Chapter 1: Overview of Finance and Money PDF

Summary

This document provides a general overview of finance and money, covering topics like money's characteristics, types of money, and the development of finance. It is likely part of a larger course on economics or finance.

Full Transcript

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 2 NỘI DUNG 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5 HỆ THỐN...

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 2 NỘI DUNG 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 3 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. Khái niệm Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và là phương tiện thanh toán các khoản nợ. 4 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.2. Sự ra đời của tiền tệ Tiền xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền ❖ Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) ❖ Hình thái giá trị toàn bộ (đầy đủ/mở rộng) ❖ Hình thái chung của giá trị ❖ Hình thái tiền 5 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.2. Sự ra đời của tiền tệ Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) - Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi - Là hình thái mà khi một hàng hóa ngẫu nhiên được dùng để phản ánh giá trị của một hàng hoá khác. Giá trị của hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở 1 hàng hóa khác và quan hệ trao đổi mang tính ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng (H-H’), tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên Ví dụ: 5 kg thóc = 1 con gà 6 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.2. Sự ra đời của tiền tệ Hình thái giá trị toàn bộ (đầy đủ/mở rộng) - Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác đóng vai trò làm vật ngang giá - Là hình thái khi mà nhiều hàng hoá đều có khả năng trở thành vật ngang giá để thể hiện giá trị của một hàng hoá nào đó 7 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.2. Sự ra đời của tiền tệ Hình thái chung của giá trị - Là hình thái mà khi một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung để thể hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác - Giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “Vật ngang giá phổ biến”. Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng - Vật ngang giá chung trở thành môi giới. Bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung miễn là nó được chấp nhận tách ra làm vật ngang giá chung (Gia súc, vàng, bạc, đồng, vải…) 8 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.2. Sự ra đời của tiền tệ Hình thái tiền tệ - Giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa là tiền tệ - Lúc đầu nhiều hàng hóa đóng vai trò là tiền tệ nhưng dần chỉ được hạn chế trong các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng - Cuối thế kỷ XIX vàng đã trở thành vật ngang giá chung – thế giới độc nhất 9 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.3. Bản chất - Giá trị sử dụng của tiền: Là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ do xã hội qui định - Giá trị của tiền: Được thể hiện qua khái niệm “ sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hóa trong trao đổi 10 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.4. Các thuộc tính cơ bản của tiền - Tính được chấp nhận (lưu thông) - Tính dễ nhận biết - Tính dễ dàng chia nhỏ - Tính lâu bền cao - Tính dễ vận chuyển - Tính khan hiếm - Tính dễ đồng nhất 11 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.5. Các chức năng của tiền tệ Thước đo Quan điểm của Marx giá trị Phương Tiền tệ tiện lưu thế giới Karl thông Marx Phương Phương tiện thanh tiện cất toán trữ 12 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.5. Các chức năng của tiền tệ Quan điểm kinh tế học hiện đại Phương tiện trao đổi (medium of exchange) Thước đo giá trị (measure of value) Cất trữ giá trị (store of value) 13 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.5. Các chức năng của tiền tệ Phương tiện trao đổi - Quá trình trao đổi hàng hóa vận động theo công thức H-T-H’ - Ý nghĩa trung gian trao đổi nằm ở chỗ tiền không là thứ mà mọi người thực sự cần, nhưng từ nó hoặc thông qua nó mọi người có được cái mà họ cần 14 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.5. Các chức năng của tiền tệ Thước đo giá trị - Tiền dùng để đo lường và biểu thị giá trị của các hàng hóa đem ra trao đổi. Biểu thị bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa - Để thực hiện được chức năng thước đo giá trị, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ - Một đồng tiền muốn được sử dụng rộng rãi làm đơn vị đo lường giá trị hàng hóa phải được Nhà nước (pháp luật) qui định và bảo vệ 15 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.5. Các chức năng của tiền tệ Thước đo giá trị Số mặt hàng trao đổi Số lượng giá Số lượng giá trong nền kinh tế hiện vật trong nền kinh tế tiền tệ 3 3 3 10 45 10 100 4.950 100 1000 499.500 1000 10000 49.995.000 10000 N N(N-1)/2 N 16 1.1 TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.5. Các chức năng của tiền tệ Cất trữ giá trị - Tiền là vật cất trữ giá trị bởi có thể dùng để mua sắm trong tương lai - Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng. Mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai. Yêu cầu: Khi cất trữ, tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng hoá qua thời gian, nghĩa là giá trị của đồng tiền được cất trữ phải ổn định 17 Tiền có phải là nơi duy nhất cất trữ giá trị ???? 18 Tại sao người ta vẫn có xu hướng nắm giữ tiền mặt? 19 Chi phí về thời gian Chi phí về tài chính 20 Sắp xếp tính thanh khoản của các tài sản sau theo thứ tự giảm dần ??? - Cổ phiếu - Vàng - Tiền - Đất đai 21 Nghiên cứu tình huống Bạn sẽ khuyên Minh mang tiền mặt, séc hay thẻ để thanh toán trong các trường hợp sau: - Đi du lịch nước ngoài: Singapore - Tới các nhà hàng và siêu thị - Đi trải nghiệm tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 22 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ A. Hóa tệ (commodity money) Một hàng hóa bất kỳ có thể được lựa chọn trở thành tiền Đặc điểm chung - Hàng hóa dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực sự - Giá trị của vật trung gian này phải ngang bằng với giá trị hàng hóa đem ra trao đổi Hóa tệ xuất hiện lần lượt dưới hai dạng: Hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loại 23 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ A. Hóa tệ (commodity money) HÓA TỆ QUỐC GIA Răng cá voi Fiji - Hóa tệ phi kim loại Gỗ hương Hawaii Lưỡi câu cá Gilbert Islands Có nhiều điểm bất tiện như: tính Mai rùa Marianas không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó Lông chim cắt Santa Cruz island (cho đến phân chia hay gộp lại, khó bảo quản đỏ 1961) cũng như vận chuyển và chỉ được Lụa Trung Quốc công nhận trong từng khu vực, địa Lúa, gạo Philipine phương Muối Rất nhiều nơi Hạt tiêu Quần đảo Sumatra (Indonesia) Rượu vang Úc → Hóa tệ phi kim loại dần biến mất và Bò, cừu Hy Lạp và La Mã được thay thế bắng hóa tệ kim loại Nô lệ Châu Phi, Nigeria, Ailen 24 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ A. Hóa tệ (commodity money) - Hóa tệ kim loại - Hóa tệ kim loại đã được sử dụng: Đồng, kẽm, bạc, vàng... - Ưu điểm: dễ dàng xác định được trọng lượng , độ bền cao, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi - Đến cuối thời kỳ tiện tệ bằng hàng hóa, vai trò tiền tệ được cố định ở vàng bởi tính năng ưu việt hơn hẳn so với các loại hàng hóa khác trong việc thực hiện chức năng tiền tệ 25 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ A. Hóa tệ (commodity money) - Hóa tệ kim loại Tính ưu việt của Vàng: - Vàng là một loại hàng hóa được nhiều người ưa thích - Những đặc tính lý hóa của vàng rất thuận lợi trong việc thực hiện chức năng tiền tệ - Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu dảnh hưởng của năng suất lao động tăng lên như các loại hàng hóa khác 26 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ A. Hóa tệ (commodity money) - Hóa tệ kim loại Lý do khiến cho việc sử dụng tiền Vàng trở nên bất tiện: Lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ Giá trị của vàng quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung Trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng lại trở nên cồng kềnh Mất an toàn Lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn 27 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị, nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dùng - Tên gọi khác là chỉ tệ - Tín tệ gồm hai loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy 28 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền kim loại (coin) Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, còn ở tín tệ kim loại, giá trị của kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gắn cho nó một giá trị bất kỳ 29 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Là tiền quy ước, xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng phát hành Dần dần các giấy chứng nhận được chuẩn hóa thành các tờ tiền có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó Tiền giấy gồm: Tiền giấy khả hoàn và tiền giấy bất khả hoàn 30 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Tại Châu Âu Nguồn gốc của tiền giấy là các chứng chỉ ngân hàng, sự biên nhận đối với tiền vàng được khách hàng ký gửi tại ngân hàng phát hành Việc đem theo tiền vàng đi giao dịch có nhiều bất tiện nên dùng luôn chứng chỉ để giao dịch Qua thời gian, những chứng chỉ này dần dần trở thành tiền giấy 31 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Tại Mỹ Thế kỷ 18, sự thiếu hụt tiền kim loại trong thời gian dài và nhận thấy sự bất tiện trong việc sử dụng tiền hiện vật → Mỹ bắt đầu sử dụng loại tiền giấy có tên là Colonial Scrip – loại tiền chuẩn được pháp luật quy định thống nhất Sau đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, việc phát hành tiền giấy chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là Ngân hàng Trung ương thực hiện 32 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Ở Pháp, tiền giấy bị mất khả năng đổi ra vàng vào các năm 1720, 1848 – 1850, 1870 – 1875, 1914 – 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay Ở Mỹ có giai đoạn cả tiền giấy được đổi ra vàng và tiền giấy không đổi được ra vàng cùng song song tồn tại Sau CTTG thứ 2, duy nhất chỉ còn đồng USD là có thể đổi được ra vàng Đến năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy khả hoàn trong lưu thông thực sự chấm dứt 33 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Việt Nam Trước năm 1400: tiền đồng 1400, Hồ Quý Ly thu hồi hết tiền đồng để đúc súng, chống lại nhà Minh Đồng thời cho in tiền bằng giấy tốt và cưỡng chế nhân dân sử dụng Gồm các mệnh giá: 10 đồng; 30 đồng; 1 tiền; 5 tiền; 1 quan Ai không chấp nhận tiền hoặc làm giả tiền sẽ bị chém đầu 1407, nhà Hồ sụp đổ: quay lại sử dụng tiền đồng 34 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Lợi ích của việc sử dụng tiền giấy Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hoá, thanh toán nợ Thuận tiện khi thực hiện chức năng phương tiện dự trữ Dễ dàng biểu hiện lượng giá trị lớn, nhỏ Tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó bởi quy định nghiệm ngặt của Chính Phủ Uy tín của cơ quan phát hành và vì những ưu điểm của nó 35 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ B. Tín tệ (Token money) - Tiền giấy (Paper money) Nhược điểm của tiền giấy Không bền, dễ rách Chi phí lưu thông lớn Hạn chế về tốc độ thanh toán khi trao đổi diễn ra trên phạm vi quốc tế Rủi ro, mất an toàn khi vận chuyển Có thể bị làm giả Dễ rơi vào tình trạng bất ổn 36 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ C. Bút tệ (Bank money) - Là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng, là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng - Bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. - Được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như séc, lệnh chuyển tiền (UNC, UNT) 37 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ C. Bút tệ (Bank money) Ưu điểm Hạn chế - Giảm bớt chi phí về lưu thông tiền mặt: in tiền, - Đòi hỏi một khoảng bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói... thời gian nhất định - Lưu giữ, xử lý chứng từ, - Thanh toán nhanh chóng và thuận tiện qua sổ sách ngân hàng - Thời hạn và phạm vi hạn - Giảm thiểu rủi ro chế -Tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng... 38 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ D. Tiền điện tử (Electronic money) - Phương thức thanh toán điện tử (Electronic means of payment - EMOP) – phương thức thanh toán trong đó các giao dịch chuyển tiền thanh toán được thực hiện nhờ hệ thống viễn thông điện tử dựa trên cơ sở mạng máy tính kết nối giữa các ngân hàng - Với EMOP, tiền trong các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử (số hoá). Đồng tiền trong hệ thống như vậy được gọi là tiền điện tử (E-money) hoặc tiền số (Digi money) → Như vậy, tiền điện tử là tiền tệ tồn tại dưới hình thức điện tử (số hoá) 39 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ D. Tiền điện tử (Electronic money) - Tiền số pháp định: Là tiền điện tử được Chính phủ công nhận. Chúng được lưu trữ trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Tiền pháp định có giá trị ngang hàng với tiền mặt - Tiền ảo (Virtual money): Là tiền điện tử được phát hành và kiểm soát bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Tiền ảo không được Chính phủ công nhận - Tiền mã hóa (cryptocurrency): Đây là tập hợp con của đồng tiền ảo (nổi bật nhất là bitcoin). Tiền mã hóa dựa trên nền tảng kỹ thuật số không bị chi phối bởi Chính phủ 40 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.1. Các hình thái phát triển của tiền tệ D. Tiền điện tử (Electronic money) Ưu điểm tiền điện tử Hạn chế - Tốc độ thanh toán, -Thiết lập hệ thống các máy tính, máy đọc thẻ, mạng truyền thông cần thiết rộng khắp, đầy chuyển tiền tăng nhanh đủ - Giảm chi phí giấy tờ so với trên khắp đất nước lưu thông tiền mặt và séc -Đảm bảo tính bảo mật, an ninh mạng cao nhất để tránh việc trộm tiền qua mạng máy tính -Giáo dục cơ bản về công nghệ thông tin cho toàn bộ người dân 41 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.2. Đo lượng tiền tệ Khối tiền tệ M1 Khối tiền tệ M2 Khối tiền tệ M3 Khối tiền tệ L 42 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.2. Đo lượng tiền tệ Khối tiền tệ M1 Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: - Tiền đang lưu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do Ngân hàng Trung ương phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng) - Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửi mà chủ sở hữu của nó có thể phát séc để thanh toán tiền mua hàng hay dịch vụ) 43 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.2. Đo lượng tiền tệ Khối tiền tệ M2 Khối tiền tệ M2 là một cách nhìn rộng hơn về lượng tiền cung ứng. Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: - Khối tiền tệ M1 - Tiền gửi có kỳ hạn ngắn - Các loại chứng chỉ tiền gửi - Tiền trong các quỹ tín dụng 44 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.2. Đo lượng tiền tệ Khối tiền tệ M3 Theo khối tiền tệ này, tổng lượng cung ứng bao gồm: - Khối tiền tệ M2 - Tiền gửi có kì hạn dài hơn - Công cụ tài chính dài hạn 45 1.2 CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.2.2. Đo lượng tiền tệ Khối tiền tệ L Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: - Khối tiền tệ M3 - Chứng khoán có tính thanh khoản cao: trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu tiết kiệm, thương phiếu, hối phiếu... →Khối tiền tệ L là thước đo cung tiền rộng nhất, thường được các nhà kinh tế sử dụng để phân tích thanh khoản tổng thể của nền kinh tế và sự tác động của cung tiền đối với lạm phát, lãi suất, và tăng trưởng kinh tế 46 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.3.1. Sự hình thành các hoạt động tài chính Quá trình tái sản xuất 47 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.3.1. Sự hình thành các hoạt động tài chính Quá trình hình thành các quỹ tiền tệ Bù đắp chi phí sản xuất Quỹtiền Quỹ tiềntệtệX,XX’, X’’... Thu nhập từ việc Trả lương cho nhân công Quỹ tiền tệ Y, Y’, Y’’... tiêu thụ hàng hóa Thu nhập của chủ thể SX Quỹ tiền tệ Z, Z’,Z’’... Phân phối lần đầu 48 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.3.1. Sự hình thành các hoạt động tài chính Quá trình hình thành các quỹ tiền tệ Quỹ tiền tệ Tiêu dùng Cho vay X,Y,Z... Tích lũy Đầu tư Tiêu dùng Quỹ tiền tệ X’,Y’, Z’... Trả nợ Phân phối lại 49 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.3.1. Sự hình thành các hoạt động tài chính Hoạt động tài chính Hoạt động phân phối lần đầu và phân phối lại của các hàng hóa dưới hình thái tiền tệ dẫn đến hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế chính là các hoạt động tài chính - Hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình giá trị - Hoạt động tài chính gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ 50 1.3 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.3.2. Tiền đề phát sinh và phát triển của tài chính - Tiền tệ với chức năng phương tiện trao đổi Nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ - Tiền tệ với chức năng phương tiện cất trữ giá trị - Quyền lực chính trị Sự ra đời của nhà nước - Tạo lập quỹ Ngân sách nhà nước - Nảy sinh các hoạt động tài chính giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội với Nhà nước 51 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2. CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.4. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 52 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH Tài chính là gì? Một cách đơn giản, tài chính bao gồm các quyết định liên quan đến tiền, hay nói một cách chính xác hơn, là các quyết định liên quan đến dòng tiền 53 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH Các hoạt động phân phối lần đầu Tổng sản phẩm xã hội dưới hình giá trị - Tổng sản phẩm xã hội: Toàn bộ sác Các quỹ Hoạt động tài sản phẩm của một nền kinh tế được tiền tệ chính sản xuất và tiêu thị trên thị trường - Phân phối giá trị: Thực hiện dưới hình thái tiền tệ Các nguồn Các hoạt động phân phối lại tài chính 54 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.1. Khái niệm tài chính Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế 55 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.1. Khái niệm tài chính Các quyết định tài chính mà một hộ gia đình sẽ gặp phải - Phân chia giữa tiêu dùng và tiết kiệm - Lựa chọn danh mục đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm - Quyết định các mức tài trợ cho chi tiêu - Quản lý rủi ro gắn liền với các hoạt động tài chính của mình 56 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.1. Khái niệm tài chính Các quyết định tài chính mà một doanh nghiệp sẽ gặp phải - Xác định chiến lược đầu tư - Lập ngân sách mua sắm - Xác định cấu trúc vốn huy động - Quản lý vốn lưu động 57 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.2. Bản chất của tài chính Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ kinh tế chủ yếu: - Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các đơn vị kinh tế, dân cư - Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư - Quan hệ kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau - Quan hệ kinh tế nội bộ trong các chủ thể kinh tế - Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau trên thế giới 58 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính Chức năng phân phối Chức năng giám sát 59 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Phân phối trong tài chính là phân phối giá trị dưới hình thái tiền tệ Phân phối tài chính bao gồm: - Phân phối lần đầu: Diễn ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm phân chia giá trị của hàng hóa tạo ra cho TỔNG các chủSẢN thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh PHẨM XÃ HỘI - Phân phối lại: Là quá trình phân phối tiếp tục các quỹ tiền tệ hình thành từ quá trình phân phối lần đầu nhằm phục vụ các mục đích của các chủ thể kinh tế 60 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Đối tượng của phân phối tài chính Tổng sản phẩm xã - Của cải xã hội mới được tạo ra trong kỳ đó là tổng sản phẩm hội quốc nội (GDP) TỔNG SẢN - Của cải xã hội được chuyển từ nướcPHẨM ngoài vào XÃ trong nước và bộ phận của HỘI cải xã hội được chuyển từ trong nước ra nước ngoài - Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán 61 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Chủ thể phân phối tài chính - Chủ thể có quyền sở hữu nguồn tài chính - Chủ thể có quyền sử dụng nguồn tài chính TỔNG SẢN - Chủ thể có quyền lực chính trị PHẨM XÃ HỘI 62 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Quỹ tiền tệ của các tổ Kết quả của quá trình phân phối tài chính chức tài chính trung gian Quỹ tiền tệ Quỹ tiền tệ → Tạo lập và sử dụng các của các tổ quỹ tiền tệ của các chủ thể chức chính TỔNG SẢN Tổng sản của Doanh nghiệp trị xã hội trong xã hội với các mục đính PHẨM XÃ phẩm xã nhất định HỘI hội Quỹ tiền tệ Quỹ tiền tệ khu vực Nhà nước dân cư 63 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Đặc điểm của phân phối tài chính - Phân phối tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị - Luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định TỔNG SẢN - Phân phối tài chính diễn ra một cách thường PHẨM XÃ xuyên liên tục bao gồm HỘI cả phân phối lần đầu và phân phối lại 64 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Phương pháp phân phối tài chính Quan hệ tài chính hoàn trả - Luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ quay trở lại sau một khoảng thời gian nhất định - Quan hệ tài chính phổ biến thuộc loại này là quan hệ tín dụng 65 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Phương pháp phân phối tài chính Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện và không tương đương - Luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ chỉ quay trở lại chủ thể kinh tế cũ khi xảy ra một sự kiện nhất định. Luồng tiền quay trở lại thường lớn hơn luồng tiền tệ lúc đầu - Quan hệ tài chính phổ biến nhất thuộc loại này là quan hệ bảo hiểm 66 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Phương pháp phân phối tài chính Quan hệ tài chính không hoàn trả - Luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế kia mà không có sự quay ngược trở lại - Quan hệ tài chính phổ biến nhất thuộc loại này là quan hệ Ngân sách nhà nước 67 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính A. Chức năng phân phối Phương pháp phân phối tài chính Quan hệ tài chính nội bộ - Bao gồm các quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ mỗi chủ thể kinh tế, nhằm phụ vụ cho các mục tiêu mà chủ thể đó theo đuổi - Nguồn tài chính có hạn của mỗi chủ thể kinh tế phải được chia cho các nhu cầu khác nhau một cách hợp lý để thỏa mãn tối ưu toàn bộ mọi hoạt động của chủ thể 68 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính B. Chức năng giám sát - Đối tượng giám sát: Quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ - Chủ thể của giám sát: Các chủ thể phân phối - Kết quả của giám sát: Phát hiện những tồn tại của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính nhằm đạt tới các mục tiêu đã định 69 1.4 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.4.3. Chức năng của tài chính B. Chức năng giám sát Đặc điểm - Giám sát tài chính là giám sát bằng đồng tiền - Giám sát tài chính chủ yếu với chức năng tiền là phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ giá trị của tiền tệ - Giám sát toàn diện, thường xuyên, liên tục và phổ biến 70 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2. CÁC LOẠI TIỀN TỆ VÀ ĐO LƯỢNG TIỀN TỆ 1.3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 1.4. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 71 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.1. Khái niệm hệ thống tài chính Hệ thống tài chính là tổng hợp những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính, các quỹ tiền tệ tập trung ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó 72 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.2. Cấu trúc hệ thống tài chính TÀI CHÍNH CÔNG (NSNN) THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH 73 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.2. Đặc trưng của các khâu tài chính A. Tài chính công - Các hoạt động mang tính chất kinh tế của Nhà nước bao gồm cung cấp các dịch vụ công cộng và điều tiết kinh tế vĩ mô - Hoạt động của tài chính công ảnh hưởng tới các khâu tài chính còn lại ▪ Một mặt, các chính sách huy động vốn và chi tiêu của Ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rộng khắp tới mọi chủ thể trong nền kinh tế ▪ Mặt khác, tác động điều tiết vĩ mô của tài chính công là hướng tới việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế 74 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính B. Tài chính doanh nghiệp - Mục đích kinh tế cuối cùng của các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận - Các hoạt động của tài chính doanh nghiệp : Huy động các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, phân phối các nguồn lực tài chính cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý quá trình sử dụng vốn - Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nguồn lực tài chính mới cho nền kinh tế 75 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính C. Tài chính hộ gia đình, cá nhân - Mục đích của các hộ gia đình là thỏa mãn tối đa các nhu cầu tiêu dùng trên cơ sở các nguồn thu nhập hiện tại và tương lai - Tài chính hộ gia đình gồm các hoạt động phân bố các nguồn thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng và tích lũy lựa chọn các tài sản nắm giữ nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với kế hoạch tiêu dùng của các cá nhân trong gia đình 76 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính C. Tài chính hộ gia đình, cá nhân - Phần lớn nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp có nguồn gốc từ các hộ gia đình - Kế hoạch tiêu dùng của các hộ gia đình ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vì các hộ gia đình là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp → Tài chính hộ gia đình có mối liên hệ hữu cơ với tài chính doanh nghiệp 77 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính D. Thị trường tài chính và các trung gian tài chính Trong nền kinh tế, vốn được lưu chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu theo hai kênh: - Kênh là kênh tài chính trực tiếp: Là kênh dẫn vốn trong đó vốn được dẫn thẳng từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn. Những người thiếu vốn trực tiếp huy động vốn từ những người thừa vốn trên thị trường tài chính - Kênh tài chính gián tiếp: Là kênh dẫn vốn trong đó vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn thông qua các trung gian tài chính 78 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính D. Thị trường tài chính và các trung gian tài chính - Cung cấp phương tiện để lưu chuyển các nguồn lực qua thời gian, giữa các quốc gia và giữa các ngành - Cung cấp phương tiện để quản lý rủi ro - Cung cấp phương tiện để giúp việc thanh toán trong thương mại được thực hiện thuận lợi hơn. 79 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính D. Thị trường tài chính và các trung gian tài chính - Tạo ra cơ chế để tập trung các nguồn lực hoặc chia nhỏ quyền sở hữu các doanh nghiệp - Cung cấp thông tin về giá cả nhằm hỗ trợ cho việc phi tập trung quá trình ra quyết định - Cung cấp cách thức giải quyết với các vấn đề phát sinh bởi tình trạng thông tin bất cân xứng 80 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính E. Tài chính các tổ chức xã hội - Nguồn hình thành nên tài chính các tổ chức xã hội chủ yếu dựa vào sự đóng góp của các hội viên hoặc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí - Chi tiêu hoạt động cho các tổ chức này không vì mục đích lợi nhuận - Khi nhàn rỗi có thể tham gia thị trường tài chính với mục đích kiếm lời 81 1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.5.3. Đặc trưng của các khâu tài chính F. Tài chính quốc tế - Tài chính quốc tế là các dòng lưu chuyển hàng hoá và vốn trên thế giới - Hệ thống tài chính được coi là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại phong phú, đa dạng - Những quan hệ tài chính quốc tế không tập trung vào một tụ điểm nhất định mà chúng phân tán, đan xen vào các quan hệ tài chính khác 82 THANK YOU ! 83

Use Quizgecko on...
Browser
Browser