là Arthur Andersen thừa nhận tội danh cản trở công lý. Từ đó, một trong những công ty kiểm toán lớn nhất và uy tín nhất phải đóng cửa vĩnh viễn. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần ra sao (1/4) Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn cổ phần: vấn đề người ủy nhiệm-người thừa hành 1. Kết quả của tách biệt sở hữu của cổ đông (ủy nhiệm) khỏi sự kiểm soát của ban quản trị (thừa hành) 2. Ban quản trị hành động vì lợi ích bản thân hơn là cổ đông Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần ra sao (2/4) Ví dụ: Chẳng hạn như bạn là đối tác thầm lặng của một tiệm kem, góp 90% vốn cổ phần (9,000 USD). Người chủ kia, Steve, góp 1,000 còn lại và làm quản lý. Nếu Steve làm việc chăm chỉ, tiệm kem sẽ kiếm được 50,000 USD sau chi, và bạn được quyền hưởng 45,000 trong số đó. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần ra sao (3/4) Tuy nhiên, Steve chẳng coi trọng phần 5,000 của mình cho lắm, nên cậu ta đi ra biển nằm nghỉ, thậm chí dùng tiền thu được để trang trí văn phòng. Vậy thì bạn, người sở hữu 90%, có cách nào để tạo động lực cho Steve siêng làm hơn không? Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần ra sao (3/4) Công cụ giúp giải quyết vấn đề người ủy nhiệm – người thừa hành 1. Sản xuất thông tin: Giám sát 2. Quy định của chính phủ nhằm gia tăng thông tin 3. Trung gian tài chính (vd. Đầu tư mạo hiểm) 4. Hợp đồng nợ Giải thích Điểm 1, slide 7–8: Vì sao nợ được dùng nhiều hơn vốn cổ phần Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của thị trường nợ ra sao (1/4) Ngay cả với những lợi thế đã nêu, nợ cũng phải chịu rủi ro đạo đức. Thực tế, nợ có thể tạo động lực để làm dự án rủi ro cao. Đây là chi tiết quan trọng cần phải hiểu. Chúng ta xem xét một ví dụ đơn giản. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của thị trường nợ ra sao (2/4) Đa số hợp đồng nợ yêu cầu người đi vay phải trả một khoản cố định (tiền lãi) và giữ bất cứ dòng tiền nào lớn hơn mức này. Ví dụ, nếu một công ty nợ tiền lãi 100 USD, nhưng chỉ có 90 USD thì sao? Nó xem như phá sản. “Không còn gì để mất”, công ty tìm các dự án “rủi ro” để kiếm tiền. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của thị trường nợ ra sao (3/4) Công cụ giúp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ 1. Giá trị ròng và thế chấp 2. Giám sát và thực thi các điều khoản hạn chế. Ví dụ: ▪ Ngăn cản hành vi xấu ▪ Khuyến khích hành vi tốt ▪ Giữ giá trị tài sản thế chấp ▪ Cung cấp thông tin Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của thị trường nợ ra sao (4/4) Công cụ giúp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ 3. Trung gian tài chính—ngân hàng và các định chế trung gian khác có lợi thế đặc biệt trong giám sát Giải thích Điểm 1–4, slide 7–8 & 7–9 Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Table 7.1: Tóm tắt vấn đề bất cân xứng thông tin và công cụ giải quyết (1/3) Vấn đề bất cân xứng thông tin Công cụ giải quyết Giải thích Điểm Lựa chọn bất lợi Tư nhân hóa sản xuất và 1,2 buôn bán thông tin Quy định của chính phủ 5 Blank nhằm gia tăng thông tin Trung gian tài chính 3,4,6 Blank Thế chấp và giá trị ròng 7 Blank Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Table 7.1: Tóm tắt vấn đề bất cân xứng thông tin và công cụ giải quyết (2/3) Vấn đề bất cân xứng thông tin Công cụ giải quyết Giải thích Điểm Rủi ro đạo đức trong hợp Sản xuất thông tin: 1 đồng vốn cổ phần: vấn đề Giám sát người ủy nhiệm-người thừa hành Quy định của chính 5 Blank phủ nhằm gia tăng thông tin Trung gian tài chính 3 Blank Hợp đồng nợ 6,7 Blank Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Table 7.1: Tóm tắt vấn đề bất cân xứng thông tin và công cụ giải quyết (3/3) Vấn đề bất cân xứng thông tin Công cụ giải quyết Giải thích Điểm Rủi ro đạo đức trong Thế chấp và giá trị ròng 6,7 hợp đồng nợ Giám sát và thực thi các 8 Blank điều khoản hạn chế Trung gian tài chính 3,4 Blank Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Case: Financial Development and Economic Growth Kìm kẹp tài chính dẫn đến tăng trưởng chậm Tại sao? 1. Hệ thống pháp lý kém 2. Tiêu chuẩn kế toán nghèo nàn 3. Chính phủ chỉ định tín dụng (ngân hàng sở hữu nhà nước) 4. Quốc hữu hóa định chế tài chính 5. Không đủ điều tiết của chính phủ Khủng hoảng tài chính Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Mini-Case: Sự bạo ngược của thế chấp Giấy tờ sở hữu hợp pháp đất đai ở nước ngoài phức tạp hơn ở Mỹ – Giấy tờ sở hữu đất cư trú ở Philippines phải qua 168 bước hành chính – Ở Haiti? 176 bước trong 19 năm Bài viết cho rằng hàng ngàn tỉ nằm trong đất đai không có giấy tờ hợp pháp, khiến những mảnh đất đó không thể được dùng làm thế chấp khi đi vay. Vấn đề lựa chọn bất lợi trở nên trầm trọng hơn. Góp phần vào tình trạng nghèo đói. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Khủng hoảng tài chính và hoạt động kinh tế tổng thể Việc phân tích vấn đề lựa chọn bất lợi and rủi ro đạo đức cũng có thể giúp chúng ta hiểu được các cuộc khủng hoảng tài chính, những vụ đình trệ lớn trong thị trường tài chính. Hệ quả của của đa số cuộc khủng hoảng tài chính là vốn không thể chuyển từ người tiết kiệm sang cơ hội đầu tư hữu hiệu. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Trung Quốc có phải phản ví dụ? (1/2) Ngay cả khi kinh tế đang đi lên, ngành tài chính Trung Quốc vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu. Thu nhập đầu người khoảng 10,000 USD nhưng tiết kiệm chiếm 40%, giúp Trung Quốc gầy dựng vốn khi người lao động không còn làm nông để lấy kế sinh nhai. Tuy nhiên điều này khó có thể hiệu quả về lâu dài. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Trung Quốc có phải phản ví dụ? (2/2) Nước Nga vào thập niên 1950 cũng có nền kinh tế tương tự, và ít ai cho rằng nước Nga thời hiện đại là mẫu hình thành công. Để tiếp tục đà tăng trưởng, Trung Quốc cần bố trí vốn hiệu qua hơn. Nhiều vấn đề kìm kẹp tài chính mà chúng ta đề cập hiện đang được chính quyền Trung Quốc giải quyết. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích Xung đột lợi ích là một dạng rủi ro đạo đức xảy ra khi một cá nhân hay định chế có nhiều lợi ích khác nhau, và phục vụ lợi ích này làm tổn hại lợi ích kia.. Ba xung đột kinh điển hình thành trong định chế tài chính. Xem xét kỹ các xung đột này giúp chúng ta tránh được chúng trong tương lai. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Bảo lãnh và nghiên cứu trong ngân hàng đầu tư (1/3) Ngân hàng đầu vừa có thể nghiên cứu công ty có chứng khoán đại chúng, vừa bảo lãnh chứng khoán của các công ty để bán đại chúng. Nghiên cứu được kỳ vọng là chính xác và không thiên lệch, phản ánh tình trạng của công ty. Công chúng dùng kết quả nghiên cứu để hình thành lựa chọn đầu tư. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Bảo lãnh và nghiên cứu trong ngân hàng đầu tư (2/3) Nhà bảo lãnh sẽ dễ thở hơn nếu kết quả nghiên cứu là tích cực. Nhà bảo lãnh có thể phục vụ việc trở thành đại chúng của công ty tốt hơn nếu công ty có triển vọng lạc quan, và giúp chứng khoán của công ty chào giá được tốt hơn. Ngân hàng thương mại vừa nghiên cứu vừa bảo lãnh chứng khoán của công ty rõ ràng có xung đột lợi ích — phục vụ lợi ích của công ty phát hành hay công chúng? Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Bảo lãnh và nghiên cứu trong ngân hàng đầu tư (3/3) Vào thời bùng nổ công nghệ, các báo cáo nghiêu cứu rõ rang đã bị bóp méo để làm hài long bên phát hàng. Các công ty không có hy vọng kiếm được lợi nhuận nhận được nghiên cứu có lợi. Điều này cũng dẫn đến spinning, khi vốn cổ phần bị định giá thấp được phân phối cho các chóp bu, những người đảm bảo cơ hội làm ăn trong tương lai cho ngân hàng đầu tư. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Kiểm toán và tư vấn trong công ty kế toán (1/2) Kiểm toán viên kiểm tra tài sản và sổ sách của công ty để kiểm định chất lượng và tính chính xác của thông tin. Mục tiêu là đưa ra ý kiến không thiên lệch về sức khỏe tài chính của công ty. Tư vấn viên được trả phí để giúp công ty thực hiện một số dự án quản trị, chiến lược và hoạt động. Một kiểm toán viên vừa kiểm toán vừa tư vấn cho cùng một công ty thì không thể khách quan, nhất là khi phí tư vấn cao hơn phí kiểm toán. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Kiểm toán và tư vấn trong công ty kế toán (2/2) Vụ Arthur Andersen biến cuộc xung đột này trở thành ví dụ điển hình. Một loạt xung đột với khách hàng của họ là Enron khiến Arthur Andersen sụp đổ, nối gót Enron. Bạn có thể tham khảo thêm trong phần Mini-case ở trang 157. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Đánh giá tín dụng và tư vấn trong tổ chức xếp hạng (1/3) Tổ chức xếp hạng chỉ định hạng tín dụng cho một đợt phát hành chứng khoán của một công ty dựa trên dự báo dòng tiền, tài sản thế chấp, v.v. Xếp hạng giúp xác định được mức độ rủi ro của chứng khoán. Tư vấn viên được trả phí để giúp công ty thực hiện một số dự án quản trị, chiến lược và hoạt động. Một tổ chức xếp hạng vừa xếp hạng vừa tư vấn cho cùng một công ty thì không thế khách quan, nhất là khi phí tư vấn cao hơn phí xếp hạng. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Đánh giá tín dụng và tư vấn trong tổ chức xếp hạng (2/3) Các tổ chức xếp hạng như Moody’s và Standard and Poor, gặp phải vấn đề này trong thời kỳ bong bóng nhà đất. Các công ty nhờ tổ chức xếp hạng giúp cấu trúc phát hành nợ để đạt hạng cao nhất có thể. Khi nợ không thể trả được, tổ chức xếp hạng khó bào chữa cho việc xếp hạng cao ban đầu. Có thể do sai sót, nhưng ít ai tin điều đó. Đa số nghĩ rằng các tổ chức xếp hạng bị phí tư vấn cao làm mờ mắt. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Xung đột lợi ích: Đánh giá tín dụng và tư vấn trong tổ chức xếp hạng (3/3) The details of this scandal appear in the Mini-Case on page 160. In short, the SEC stepped in and proposed new regulation. You should read both of these Mini-Cases. You will see these conflicts arise again as memory of these conflicts fades with time. Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Giải pháp? (1/3) Ngoài hai Mini-Case, đã có nỗ lực nào để giải quyết xung đột chưa? Có. Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 – Thiết lập ủy ban giám sát các công ty kế toán – Tăng ngân sách củ SEC cho hoạt động giám sát – Hạn chế quan hệ tư vấn giữa kiểm toán viên và công ty – Tăng hình phạt cho tội cản trở – Cải thiện chất lượng của báo cáo tài chính và ban giám đốc Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Giải pháp? (2/3) Thỏa thuận pháp lý toàn cầu năm 2002 – Yêu cầu ngân hàng đầu tư phải cắt đứt quan hệ giữa nghiên cứu và bảo lãnh – Spinning bị cấm – Phạt các ngân hàng đầu tư bị cáo buộc 1.4 tỉ USD – Thêm điều kiện để bảo đảm tính độc lập và khách quan của báo cáo nghiên cứu Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Giải pháp? (3/3) Có tác dụng không? – Còn quá sớm để xác định được. – Tuy nhiên, có nhiều chỉ trích về chi phí cho việc tách bạch này. Nói các khác, định chế tài chính không còn tận dụng được kinh tế phạm vi có được từ các mối quan hệ. – Một số cho rằng Sarbanes-Oxley gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá trị của thị trường vốn Mỹ. Chi tiết như sau: Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Mini-Case: Liệu SOX có khiến thị trường vốn Mỹ đi xuống? Chi phí thi hành đạo luật Sarbanes-Oxley không hề nhỏ, chiếm 1% doanh thu của công ty có doanh số 100 triệu USD trở xuống. Trong cùng thời gian đó, các nước châu Âu lại nới lỏng để công ty được trở thành đại chúng dễ dàng hơn. Phát hành cổ phiếu và trái phiếu ở châu Âu gia tăng nhanh hơn ở Mỹ. Liệu có nên xem xét lại đạo luật này để xác định xem lợi ích có cao hơn chi phí? Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Tóm tắt chương (1/4) Thông tin cơ bản về cấu trúc tài chính thế giới: chúng ta xem lại 8 điểm cơ bản về cấu trúc hệ thống tài chính Chi phí giao dịch: chúng ta xem xét chi phí giao dịch có thể cản trở dòng vốn ra sao và vai trò của định chế tài chính trong việc giảm chi phí giao dịch Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Tóm tắt chương (2/4) Bất cân xứng thông tin: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức: chúng ta định nghĩa bất cân xứng thông tin theo hai thể loại—lựa chọn bất lợi and rủi ro đạo đức Vấn đề Lemon: Lựa chọn bất lợi ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính ra sao: chúng ta thảo luận lựa chọn bất lợi ảnh hưởng như thế nào lên dòng vốn và công cụ giải quyết vấn đề này Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Tóm tắt chương (3/4) Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần ra sao: chúng ta xem lại vấn đề người ủy nhiệm- người thừa hành và rủi ro đạo đức khiến nợ được sử dụng nhiều hơn vốn cổ phần ra sao Rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của thị trường nợ ra sao: chúng ta thảo luận rủi ro đạo đức và nợ có thể gây ra chấp nhận rủi ro nhiều hơn, và công cụ giải quyết vấn đề này Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved Tóm tắt chương (4/4) Xung đột lợi ích: chúng ta xem lại nhiều ví dụ về xung đột trong nền kinh tế, trong đó nhiều trường hợp có kết cuộc không mấy tốt đẹp. Liệu chúng ta có thể giải quyết chúng trong tương lai trước khi chúng gây ra vấn đề nghiêm trọng? Copyright © 2018, 2015, 2012 Pearson Education, Inc. All Rights Reserved